.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Chiêu Hoàng | Lặng Lẽ | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân - Linh Linh Ngọc | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

 

  Xem toàn Thư mục Phan Quân


Trò hề rẻ tiền của Hà Nội

  • 8.04.2007

LND.- Dưới đây là phóng tác, dựa theo bài tường thuật phiên xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, đăng trên "Eglise d'Asie", cơ quan ngôn luận của Missions Etrangères de Paris. Bài này dịch lại bài viết bằng Việt ngữ của Cơ quan Thông tin Tự do (FNA, Free News Agency) thuộc "Nhóm 8406" và Liên minh Dân chủ, Nhân quyền Việt Nam phổ biến.

Clic vào hình để xem vidéo phiên tòa

Xế chiều ngày 29.3.2007, nhiều tên công an đã tiến vào bao vây giáo xứ nhỏ bé Bến Củi. Một số công an đã khóa chặt ngôi làng, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không cho ai ra vào. Những tên khác đi đến nhà thờ để tìm Linh mục Lý. Lúc đó vào khoảng 14g30. Khi bị lôi đi, Lm Lý mặc áo dòng màu đen, hai tên công an áp tải hai bên.

Có một lúc, Lm Lý la to lên để báo động dân làng thì bị bịt miệng và công an lấy miếng vải quấn phủ lên người ông, che kín áo dòng. Lm Lý bị đẩy lên chiếc xe bảy chỗ ngồi, nằm đợi sẵn trước tiền đình nhà thờ, sau đó nổ máy dọt đi cấp tốc.

Mấy lúc sau, khi trời nhá nhem tối, công an cũng dẫn độ ông Nguyễn Phong, người bị cho là đồng phạm với Lm Lý, hai tay bị còng. Mấy ngày trước đó, công an đã tới nhà báo truớc là ngày 30.3 họ sẽ tới mời ông Phong đi ăn sáng, trước khi ra tòa án. Thế mà chiều 29, họ đã hạ thủ vi cường, ra tay rồi!

Ba người khác, cùng chung bản án là Ô. Nguyễn Bình Thành, cô Hoàng Thị Anh Đào và cô Lê Thị Hằng, cũng bị 4 tên công an áp dẫn ra tòa từ 05g40 sáng ngày 30.3, nhưng không bị còng tay. Công an khuyên ba người chớ nên mặc đồ trắng? Ba người này được xe ô tô đưa thẳng tới trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên, ở 15A đường Tôn Đức Thắng ở Huế, vào khoảng 6 giờ sáng. Đến nơi, họ được lệnh ngồi trong xe chờ đến 7g thì được đưa thẳng vào phòng xử.

Từ 6g sáng, giáo dân An Truyền - giáo xứ của Lm Lý - đã kéo đến chờ sẵn trong công viên trước mặt trụ sở tòa án. Họ trông thấy một chiếc xe đỗ ngay trước cửa tòa án và Lm Lý vùng vẫy cưỡng lại hai tên công an đang cố sức đẩy ông vào bên trong trụ sở. Nhiều con chiên khác thuộc các giáo xứ ở gần Huế như Phú Cam, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Nguyệt Biểu và nhiều giáo xứ khác ở xa hơn, cũng lần hồi tụ tập trước tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên và đòi vào bên trong. Nhưng vì không có giấy mời nên họ bị công an đuổi ra ngoài. Thế là giáo dân lại tập hợp ở công viên trước tòa. Nhưng lần hồi công an cũng được lệnh giải tán, nhưng không quên chụp hình để cho vào sổ bìa đen.

Nhiều con chiên khác cũng bị chận ở các ngõ đường lân cận. Theo ước tính cũng phải có trên 500 công an được bố trí bên trong và bên ngoài tòa án, chưa kể công an thường phục trà trộn mai phục trong dân chúng ở công viên, ở những chốt canh phòng bao quanh, cách xa trụ sở tòa án khoảng 150m, tại những quán cà phê trong khu vực và ờ các ngả tư đường. Ngoài ra, lực lượng công an cũng được phân phối đến những giáo xứ được coi là "nóng bỏng", để đề phòng biến cố.

Phiên xử kéo dài từ 7g30 đến 11g30. Ngoài 5 bị cáo ra, còn có những nhân viên tòa án, những người gọi là "nhân chứng", nhưng thực sự là công an trá hình, những đại diện ngoại giao, một ít nhà báo ngoại quốc và những viên chức ngành thông tin. Nhưng đông đảo nhất dĩ nhiên là công an. Luật sư của các bị can, cũng như thân nhân của họ đều vắng mặt. Đại diện của Tòa Tổng Giám Mục Huế cũng không thấy đến dự.

Trong khi thẩm phán chuẩn bị tuyên bố khai mạc phiên tòa, hai tên công an sắc phục lôi Lm Lý ra phòng xử - vì Lm không chịu bước đi - và ấn Lm ngồi xuống hàng ghế đầu. Lúc bấy giờ, Lm không còn đưọc phép mặc áo dòng nữa mà chỉ mặc áo sơ-mi màu tím, quần Tây dài và đi xăn-đan. Hai tay bị còng. Mặt Lm có vẻ cương quyết và cặp mắt ngời sáng với một cái nhìn khó chịu.

Thẩm phán Bùi Quốc Hiệp khởi sự bắt đầu phiên tòa thì Lm Lý đọc to lên bài thơ "Toà án cộng sản Việt Nam" để phản đối, một bài thơ chính Lm đã sáng tác và được phổ biến mấy ngày trước đó. Bài thơ nói lên đại ý: "Tòa án cộng sản Việt Nam là một trò hề đê tiện, không cười nỗi. Các quan tòa là một lũ cướp cạn, một bọn đầy tớ, tay sai, làm gì xử được ai?"

Khi Lm đọc đến câu thơ thứ tư thì tên công an Nguyễn Minh Tân, s quân PA 24, thuộc Sở công an tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc thường phục, lấy tay bịt miệng ông lại, không cho đọc tiếp. Thế rồi, Lm bị lôi ra khỏi phòng xử, bị tống vào một phòng cô lập gần bên cạnh, chỉ còn nghe xử qua loa phóng thanh mà thôi. Như thế Lm Lý hiện diện trong phòng xử chỉ có năm phút.

Lm được đưa trở lại phòng xử khi ông chánh án gọi các bị cáo ra vành móng ngựa để xác định lý lịch. Hai tên công anh cặp nách Lm, lôi ông từ phòng cách ly ra vành móng ngựa. Lm Lý vùng vẫy hết sức mình, chân đá vành móng ngựa, miệng hô to: "Chính tòa án này, viện công tố này, cục công an này, chế độ cộng sản này phải chịu tội trước lịch sử và trước nhân dân Việt Nam. Không còn chạy chối vào đâu được. Thay vì tạo dựng một dân tộc tự hào và anh hùng thì cộng sản đã làm cho nhân dân trở nên hèn nhát và sợ sệt qua trăm nghìn áp bức. Cộng sản coi đó là một chiến thắng, một sự thành công."

Lúc bấy giờ giọng nói của Lm đã bị khàn đi và phòng xử quá ồn ào nên chỉ một số ngưòi gần đó nghe thấy mà thôi. Lm định nói tiếp thì một tên công an lật đật chạy tới lấy tay bịt miệng ông lại. Hai tên công an khác, lại xốc nách Lm lên, lôi ông ra khỏi phòng xử. Lần này, Lm chỉ ở trong phòng xử có khoảng 10 phút.

Khi ông chánh án cho phép các bị can phát biểu trước tòa, công an lại lôi Lm Lý ra phòng xử lần nữa. Lm hô to hai lần "Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản!" Lm chuẩn bị phát biểu lần cuối với bản văn đã được viết sẵn và phổ biến trước. Nhưng, một lần nữa, công an lại đưa bàn tay thô bạo ra bịt mồm ông. Công an lại lôi Lm vào phòng bên cạnh và ở đó cho đến hết phiên xử.

Qua mấy lần bị lôi vào phòng xử Lm Lý cứ ngồi ì, để biểu thị lòng khinh khi của ông. Nhiều phen trong phiên xử, người ta nghe được tiếng cười ngạo mạn của ông xuất phát từ phòng cách ly, vì Lm đã nghe được những lời nói phát ra từ phía phòng xử. Cả ba lần đều do tên công an thường phục bịt miệng ông.

Ngay từ đầu, người ta đã tuyên bố là sẽ xử công khai. Nhưng chỉ công khai từng lúc, từng cơn mà thôi. Báo chí ngoại quốc và một vài đại diện ngoại giao của tòa đại sứ Na Uy và tòa lãnh sự Hoa Kỳ chỉ ở trong phòng xử chừng 5 phút, khi ông chánh án tuyên bố khai mạc phiên xử và khoảng 10 phút nữa khi tuyên án. Phần thời gian còn lại họ chỉ theo dõi phiên xử qua một giao diện đặt trong một gian phòng nằm cạnh phòng xử.

Không một thân nhân nào của các bị can được chứng kiến phiên tòa và nghe xử. Hai bà vợ của Nguyễn Phong và Nguyễn Bình Thành đã không được giấy mời vào phòng xử mà còn bị đuổi khỏi công viên trước tòa khi công an nhận diện được. Lối xử sự đó của công an đã làm cho quần chúng phẫn nộ và có nhiều người thân của những bị can còn bị bắt đưa về đồn công an.

Vì không được phép có trạng sư nên các bị can lẽ ra phải tự mình bào chữa lấy, thế nhưng, họ đâu được phép. Những ai định làm thế đều bị công an sắc phục xô đẩy ra xa vành móng ngựa. Những câu trả lời duy nhất để đáp lại những câu hỏi của quan tòa chỉ là "có" hay "không" ngắn gọn mà thôi. Thế nên, các quan tòa chỉ hỏi vắn tắt những nghi can, không để cho họ có kẽ hở và thời gian biện bạch dông dài. Ai mà viện dẫn đến hai từ "dân chủ" hay "nhân quyền", đã được thỏa ước quốc tế công nhận và Việt Nam đã thông qua, là bị cắt ngay.

Dù vậy, bốn nghi can vẫn phản ứng một cách trầm tỉnh, không hung hăng nhưng rất kiên quyết. Có một lúc, ông Nguyễn Phong - người bị kết án sáu năm tù - đã đưa cao hai tay bị còng lên và dõng dạc nói: "Cho đến chết, tôi vẫn tranh đấu cho nhân quyền và vẫn bảo vệ sự tồn tại của Đảng Thăng Tiến ở Việt Nam." Một tên công an không cho ông nói tiếp.

Còn ông Nguyễn Bình Thành thì nói rằng: "Cứ hỏi dư luận quốc tế xem chúng tôi bị tội gì khi tranh đấu cho tự do và nhân quyền?" Ông Thành cũng bị công an chẹn họng và xô ra xa vành móng ngựa. Vì sợ hai người phụ nữ cũng lên tiếng phê phán nên "pháp đình" khẩn cấp rút lui nhanh gọn, để gọi là nghị án.

Sau hai mươi phút ngắn ngủi, được coi như là dành cho bàn thảo - nhưng đúng ra là để uống nước, giải lao và giải quyết chuyện riêng tư - phiên xử lại tiếp tục. Chánh án tuyên đọc bản kết tội mà không có mặt của Lm Lý, nhưng trong phòng cách ly ông vẫn nghe thấy.

Linh mục Nguyễn Văn Lý bị tám năm tù giam, cộng với năm năm quản thúc tại gia.

Ông Nguyễn Phong, sáu năm tù cộng thêm ba năm quản thúc tại gia.

Ông Nguyễn Bình Thành, năm năm tù, thêm hai năm quản thúc tại gia.

Cô Hoàng Thị Anh Đào, hai năm tù treo, cộng với ba năm thử thách.

Cô Lê Thị Hằng, một năm rưởi tù treo và hai năm thử thách.

Sau khi tuyên án, phiên tòa đã bế mạc và cử tọa giải tán ra về. Bốn tên công an đến còng tay hai ông Phong và Thành lại, sau khi đã tháo còng trong phiên xử. Sau đó, công an đưa Lm Lý và hai ông Phong và Thành ra xe chở đến các trại giam liên hệ. Lm Lý bị tống giam vào trại Ba Sao, tỉnh Nam Hà (Bắc Việt), nơi đã từng giam giữ nhiều tù cải tạo "ngụy quân, ngụy quyền" trước kia. Hai ông Phong và Thành thì bị đưa về nhà lao Bình Điền thuộc quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn hai người phụ nữ thì được tự do ra về nhưng vẫn bị công an theo dõi và kềm kẹp.

 

*  *  *

 

Theo tin tức được truyền hình nhà nước phát đi lúc 19g ngày hôm đó thì: "Cuối cùng, các bị can đều cuối đầu nhận tội." Thế nhưng, theo dư luận thì qua vụ án này, chính quyền đã phạm phải một sai lầm to lớn và các cấp tổ chức vụ xử phải tự phê tự kiểm vì không đảm bảo được sự thành công của nền công lý xã hội chủ nghĩa. Thực ra, dù cho đã phải lãnh án nặng nề nhưng chính năm bị can mới thực sự là những người đã chiến thắng cuối cùng. Như thế, nền công lý "bịt miệng" kiểu chxhcn Việt Nam sẽ còn hứng chịu nhiều hậu quả phản hồi trầm trọng và triền miên, từ quốc nội cũng như quốc tế.

Phan Quân

(Viết theo bài «Le tribunal communiste vietnamien, une farce ignoble», do ZENIT, Agence d'information-Le monde vu de Rome phổ biến qua < http://www.zenit.org/french/ >)

 


PHAN QUÂN

Phan Quân
 
Tên thật: Phan Văn Minh
Ngày sanh: 17.02.1931
Dân Sài Gòn
Học sinh Pétrus Ký
Khoá I Thủ Đức (1951-1952)
Sĩ quan bộ binh: (1952-1953)
Sĩ quan Không Quân: (1954-1975)
Tù cải tạo: (1975-1987)
Định cư ở Pháp: (1990-...)

Tác phẩm :

Tập truyện Nỗi Buốn Côi Cút.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.