.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Sáng tạo là linh hồn của nghệ sĩ (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

  Trần Đan Hà


Về mái nhà xưa

Cảm niệm lần đến tham dự ngày Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai họp báo với Hội đồng Thành phố để tiếp nhận Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu - European Institute Of Applied Buddhism (EIAB). Tại thành phố Waldbroel - Germany.

 

  •  PSN 13.12.2008

Con đường tỉnh lộ 256 từ Koblenz chạy ngoằn nghèo, luồn lách giữa những khu rừng bạt ngàn dẫn đến thành phố Waldbroel. Hai bên đường bao phủ những hàng cây thẳng tắp, xa xa ẩn hiện my xóm nhà nằm đèo heo bên sườn đồi hoang vắng. Thành phố nầy còn có nhiều con đường khác đến, như đường chạy nhanh (Auto Bahn) từ các hướng Dortmund-Köhn-Bonn-Hannover-Frankfurt lấy hướng Olpe rồi rẽ vào. Nhưng tôi muốn đi con đường tỉnh lộ nầy để biết thêm phong cảnh của các phố núi lân cận. Thấy cũng đẹp lắm chứ mà hình như người Đức họ thích ở cheo leo bên sườn đồi thì phải. Sao có nhiều ngôi nhà nằm lưng chừng giữa lưng núi trông rất nguy hiểm, thế mà họ vẫn làm con đường để leo lên. Cứ tưởng tượng những con đường như thế nầy, khi đến mùa đông tuyết trắng bao phủ, đường sá trơn ướt thì làm sao mà di chuyển đây. Trên đỉnh bằng phẳng, hay dưới đồng bằng thì nhà cửa thưa thớt. Cho nên chạy qua những phố núi như thế nầy, rồi gẩm lại thấy cuộc đời hiện tại cũng có phần nào mâu thuẩn với tâm trạng chung của nhiều người, những người thích cuộc sống bằng phẳng thì ít. Mà phn đông ai cũng muốn sống gió để cho đời thêm thi vị, hay phải trải qua thác ghềnh mới thấy đời trưởng thành. Như người xưa thường nói: “Nhân bất phong sương vị lão thành”.

***

Trời gần vào cui thu, nhưng thời tiết năm nay có phần ấm áp, nên lá cây chưa ngã màu và rụng hết. Mưa phơi phới và gió lướt thướt bay trắng lắt lay từng vạt phất phơ như những giải lụa, trải dài đến ngút ngàn bất tận. Nên ngoài tri cũng hơi lành lạnh, cái lạnh của cơn mưa ph núi kéo dài như không bao giờ dứt. Khung cảnh nầy đã ghi lại trong tôi một cảm giác như nơi chốn xa lạ lại trở thành thân quen. Nhìn mọi người với những khuôn mặt hân hoan hiện rõ, như đang chứng kiến một một ngày thật trọng đại. Ngày mà nhiều người đang hướng về một thành quả rất lớn lao. Nhưng tất cả lại đến với mọi người gần như giản dị và bình thường, niềm vui do đó cũng nhẹ nhàng thanh thoát như bóng dáng của buổi chiều về. Nó đến chầm chậm nhưng đượm nhuần một niềm an lạc của nguồn suối thanh lương. Đó là ngày Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai đến tiếp nhận một cơ sở để trở thành Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu tại Cộng Hoà Liên Bang Đức.

***

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với mầu gió ngày lang thang… câu hát từ xa xưa như đang trôi lênh đênh và rơi xuống đậu lại nơi khung cảnh nầy. Khung cảnh của một ngày đã diễn ra một sự kiện hết sức đặc biệt, những ai chưa đến mà chỉ nghe tin thì có thể cho đây là chuyện huyền thoại. Nhưng lại là một sự thực đã đến với mọi người. Một sự thực còn như trong giấc mơ, đã khiến cho sự hiện diện của những người trong buổi họp báo tiếp nhận Viện Phật Học nầy, một cảm giác như đang đón nhận một quà tặng cao quý nhất của Hội đồng thành phố Waldbroel.

Trong ngày họp báo để tiếp nhận, Sư Ông đã chào mừng quan khách nơi khung cảnh mới vi li giới thiệu thân mật: “Tôi cảm thấy như tôi vừa mới sinh ra trong căn nhà nầy, có thể ông Thị trưởng sẽ cấp cho tôi một giấy khai sinh ngày hôm nay”. 

Không còn ý nghĩ nào hay hơn, đẹp hơn để diễn tả niềm vui hôm nay bằng ý niệm được trở về với ngôi nhà tâm linh của mình. Ngôi nhà đã hiện diện trong lòng của Sư Ông từ vô thỉ, và Sư Ông đã cưu mang hoài vọng, đã chắt chiu kiến thức, đã thực tập và đào sâu kiến thức ấy để trao truyền lại cho thế hệ tương lai. Và đây cũng là tấm lòng, tấm lòng ấy, niềm tin ấy và những thao thức muốn trao truyền lại những gì cho hậu sinh, tạo nếp sống hạnh phúc cho gia đình, xã hội cũng như góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới, là việc mà Sư Ông đã ôm ấp suốt cả một cuộc đời. Thế cho nên khi được trở về một nơi chốn mà có cảm nhận là nơi đã sinh trưởng, là ngôi nhà sẽ tiếp nhận những con người mới, và những người mới nầy họ hy vọng sẽ được hòa chung trong cộng đồng nhận loại bằng một cuộc sống đẹp. Cùng chung sức để thăng hoa cuộc sống và cùng dìu nhau đi trên con đường chân thiện mỹ.

***

Sư Ông tiếp: “Chúng tôi không những chỉ tu tập riêng cho tín đồ Phật giáo, mà còn mở rộng cánh cửa tự do để đón tiếp mọi người của các Tôn giáo và dân tộc khác nhau”. Và ngay sau đó ngôi nhà nầy trở thành: “Ngôi nhà Hoà bình của Thế giới”.

Ngoài sự hiện diện của chính quyền địa phương và nhiều người Đức đến tham dự, còn rất đông đảo cộng đồng người Việt tại Đức. Đại biểu trong ngày hôm đó là các nhóm Tăng thân tại các vùng Muenchen, Stuttgart, Wiesbaden, Berlin, Hamburg, Duisburg,  Moenchengladbach và đông nhất là vùng Dortmund thuộc Nordrhein Westfalen. Nơi đây là quê hương của sư chú Pháp Hoạt là một du sinh đã từng làm các công tác thiện nguyện, phụ trách Trung tâm Vidi để hướng dẫn cho người Việt tị nạn hội nhập vào xã hội Đức; hay sang tận bên đảo Bataan Philippiens để dạy tiếng Đức cho số người được tàu Cap Anamur cứu vớt. Vì tương lai họ sẽ định cư tại đây, nên hiện tại giúp cho họ có chút vốn liếng văn hóa nơi họ mai nầy sẽ đến chung sống. Xa hơn chút nữa thì quê hương của sư cô Song Nghiêm tc là chị Phương Chi trước đây đã mt thi chịu thương chịu khó hướng dẫn Tăng thân vùng Muenchen về Làng tu học. Là những người đã thành công một thời, bây giờ quyết chí đi theo con đường nối nghiệp Sư Ông Làng Mai, hầu đóng góp cho Phật giáo nói riêng, và phụng sự cho cộng đồng nhân loại những việc hữu ích.

***

Lần thứ hai đến tham dự ngày gặp gỡ Sư Ông và chung sống với hai ngày chánh niệm. Buổi trưa trước khi thọ trai, Sư Ông đã làm lễ chẩn tế siêu độ cho những oan hồn và Thầy Pháp Ấn đọc lại lịch sử của ngôi nhà. Đây là một trong 3 ngôi nhà có kiến trúc rất sáng sủa với những đường nét ngang dọc thẳng tắp rất đẹp của kiến trúc Đức từ năm 1933 đến 1945 còn sót lại. Khoảng năm 1895, ngôi nhà này được dựng lên làm bệnh viện cho thành phố trong đó có nhà bảo sanh lớn. Rất nhiều người dân thành phố Waldbroel đến thăm và cho chúng tôi biết là họ đã được ra đời trong ngôi nhà này. Sau đó những phần chuyên khoa của bệnh viện được dời đi nơi khác. Một phần lớn còn lại là dành riêng cho một số trẻ em khuyết tật và một số người lớn có bệnh tâm thần. Năm 1938, một Quyết nghị của nhà nước Đức trưng dụng ngôi nhà này làm Hàn Lâm Viện Quân Sự cho Quân đội Đức. Vì thế phải giải tán sớm bệnh viện này vốn dành riêng cho người khuyết tật và những người có bệnh tâm thần. 700 bệnh nhân được thuyên chuyển đi biệt tăm… Từ năm 1939 đến 1944, ngôi nhà này được sửa chữa lại thật công phu nguy nga và khang trang, nền của cả năm tầng được cẩn lại bằng những phiến đá cẩm thạch to màu hồng gân trắng chở về từ núi Alpes. Vách tường phòng Tiếp Tân được cẩn nhiều bức tranh Mosaic với công trình nghệ thuật tuyệt hảo. Hàn Lâm Viện Quân Sự chưa sử dụng ngôi nhà thì chính quyền Hitler bị thua trận. Vì ngôi nhà giờ đây thuộc về bộ Quốc Phòng nên mỗi khi Bộ Quốc Phòng cần hội họp với các vị tướng thuộc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Đức thì phải sử dụng nơi này. Thỉnh thoảng cũng có những khóa huấn luyện ngắn hạn về  chiến thuật chiến lược  tại đây cho sĩ quan Đức.... cho đến khi bức tường Bá Linh đổ, nhiều ngôi nhà dành riêng cho quân đội bị bỏ trống. Bộ Quốc Phòng giao cho Phòng Bất Động Sản của Quân Đội đem bán cho tư nhân. Phía trước ngôi nhà có đặt một viên đá và ghi lại lịch sử của ngôi nhà ấy bằng tiếng Đức. Sau nầy ngôi nhà được chuyển giao cho Quân đội Liên bang Đức làm Học viện. Sau khi Quân đội giải tán lại được trao cho thành phố Waldbroel.

Buổi chiều hôm trước tôi đi làm về mở máy xem thư, chợt bắt gặp một bức thư của Sư Ông gởi cho các học trò của mình. Bức thư chỉ viết vỏn vẹn một trang giấy, nhưng đã chứa đựng rất nhiều điều nhắn nhủ với thế hệ tương lai, một tấm lòng tha thiết mong cầu các bạn trẻ tinh tấn tu tập, để có một đời sống tinh thần vững chải, hầu hiến tặng cho đời một suối nguồn hạnh phúc và an lạc. Bức thư Sư Ông viết ngắn gọn và đơn giản như thế, nhưng sau khi đọc xong tôi cảm thấy cả một tấm lòng mênh mông như đại dương, một nguồn hạnh phúc đến với mọi người qua tâm sự ấy. Vì lần nầy qua Đức, Sư Ông đã nhận được bao nhiêu niềm vui. Niềm vui được gặp lại những đứa con của mình, tuy không xa xôi chi mấy, và mùa hè mỗi năm họ cũng về Làng. Kế đến là có được cơ hội hiến tặng cho thế giới một trung tâm tu học, mà sự đón nhận nầy đã đến với mọi người một cách hết sức bất ngờ.

***

Ngi bên thy ấm áp. Bui chiu qua không hay. Lời của một bản nhạc mà trước đây chúng tôi về Làng đã nghe, bây giờ như đang vọng lại. Như diễn tả đúng tâm trạng của mình khi được đến và ngồi bên Thầy. Nghe Thầy kể chuyện với dáng vẻ từ hòa, khoan thai bên cạnh những đứa con của mình đang vây quanh. Thầy kể rằng: lâu nay Làng Mai đã tìm kiếm nhiều nơi, có nơi đã gần thành công như cơ sở gần Hamburg, diễn tiến hết sức tốt đẹp nhưng phút cuối lại không thành. Thế nên hôm nay ngày 12 tháng 9 năm 2008, đến thành phố Wildbroel tham dự cuộc họp báo để tiếp nhận cơ sở nầy thật là một nhân duyên bất ngờ. Một cơ sở đồ sộ như thế, thì làm sao trong một sớm một chiều mà có thể trở thành được.

Thầy trò mình sẽ gặp lại nhau…, đây là niềm vui thứ nhất, Thầy đã ưu ái dành cho những học trò của mình. Nên sau khi họp báo và tiếp đãi quan khách xong xuôi, Thầy đi ra để thiền hành với Tăng sinh đang đứng đợi để được gặp Thầy. Tuy ngày hôm ấy ngoài trời đang mưa phơi phới trên những tàn cây rậm lá phủ lênh láng xuống bãi cỏ non như những tấm thảm màu xanh lam. Nhưng mưa chỉ dìu dịu thôi nên đoàn người nối theo Thầy mà không bị ướt áo. Chỉ thoang thoảng như hơi sương tưới tắm cho những bụi cây ngọn cỏ. Khí hậu cũng không đến nỗi lạnh lắm, thêm có tình thầy trò luôn quan tâm đến nhau trong niềm yêu thương, trìu mến nên tất cả đều cảm nhận một ngày rất an lạc và hạnh phúc ở bên Thầy.

Thầy rất hạnh phúc thấy các con của thầy ai cũng có nhiều tài năng, ai cũng có một tấm lòng… Nguồn hạnh phúc nầy thầy đã có từ lâu nhưng bây giờ thầy nhắc lại. Nhắc lại với lời khuyên: Nếu chúng ta kết hợp được tất cả những tài năng ấy lại, chúng ta sẽ tạo được hạnh phúc cho biết bao nhiêu người! (Trích thư của Thầy) Đây là sự quan tâm không riêng cho những người học trò của Thầy, mà là cho tất cả một tương lai đất nước, một dân tộc Việt Nam vốn đã bị phân hóa bởi nhiều ảnh hưởng của ngoại bang. Thầy còn kể tiếp là dân tộc chúng ta còn tồn tại cũng nhờ vào “tình nghĩa đồng bào” cho nên luôn keo sơn gắn bó với nhau. Thế nên khi trả lời một bạn trẻ đã hỏi Thầy rằng: Kính bạch Sư Ông trước những thành quả lớn lao như vậy, với tuổi trẻ chúng con phải làm gì?

Sư Ông ồn tồn bảo: Các con hảy cố gắng tu tập để đem lại cho các con một đời sống an lạc. Đồng thời các con nên xây dựng tình anh em (tình huynh đệ) để cùng nhau chia sẻ việc học, cũng như kết hợp với nhau tình anh em thắm thiết.

***

Có vị nào có một cái võng không, đem tới Trung tâm cho thầy mượn thầy sẽ  mắc võng trên đồi, thầy trò mình sẽ ngồi chơi với nhau… (trích thư của Thầy). Trong một đoạn thư khác Thầy đã viết như thế, với một ước mơ rất giản dị nhưng đã chứa đựng một tâm tình thiết tha cho một ngày gặp gỡ. Và rồi chiếc võng cũng đã được mang đến, ban tổ chức hướng dẫn đến cạnh quầy sách gần bức vách treo mấy tấm hình của Sư Ông và Tăng đoàn Làng Mai. Sau khi Sư Ông đi thiền hành với đại chúng tr về và được mời đến ngồi vào chiếc võng. Lúc nầy thật sự là thầy trò mình đang ngồi chơi với nhau, thật giản dị và bình thường. Nhưng trong việc làm bình dị ấy là một chung hòa niềm vui, một san sẻ yêu thương, và một ủi an cuộc đời. Thầy đang hạnh phúc bên những đứa con của mình, và đại chúng cũng cảm thấy được an ổn khi được nương tựa vào nguồn hạnh phúc ấy.

Chợt nhớ lại một câu hát mà ngày trước khi về Làng đã nghe, như lời tâm sự của Sư Ông đang vọng lại, và vọng lại đến muôn sau:

Mí mắt chân trời mỏi
Đầu núi nghiêng nghiêng tìm gối tựa
………………………
Vạn kiếp xoay quanh vòng mộng mị
Đêm nay chợt thấy chân hình
                      
(Ảo hóa, thơ của Thầy Nhất Hạnh)

Trên tay Sư Ông đang bưng tách trà của một thị giả vừa bưng đến, Sư Ông vẫn ngồi trên chiếc võng đu đưa, mắt nhìn xa xăm như tận hưởng giây phút hạnh phúc lớn lao nhất. Khung cảnh nầy, tâm sự nầy với biết bao nhiêu điều chợt đến chợt đi, và dừng lại như phảng phất đâu đây những hương xưa lưu luyến. Mùi hương của núi rừng, cỏ cây hoa lá, đang hòa quyện vào hương trà, tất cả đều mang tính chất thiền vị, như hương “Đề thiền duyệt thất” của một thời. Và trong giây phút nầy, ngồi nơi đây mà chợt nhớ lại một chút hương xưa nơi ngôi nhà kỷ niệm.

Và Thầy kể chuyện tiếp:

Ông Thị trưởng thành phố là người muốn xây dựng một xã hội Đức sống trong thanh bình, thịnh vưng nên ông cần vào lãnh  vc Giáo dục, Tôn giáo. Và ông cũng biết chỉ có Tôn giáo mới hướng dẫn con người đi về con đường thiện lành. Nên ông muốn bàn giao cơ sở nầy lại cho một tổ chức mà ông hoài vọng sẽ làm giàu có thêm văn hóa, cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nên khi nghe Sư Ông Làng Mai trình bày về mục đích xây dựng Viện Phật Học là để đào tạo cho giới trẻ có một cuộc sống tâm linh vững chải. Vì con người thành công là phải học toàn diện chứ không chỉ phụ thuộc vào ngành khoa học kỹ thuật hay thương trường. Ngoài ra không chỉ đào tạo riêng cho Phật giáo, mà sẽ đón nhận tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo đến tham dự. 

 Được hỏi về dự án hay sinh hoạt của Viện Phật Học trong tương lai như thế nào?

 Sư Ông khẳng định sẽ mời Sư cô Chân Đức qua đây để cùng với Thầy Pháp Ấn điều hành Tu Viện.

Sư Ông kể tiếp: dự định trong tương lai sẽ mời đức Dalai Lama và chư Tôn đức thuộc Phật giáo trên toàn thế giới đến tham quan và mở một buổi hội thảo về đề tài: Bằng cách nào để trong tương lai việc giáo dục đối với giới trẻ được thực dụng? Phương pháp nào nhanh chóng mà giản dị để áp dụng cho có hiệu quả…? Để cho các thầy, cô giáo thọ lập ngay giáo án tại chổ và áp dụng vào việc giảng dạy. Có như thế thì chúng ta mới có nguồn giáo dục vững chải, cũng như sẽ giữ vững uy tín đối với chính phủ Đức. Họ đã tin cậy chúng ta, họ đã trao cho chúng ta một quà tặng mà ý nghĩa cũng như hoài bảo của họ mong muốn là chúng ta sẽ đáp ứng với tất cả một tấm lòng. Vậy chúng ta hãy trân trọng và gìn giữ bảo vật hiện tại để luôn chứng tỏ cho mọi người trên thế giới biết rằng, dù bất cứ chướng ngại nào cũng sẵn sàng đáp ứng những mong cầu đó. Chúng ta phải cố gắng tu tập để trở thành những con người hữu dụng.

Chương trình tu học lâu nay đã có soạn thảo và chuẩn bị những gì liên quan đến Viện Phật Học. Đồng thời tiếp theo sau đó sẽ mở những khóa tu tập ba tuần lễ, không chỉ dạy bằng lý thuyết mà cần chú trọng đến thực tập. Theo dõi học viên thường xuyên để đo lường khả năng tu tập của họ, sau đó sẽ cấp bằng tốt nghiệp. Khóa tu học đầu tiên sẽ tổ chức tại Làng Mai vào mùa đông năm nay, cũng như sau nầy các khóa học được tổ chức tại các đạo tràng bên Mỹ như tu viện Lộc Uyển, Rừng Phong, Thanh Sơn, hay làng Cây Phong ở Canada, hoặc các tu viện trong nước như Bát Nhã, Từ Hiếu cũng đều lấy danh nghĩa của Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, và nơi đây sẽ cấp bằng tốt nghiệp theo sự giới thiệu của các thầy, cô giáo thọ hướng dẫn tại những nơi ấy.

***

Buổi chiều nhìn ra phía ngoài vẫn còn mưa như giăng mắc giữa bầu trời một màu ảm đạm. Mới năm giờ chiều mà đã thấy âm u như hoàng hôn sắp buông phủ. Một phần vì ngôi nhà tuy lớn nhưng đang chìm đắm giữa những tàng cây cao. Gió nhẹ thoảng đưa hương rừng thơm ngát, và trong đây những người đang bịn rịn với giây phút chia tay. Chào Sư Ông và quý Thầy, Cô cũng lòng vòng nơi một hành lang rộng. Bất chợt cảm nhận nơi đây sao mà thân thương quá đổi, như khung cảnh nầy chúng ta đã từng sống qua, là vườn cây chúng ta đã từng che bóng, là ngôi nhà đã từng che mưa che nắng cho những kiếp người, và trước sân chúng ta đã từng tung tăng tuổi nhỏ, đã cùng bạn bè đánh bi đánh đáo, hay leo trèo hái trái ngắt hoa. Và bây giờ Sư Ông đã trở về đây để làm nên một ngày lịch sử. Với lời nguyện là sẽ cố gắng để gìn giữ ngôi nhà nầy cả nội dung lẫn hình thức, để xứng đáng với niềm tin và trọn vẹn với ý nghĩa hiến tặng nầy.

Với bóng dáng giản dị, từ hòa và với một tấm lòng đã suốt một cuộc đời đem tâm huyết để trao truyền lại cho tương lai bằng những kinh nghiệm tu tập của mình, để chuyển hóa khổ đau, để trị liệu bệnh tật, để xây dựng con người trở thành người hữu dụng cho xã hội, cũng như đóng góp công sức vào việc kiến tạo hòa bình thế giới.

***

Nên giờ đây chúng ta mới có ý niệm thực sự như một ngày trở về: trở về với ân thầy nghĩa bạn, trở về với tình mẹ công cha, trở về với nguồn cội thiết tha hay chúng ta đang trở về với “ngôi nhà tâm linh” để che chung bóng mát.

Sư Ông vẫn ngồi trên chiếc võng đu đưa, vẫn nhìn từng đứa con của mình chào từ giả trong dáng vẻ bùi ngùi, lưu luyến không muốn rời xa khung cảnh thân thương nầy. Khung cảnh mà Thầy của mình đang mong trải tấm lòng ra để dẫn dắt, để chở che, để dạy dỗ và để trao truyền lại tất cả những gì mà Thầy đã chắt chiu trong vô lượng kiếp.

Mưa ngoài trời vẫn còn bay nhè nhẹ, và bóng chiều đang dần phủ xuống ngập tràn phố núi, nhưng lòng của mọi người đang gom từng cảm giác ấm áp, yêu thương của một nhân duyên hy hữu đã có những giây phút được ngồi bên Thầy. ☺☺☺

 

Trn Đan Hà
Reutlingen. Germany

TRẦN ĐAN HÀ

 

Sinh năm 1945 tại Cam Lộ Quảng Trị

Năm 1982 vượt biên và được tàu Cap Ananmur cứu vớt và định cự tại Đức.

Hiện tại sinh sống với gia đình  tại tỉnh Reutlingen.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.