.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

BIÊN TẬP

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Chiêu Hoàng | Lặng Lẽ | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân - Linh Linh Ngọc | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

 

  Trần Đỗ Cung - Chứng nhân lịch sử cận đại

 

Nhân đọc bài
“Tướng Quân Vỡ Mộng”
của Phan Quân

  • Viết ngày 12 tháng Tư năm 2006,
    tại Prunedale, Monterey, California

      Tôi đã đọc bài của anh bạn Phan Quân trên trang nhà Bạn Già Không Quân. Các chi tiết về cuộc đời điệp viên của Phạm Xuân Ẩn cũng đã có nhiều người biết qua tài liệu  của Lâm Lễ Trinh, chủ nhiệm Human Rights Watch. Tuy nhiên người đọc cần suy nghĩ thêm về mưu đồ lừa lọc của Cộng Sản khi dùng bình phong Việt Minh tức là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội để đánh lừa và thu phục tất cả mọi thành phần yêu nước chỉ muốn đánh đuổi thực dân Pháp đem lại tự do no ấm cho toàn dân.

      Giới bị lừa nhất là thành phần trí thức, các giáo sư bác sỹ, các sinh viên Đại Học Hà Nội, các du sinh tại Pháp, một số du sinh Mỹ Quốc qua học bổng Fullbright, các học viên trường Thanh Niên Tiền Tuyến thời chính phủ Trần Trọng Kim. Còn phải kể trường hợp Chính Phủ Liên Hiệp hồi 1945-46 mà các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đã mắc lẫm mà nếu không nhanh chân đánh bài tẩu mã theo đoàn quân Lư Hán thì đã mất mạng.

      Trong số các Đại Quan Triều Đình nổi tiếng thì có Phó Bảng Đặng Văn Hướng (thân phụ “con hùm xám Đường số 4” Đặng Văn Việt) trở thành Bộ Trưởng Đặc Trách Thanh Nghệ cho Hồ Chí Minh, Thượng Thơ Bùi Bằng Đoàn (thân phụ Đại Tá Bùi Tín), thành Chủ Tịch Quốc Hội đầu tiên 45-46. Khỏi nói đến các tên tuổi danh tiếng như Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Tường, Bác Sỹ Giải Phẫu nổi tiếng Tôn Thất Tùng, Trưởng Hướng Đạo Hoàng Đạo Thúy, Tráng Trưởng Tạ Quang Bửu, Kỹ Sư Đa Năng (école polytecnique) Trần Đại Nghĩa, Tiến Sỹ Trần Dức Thảo, Sỹ Phu Huỳnh Thúc Kháng, Khâm Sai Phan Kế Toại, Bác Sỹ Lê Đình Thám, Chủ Tỉch hôi Phật Giáo Trung Kỳ và sáng lập đoàn Phật Học Đức Dục ở chùa Từ Đàm Huế (nhạc phụ của Nguyễn Kèn tức Tướng Thế Lâm, đã có lúc phàn nàn với con gái Lê Thị Thể Dư là “chúng nó ngu lắm”).

       Một trường hợp điển hình là Dược Sỹ triệu phú Thẩm Hoàng Tín, đương kim Thị Trưởng Hà Nội hồi 1953-54 nghe theo lời dụ khị của Bác Hồ qua xứ giả Nguyễn Duy Trinh, bảo đảm tài sản để ở lại không di cư vào Nam rồi thân bại danh liệt. Và cả một canh bạc tháu cáy lớn với con xì tẩy “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” lôi cuốn bao nhiêu trí thức nhân sỹ miền Nam để đến khi lật bài lên thì té ngửa. Đó là trường hợp Dương Quỳnh Hoa sinh con trong bưng biền, Huỳnh Tấn Phát, Trần Ngọc Liễng, bà Bác Sỹ Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Hảo, Bùi Kiện Tín, bà Ngô Bá Thành, Vũ Văn Mẫu và Lý Quý Chung. Ngay cả Ngô Đình Nhu, một con mọt sách xuất thân trường École dea Chartes, cũng đã có lúc muốn ráp nối với Hồ Chí Minh sau khi họ Hồ gửi tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cành đào trưng bầy trong dinh Độc Lập.

      Về phía tôn giáo thì đã có các linh mục Chân Tín, Thanh Lãng. Còn về Phật Giáo thì phải kể các Thượng Tọa Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thich Nhất Hạnh và cả thầy Thích Minh Châu Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, (tục danh Đinh Văn Nam, con cụ Tổng Đốc Đinh Văn Chấp) và cũng thuộc nhóm Phật Học Đức Dục ở chùa Từ Đàm Huế. Trong quân đội ta đã nhiều vị sỹ quan bị phỉnh gạt đi học tập vài tuần để rồi đi vào chốn lao tù đầy ải mút mùa lệ thủy. Trong số có Không Quân Đại Tá Phan Văn Minh tức bút hiệu Phan Quân đã mất mười hai năm cuộc đời trong chốn lao tù cải tạo khổ sai của Hà Nội.

       Khi Cộng Sản chiếm miền Nam ngày 30 tháng Tư 1975, cô bộ dội Dương Thu Hương đã ngồi khóc ròng không phải vì choáng ngợp sự trù phú miền Nam mà vì mình đã mắc lừa tuyên truyền bịp bợm của CS và giờ đây mới trắng mắt. Trường hợp của tài năng vượt bực Văn Cao trong tuổi thanh niên đầy nhiệt huyết đã làm trưởng ban ám sát giết nhiều người và cả vụ Ôn Như Hầu thì ai cũng biết lúc cuối đời đã tiếc nuối ra sao. Tôi còn nhớ năm 1978 có một Thượng Sỹ kỹ thuật thiết giáp tên là Minh mới vượt biên đến định cư. Anh Minh kể rằng vì là một chuyên viên máy nên dược một Trung Tá VC dùng anh đi sửa chữa các thiết giáp nằm la liệt khắp nơi. Mỗi ngày anh Minh đều tháp tùng xe Jeep của tên Trung Tá VC đi các địa điểm cần thiết. Một hôm xe đang đi trên đường phố Sài Gòn thì bỗng nhiên viên Trung Tá nầy thốt lên một cách hồn nhiên, “Đây là ngoại quốc rồi chớ còn đâu nữa”!  

       Phạm Xuân Ẩn chẳng qua cũng “há miệng mắc quai” như vậy và vì may mắn là nắm những bí mật đại sự nên được Bộ Chính Trị Cộng Sản “đè” gắn cho lon Thiếu Tướng để an tâm và an trí. Anh ta bây giờ ở một biệt thự xinh xắn trên đường Yên Đổ cũ. Năm 2005 một sỹ quan Không Quân về thăm quê tình cờ được đến nhà anh ta khi cùng đi với một cựu Thượng Sỹ Kỹ Thuật KQ làm nghề lương y thuốc Nam. Trong nhà thấy đầy đủ máy móc lọc không khí, máy trợ thở và la liệt các bình dưỡng khí. Được biết là đương sự bị chai phổi vì hút thuốc lá nhiều năm chớ không phải bị ho lao nên lượng không khí hít vào hết sức giới hạn.

      Nhìn thấy tình trạng cơ thể là một cụ già thở khò khè khó nhọc, mặt mũi không còn sinh khí, khó có thể hình dung đã một thời là một điệp viên thượng thặng, một phóng viên cho Reuters và Time, mà giờ đây chỉ còn là một con người lưng cúi gập xuống, đầu không còn ngẩng lên, tóc tai bù xù, mặt mày thiểu não. Bên ngoài có một cảnh sát lưu thông làm việc 24 trên 24 nhưng thật ra, theo Phạm Xuân Ẩn cho biết, thì để điều nghiên vãng lai địa bàn. Sau khi được ông lang thuốc Nam cho mấy viên thuốc xuất xứ Núi Xam thì nghe nói đã đỡ được 75 phần trăm. Ông “Tướng Givral” phong lưu dạo nào đấu hót ở nhà hàng Givral chỉ còn là ông “Tướng Giấy Cộng Sản” giam lỏng trong “chuồng biệt thự” với chồng sách báo cũ vàng nuối tiếc thời huy hoàng.

      Cho nên Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian “làm chính trị” đã chỉ nói được một câu nghe được “đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà chỉ xem những gì Cộng Sản làm”. Các vị trí thức khoa bảng, thông minh rất mực, nhưng lại ngây ngô, nhìn chính trị và quốc gia đại sự với đầu óc lãng mạn đầy ảo tưởng nên dễ rơi vào lời đường mật của mấy con cáo già tán tỉnh cứ như trong câu truyện La Fontaine “Cô Gái Quàng Khăn Đỏ”. Mà con cáo già lại là Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần lột xác từ Nguyễn Tất Thành rồi Nguyễn Sinh Cung qua Nguyễn Ái Quốc đến mạo danh tính một người chết (identity theft) để tiếp tục gây tang thương cho xứ sở rách nát. Không biết có nhiều người biết về chuyện y quỳ mọp xuống chân đức Cha Lê Hữu Từ xin rửa tội không?

      Người viết bài này đã chứng kiến tận mắt Hồ Chí Minh nước mắt ràn rụa giang rộng hai tay ôm thắm thiết Nguyễn Hải Thấn trong buổi họp Liên Hiệp tại chùa Bà Đá Nà Nội hồi cuối 1945, và chỉ mấy tháng sau Nguyễn Hải Thần đã tháo chạy trối chết theo chân quân Tầu. Cáo Hồ đã chết về chầu Karl Marx thì ta để cho hắn yên nghỉ. Những tên đao búa Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh cũng đều theo nhau về với tổ Mác-Mao. Nhưng hắn đã để lại cả một Bộ Chính Trị lúng túng trong cái quái gở “kinh tế thị trường theo đường hướng xã hội chủ nghĩa” đưa đến tham nhũng tột độ khiến cho cái Đại Hôi X nghiêng ngửa? Có người nói là nước ta thiếu một Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên như họ Đặng đã tuyên bố một câu nôm na “mèo trắng cũng như mèo đen, miễn là bắt được nhiều chuột”. Thì đó cũng chỉ là một câu tỏ rõ mục đích và phương châm của cộng sản, “phương tiện chứng minh cứu cánh” (la fin justifie le moyen và c’est le résultat qui compte).

      Trí thức chúng ta đã mắc lừa quá nhiều lần rồi chỉ vì mê mụ trong lý thuyết sách vở cộng thêm đầu óc lãng mạn của các trào lưu chính trị Pháp ở Thế Kỷ XVIII, các văn chương thi phú Paul Verlaine, Jean Paul Sartre. Hãy bình tâm suy ngẫm và xin đừng bị sập bẫy nữa. Hay những “Ả Q” thời đại, những Xuân-Tóc-Đỏ, tập tọng chính trị thời cơ cũng ti toe nói chuyện nhân nghĩa với Cộng Sản tuyên bố phỏng vấn nọ kia ra cái đều có thể ảnh hưởng đến đường lối của chúng. Nghe thấy có nhóm thiên tả nửa mùa Tạ Văn Tài ở Đại Học Harvard, tôi xin đặt câu hỏi “Trí thức hay trí ngủ đây, bao giờ chúng ta mới tỉnh”?

       Tôi viết bài nầy nhân ngày Quốc Hận 30 tháng Tư sắp đến. Bây giờ chúng ta đã là công dân xứ nầy thì mọi hành động cảm nghĩ phải là của một người Mỹ chính hiệu, phù hợp với quyền lợi của xứ sở Hoa Kỳ. Nước Công Hòa Tự Do miền Nam đã chết lâu rồi. Ngọn cờ vàng ba sọc đỏ chỉ còn là biểu tượng tinh thần tự do của người Mỹ gốc Việt. Nếu tranh đấu cho dân Việt ta được hưởng dân chủ trong nước thì là một mục đích đẹp đẽ và một phương cách giải thể phần nào chính sách và lý thuyết cộng sản. Nhưng phải hành động với tư cách là người Mỹ. Hãy nhìn những người Mỹ gốc Do thái đã hành động như thế nào để giúp Israel trong thế nước hết sức ngang ngửa. Tại sao họ đã có được Thủ Tướng Golda Meir là một người Mỹ gốc Do Thái?

 

Viết ngày 12 tháng Tư năm 2006,
tại Prunedale, Monterey, California

Cườc chú.- Phan Quân là bút hiệu của cựu Đại Tá Không Quân VNCH Phan Văn Minh đã bi cộng sản Hà Nội giam cầm 12 năm trong nhiều trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc.

 


TRẦN ĐỖ CUNG

Sinh ngày 28 tháng Ba năm 1922 tại Nho Lâm, Nghệ An.

Chính quán tại Nhị Khê, Hà Đông. Trưởng thành ở Thanh Hóa.

Tốt nghiệp Thành Chung tại Collège de Thanh Hóa, nhập học trường Quốc Học Khải Định Huế và tốt nghiệp Tú Tài toàn phần toán năm 1942.

Ra Hà Nội học môn Toán Chuyên Biệt (Mathématiques Spéciales) ở trường Albert Sarraut và đậu các bằng Toán Học Tổng Quát (Mathématiques Générales), bằng Cơ Học Lý Tưởng (Mécaniques Rationelles) năm 1944 và 1945.

Trong thời kỳ này hoạt động tích cực với Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương, Tráng Đoàn Hướng Đạo Lam Sơn của Hoàng Đạo Thúy. Và tham gia phong trào ái quốc Việt Minh chống Pháp cho đến khi trở về Hà Nội năm 1947 làm gián điệp đột nhập đầu não của Pháp ở Thành Pháo Thủ. Năm 1949 thành hôn với cô Nguyễn thị Bảo là con cụ Phủ Nguyễn Đình Tại. Nhận làm Giám Đốc Thể Dục Thể Thao cho Bộ Trưởng Nguyễn Tôn Hoàn và di chuyển vào Sài Gòn.

Động viên nhập ngũ năm 1953, du học Pháp Quốc tại trường Không Quân Salon de Provence và tốt nghiệp cuối năm 1955 với bằng Kỹ Sư Cơ Khí Hàng Không.

Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thanh Niên năm 1964 rồi Tổng Cuộc Trưởng Tổng Cuộc Tiếp Tế 1965-67, ngang hàng Thứ Ủy trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, đương đầu và phá vỡ sự phong tỏa kinh tế Thủ Đô của Việt Cộng.

Về hưu quân đội Tháng Mười 1972 với cấp bậc Trung Tá và vào thương trường cho đến khi mất nước thì may mắn di tản qua Mỹ Tháng Tư 1975 rồi được bảo trợ về định cư tại Monterey California cho đến nay. .

Prunedale, 2 Tháng Ba, 2007

Tác phẩm :



Câu chuyện một di dân tị nạn Việt

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.