.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

" Văn-Nghệ-Sĩ sẽ không còn, nếu Tự Do và Sáng Tạo bị tước đoạt" (LN)

bút
việt
hồn
quê

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Kiều Mỹ Duyên | Trần Trung Đạo | Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Tâm Hải Đức | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Đại Lãn | Lặng Lẽ | Lâm Kim Loan | Trần Quan Long | Phạm Trọng Luật | Miêng | Diệu Trân | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Tuệ Sỹ | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Trần Khải Thanh Thuỷ | Anh Thư | Tiểu Tử | Nguyễn Ước | T. Vấn | Hiền Vy | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 TIN VĂN

Sách “Huyền thoại Duy-Ma-Cật”
 ra mắt tại Houston, Texas - thành công m mãn

  • PSN | 18.11.2007 | Phóng viên Thế Giới tường trình

 

Chủ Nhật ngày 4 tháng 11 năm 2007, lúc 6:30 giờ chiều, khoảng 600 đồng hương, Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cùng với văn ngh sĩ từ nhiều thành phố, tiểu bang và Canada qui tụ về Nhà hàng Kim Sơn trên đại lộ Bellaire, vùng Tây Nam thành phố Houston tham dự chương trình ra mắt sách “Huyền thoại Duy-Ma-Cật.
 

Sau nghi thức chào quốc kỳ, Phật tử MC Diệu Anh và Đặng Văn Thành trang trọng giới thiệu thành phần tham dự gồm Chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử, văn nghệ sĩ đến từ khắp nơi về, các hội đoàn văn hóa, ái hữu và các cơ quan truyền thông, báo chí uy tín như Little Sàigòn Radio, báo Việt Tide, báo Ngày Nay, Sàigòn Houston, Tập san Phương Trời Cao Rộng, Việt Báo...

Với giọng dịu dàng, thành khẩn MC Diệu Anh giới thiệu chương trình buổi sinh hoạt như sau:
 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kinh bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa qúy Đồng Hương
Kính thưa quý Phật tử

 

Chúng con rất hoan hỷ khi thấy Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý đồng hương Phật tử đã vân tập về đây đông đủ để tham dự ngày giới thiệu tập sách Huyền Thoại Duy Ma Cật của TT Thích Tuệ Sỹ. Và cũng để cùng nghe, cùng đọc mươi câu thơ, giữ cái tâm thể nguyên vẹn, hay phổ thành nhạc của nhà thơ Tuệ Sỹ, âu cũng là nương theo truyền tụng Niêm Hoa Vi Tiếu, mượn cái phiêu bồng của đạo pháp mà gửi cho lòng mình và cho nhân sinh một nụ cười. 


Như thế sự hiện diện của quý vị là lời khuyến khích cho ban tổ chức trên những bước vào đời; cùng đi vào con đường tư duy và con đường thơ với Tuệ Sỹ, và trên hết thẩy, thay cho lời ngỏ rằng sẽ tin vào đạo pháp hằng nằm trong đời sống. 


Điều cuối cùng này thật lớn! Vì Duy Ma Cật và Tuệ Sỹ mở ra cho giao hưởng của Đạo và Đời.
Cái hành trang về đời sống là hành trang đối tính giữa khắc nghiệt và phiêu bồng. Phần nào trong mỗi chúng ta luôn tần ngần giữa cái nghiêm túc mấu chốt trong đạo pháp và cái bất định ngoài đời. Chân tay chúng ta lúc nào mang cái linh hồn thong dong đi giữa chợ và lúc nào ngồi xông trầm cặm cụi đọc kinh. Cho nên Kinh Duy Ma Cật và mươi trang thi đạo của nhà thơ Tuệ Sỹ là về cái vấn nạn đó.


Chữ nghĩa lúc đó không còn là con dấu đen trắng bẹp giữa trang giấy, không còn là tư tưởng lạnh lẽo khắc vào đá, mà là một người một đời, chẳng hạn như người Duy Ma Cật, chẳng hạn như người Tuệ Sỹ: dám sống, dám nghĩ, dám dấn thân, dám băn khoăn về đạo về đời, dám hỏi và tra vấn, để chúng ta có Huyền Thoại Duy Ma Cật hôm nay.
 

Lời chào mừng và khai mạc của Tỳ kheo Thích Nhật Trí Trưởng Ban Tổ chức và cũng là Hội trưởng của Dharma Wheel Corporation

Tiếp theo là Lời chào mừng và khai mạc của Tỳ kheo Thích Nhật Trí Trưởng Ban Tổ chức và cũng là Hội trưởng của Dharma Wheel Corporation.

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật,
Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quý vị thức giả, văn thi sĩ và đồng hương Phật tử,
Kính thưa liệt quý vị,


Cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ, vào thời đức Thích Tôn còn tại thế, tại thành Tỳ Da Ly của xứ Ấn Độ, có một vị Phật tử tên là Duy Ma Cật xuất hiện. Trong hình ảnh và nếp sống của một Phật tử tại gia, Duy Ma Cật đã làm sáng ngời giá trị phổ quát và siêu việt của giáo pháp giác ngộ và giải thoát của Phật Đà. Khi minh giải về cuộc đời của vị Phật tử Duy Ma Cật ấy, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đã viết một cách thi vị trong tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật như sau:


“Cuộc sống của Duy-ma-cật là sự thể hiện của nhân cách nghệ sĩ lão thành. Chất liệu để thành tựu Vô thượng Bồ-đề là những nhận thức mỹ cảm được tích lũy. Cho nên, khi Văn-thù và Duy-ma-cật thảo luận về con người, về những giá trị hiện thực của con người, thì Thiên nữ xuất hiện với những bông hoa thiên giới. Người nghệ sĩ nắm bắt thực tại bằng nhận thức mỹ cảm, nhặt vô biên trong một hạt cát, đón vĩnh cửu trong từng khoảnh khắc sát na. Chất liệu để ông làm rung động âm thanh tịnh lạc bằng chính những tiếng khóc, tiếng cười của mọi chúng sinh trong đau khổ hay hoan lạc, từ trên các tầng trời cao nhất của Vô sắc giới, cho đến cõi đọa đày thống khổ nhất trong địa ngục A-tì. Nói cách khác, phiền não tức Bồ-đề.”


Đó là tâm hạnh, là thệ nguyện, là con đường của Bồ tát. Con đường đi giữa tất cả những khổ lụy trầm thống hay hạnh phúc an vui của muôn loại chúng sinh. Rồi cũng từ trong chốn ao tù phiền não ấy mà xuất sinh những đóa sen giác ngộ và giải thoát thơm ngát cả nhân gian. Trong ý nghĩa đó, Duy Ma Cật chính là hình ảnh biểu tượng cho nhân cách trí tuệ siêu việt và từ bi bao dung hàm tàng trong đời sống bình phàm của tất cả mọi người Phật tử. Hay nói cách khác, mỗi vị Phật tử đều có sẵn trong nội thể mình khả tính giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não khổ đau. Khả tính ấy chính là Phật tính. Vì vậy, sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mọi người con Phật là thắp sáng khả tính thành Phật để góp phần vào công cuộc “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.


Kính thưa liệt quý vị,
Buổi giới thiệu tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật của tác giả Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ hôm nay cũng không ngoài mục đích nêu cao giá trị ưu việt của giáo pháp giác ngộ và giải thoát mà Phật tử Duy Ma Cật đã thể nghiệm. Đó cũng là lương dược cần được lưu bố để góp phần chữa lành những chứng bệnh trầm kha của thời đại hầu giảm thiểu sự bất an và khổ não cho nhân loại.


Trong tinh thần đó, xin thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi long trọng tuyên bố khai mạc lễ ra mắt, giới thiệu tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật, và buổi cơm chay thân mật đêm nay.


Chúng con cung kính đảnh lễ tri ân chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni đã từ bi quang lâm. Chúng tôi thành tâm cảm niệm sự hiện diện của chư vị thức giả, văn thi sĩ và đồng hương Phật tử. Nguyện cầu đức Phật hộ niệm cho quý liệt vị phước trí nhị nghiêm, thân tâm thường an lạc.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát,
Tỳ kheo Thích Nhật Trí
 

3 Diễn giả: Tg. Phạm Công Thiện - Gs. Doãn Quốc Sỹ và
Tt. Thích Nguyên Siêu

Diễn giả Triết gia, thi sĩ Phạm Công Thiện, đăng đàn nói về hai vị Tăng sĩ trẻ tuổi mà nhiều thập niên trước khi ông dạy ở Đại Học Vạn Hạnh, có dịp quen biết và vô cùng kính trọng. Ông thân thương gọi hai vị Tăng sĩ trẻ này là hai “chú tiểu” khi giới thiệu tác giả của “Huyền thoại Duy-Ma-Cật” – Thầy Tuệ Sỹ. Triết gia Phạm công Thiện cho biết: Hai vị Tăng sĩ trẻ này chỉ ở vào tuổi hai mươi mà đã là giáo sư Đại học; một ở Đại học Vạn Hạnh là Thầy Tuệ Sỹ và “chú tiểu” thứ hai dạy ở Đại học Huế không ai khác hơn là Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh. Với dáng điệu tự nhiên, dí dỏm, diễn giả đưa toàn thể cử tọa vào trạng thái say sưa theo dõi phần kể lại những kinh nghiệm và sự kính phục của mình đối với thiên tài Tuệ Sỹ tác giả của “Huyền thoại Duy-Ma Cật”.


Diễn giả kế tiếp là nhà văn, nhà giáo lão thành Giáo sư Doãn Quốc Sỹ. Giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã dẫn nhập lời phát biểu của ông dùng “Lời Phật Dạy” trong kinh Pháp Cú, dẫn giắt cử tọa đi vào cảnh giới “từ đống bùn nhơ nở ra đóa sen thanh cao” để ca ngợi đức tính cao quí, thanh bạch của tác giả “Huyền thoại Duy-Ma-Cật, thầy Tuệ Sỹ. Nhà văn Doãn quốc Sỹ lại dùng điển tích “Tái ông thất mã nan tri họa” (trong cái rủi có cái may) phải chăng ông muốn nói là nhờ có những phần tử bất hảo dùng truyền thông, báo chí gây xáo trộn, đánh phá, chụp mũ nhà tu, gây chia rẽ giữa các tông phái và hàng Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại mà chương trình ra mắt sách hôm nay có được cơ may trước một cử tọa 5, 6 trăm người, làm sáng tỏ mọi bề? (lời của người tường trình).

 

Diễn giả Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh

Hai diễn giả cuối là Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh, Viện chủ Trung Tâm Phật giáo Chùa Việt Nam ở Sugar Land, Texas và Thượng tọa Thích Nguyên Siêu. Chư vị ôn tồn với lời lẽ rắn chắc xác minh Thầy Tuệ Sỹ không phải là một con người như người ta hiểu lầm qua sự vu khống, chụp mũ, đánh phá trong suốt thời gian qua. Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh bộc bạch những đức tính đặc biệt của tác giả “Huyền thoại Duy-Ma- Cật là can trường, trong sáng, yêu nước, trọng đạo. Thầy Tuệ Sỹ là một Tăng Sỹ Phật giáo khả kính, lỗi lạc nổi danh quốc tế, ông là một trong hai vị Tăng Sĩ dịch nhiều kinh Phật nhất. Nhà nước vô thần CSVN xem ông như là một cái gai trong mắt, tìm đủ cách triệt hạ, bắt và kết án tử hình nhưng họ không dám giết thầy vì uy tín lớn của thầy trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước CSVN tương kế tựu kế đã đưa cho Thầy một mẫu đơn xin nhận tôi để được ân xá án, Thầy đã khẳng khái bảo thẳng vào mặt CSVN rằng ông không hề làm gì có tội tại sao phải ký vào bản xin ân xá? Một con người xem cái chết nhẹ tựa lông hồng và xem mọi sự trên đời là KHÔNG mà CSVN và nhóm người gian ác lại gán ép cho ông đủ mọi thứ: nào là Sư quốc doanh nào là sắp được CSVN đưa lên làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo thay thế HT Thích Quảng Độ, trong ý đồ triệt tiêu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nói cách khác, Thượng tọa Tuệ Sỹ là một Tăng Sĩ lỗi lạc, uyên bác, là viên ngọc quí của Phật Giáo Việt Nam, nếu người CS mang tất cả cơ chế đảng và nhà nước vô thần của họ dâng cho Thầy, Thầy cũng chẳng màng huống hồ chỉ chức vụ Viện Trưởng VHĐ mà có thể mua chuộc được Thầy (lời của người tường trình).


Phần II của chương trình là văn nghệ gồm ca nhạc và ngâm thơ do các nghệ sĩ Tuấn Ngọc, Bạch Hạc, Vĩnh Tuấn... với sự góp mặt của Pianist Duy Thành 8, GS Kim Oanh: đàn tranh; Hải Yến: đàn bầu; Hoàng Nhật Thành: Sáo.
 

Ca sĩ  Tuấn Ngọc

Các nhạc bản và thơ được sáng tác trích trong “Giấc mơ Trường Sơn” của Thầy Tuệ Sỹ. Lời hát, giọng ngâm ngọt ngào, điêu luyện của Tuấn Ngọc, Bạch Hạc và Vĩnh Tuấn được cử tọa tán thưởng nhiệt liệt. Đặc biệt nhất có giọng ngâm trầm ấm của TT Thích Tâm Hòa (Canada) với bài thơ “Xuống Núi” của Thầy Tuệ Sỹ.
Xen giữa chương trình văn nghệ, các Phật tử Kim Tuyến, Diệu Anh và Đặng Văn Thành tuyên đọc danh sách các Phật tử đóng góp hậu hỉ cho chương trình gây quỹ giúp Dharma Wheel Corporation, tổ chức từ thiện và văn hóa Phật giáo. Số tiền quyên được, kết quả sơ khởi khi chương trình hoàn mãn trong đêm (chưa chính thức kết toán đã được trên 40.000). Phật tử Phan Duy Thanh nhân dịp này đã mời cử tọa nếu ai có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Đại hội Về Nguồn ở Canada xin cứ đặt ra với Chư Thượng Tọa hiện diện trong đêm nay, để mọi việc được sáng tỏ. Cùng lúc, Phật tử Phan Duy Thanh mời cử tọa giúp soi sáng việc báo bổ, trang nhà điện tử và thơ nặc danh phổ biến một bức ảnh có chú thích rằng người trong ảnh là TT Thích Nguyên Hạnh, nhờ cử tọa nhận diện xem người trong ảnh là ai? Là TT Thích Nguyên Hạnh hay là TT Thích Tâm Hòa?


Ông Phan Duy Thanh sau đó đọc lên 2 câu hỏi nhận được từ một Phật tử, liên quan đến một lá thư của TT Thích Nguyên Hạnh gởi về trong nước từ chối tham dự Đại hội Phật giáo tổ chức ở Việt Nam và việc TT Thích Nguyên Hạnh dự Đại hội Về Nguồn ở Canada. 


TT Thích Nguyên Hạnh giải đáp tuần tự từng câu hỏi. Nguyên văn được ghi lại như sau:
“Thứ nhất là không phải Đại hội Phật giáo nào ở trong nước, mà đó là một cuộc hội thảo quốc tế, được tổ chức mời các vị giáo sư, học giả trên thế giới, trong đó có một số tu sĩ Việt Nam đang sinh hoạt tại hải ngoại đóng góp cho những ý kiến để khai mở con đường của Phật giáo Việt Nam ở trong thế kỷ 21. Chúng tôi được thư mời của ban tổ chức, tôi biết hoàn cảnh khó khăn và tôi cũng không muốn bị vướng mắc bởi một cái gì cho nên tôi từ chối tham dự. Tôi cũng tiếc rằng tôi không có thời giờ để viết một bài tham luận đàng hoàng. Tôi chỉ có lá thư trả lời ban tổ chức để xin cáo lỗi không về tham dự được. Không tham dự được nhưng tôi đóng góp một số ý kiến là hy vọng cuộc hội thảo quốc tế này có thể làm được. Làm được hay không là chuyện của hội thảo quốc tế nhưng mà tôi đặt ra từ ở trong những ưu tư của mình những hoài vọng của mình cho Phật giáo Việt Nam, không bên này, không bên kia vì tôi vẫn nghĩ một điều triều đại nào lên cũng xuống, chế độ nào đến cũng đi nhưng dân tộc Việt Nam sẽ còn đó và Phật giáo Việt Nam sẽ còn đó. Còn đó như thế nào 50 năm sau, một trăm năm sau một phần tùy thuộc vào những nỗ lực ngày nay của chúng ta. 


Sáu cái đề nghị, ý kiến mà tôi gởi về có một ý kiến này hình như được in lại trên một tờ mà không ai ghi tên tuổi của ai hết. Ý kiến đó là như thế này đọc lại và đọc nguyên văn lá thư của tôi gởi về. Ý kiến đó là như thế này Tôn giáo của dân tộc đã gắn liền với dân tộc trên dưới hai ngàn năm, thế mà, không có một cơ cấu độc lập tự chủ để nói lên tiếng nói của mình, cho mình và cho dân tộc, làm thế người Phật tử có thể cam tâm mà chấp nhận. Tôi muốn nói gì qua câu nói đó? Tôi muốn nói rằng phải có một giáo hội Phật giáo thật sự độc lập và tự chủ, không bị lệ thuộc, không bị khống chế bởi bất cứ một thế lực nào tất cả. Cũng ở trong đó, tôi nhớ rằng tôi có viết: tôi mong ở cuộc hội thảo này sẽ là bước đầu cởi bỏ sợi dây oan nghiệt đã từng trói chặt cái thân Phật giáo Việt
Nam từ bao lâu nay. Những câu tôi viết đó nhà nước CS ở trong nước họ không chống thì tôi không hiểu ở ngoài này những người đấu tranh cho tự do chống cái gì ở nơi đó?! 


Thứ hai, câu hỏi về nguồn. Về nguồn không phải là đại hội về nguồn, thú thật với quý vị, trước khi tôi đặt chân đến thì tôi không biết rõ nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi biết một cách chắc chắn đó là các thầy đứng ra tổ chức một buổi họp về nguồn với một tâm huyết hết sức là đáng quí. Đó là, nhìn thấy cái tình trạng Tăng Ni Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại sinh hoạt trên những miền địa lý xa xôi, làm thế nào đây để anh em có thể ngồi lại với nhau gắn bó tình thân thương khắn khít với nhau. Làm thế nào đây để các anh em tu sĩ trong thế hệ trẻ trong một xã hội văn minh vật dục như thế này gìn giữ được cái chí nguyện tu học, gìn giữ được cái sơ tâm trong sáng trước thời buổi nhiễu nhương đầy cám giỗ. Cho nên, các thầy đó làm cái việc mời gọi các anh em trở lại để chúng ta cùng hiệp kỳ lịch đại tổ sư để ôn lại những tấm gương của bậc thầy tổ trong lịch sử của Phật giáo Việt
Nam


Các Tâng Ni đã về ở tại ngôi chùa Pháp Vân
, Canada và đã làm gì suốt ba ngày? Các anh em Tăng Ni của chúng tôi ngồi dưới chân các Sư Tổ mà phát nguyện không quên công ơn chư Tổ đối với mình, công hạnh của các bậc Tổ Sư để noi theo. 


Chúng tôi về đó để làm gì? Để quỳ dưới chân Đức Phật để học lại những lời của Phật dạy trong kinh trong luật để nuôi dưỡng cái giới thân của người xuất gia. Những người xuất gia ấy chính là những người nắm lấy cái mạng mạch của Phật Pháp hôm nay và ngày mai không khác gì những người con trong gia đình lưu lạc nhiều nơi để rồi cùng nhau qui tụ về dưới mái nhà mà tưởng niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình. Nhớ lấy cái ơn của ông bà tổ tiên mà nuôi lấy cái chí nguyện làm người của mình ngày nay. 


Thưa quí vị, một việc làm như vậy sao lại gọi là quốc doanh? Sao lại gọi là Cộng Sản? Một việc làm như vậy mà ai đó đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền mà đi chống đối thì thú thật tôi không thể nào hiểu nổi cả. Chống đối như vậy thì mình là như thế nào? Mình sống không có tổ tiên, mình sống không có ông bà cha mẹ ư? Mình sống không có cội nguồn gốc rễ ư? Tìm trở lại cái cội nguồn tâm linh của mình để lấy cái cội nguồn mà giữ lấy cái bản thể của người con Phật xuất gia. Lấy cội nguồn đó mà nuôi lớn cái chí nguyện tu học phụng sự của mình. Làm như vậy, người con Phật nào có tấm lòng với đạo mà không sanh tâm... 


Gần đây, có rất nhiều Phật tử, nhất là những Phật tử trong ban hộ trì Tam Bảo tại Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam nhận không chỉ một mà ba, bốn, năm lá thư không có tên người gởi để mà biêu ríu cái sự kiện chúng tôi tham dự ngày về nguồn. Thú thật với quý vị, tôi qua ngày về nguồn, chỉ qua được buổi tối, sáng hôm sau chưa kịp có một bữa ăn nào với Tăng Ni ở đó, tôi đã phải bay về thành phố
Houston này. Những bức thư nêu ra những hình ảnh, hình đó thưa quý vị là thầy Tâm Hòa xuất hiện trước quý vị, thế mà, người ta bảo đây là ông Sư quốc doanh Thích Nguyên Hạnh tham dự đại hội quốc doanh về nguồn ở Canada. Rồi cũng theo cái bức thư mà tôi gởi về cho đại hội quốc tế để trình bày quan điểm của mình trên đường xây dựng Phật Giáo Việt Nam, tôi làm điều đó với tất cả tâm thành của người con Phật đối với Phật giáo Việt Nam hôm nay và ngày mai. 


Thưa quý vị, tự do, dân chủ và nhân quyền, người con dân Việt
Nam nào ngày nay mà không nuôi ước mơ. Nhưng mà tự do, dân chủ nhân quyền nào mà có thể thực hiện bằng những cái việc nặc danh, vu khống, mạ lỵ như thế quý vị. Huyền thoại Duy Ma Cật được giới thiệu hôm nay một trong những lý do hôm nay là vì Duy Ma Cật ấy chính là một con người thể hiện được cái phẩm tính cao nhất của hai chữ, hai chữ TỰ DO. Xin cám ơn quý vị.”


Phật tử Võ Minh Thế, trong nhóm chủ trương Chương Trình Tỉnh Thức, Houston, Texas đã trao cho đạo hữu Phan Duy Thanh một vài câu hỏi liên quan đến “bầu không khí ô nhiểm” trong cộng động Phật giáo địa phương. Phật tử Võ Minh Thế được mời lên tự trình bày câu hỏi để xin được TT Thích Nguyên Hạnh giải đáp. Những câu hỏi của Phật tử VMT như sau:


Kính thưa quý Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, 
Như TT Thích Nguyên Hạnh vừa trình bày: Trong thời gian qua, GHPGVNTN tại hải ngoại đang có những biến cố lớn, có thể là con không đồng ý như từ Pháp nạn mà một vị trong ban tổ chức vừa dùng, nói là Phật giáo đang có Pháp nạn tại quê nhà hay tại đây. Con luôn nghĩ rằng Giáo Pháp của Đức Phật không có cái nạn nào ngăn chặn được, luôn luôn bao giờ cũng trong sáng và hùng mạnh. Cái nạn mà có được là có trong tổ chức mà thôi chứ không có trong Giáo Pháp mà chúng ta gọi là Pháp nạn là nó quá lớn trong thời đại chúng ta. Hơn nữa con đã từng theo dõi những website, tin tức và tất cả những tài liệu. Con có đọc Thư ngỏ của HT Thích Tín Nghĩa, Thư ngỏ của HT Thích Thắng Hoan, của HT Thích Tâm Châu, HT Thích Trí Hiền; con cũng có đọc Giáo Chỉ số 9, chỉ thị thực hiện Giáo Chỉ và nhiều bài khác về thực trạng của Giáo hội. Phải nói là cái tâm trạng của những người Phật tử như chúng con là rất buồn và rất ưu tư. Có khi mình lại nghĩ rằng: Tại sao mình có cả trí tuệ và từ bi mà các vị Tăng sĩ không nêu gương sáng hòa hợp mà lại có tình trạng như vậy. Đó thật là những ưu tư của chúng con. Điều mà con nêu lên không phải là con muốn xin Thượng Tọa trình bày những diễn tiến và chi tiết của sự việc từ đâu mà nó xảy ra chuyện đó, vì trình bày mọi chi tiết diễn tiến chúng ta mất một hai tiếng đồng hồ cũng không giải quyết được vấn đề. Điều mà con muốn hỏi thì bây giờ thực trạng nó như vậy, chúng ta phải làm gì...? Và xin quý Thầy, quý Thượng Tọa, quý vị chỉ cho chúng con cách phải làm cách nào để hàn gắn, xóa bỏ dị biệt bằng phương cách, đường lối cụ thể nhất để Phật tử chúng con có một niềm tin vững chắc vào Giáo hội.


TT Thích Nguyên Hạnh đã lần lượt giải đáp: 
Thưa Quý vị, câu hỏi về Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thì xin để các vị trong GHPGVNTN có thẩm quyền trả lời. Còn ở cái thành phố Houston này, HT Thích Hộ Giác, trước đây là Chủ tịch Văn Phòng Điều Hành, bây giờ là Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN trả lời.


Câu hỏi trên một mặt khác: Phật tử bây giờ phải làm cái gì đây? Xin lỗi quý vị, người Phật tử hãy trầm tỉnh lắng nghe trở lại lời của Phật dạy. Phật dạy thế nào? Phật dạy rằng, hãy đừng vội vàng tin theo bất cứ một điều gì, dù điều đó là điều từ ngàn xưa để lại; đừng vội vàng tin bất cứ điều gì dù điều đó được loan truyền cho hàng ngàn hàng vạn người; đừng vội vàng tin bất cứ điều gì dù điều đó được nói ra bởi một người có uy quyền đến đâu đi nữa. Nếu chúng ta hiểu rằng, ngay cả Đức Phật. Ngài cũng không bắt chúng ta nhắm mắt mà tin theo lời Ngài mà Ngài kêu gọi chúng ta hãy mở mắt thực chứng lời Phật dạy. Sau khi đã thực chứng rồi, đã thấy rõ rồi, đây là lời chân thật, cái hạnh phúc chân thật đưa tới cái trí tuệ chân thật hãy tin hãy sống theo lời dạy của Phật. Trong cái tình trạng hỗn loạn của thế giới dư luận; trong tình trạng ô nhiễm của cái bầu khí sinh hoạt một mặt nào đó, thưa quý vị, những người Phật tử chân chính học lại lời của Phật dạy. Nếu quý vị cho phép tôi có một lời khuyên thì đây là lời khuyên của tôi: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù cơn khủng hoảng này có đổ vỡ tan nát chăng nữa thì thưa quý vị Phật Pháp vẫn là Giáo Pháp chân thật của muôn đời. Và vì vậy, hãy đừng bao giờ đánh mất niềm tin của mình ở nơi Phật Pháp. Hai nữa, hãy đừng bao giờ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả có làm một kẻ ăn mày chăng nữa, nguyện con muôn kiếp không bao giờ bỏ mất Tâm Bồ Đề ở nơi con. Với Tâm Bồ Đề mà mọi việc làm ở trên đời việc nào cũng là việc của PHẬT; đánh mất Tâm Bồ Đề thì thưa quý vị, dù có xây chùa, đúc tượng, dù có lập cái này, cái nọ, cái kia, tổ chức này, tổ chức khác tất cả đều là việc của MA. Xin cảm ơn quý vị.


Chương trình ra mắt sách “Huyền thoại Duy-Ma-Cật” thành tựu viên mãn.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.