.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)
 CHUYÊN MỤC

Giáo dục

Chính luận

Diễn đàn tự do

Bút Việt hồn quê

Đời sống quanh ta

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 

 

  Phan Quân


Biết là con thương mẹ!

Rồi nói, nói với Mẹ rằng:
"Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
-
Biết gì ?
"Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"

Phạm Thế Mỹ và Nhất Hạnh

 

  • 30.10.2006

Lời vào chuyện.- Norma sinh ra ở Hà Nội, mẹ Việt Nam, cha Pháp. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, cứ điểm phòng ngự Điện Biên Phủ thất thủ. Thấy trước tình hình không ổn, Léon, người chủ gia đình biết lo xa, đưa vợ và bảy người con về Pháp. Đến tháng 11 năm 1954, Pháp vĩnh viễn rời khỏi Hà Nội. Bà mẹ Việt Nam và bảy người con hai dòng máu sinh sống trên đất nước quê nội mà không khỏi ngậm ngùi cay đắng. Sau đây là tâm sự của Norma, một cô Đầm lai nhiều trăn trở.

*   *   *

Giờ tan học ở một trường mẫu giáo. Tôi hí hửng ra về, với niềm vui của tuổi bé thơ sau một buổi học. Tôi đang vui đùa với bè bạn trang lứa thì một bãi nước bọt từ đâu đáp vào mặt tôi. Thì ra của một ông nào đó, có thể đang căm tức cái con bé "niak-koué" (nhà quê) ngây thơ và vô tâm kia, vì nó mà con trai ông phải đi chiến đấu bên Đông Dương.

Chắc là mẹ hiểu được tâm trạng của người đàn ông kia. Thì mình chạy khỏi "nơi đó" chỉ vì ba là một người Pháp, từ nay sẽ bị nguy đến tính mạng nếu ba ở lại quê ngoại, trên đất nước Đông Dương. Có phải không mẹ?

Mẹ bị bắt buộc phải rời khỏi đất nước của mẹ, dứt bỏ nền văn hóa của mẹ, lìa xa gia đình bên ngoại để nổi trôi theo thân phận của chồng. Với hai mươi bảy tuổi đầu, mẹ chẳng biết gì nước Pháp hết, mà cũng không có chút vốn liếng gì về ngôn ngữ Pháp hết. Mẹ trầm mình vào cõi mịt mù cùng với bảy đứa con, thằng út mới được vài tháng. Mẹ đã tự mình phấn đấu, tự mình bảo vệ lấy mình và mẹ đã bảo bọc chúng con.

Mẹ ơi, hôm nay đây con nhận thấy mẹ quá mong manh, mẹ đang đi bên lề cuộc sống, mẹ chỉ còn là một cái bóng tâm tình cùng cái bóng của con. Thưa mẹ, con đã vay mượn của mẹ tất cả nhưng con chẳng còn biết cách nào đền đáp lại những gì mẹ đã đem lại cho con. Mẹ đã mất đi cương vị xã hội của người phụ nữ trưởng giả để ôm lấy cương vị của một người đàn ông thảm bại trên đường đời, trong khi đáng lý ra cuộc hôn phối của ba mẹ có thể đưa đến một tương lai rực rỡ huy hoàng.

Đời đã tước bỏ lời nói của mẹ, bởi vì ngôn ngữ của đất nước mẹ đã bị xã hội nơi đây không đếm xỉa gì đến, thế nên mẹ chẳng còn trao đổi được với ai hết. Vậy là, ngày đêm tù túng trong cái không gian kỷ niệm của thời niên thiếu, mẹ đã thôi không chịu lớn lên. Có chồng năm lên mười bảy, mẹ vẫn còn là một cô gái được nuông chiều. Mẹ coi còn trẻ như tụi con, khi mẹ cùng tụi con nhảy dây hoặc cùng tụi con luân vũ trong sân nhỏ nhà mình. Người ta tưởng đâu là chị em chớ đâu phải là mẹ con.

Với những năm tháng trôi qua, con cái lớn lên rồi lìa xa tổ ấm, mẹ càng cảm thấy thất bại ê chề. Có thể mẹ đã nghĩ rằng:"Mình chẳng được tích sự gì hết, biết đọc, nhưng chẳng hiểu được những gì mình đọc. Viết cũng rất khó khăn, đầy những lỗi là lỗi. Còn nói thì quá tệ, đến đổi con cái trách móc tại sao mình không phải là người Pháp để giúp đỡ chúng trong việc học hành. Mình chẳng có nghề ngổng gì ra hồn, chỉ làm nội trợ thì lương lậu gì đâu, và làm mình chẳng còn uy quyền gì với lũ con. Và chẳng may mà ông ấy có mệnh hệ gì, hoặc ông ấy bỏ rơi, thì mình lại trắng tay. Mình hoàn toàn lệ thuộc vào ông ấy, chẳng được chút tự do nào mà cũng không dám đứng ra làm gì hết. Chỉ vì tội dốt nát của mình."

Mẹ đâu biết gì những lớp xóa nạn mù chữ, mẹ dùng thứ ngôn ngữ lai căng, với một âm điệu của dân Marseille, nghe đến lạ kỳ, mà mẹ đã học lóm đâu đó, mỗi khi đi mua hàng ở tiệm hàng xén đầu đường. Không khi nào người ta hiểu được mẹ nói gì, và vì không tìm được tiếng đúng ý, phải đương đầu với nổi khó khăn của bản thân, nên mẹ trở nên hung hăng để khỏi phải cam chịu nỗi khổ tâm.

Mẹ ơi, con muốn an ủi mẹ, thì thầm bên tai mẹ những ngôn từ dịu dàng để làm cho mẹ bớt đi nỗi buồn phiền đã từng chất chứa trong lòng mẹ bao lâu nay.

-------------------------
[Phỏng dịch từ:
"Le Crachat", Norma, Cher Pays de mon Enfance, Librio, 2005.]

 


bút
việt
hồn
quê

PHAN QUÂN

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.