Thư mục Phan Quân


 

Chàng phi công đó.

 

  • Phan Quân - 4.06.2006

Mùa hè năm 1954, tôi gặp chàng phi công đó ở một khóa đào tạo hổn hợp hoa tiêu và vô tuyến du hành để trở thành phi hành đoàn oanh tạc. Các hoa tiêu vừa tốt nghiệp trường bay Marrakech (Maroc) và những vô tuyến du hành vừa tốt nghiệp trường viễn thông BET-724 ở Fez (Maroc) được đưa đến căn cứ không quân Pháp ở Blida (Algérie) để thực tập ném bom trên phi cơ Marcel Dassault.

Blida  bấy giờ là một thị trấn nhỏ (lối 50.000 dân) cách thủ đô Alger khoảng 50cs về phía Tây-Nam. Căn cứ này nằm giữa một vùng đồng ruộng thuộc một thôn làng hẻo lánh. Sinh hoạt buôn bán không thấy có ǵ, ngoài một quán nhỏ bán rượu, thuốc lá và kẹo bánh linh tinh, chủ yếu để bán cho những người làm việc trong căn cứ và cho một vài bác nông phu lo việc đồng áng quanh quẩn đây đó. Muốn xuống phố, cách căn cứ khoảng 10 phút ô-tô, phải điện thoại gọi taxi từ thành phố chạy lên. Nên chi, suốt tuần chúng tôi chỉ sinh hoạt bên trong căn cứ, đến hai ngày cuối tuần mới ra phố hoặc đi thủ đô Alger ngao du. Tṛ tiêu khiển bên trong căn cứ chỉ có đọc sách ở một thư viện cỏn con và thụt bi-da ở câu lạc bộ sĩ quan. Đi Alger chơi th́ phải sử dụng xe lửa v́ xe đ̣ thời đó chưa được phổ biến lắm mà cũng không đủ tiện nghi. Hơn nữa, đi xe lửa th́ sĩ quan chỉ trả có một phần tư giá vé, lại bị bắt buộc đi hạng nhất.

Hàng ngày, một số trong chúng tôi được xếp bay trên các phi vụ thực tập, c̣n ai không bay th́ dự những môn học lư thuyết ở lớp. Chúng tôi bay cùng với phi hành đoàn người Pháp. Phi công th́ thực hành những công tác bay đặc biệt để đưa máy bay từ cao lao xuống mục tiêu rồi bấm nút đúng lúc để đặt "bom" vào ngay chỗ mong muốn, xong vút lên cao theo một hướng nhất định. Vô tuyến du hành th́ đảm trách việc điều hành hàng không, một công tác có phần nào vượt khỏi chuyên môn chính là liên lạc vô tuyến. Nghĩa là phải đọc bản đồ để đưa phi cơ từ điểm khởi hành đến vùng mục tiêu. Cho nên, người vô tuyến du hành có một chỗ ngồi đặc biệt ở trước mũi máy bay, được bọc thủy tinh trong suốt để có thể nh́n thấy bốn phương, tám hướng bên ngoài.

Trong bối cảnh như vậy, tôi được biết người phi công trẻ tuổi đó, lúc bấy giờ c̣n mang cấp bực trung sĩ v́ lúc nhập khóa anh là học sinh dân sự. Anh bay thuộc loại giỏi, rất thoải mái, không g̣ bó, không đắn đo, không lo âu. Bay như thở. Buổi thao dượt nào về, anh cũng được huấn luyện viên khen ngợi. Ở anh người ta nhận thấy có một sự lanh trí đáng kể nên phản ứng rất thuận lợi, ít khi sai lầm, trong sinh hoạt đời thường cũng như trong nghề nghiệp. Thế nhưng, anh không tự kiêu và thật nhũn nhặn dễ thương. Anh có một thái độ trăm phần trăm Việt Nam, dễ nhoẻn miệng cười trong mọi t́nh huống. Cho nên anh rất được ḷng bè bạn.

Sau khóa tu nghiệp ném bom, trở về quê nhà, tôi lại có dịp bay chung với anh trong đợt thực tập phi hành đoàn vận tải hàng không trên máy bay của Không quân Pháp thuộc phi đoàn "Sénégal" . Càng bay chung với anh tôi càng thấy những nhận định trên đây về con người anh là đúng. Chỉ bay cùng phi đoàn với anh được một khoảng thời gian ngắn th́ tôi được gọi đi học tiếp khóa điều hành hàng không. Du học về, tôi ở vào vị trí khác, không trực tiếp được với anh nhưng cũng gián tiếp nghe bạn bè nói về anh.

Chưa vợ con nhưng có khá nhiều em gái hậu phương, anh lả lướt rất mực hào hoa phong nhă, đúng truyền thống của quân chủng. Có những hôm, sáng ngày gặp phi vụ tinh sương nhưng anh cứ "sol-đố-ḿ"  vui chơi xả láng, xong thẳng một mạch lên phi đoàn, vận áo liền quần (quân phục để đi bay) rồi cất cánh bay cao. Vào thế b́nh phi xong, phi công phụ làm chủ con tàu, anh thả hồn bay bổng cùng trời xanh, mây trắng. Thế nhưng, con tàu hơi chao đảo, lệch đường bay là anh đă tỉnh ngủ, liếc mắt nh́n qua các mặt đồng hồ. Ngủ mà vẫn thức như chừng con người anh đă gắn liền, ḥa điệu với phi cơ.

T́nh cờ, không hẹn mà nên, tôi được dịp công tác cùng với anh trên một chuyến bay đường dài hải ngoại, để trắc nghiệm khả năng chuyên môn của tôi. Thời điểm đó, tôi không c̣n ở đơn vị phi hành mà ngồi ghế tham mưu, nhưng quy chế bắt buộc phải có một số giờ bay trong định kỳ. Phi vụ ngày đó là đi về giữa Tân Sơn Nhứt và Manila (Phi-Luật-Tân), bận đi máy bay trống, chuyến về chở một số vật liệu cồng kềnh và khá nặng. Khởi hành từ Manila, trời êm, mây đẹp, gió thuận chiều nên máy bay lướt nhẹ trong không gian. Tiếng động cơ rù ŕ, như hát ru, rất cám dỗ con người vào giấc ngủ gật gù. Khoang tàu im phăng phắc, nhưng không có nghĩa là phi hành đoàn thả cho con tàu tự do đi dọc về ngang v́ vẫn có người theo dơi nhịp đập động cơ cũng như hướng đi, dáng đứng của phi cơ. Qua một hành tŕnh dài gần như xuyên suốt trên đại dương xanh, không có được một điểm chuẩn, máy bay cứ nuốt phi tŕnh cho đến khi thấy bờ biển chữ S của Việt Nam mới mong biết được chính xác vị trí so với mặt đất. Buồn thay, trong chuyến bay về đó, khi gần đến điểm ước đoán là Nha Trang th́ trời lại đầy mây che phủ cảnh quang mặt đất. Đến thời điểm dự tính, tôi cho máy bay đổi hướng về Tân Sơn Nhứt. Khi kiểm lại bằng phương tiện trắc lượng vô tuyến th́, hởi ôi, đă đi lệch đường lên phía Bắc Nha Trang một đỗi khá xa. Trật th́ sửa chẳng sao hết, có ảnh hưởng chăng là giờ máy bay đến Tân Sơn Nhứt, chắc cũng phải chậm mất mươi, mười lăm phút.

Con tàu hơi chao đảo v́ mây mưa, bỗng dưng đồng hồ cho biết động cơ bên mặt có vấn đề. Chàng phi công đó ở trong tư thế sẵn sàng để ứng phó. Trong bóng tối của buồng lái, cây kim dạ quang chỉ mức lâm nguy, anh cho động cơ liên hệ ngưng hoạt động và cánh chong chóng nằm xuôi theo chiều gió để giảm bớt sức cản làm giảm tốc độ máy bay và qua đó có thể mất cao độ. Thế là phi cơ chỉ c̣n bay với một động cơ. So với mặt đất, phi cơ vừa qua khỏi ṿng tṛn 100 dậm mà trung tâm điểm là Tân Sơn Nhứt. Như vậy là c̣n khoảng một giờ bay nữa. Phi cơ mất lần cao độ nhưng anh ước tính có thể về đáp an toàn. Ấy vậy mà, phước bất trùng lai, họa vô đơn chí, khi gần đến Biên Ḥa động cơ bên trái lại bắt đầu ho hen. Rắc rối chưa! Ṿng quay của chong chóng có phần chậm lại nên máy bay xuống lần và xuống lần. Muốn cho phi cơ nhẹ gánh th́ biện pháp là thảy bớt hàng. Nhưng toàn là hàng cồng kềnh và nặng th́ làm sao mà thảy được. Đành cắn răng mà chịu. Như một tia sáng lóe qua đầu, anh gọi đài kiểm báo Sài G̣n xin hạ cánh xuống phi trường Biên Ḥa. Thế nhưng, thời đó đường bay Xứ Bưởi c̣n thô sơ, thiếu đèn đóm, không đủ khả năng tiếp nhận máy bay ban đêm. Kiểm báo Sài G̣n khuyên anh nên cố gắng đáp Tân Sơn Nhứt, có đầy đủ phương tiện cứu nạn hơn. Anh hứa cố gắng và kiểm báo Sài G̣n ra lệnh cho mọi phi cơ trong vùng trời Tân Sơn Nhứt dành ưu tiên cho chiếc C-47 đang gặp khó khăn. Cả phi hành đoàn chúng tôi như đứng tim, dồn nhịp đập cho tim của chiếc C-47 lâm nguy. Trong muôn ngh́n ánh sáng của thành phố Sài G̣n về đêm, hiện lên hai hàng đèn phi đạo như dang hai cánh tay thân thương mời gọi chiếc máy bay trục trặc. Chỉ với một động cơ, anh đặt nhẹ chiếc máy bay xuống phi đạo. Phi cơ vừa chạm bánh th́ động cơ duy nhất c̣n lại cũng bặt luôn! Cả phi hành đoàn thở phào, người niệm Phật, kẻ làm dấu Thánh Giá. Bao nhiêu là đèn chớp bao quanh, của xe cứu hỏa, của xe cứu thương, và người ta đem máy kéo ra lôi chiếc C-47 thoát nạn vào bến đậu. Thêm một lần, những con người của gió mây vừa đi trên lằn ranh phân chia cơi sống và miền âm cảnh.

Bẵng đi một thời gian khá lâu, v́ lănh vực hoạt động khác biệt nhau, tôi không c̣n theo dơi được vết chân đi của anh mà cũng không gặp anh. Cho đến một hôm, có người yêu cầu cho gặp v́ một chuyện gia đ́nh riêng . Tôi đối diện với một người khá nhiều tuổi, tự giới thiệu là ba của chàng phi công đó. Ông đến t́m tôi để hỏi thăm về con ông đă vắng tin từ lâu.

Thời bấy giờ, có không biết bao chiến sĩ không quân, nhiều chất Kinh Kha trong người, ra đi mà không hẹn ngày về, có khi cũng không về. Không những trên các chuyến bay thông thường mà c̣n trên những chuyến bay biệt vụ. Có những chuyến bay bặt vô âm tín mà trên công khai không ai dám nói và cũng không ai có quyền xác nhận. Cứ lững lơ! Cho nên gia đ́nh, thân thuộc ngày càng thắc mắc. Ông cụ trên đây là một trong những trường hợp đó. Qua đàm đạo, tôi được biết ông cụ là một nhà giáo về hưu. Thấy ông cụ cứ mỏi đôi chân già tới lui Bộ Tư lệnh Không quân để thăm hỏi tin con, thương t́nh ông cụ và động ḷng đồng nghiệp - v́ trước ngày đi động viên tôi cũng là một nhà giáo - suưt nữa tôi tiết lộ t́nh trạng của con ông. Nhưng, khi đứng tần ngần nh́n cụ ra về, tôi uốn lưỡi đến lần thứ sáu th́ ông cụ đă khuất bóng ở đầu đường đàng kia!

Người phi công, con trai của cụ, đă thay thế một người bạn, thi hành một phi vụ thả dù biệt kích hoạt động trên đất địch miền Bắc. V́ lư do công vụ quan trọng, người bạn của anh phải có mặt trong một buổi lễ kỷ niệm quân chủng. Đến nửa đêm về sáng, có điện thoại cho hay là chuyến bay đă nằm lại trên vùng mục tiêu. Như:

« Con c̣ mà đi ăn đêm,
« Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao »!                                       

                                                      (Ca dao)

Một nỗi buồn riêng tư trong niềm vui tập thể! Măi lâu sau, người ta được biết là trong chuyến bay sát mặt đất trên vùng địch, phi cơ của anh đă bị hỏa tiễn tầm nhiệt của pḥng không Bắc Việt bắn rơi. Anh bị thương và bị bắt. Ông cụ nhiều lần đến gặp tôi thắc mắc nhưng biết làm sao để nói ra đây? Cảnh cha già đi t́m tin tức của con biền biệt phương trời thấy thật thương tâm! Đành phải hứa lần sau, dù biết rằng sẽ khó tôn trọng lời hứa, với hy vọng ngày một ngày hai rồi ông cụ cũng biết. Bằng cách nào đó...? Dường như bằng cách nghe đài Hà Nội loan tin dân quân bắn hạ một chiếc C-47. Thấy ông cụ không buồn đến nữa, tôi đoán là ông cụ đă rơ lư do biệt tin, biệt tức của con ông.

 

*   *   *

 

Bước vào thập niên 1960, sau khi cộng sản thấy không c̣n hy vọng ǵ thôn tính được miền Nam Việt Nam qua "tổng tuyển cử", cuộc chiến tranh khuynh đảo do Hà Nội chủ xướng bắt đầu chuyển hướng mạnh mẽ dưới h́nh thức một cuộc chiến mập mờ đánh lận con đen. Ngoài mặt ra vẻ đứng ngoài ṿng cương tỏa, để cho Mặt Trận Giải Phóng ḿnh ên làm một cuộc vùng dậy, nhưng Hà Nội ngấm ngầm đưa mật vụ quân báo và cán bộ nồng cốt - chưa nói đến chiến cụ làm ǵ - xâm nhập vào Nam Việt Nam, lợi dụng môi trường tự do và dân chủ của Việt Nam Cộng Ḥa. Trong khi đó Sài G̣n không có được bao nhiêu tin tức t́nh báo về miền Bắc.

Biết ta mà không hiểu địch, như một vơ sĩ mù, là chiến đấu nắm phần thua cuộc là cái chắc, nên chi Trung Ương T́nh Báo Mỹ (CIA) quyết định phải t́m cách thu thập tin tức cộng sản một cách thực tế và cụ thể, bằng mắt thấy tai nghe, thay v́ qua những dữ kiện do vệ tinh cung cấp. Mà người Mỹ da trắng, mắt xanh, mũi lơ th́ không thế nào tiến hành hiệu quả công tác mật vụ trong ḷng đất địch miền Bắc được. Nên chi họ bèn nghĩ đến những người lính chiến Việt Nam, qua đó máy bay Việt Nam bắt buộc phải là phương tiện hiệu quả nhất để đưa và cài đặt người vào miền Bắc.

Những năm đầu của thập kỷ sáu mươi, sự tham dự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam c̣n trong úp mở nên người ta nặng về h́nh thức "007" hơn. Trong tinh thần "Chiến tranh đặc biệt", ngoài việc thu thập tin tức t́nh báo, Mỹ c̣n chủ trương phải phá hoại hậu phương Bắc Việt. Cho nên có một kế hoạch chung là thả biệt kích ra hoạt động ở ngoài Bắc, trong tinh thần phá Bắc, b́nh Nam. Bởi đó, không quân cũng góp phần trong công tác ẩn danh.

Thế là một tổ công tác mật bắt đầu h́nh thành bên trong Không quân. Mỹ đưa một vài huấn luyện viên, dưới dạng dân thường, đến để đào tạo phi hành đoàn đặc vụ. Không quân chỉ định một số người tín cẩn và kín miệng vào công tác liên hệ, mà người trưởng toán lại không ai khác hơn là đương kim chỉ huy trưởng Liên Phi Đoàn Vận Tải. Một cấp lănh đạo chịu chơi, dám lănh phần nguy hiểm, một điều kiện quá cần và thật đầy đủ để cho công tác có thể thành công. Thực vậy, v́ người và phương tiện để tiến hành công tác thầm kín này đều lấy từ đơn vị của ông. Nhờ vậy mà công tác bảo mật càng được trọn vẹn.

Thế là, hai chiếc C-47 bị tẩy xóa trần trụi hết mọi dấu vết về đơn vị và quốc tịch, chỉ c̣n lại một màu nhôm trắng toát, được dành riêng cho việc huấn luyện biệt vụ. Và hai phi hành đoàn được chỉ định đặc biệt để bay tập trên hai con "C̣ Trắng" này. Những chuyến bay tập là những phi vụ về đêm, khởi hành từ Tân Sơn Nhứt bay lên miệt núi rừng Đà Lạt. Các huấn luyện viên Hoa Kỳ bay cùng với phi hành đoàn Việt Nam một đôi ngày và sau khi đă biết được khả năng và tŕnh độ rồi th́ để cho phi hành đoàn Việt Nam bay một ḿnh. Sau đó, người Việt Nam phải tự lo liệu thực tập, bay đêm trong mọi thời tiết, bất chấp gió mưa, bay sà mặt đất, bay lượn uốn khúc theo gịng sông, bay xuyên suốt thung lũng hẹp và xoay trở máy bay trong vùng không gian hạn hẹp về đêm. Chỉ tiêu của những phi vụ đặc công là thả những toán biệt kích, cũng được CIA trang bị đến tận răng, để thu thập tin tức t́nh báo và để phá hoại, nếu cần. Những toán biệt kích đầy chất Kinh Kha, có đi mà không cần biết ngày về đó, được thả xuống đất địch và "mấy anh không phải thắc mắc", như cấp chỉ huy của họ thường nói khi giao cho phi hành đoàn. Trên nguyên tắc, họ sẽ ḥa tan trong quần chúng miền Bắc để cung cấp tin tức qua một hệ thống liên lạc đặc biệt, có tính kỷ thuật cao. Những người biệt kích này đến những năm tháng "học tập cải tạo" sau 1975, người ta c̣n gặp lại trong lao tù cộng sản!

V́ nhu cầu thực tập cho phi vụ đột nhập miền Bắc, CIA có h́nh thành một sa bàn của toàn bộ đường bay gồm đầy đủ chi tiết địa h́nh trên tuyến bay, kể cả núi, sông, đường lộ, tuyến tải điện cao thế, cầu cống và mọi chướng ngại vật có thể có ở chiều cao. Sau giai đoạn thực tập tổng quát, hai phi hành đoàn đặc công được đưa lên căn cứ KQ Biên Ḥa để thao dượt thực tế trên sa bàn. Đến giai đoạn này, v́ nhu cầu bảo mật công tác, phi hành đoàn bị cấm trại trăm phần trăm, không được rời hiện trường với bất cứ lư do ǵ. Hai phi hành đoàn "C̣ Trắng" luyện tập ngày đêm trong pḥng lái của một chiếc C-47, đậu trong một nhà chứa máy bay khóa kín, để tránh những cặp mắt ṭ ṃ. Nhiệm vụ của phi hành đoàn là đưa máy bay đến đúng chỗ và đúng thời điểm trên đất địch.

Những chuyến bay dự phóng sẽ được thực hiện ban đêm và trên tuyến bay sẽ không có nhiều chỉ dấu có thể nh́n thấy được để làm chuẩn. Một khi đă vào đất liền, phi hành đoàn chỉ c̣n biết dựa vào những yếu tố lư thuyết, tính toán trên giấy tờ, để điều hành máy bay. Như thế phi hành đoàn phải chia lộ tŕnh bay ra làm nhiều đoạn ngắn, mỗi đoạn khoảng năm phút bay, phải quan sát kỹ tốc độ trên đồng hồ và cứ đúng mấy phút là phải đổi hướng bay như đă dự tính. Ngoài trời tối đen, trong pḥng lái cũng đen như mực Tàu, thế nhưng không được quyền đốt đèn, dù là để đọc bản đồ, v́ sợ pḥng không phát hiện. Thế là phi công phải thuộc nằm ḷng toàn bộ hành tŕnh phi vụ.

Xuyên suốt mười hai tiếng đồng hồ tiếng trong ngày, phi hành đoàn phải dượt đi dượt lại đến thuộc làu phi tŕnh và mọi công tác khác của chuyến bay. Trong quá tŕnh tập dượt cũng như trong phi vụ, hoa tiêu phụ và điều hành viên phải đứng kề bên phi công trưởng, đếm từng phút một và nhắc cho người cầm cần lái những động tác phải làm như: c̣n 3 phút, c̣n 2 phút, tốp, đây là khúc quẹo của con sông, quẹo trái 30 độ, c̣n 1 phút nữa,... Người điều khiển máy bay phải nhớ từng chi tiết một của chuyến bay, không phải bận tâm đến bản đồ cũng như không cần biết lộ tŕnh thực tế bên ngoài của chuyến bay. Để cho phi vụ được hoàn hảo, phi công phụ và điều hành viên cũng phải thuộc nằm ḷng các chi tiết của chuyến bay. Dượt đi dượt lại măi, phi hành đoàn gần như bị ám ảnh, thậm chí trong giấc ngủ họ cũng c̣n thấy hành tŕnh chuyến bay, thấy bản đồ vùng bay qua, thấy lộ tŕnh như con đường học tṛ thuở nhỏ, thấy cảnh quang núi đồi bao quanh, thấy khúc quanh của con sông, thấy cây cầu bắt ngang, thấy đường dây tải điện,...

Hai mươi bốn giờ trước ngày N, phi hành đoàn bay ra căn cứ KQ Đà Nẳng làm trạm dừng chân để rút ngắn đoạn đường phải bay qua. Và cũng là một ngày nghỉ lấy sức, nhưng không một ai c̣n đủ khả năng để ngủ hay nghỉ ngơi nữa. Chiều ngày N, những người đặc công và phi hành đoàn cùng nhau dùng cơm tối, một bữa ăn không ai nói với ai nhưng đều cảm thấy như bữa ăn cuối cùng. Thức ăn thừa mứa và ngon miệng nhưng nào ai nuốt được. Trời sụp tối, phi hành đoàn kiểm điểm lại phi cơ một cách tỉ mỉ. Phi hành đoàn cũng như chiến sĩ biệt kích đều mặc bà ba đen, trông như những nông dân. Ở đây có một chi tiết không đúng với thực tế v́ nông dân miền Bắc thường mặc màu nâu, hoặc gặp ǵ mặc nấy v́ hoàn cảnh khó khăn.

Dàn cảnh đúng mức, CIA phát cho phi hành đoàn tiền, thuốc lá và thậm chí cả hộp diêm Bắc Việt, dự pḥng trường hợp máy bay lâm nạn trên đất địch, phi hành đoàn sẽ có cơ may trà trộn được vào quần chúng địa phương! Ngoài ra, mỗi đoàn viên phi hành cũng được phát cho một trăm Mỹ kim để, nếu cần th́ mua chuộc một người nào đó mà thoát hiểm?! Một lối suy nghĩ rất ư là ngây thơ kiểu Hoa Kỳ v́ nếu có sống sót qua tai nạn phi cơ, phi hành đoàn phải may mắn lắm mới sử dụng được "tiền Bác" hoặc ph́ phà được điếu thuốc lá Hà Nội.

Mọi chuyện xong xuôi, con "C̣ Trắng" rời sân bay Đà Nẳng, lên cao rồi lấy hướng ra biển, tiến ra miền Bắc cho đến khi hết thấy đất liền th́ bắt đầu xuống thấp. V́ bay trong không phận Bắc Việt và xâm nhập lén lút nên phi cơ chẳng cần phải theo một kế hoạch bay nào định trước. Máy bay xuống thấp và xuống thấp tới chừng nh́n thấy bọt biển nhấp nhô trên đầu sóng th́ chuyển sang thế b́nh phi. Bấy giờ phi cơ bay sà mặt biển, chỉ c̣n cách xa những ngọn sóng khoảng từ bốn đến năm tấc, với tốc độ khoảng 200 hải lư/giờ, hay càng nhanh nữa càng tốt, để trốn ra-đa cộng sản. Đến điểm dự tính, máy bay lấy hướng 330 độ bay thẳng vào cửa Sông Hồng, tới ngang Thanh Hóa là "C̣ Trắng" bắt đầu vào vùng đất thù địch. Máy bay lên cao một tí để tránh những cây cầu và đường dây điện, lần ṃ theo gịng Sông Hồng bay thẳng tới vùng thả dù. Địa thế lần lần lên cao, ḷng sông thu hẹp lần hồi và núi non sừng sững bao quanh. Hoa tiêu phụ cùng với điều hành viên đọc chương tŕnh chi li từng phút một và từng độ đổi hướng để cho phi công trưởng có thể vào vùng thả dù một cách chính xác. Một chiếc dù bọc gió, rồi hai chiếc, rồi... tất cả những chiếc dù lơ lửng xuống nhẹ, máy bay lấy hướng thẳng qua Lào và luồn lách địa thế cho đến khi ước đoán ra khỏi vùng trời Bắc Việt là vọt lên cao 12.000 bộ bay về hướng Nam cho đến khi có thể đổi qua hướng Đông để về vùng trời quê hương. Một phi vụ toát mồ hôi lạnh đă hoàn thành, sau bao nhiêu là công lao khổ luyện! Thông thường, các phi vụ đặc công này được tiến hành vào lúc trăng tṛn để nhờ ánh trăng mà phần nào trông thấy được vùng mục tiêu.

 

*   *   *

 

Trong bối cảnh như thế, với kinh nghiệm và kỷ thuật bay đă được cấp trên xác nhận, chàng phi công đó được chỉ định làm trưởng toán bay của một trong hai con "C̣ trắng". Ngày 1 tháng Bảy 1961, người chỉ huy toán bay "C̣ trắng" kia bận công tác nên anh phải đi thế và gánh chịu số phận ác nghiệt và hẩm hiu. Con "C̣ trắng" lănh hỏa tiễn tầm nhiệt của cộng sản Bắc Việt hồi 01g15 rạng sáng ngày 02 tháng Bảy 1961. "C̣ trắng" lộn cổ xuống đồng ruộng xă Tô Hiệu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh B́nh, mang theo phi hành đoàn gồm hai phi công phụ, hai điều hành viên, một vô tuyến điện viên và một cơ khí viên cùng với ba biệt kích dù, chưa kịp nhảy ra.

Sau này, trong lúc trà dư tửu hậu, anh kể cho chúng tôi:

Tôi nhớ rơ chiếc máy bay C47 trắng ngần do tôi lái khi vượt qua vĩ tuyến 17, bay là sát mặt biển xâm nhập vào bầu trời của miền Bắc, dù c̣n ở ngoài khơi của biển Đông, cả bảy người trong pḥng lái chúng tôi đều bắt đầu thấy thần kinh căng thẳng, người này lo lắng liếc mắt nh́n người kia, không ai nói vơi ai một lời. Khi máy bay vào sâu nội địa, tôi c̣n nhớ lúc ấy khoảng hơn một giờ đêm, đột nhiên tôi thấy nhoáng lên như ánh chớp màu da cam ngay trước mặt tôi trong bầu trời như bức màn đen, máy bay tự nhiên rung giật mạnh, không hề nghe một tiếng nổ hay bất cứ một âm thanh ǵ, hai tay tôi ôm cứng lấy tay lái, cố giữ thăng bằng cho chiếc máy bay, mắt tôi c̣n thoáng thấy anh Mậu điều hành viên và anh Thích phi công phụ ôm chầm lấy nhau, rồi...tôi không c̣n biết ǵ nữa!

Không biết măi bao lâu sau, khi thấy lạnh run, tôi cố mở mắt nh́n trong đêm tối đen kịt, người tôi như vỡ nát ra trăm mảnh, tôi không cử động được tay chân, đau đớn tận cùng, hồn tôi lửng lơ, tôi tưởng như tôi đă chết rồi, hay đang... chết. Sau đó dần dần một lúc, tôi mới cảm thấy đau nhừ khắp cả người, chỗ nào cũng đau, tôi không nh́n thấy ǵ cả, cố thu hết tàn lực đưa tay quờ quạng hốt ít nước bùn lầy đưa lên mặt để rửa. Nước bùn nhầy nhụa ḥa với một thứ nước mằn mặn trên gương mặt loang lổ của tôi. Máu, mặt tôi đầy máu, tôi cố mở mắt nhiều lần nhưng vẫn không thấy ǵ, đầu tôi như có ai cầm chiếc gậy đập đều đều, tôi lại mê man, tâm trí như có một khoảng trống rỗng, chẳng c̣n ư niệm ǵ về thời gian, không gian.

Tôi cũng chẳng biết là cho đến bao lâu nữa, măi khi tai tôi chợt nghe văng vẳng trong gió lao xao của đêm khuya:"Chết tôi rồi, chết tôi rồi, nóng quá, nóng quá, chết...tôi rồi!" Tiếng kêu thảm thiết của những người đang chết cháy! Tôi không nhúc nhích ǵ được, cả một nửa người của tôi đă ngập sâu dưới bùn lầy, tôi cố mở mắt to: xa xa cách chỗ tôi độ vài trăm thước, một đám cháy to, lửa đỏ bốc lên ngùn ngụt và những tiếng thét kinh hoàng mà tôi nghe từ đó vọng ra, tôi như nửa tỉnh nửa mê, chợt lờ mờ có ư niệm rằng chiếc C47 do tôi lái đă bị bắn rơi xuống đây và đang bốc cháy!

Tôi lại mê man bất tỉnh cho đến khi mở choàng mắt ra, lúc này đă nh́n được lơ mơ thấy khung cảnh đồng ruộng śnh lầy, đầu tôi đau nhức như có người lấy dao nạo vào óc, rồi tôi nghe rơ tiếng người ḥ hét xa xa, tiếng léo nhéo, quát tháo vẳng trong gió đêm. Một ư thức bừng dậy, thành phản xạ của sự sống c̣n, ập đến như một đ̣n bẩy, tôi cố vùng vẫy, nhô người lên khỏi đám śnh lầy, nhưng tôi quá yếu, bất lực!

Tiếng quát tháo lẫn lộn của đàn ông lẫn đàn bà càng lúc càng gần cùng với những ngọn đuốc lập ḷe di động đốt sáng cả một góc trời, phần v́ khắp người đau như dần với bao nhiêu thương tích, phần v́ quá khiếp sợ, đầu óc tôi tê đi, cho đến lúc họ đă quát tháo ầm ầm bên tai tôi mà tôi vẫn đứng im như một xác chết. Họ ḥ nhau túm lấy tay chân tôi, kéo tôi ra khỏi śnh lầy.

Lúc này trời đă sáng tỏ, tôi lờ mờ thấy không biết bao nhiêu người, đàn ông, đàn bà lố nhố vây quanh tôi, súng ống gậy gộc, họ hầm hè như muốn nhai xương, nuốt sống, ăn thịt tôi. Tôi đau đớn sức tàn, tôi sợ quá, nhắm mắt lại, rồi lịm đi, văng vẳng nghe tiếng quát, tiếng chửi rủa ập ngoáy vào tai tôi:"Coi chừng, coi chừng, nó hăy c̣n sống, đập chết nó đi, đập chết nó đi, nó là biệt kích ác ôn của Mỹ Diệm!"

(Trích "Người về từ cơi chết", PTV, Đặc san KQ "Lư Tưởng", số xuân Nhâm Ngọ)

Phi cơ rơi rồi bốc cháy, người chết cháy v́ kẹt lại trong phi cơ, kẻ bị thương nặng rồi chết sau đó, chỉ c̣n có ba người sống sót là chàng phi công đó, chuyên viên cơ khí và anh biệt kích dù. Cả ba người đều bị thương tích nặng và bị dân quân đổ xô ra đánh đập và bắt giữ. Sau một thời gian nhốt khám và hỏi cung tại trại giam Hỏa Ḷ (Hà Nội), ngày 15 tháng Mười một 1961, cả ba bị truy tố ra Ṭa án Quân sự Trung ương để chịu tội. Anh chiến sĩ biệt kích chịu án nặng nhất là 15 năm tù, phi công trưởng toán bay, 7 năm và chuyên viên cơ khí, 3 năm.

Sau khi lănh án, chàng phi công của chúng ta bị đưa đi cải tạo tại trại Bắc Bạc (Ba V́, Sơn Tây), rồi sau đó, chuyển đi nhiều trại, cuối cùng đến Trại E ở Phố Lu (Lào Cai). Nhờ "ngoan ngoăn" cải tạo tư tưởng để trở nên "thành phần tiến bộ" nên sau bảy năm tù, anh lănh thêm hai năm "tự giác", nghĩa là ở trong ṿng trại giam nhưng được "tự do trong tất yếu". Năm 1969, anh được "nhân dân, Đảng và nhà nước rộng lượng khoan hồng nhân đạo, đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại", đưa về Hợp tác xă mộc Ba v́ (tỉnh Sơn Tây) quản thúc với ngành nghề thợ mộc để "ngày động, tối điểm"[1].

Một ngày gần cuối năm, thiên hạ chuẩn bị đón Tết Tân Hợi (1971), anh bất ngờ được cán bộ trung ương về Hợp tác xă, với xe con, để đưa anh về Hà Nội rồi đưa ra phi trường đi Pháp đoàn tụ với gia đ́nh. Như một tiếng sét giữa thanh thiên bạch nhựt! Dĩ nhiên là có kèm theo một luận điệu đă quá quen thuộc và lải nhải cà lăm cà lặp, nghe như một dĩa hát cũ đă rè. Nào là "Đảng đă khoan hồng rộng lượng, tha tội chết", nào là "phải biết ơn nhân dân, biết ơn Đảng và nhà nước", nào là "phải tiếp tục cải tạo tư tưởng để trở thành người tiến bộ, trở về phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng và nhà nước", nào là...

 

*   *   *

 

Ngày qua, tháng lại, năm về, công việc chồng chất tôi quên khuấy đi mất người phi công độc đáo kia và cũng không nhớ đến ông cụ đi t́m tin tức của người con. Nói quên đi th́ cũng không hẳn đúng v́ có thể những chuyện đó đă nằm vào một góc nào nhất định của kư ức tôi. Có dịp là nó sẽ vùng dậy. Thăng tiến sự nghiệp đưa đẩy tôi đến một cơ hội đứng vào thành phần nhân viên phục vụ cho phái đoàn ḥa đàm Paris. Vào một ngày đông giá lạnh năm 1971, "thủ đô ánh sáng" ngập đầy tuyết trắng, tôi bỗng nhiên gặp lại chàng phi công đó ngay bên trong ṭa nhà số 41 đại lộ Maillot (Neuilly-sur-Seine), trụ sở của phái đoàn! Một chuyện ly kỳ đứng sau số không!

Trước kia, tôi được biết là sau khi chiếc C-47 bị cộng sản Bắc Việt bắn rơi, chàng phi công đó bị thương, hỏng một mắt và đă bị bắt. Sau mười năm tù giam, anh được trả "tự do" có quản chế, sinh sống cơ cực tại miền Bắc dân chủ cộng ḥa. Nhưng nay tại sao anh lại có mặt ở nơi kinh đô ánh sáng này, giữa lúc đang có ḥa đàm bốn phe, hai phía nhằm chấm dứt cuộc chiến mà Mỹ muốn phủi tay? Bao nhiêu là suy nghĩ mà cũng bao nhiêu là đắn đo và thắc mắc. Và hơn nữa, anh lại vào được trụ sở phái đoàn? Sở dĩ được vậy là do chỗ thân t́nh giữa anh và người có uy quyền trong phái đoàn, người mà anh đă thay thế trong chuyến bay định mệnh. Anh được giới thiệu để có một chân việc trong phái đoàn hầu có thêm phương tiện tăng cường miếng ăn, manh áo. Nể t́nh người quyền thế, ông trưởng đoàn đưa anh vào toán báo chí, vô thưởng vô phạt, v́ chưa biết được lập trường của anh như thế nào. Sau đó, người ta can thiệp cho anh được về Việt Nam thăm gia đ́nh. Chắc ông cụ đi t́m tin tức con trai ngày nọ phải vui mừng hơn ai hết!

Thế rồi ḥa đàm "thành công" - theo như ư muốn của Hoa Kỳ - Mỹ khấp khởi mừng rơn, vội vàng Việt hóa chiến tranh, lấy ḷng quần chúng nước họ, đang có cao trào phản chiến. Phụ họa vào đó là khó khăn chính trị nội bộ của Tổng Thống Nixon, thế là sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi. T́nh h́nh Việt Nam Cộng Ḥa liên đới chịu ảnh hưởng cứ thế mà tuột dốc, và tuột dốc! Cho đến một hôm,

« Bỗng dưng tan giấc mơ đời,

« Quê hương giẫy chết giữa trời tháng tư » ,

                                               (Vạn Giả - Chuyện tháng tư)

hàng triệu con người Việt Nam miền đất cộng ḥa phải khăn gói ra đi để t́m một thứ tự do, đă buồn t́nh vỗ cánh bay cao. Sau hơn bốn ngh́n năm trăm ngày "được Bác và Đảng dạy dỗ nên người lương thiện" và được "tha tội chết", tôi trở về quê nhà làm người xa lạ trên đất nước của chính ḿnh. Rốt cuộc, buồn đời tôi cũng phải chạy đi t́m lẽ sống nơi xứ lạ quê người. Trên hành tŕnh lang thang nơi miền đất thiên hạ mà dễ thương, nặng tính "Tự do, Công bằng và Bác ái", tôi lại gặp chàng phi công đó. Quả là trái đất tṛn. Bấy giờ, anh đang là người có quyền thế trong một công ty thuê mướn nhân công. Anh thu nhận tôi vào,

« Làm 'binh nh́' canh gác đổi áo cơm » .

                                               (Hoàng Minh Huy - Th́ thầm giữa Paris)

Khi con người chưa xuôi tay nằm xuống th́ chưa kết luận được thế nào là sướng với khổ, là vinh với nhục. Nhưng này, chàng phi công đó là ai vậy, hư cấu hay có thật? Đọc đến đây chắc hẳn một số chiến hữu, ít ra cùng thế hệ quân chủng, cũng đă nhận diện được chân tướng của chàng rồi. Nói trắng ra sẽ mất phần hứng thú của câu chuyện[2].

 

Phan Quân


 

[1] Cộng sản thích nói có vần và ngắn gọn. "Ngày động, tối điểm": ban ngày lao động, tối đến điểm danh.

[2] Với những độc giả bên ngoài quân chủng, chúng tôi xin phép rỉ tai:"Đó là chiến hữu Phan Thanh Vân" hiện đang sinh sống tại Mỹ.

 

  © 2006 Phùsa.

Thư mục Phan Quân   

bút
việt
hồn
quê

với sự góp mặt của :

 Thích Phước An  Vũ Thanh B́nh  Hồ Minh Dũng  Kiều Mỹ Duyên  Phạm Xuân Đài  Trần Trung Đạo  Nguyễn Đạt  Thích Quảng Độ  Công tử Hà Đông  Tâm Hải Đức  Nguyễn Mộng Giác  Thích Nữ Trí Hải  Nhất Hạnh  Vĩnh Hảo  Đoàn Văn Khanh  Ngô Kim Khôi  Lặng Lẽ  Phạm Trọng Luật  Miêng  Diệu Trân - Linh Linh Ngọc  Bắc Phong  Phạm Thanh Phương  Nguỵ Khắc Quái  Phan Quân  Văn Quang  Nhật Thịnh  Lê Khánh Thọ  Nguyễn Bửu Thoại  Nguyễn Nam Trân  Ngô Viết Trọng  Nam Quan Tử  Phan Thị Trọng Tuyến     Tiểu Tử        Hiền Vy  

... và :
Nguyễn Lê Nguyên
tổng biên tập
www.phusa.net

 

Về  mục lục
Bút Việt Hồn Quê