Chuyện sau ngày 30 tháng 4 năm 1975


Một thuở đi tù :

 

Phường  Chèo

 

  • Phan Quân - lundi 1 mai 2006 05:59

Năm đó, khi thằng anh cả Bắc Kinh lăm le dạy cho đứa em Hà Nội một bài học th́ người ta cho di tản mớ tù "ngụy quân" từ núi rừng trung du Hoàng Liên Sơn về đồng bằng mạn Nam, cách xa biên giới "hữu nghị" Việt-Trung. Chẳng khác nào khi nhà cháy th́ phải lo ưu tiên "sơ tán" đồ tế nhuyễn, của riêng tư quư báu. Như vậy đủ thấy loại tù cải tạo được Hà Nội "coi trọng" biết bao nhiêu mà kể.

Sau khoảng già nửa ngày giong ruổi trên đường cái quan miền thượng du rồi xuống đồng bằng, băng qua thủ đô Hà Nội, vào xế chiều th́ đoàn xe tải chạy vào một doanh trại có lũy tre bao quanh, qua ngang một cái cổng mà khi nh́n lên bọn tôi trông thấy hai chữ "CA" quấn quít lấy nhau. Không ai bảo ai, chúng tôi cảm thấy đời tàn trong ngơ hẹp mà buồn không biết bao nhiêu phút, v́ đă sập bẩy công an.

Sau ba bốn năm đi tù cải tạo, dưới quyền xài xể của bộ đội, dù hèn cũng thể, bọn chúng tôi c̣n thấy chút "tự do trong tất yếu" v́ được thả lỏng ngoài thiên nhiên, rào tre, nhà tranh, tối ngủ cửa không cần đóng, ngày th́ sinh hoạt mặc t́nh. Cứ như bầy gà, đàn vịt, chạy nhảy lông bông, lang bang, miễn là đừng vượt khỏi ṿng rào tre. Nay vào ṿng cương tỏa của lũ công an ḅ vàng th́ bị kềm kẹp là cái chắc v́ nguyên tắc giữ tù của những "bạn dân" là giam, nhốt và khóa trái cho chắc ăn. Đă thế lại c̣n bị nạn tù hành hạ tù qua cái gọi là "anh đại diện" !

Trại tù công an nào cũng thế, chúng nó ưa "bổ nhiệm" một người tù cải tạo làm tay sai cho nhà trại dưới tên gọi rất ư là văn minh văn hóa, như "anh đại diện", "anh văn hóa", "anh thi đua", "anh trật tự", ... Dưới những danh xưng hiền lành và tốt đẹp đó, các "anh" đó không ǵ khác hơn là một thứ "tà-lọt" cho trại trong môi trường lao lư kia. Ban đầu, các chức sắc trong tù này cứ tưởng bở, tự cho rằng ḿnh được trại "chiếu cố", như vậy sẽ được về sớm hơn, nên càng tích cực phục vụ. Th́ cũng phải thôi, khi giao công tác thế nào nhà trại cũng thế này, thế nọ, hứa hẹn đủ điều, đưa ra nhiều cái hấp dẫn, ... Ǵ không biết chớ trên phương diện vật chất th́ trại dành khá nhiều đặc quyền đặc lợi cho các đương sự mà không mất một đồng ten nào, như viết thơ về gia đ́nh gấp đôi anh em tù, được thăm nuôi dễ dàng, đến Tết được hai cái bánh chưng, tiêu chuẩn cơm hàng ngày cũng khá hơn, ... V́ nguyên tắc thụ đắc trong xă hội "xă-hội-chủ-nghĩa" là làm theo nghĩa vụ, hưởng theo công trạng.

Ông bà ta thường nói "nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc". Ấy thế mà không, bọn tù cải tạo từ trại bộ đội về Hà Tây trông thấy t́nh cảnh đó lấy làm chướng tai gay mắt, coi không đặng. Cán bộ cộng sản xài xể tù ra làm sao mặc kệ chúng nhưng tù mà hành hạ tù là không thể chấp nhận. Ngày nào tù xuất trại đi lao động th́ "anh đại diện" cũng câng câng cái bản mặt khó thương đứng cùng với đám cán bộ ở cổng trại để quan sát anh em tù đi qua. Một lối mượn oai hùm mà hù dọa thỏ đế, nương cơn gió mà rung cây nhát khỉ khô. Sau khi toàn trại đă đi rồi th́ "anh đại diện" xách cái búa đi gỏ từng thanh sắt một ở các cửa sổ buồng giam, đề pḥng trường hợp tù phá cửa chuồng trốn trại trong đêm. Thậm chí, nếu năm nghi, mười ngờ ǵ đó, anh tự ư và tự ḿnh tiến hành lục xét tư trang bạn tù, bất cần sự hiện diện của đương sự cho hợp phép và phải lẽ ǵ hết. Mà cũng chẳng cần phải có cán bộ chứng giám. Oai như vậy đó.

Chẳng những anh có cái oai tiêu cực như vậy không thôi mà c̣n có cái hách dịch tích cực nữa kia. Tù mà đứng nói chưyện với anh cũng phải cách xa sáu bước, thế đứng nghiêm ba đá, hai gót chụm lại, toàn thân cứng đơ, hai tay xuôi thẳng, nón cầm tay, giọng nói to lên. Chẳng khác nào giữa tù và cán bộ. Thực là quá lắm ! Tức nước vỡ bờ, tù quân đội từ Hoàng Liên Sơn về - nhất là cấp trẻ - "hạ quyết tâm cao" chấm dứt t́nh cảnh chẳng giống ai đó qua nhiều cung cách sửa sai, trừng phạt và thách thức uy quyền của "anh đại diện". Nắm bắt được yếu điểm của trại là ve vuốt bọn tù nhà binh để có được những bản "tự thuật cuộc đời" chất lượng nên chiến dịch "trừ gian diệt bạo" của tù "ngụy quân" đă thành công. Từ đó trở đi, cuộc sống "cải tạo" nhiều phần nhẹ nhỏm và "anh đại diện" cũng chẳng c̣n lên mặt với ai, chỉ âm thầm làm nhiệm vụ tay sai của trại cho đến ngày được tha.

"Anh đại diện" mất ép-phê với tù th́ cán bộ phải liên hệ với tù nhiều hơn v́ đâu c̣n qua trung gian được nữa. Nếu những năm tháng ban đầu, cán bộ công an hách x́ xằng với tù bao nhiêu th́ về sau cũng lơi lơi đi và "thừa thắng xông lên" đến độ thân t́nh. V́ nhiều lư do.

"Một là", v́ nền kinh tế vĩ mô của "Đảng và Nhà Nước ta" càng ngày càng tuột dốc - kế hoạch năm năm sau tệ hơn kế hoạch năm năm trước - cho nên kinh tế vi mô c̣ con của công nhân viên chức cũng theo đuôi. Nên chi, v́ yêu nước như yêu xă hội chủ nghĩa mà cán bộ cai tù ngày một ngày hai thấy đồng luơng hàng tháng càng ngày càng bị mất giá, túi tiền bản thân ḿnh có cũng như không. Đương sự th́ ngày ba bữa mang bát đũa đến nhà ăn tập thể của trại mà lua lấy lua để cho no bụng, xong lấy chén nước chè vừa rửa vừa uống, c̣n bà vợ ở quê th́ mua đầu chợ bán cuối làng mà nuôi thằng cu, nấng cái đĩ.

"Hai là", đồng lương chết đói, thiếu trước hụt sau, trong khi đó bọn "ngụy ác ôn rằn ŕ", vác thân vào trại tập trung mà gia đ́nh tiếp tế ăn bằng thích, uống thỏa thuê. Quà cáp chúng nó thấy mà hoa cả mắt, toàn nhăn hiệu "đế quốc tư bản cá mập" thấy mà mê hồn, nói ǵ đến ăn. Thế mà trước kia Đảng và Nhà Nước cứ bảo chúng nó là "hút máu dân" là "ăn thịt người" ? Tù ǵ mà ăn sang, mặc đẹp hơn cán bộ cai tù ?

"Ba là", ngụy đâu không thấy chỉ thấy chúng nó lịch sự, sang trọng, ăn nói dễ nghe, giao tế nhân sự đứng đắn, sẵn sàng giúp đỡ, không tiếc của, chẳng giữ bo bo, ích kỷ. Chơi với ngụy không cần phải rào trước đón sau, chẳng phải nh́n phải nh́n trái, không cần dè chừng, ư tứ. Một thứ thân t́nh thoải mái. C̣n nhiều nữa và nhiều nữa có kể ra cũng không đủ bút mực.

Bởi những lẽ đó nên "quan hệ" cán bộ cai tù và "cải tạo viên" lần hồi cải thiện, trong tinh thần đem quà vặt và lấy con cá khô, cái trứng, mấy lạng trà, ít muỗng cà-phê mà xóa bỏ hận thù. Chẳng lẽ chiến dịch chiêu hồi của Việt Nam Cộng Ḥa ngày trước không bằng mấy thứ linh tinh sao? Ăn quen, nhịn không quen, cứ thế mà chèo đực, chèo cái nào mà dính líu trực tiếp với tù, như quản giáo, trực ban, an ninh, trật tự và đôi khi cả giáo dục nữa, có nhu cầu nho nhỏ là cứ tự nhiên, không phải ngượng. Dễ người, dễ ta nên cuộc sống trong tù cũng dễ thở hơn.

Đến một ngày kia có lệnh chuyển trại, toàn thể tù cải tạo Hà Tây đi Nam Hà. Mỗi người tù chỉ được mang theo tối đa một số tư trang nhất định mà thôi. Sau bao nhiêu năm cố định, tài sản của tù cũng khá đông dù chẳng có cái nào đáng giá. Vài ba cái nồi nhôm, chén dĩa, lon thiếc, hộp sắt, ca cóng, bếp dầu con con, rương sắt để chứa thức ăn chống chuột, chất đốt,... Cả trại vài trăm người nên "tài sản" bỏ lại cũng bộn bàng. Vài ba hôm trước ngày lên đường, cán bộ quản giáo từng đội đă bắt đầu "xin anh cái này, xin anh cái kia" rồi. Ra đi mà không mang theo được th́ ai tiếc làm ǵ, có tiếc cũng đành chịu. Phong trào hôi của bắt đầu leo thang v́ đồ đạt tù bỏ lại quá nhiều. Trâu cột ghét trâu ăn, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng bay xa nên trại trưởng ra lệnh cấm mọi cán bộ xin ǵ của tù và cấm cửa tù h́nh sự ở những nhà lân cận. Cán bộ hạ tầng, thấy của bỏ mà lấy không được tiếc hùi hụi bèn than rằng:"Của các anh cái ǵ cũng quư!" Ôi, hối mà chi, tiếc mà chi, tù đi rồi th́ đồ đạt c̣n lại đương nhiên biến thành "những ǵ của nhân dân phải trả lại cho nhân dân" thôi.

Sáng sớm ngày lên đường, khi đoàn xe chở tù chuyển bánh th́ cán bộ trai, cán bộ gái, bỏ bàn giấy, bỏ pḥng sở ra trước hàng hiên đứng khít bên nhau vẫy tay tiễn đưa tù như tạm biệt những người thân, kẽ thương. Nói theo "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" của một thời đồng ấu xa xưa, năm sáu mươi năm về trước, th́:"Ôi, cảnh chia ly sao mà buồn vậy!" Nếu muốn cho thêm phần lâm ly bi đát th́ xin ai đó nhỏ vài ba giọt nước mắt cải lương, nghĩa là hư tạo bằng dầu Nhị Thiên Đường hay dầu cù là. Cũng cười được chung chút trong quăng đời tù cải tạo buồn hiu.

Cũng chỉ là một tṛ đời. Đáng phục thay anh bạn tù nào đó đă đặt danh xưng "chèo" cho cán bộ công an. Quả thật cũng chỉ là những nhân vật, những vai diễn của một tấn tuồng. Một phường chèo đúng y chan!

Phan Quân 

Phùsa    

Chuyện sau ngày 30.04.1975