.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Nguyễn Thị Thanh Dương | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật | | Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

  Phong Thu

Một khuôn mặt trẻ cấp tiến
lãnh đạo nhật báo Thanh Niên

>Bài trên mạng: Báo Thanh Niên có lãnh đạo mới

Sau vụ án PU18 đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước vì có dính líu đến con rễ của ông họ Nông, Bí Thư Đảng CSVN khiến  hai nhà báo phải ra toà là ông Nguyễn Việt Chiến báo Thanh Niên và ông Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ. Phó Tổng Biên Tập tờ báoThanh Niên bị cách chức và ông Nguyễn Công Khế phải rời chức vụ vào tháng 12 năm 2008. Ông Lê Hoàng, Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ cũng cùng chung số phận.

Dư luận báo chí trong và ngoài nước xôn xao. Nhiều câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người thay thế cho ông Nguyễn Công Khế? Trong cuộc điện đàm với bạn bè tại Sài Gòn vào cuối năm 2008, tôi nhận được tin Nguyễn Quang Thông có thể sẽ là Tổng Biên Tập của nhật báo Thanh Niên. Ngày 8/9 (Sài Gòn) tức ngày 7/9 (Hoa Kỳ). Tôi nghe tin chính thức là Bí Thư Thứ Nhất ông Võ Văn Thưởng trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Quang Thông, Phó Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, giữ chức vụ Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên; bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng Biên Tập gồm: bà Đặng Thị Phương Thảo, ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Đoàn và nhà báo Đặng Việt Hoa, Tổng thư ký tòa soạn.

Ông Nguyễn Công Khế làm Tổng Biên Tập Thanh Niên gần 20 năm, nay giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên.

Theo nguồn tin đáng tin cậy cho biết ông Đặng Việt Hoa là cháu ruột của ông Nguyễn Công Khế. Cho dù ông Khế không còn nắm chức vụ Tổng Biên Tập nhưng quyền lực của ông Khế vẫn bao trùm lên tờ báo Thanh Niên.

Quyết định bổ nhiệm nhân sự mới này có hiệu lực từ ngày 07/09/009

Nguyễn Quang Thông sinh năm 1962 tại tỉnh Long an. Trước khi vào làm phóng viên cho báo hanh Niên, Thông là trưởng phòng Văn Hoá, Giáo Dục của Tỉnh Đoàn Tỉnh Long An. Trong một cuộc tập huấn báo chí ngắn hạn tại Vũng Tàu ngày 12/4/1990 đến 14/4/ 1990 do báo Thanh Niên tổ chức có hơn 20 cán bộ Văn Hoá Tỉnh Đoàn các tỉnh phiá Nam về tập huấn. Cuộc tập huấn cũng quy tụ nhiều diễn giả tên tuổi như: Võ Kim Hạnh, Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ, Lý Quý Chung (Chánh Trinh), Phó Tổng Biên Tập báo Lao Động, ông Tô Hoà, Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải Phóng; nhà báo Trần Bạch Đằng một cây bút nặng ký của Trung Ương Đảng. Thế nhưng, sau cuộc tập huấn chỉ có hai người bài được đăng trên tờ Thanh Niên là ông Nguyễn Quang Thông và bà KH ở Bình Dương (đưc biết bà KH ri Việt Nam năm 1991 và định cư tại Hoa Kỳ và đã tr thành nhà báo t do, cng tác rất nhiều t báo và các website ở hải ngoại). Nguyễn Quang Thông thuộc thế hệ trẻ, có tư tưởng tiến bộ, nên trong cuộc tập huấn nầy, ông thường đặt những câu hỏi hóc búa khiến cho nhà báo Trần Bạch Đằng không thể trả lời. Ông chiếm được cảm tình của Bí Thư Trung Ương Đoàn khối miền Nam do ông Hoàng Thám và bà Phương Thảo cầm đầu. Ông đồng thời cũng tạo được tình cảm với Ban Biên Tập báo Thanh Niên thông qua mối liên hệ thân thiết với nhạc sĩ Phan Bá Chức, tác giả của nhiều bài hát (Đêm Giao Thừa, Tình Quê, Lời Đêm, Bên Trời Quê Cũ, Hát Cho Yêu Thương….). Nhạc sĩ Phan Bá Chức là phóng viên kỳ cựu của tờ báo Thanh Niên và cũng là người làm việc với tờ báo nầy ngay từ khi tờ báo mới thành lập dưới quyền của Huỳnh Tấn Mẫn. Ông Huỳnh Tấn Mẫn bị truất phế do viết một bài chỉ trích Bình Nhưỡng trong Đại Hội Festival tại Bắc Hàn. Nhưng đòn đánh Huỳnh Tấn Mẫn nặng nhất vẫn là vụ vợ ông ta có liên hệ buôn lậu với vợ ông Võ Văn Kiệt.

Nguyễn Quang Thông dáng người trung bình, đậm chắc, có khuôn mặt dễ nhìn và tính tình hoà nhả, dễ mến. Ông là người biết nhẫn nhục, chịu đựng giỏi và biết học hỏi để phấn đấu. Chỉ trong một thời gian làm việc cho báo Thanh Niên, Nguyễn Quang Thông đã vượt lên vị trí Tổng Thư Ký, Phó Tổng Biên Tập và nay là Tổng Biên Tập.

Cho dù ông là người cấp tiến, cỡi mở nhưng dưới chế độ cộng sản Hà Nội, tờ báo Thanh Niên cũng sẽ đi bên “lề phải”. Những người làm cầm bút ở Việt Nam đều hiểu rõ chính sách cai trị của cộng sản. Nếu không biết điều tránh né bọn ăn bẩn, tham ô, hối bại, lộng quyền, gian ác thì không có đất mà sống, không có cơm mà ăn, và nhiều khi còn phải ngồi tù điếm lịch hoặc cho đi bán muối.

Cũng xin nhắc lại một chút về cuộc tập huấn ở Vũng Tàu. Ngày 12/4/1990, ông Nguyễn Quang Thông và các cán bộ Tỉnh Đoàn đã lắng nghe diễn giả Tô Hoà, Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải Phóng trình bày về tình hình báo chí Việt Nam. Ông Tô Hoà là người mạnh dạn, thẳng thắng và dám nói thẳng sự thật về tình hình báo chí ở Việt Nam. Xin ghi lại một số ý kiến tóm lược như sau: “…Càng làm báo lâu, tôi càng thấy hải hùng nhất là trong giai đọan hiện nay. Có nhiều vấn đề cần phải nói về báo chí hiện nay. Báo chí chúng ta kinh qua hai giai đoạn đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã Hội. Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, báo chí chỉ đơn giản, rõ ràng về quan điểm, đối tượng là cuộc đấu tranh với kẻ thù trước mặt, lấy đạo đức cách mạng để tạo dũng khí thắng kẻ thù, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là cốt lõi. Hoà bình trở về thì mục tiêu đối tượng, động lực đã khác. Con đường đi lên CNXH đang khai phá, sự nghiệp xây dựng đất nước luôn đòi hỏi không ngừng sự khám phá, cùng nhau suy nghĩ để tìm hướng đi tốt. Do đó, báo chí phải đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Sau hoà bình 15 năm, báo chí vẫn làm theo nếp cũ hoàn toàn, kêu gọi chung chung không mang đạo đức XHCN, không chịu nói những điều mà quần chúng nói. Người làm báo không được phản ánh những điều mà cuộc sống đặt ra. Báo chí cần đi trước một bước, phải có vai trò kiểm tra, khám phá. Sự bưng bít thông tin, thông tin một chiều, què quặt chỉ có lợi cho lãnh đạo, viết cho lãnh đạo đọc chớ không phải cho quần chúng đọc. Báo chí đã đi vào con đường bao cấp không có hiệu quả. Hậu quả ghê gớm là quần chúng tư tưởng càng ngày càng nặng nề đối với xã hội, đối với CNXH ảo tưởng và sinh ra thất vọng…..”. Nhà báo Tô Hoà đã nói rõ tình hình báo chí Việt Nam từ năm 1990. Nhìn lại ngày hôm nay đã gần 20 năm, nội dung báo chí Việt Nam vẫn không khá hơn. Đúng hơn cũng không có gì để đọc, không có gì mới. Báo chí vẫn viết cho lãnh đạo đọc.

Cũng trong buổi tập huấn nầy, bà Võ Kim Hạnh đã nói: “….Sự đổi mới thông tin là cương lĩnh của báo chí, không thể chấp nhận mãi kiểu thông tin một chiều, giống như môt cái máng xối chảy từ trên chảy xuống. Báo chí cần cung cấp những thông tin tươi, mới đầy sức sống, thuyết phục người đọc. Báo chí cần chấm dứt loại thông tin một chiều, lạc hậu, loại thông tin không cần đối tượng, bao cấp…việc bưng bít thông tin chưa hẳn là phương pháp khả thi…” Chính quan điểm nầy mà bà Võ Kim Hạnh đã dám cả gan đăng bài thơ Bác Hồ viết thư cho vợ và hậu quả là bà bị bay chức Tổng Biên Tập.

Nhà báo Trần Bạch Đằng trong chiều ngày 14/4/1990 đã nói về chiến lược con người. Ông cho rằng chiến lược về con người hết sức quan trọng và ông cũng phê phán xã hội chủ nghiã Việt Nam như sau: “…Nếu nhà nước có chính sách đúng đắng thì phải giải quyết những bất hạnh đè nặng trên lưng người lao động. Cái dỡ nhất của chủ nghiã xã hội là những người đáng lẽ được quan tâm nhiều nhất lại là kẻ không được quan tâm gì cả. Những người làm ra sản phẩm xã hội nhiều nhất lại có cuộc sống thấp nhất…có quan điểm rất lạ là người cộng sản nói đến tính giai cấp nhưng lại rất ghét những người trí thức. Ví dụ như ở Bắc Kinh, Trung Quốc, người trí thức đi về cuốc đất và Mao Trạch Đông đưa một người học lớp ba làm Hiệu Trưởng trường Đại Học Bắc Kinh. Chiến lược con người là làm lợi cho hàng trăm, hàng triệu người, phát triển trí tuệ, chăm sóc tri thức là vấn đề quan trọng. Nếu không làm được điều đó thì mạng sống con người rất rẻ…Trình độ nhận thức của con người thấp, hạn chế là do lối thông tin một chiều, con người không thể sáng tạo và phát triển…” Khi các bạn trẻ thắc mắc về tôn giáo, ông Trần Bạch Đằng nói rằng tôn giáo làm giảm đi những điều ác. Cái cực đoan của quá khứ sẽ bị trả đủa cho cái hiện tại.

Những gì họ nói về báo chí CNXH, con người XHCN cách đây 20 năm nay vẫn còn nguyên bản, có thay đổi chăng là thành phần lãnh đạo ngày càng giàu hơn, ma mãnh hơn, tranh giành quyền lợi quyết liệt hơn. Báo chí vẫn chỉ là công cụ của lãnh đạo, viết ca ngợi lãnh đạo, làm tôi tớ cho một lớp người tham lam vô độ và bán rẻ tổ quốc cho ngoại nhân. Báo chí chỉ đi thêm một bước rất chậm, rất trễ là mở ra những trang website. Nhưng những trang website thần kỳ nầy vẫn phải đi theo cây gậy chỉ đường của Đảng. Cho dù nhà báo phải đi trong một con đường hầm tối tăm, lụt lội như đường hầm Kim Liên, Hà Nội nhưng họ không dám kêu lên một tiếng vì đã bị siết cổ từ hơn nửa thế kỷ.

Tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ với đội ngủ BBT, và phóng viên có kiến thức, hai tờ báo nầy đã một thời vang danh vì dám khui những vụ án kinh thiên động địa như Đường Sơn Quán, vụ án Tư Nguyện, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cao Su (ông ta đã qua đời cách đây vài năm), vụ nước Hoa Thanh Hương với tên siêu lừa Nguyễn Văn Mười Hai, vụ  nước Hoa Anh Đào  (giám đốc là một gã mù nhưng đếm tiền rất tài và những người sáng mắt nhưng lại mù nên đem tiền cúng cho ông ta ăn), vụ án Nam Cam, và gần đây nhất là vụ PU18 đầy sóng gió. Những bước đi thăng trầm đó đã tạo cho những phóng viên có tư tưởng cấp tiến biết tiến tới hoặc lùi lại đúng mức. Họ phải luồng lách để giữ vững vị trí của tờ báo trong lòng bạn đọc. Sở dĩ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong nước làm được việc đó vì có ông Võ Văn Kiệt đỡ đầu. Cho dù ông Võ Văn Kiệt đã về hưu, nhưng ảnh hưởng và uy tín ông Kiệt vẫn rất sâu rộng. Sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời, khối Miền Nam bị mất đi một cánh tay đắc lực và trở nên suy yếu. Báo chí trong nước đang bị Hà Nội siết cổ, bóp họng. Đây là giai đoạn đen tối của ngành báo chí Việt Nam sau 20 năm Việt Nam mở cửa nhìn ra thế giới bên ngoài.

 

Phong Thu


PHONG THU

Tên thật: Nguyễn thị Phong Thu, sinh Trưởng tại Bình Dương, Việt Nam.

Cựu học sinh Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, Gia Định, Sài Gòn.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn với hai bộ môn Kỹ thuật Văn chương và Tâm Lý Giáo Duc.

Cựu giáo Sư Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Bình Dương, Việt Nam.

Bắt đầu cầm bút 1980. Những tác phẩm đã xuất bản tại Hoa Kỳ:

Truyện ngắn:

- Cô Bé Bên Giàn Hoa Giấy Đỏ (2003)

- Đóa Phù Dung (2005)

 Nhà Văn Phong Thu và gia đình hiện đang cư ngụ tại Maryland, WA - DC

Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.