.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

30.04, nhắc lại chuyện cũ:
Đức chính hay Đức trị?

Mới đây, Dương Thu Hương xuất bản một cuốn sách nói về Hồ Chí Minh (HCM), nhan đề là “Đỉnh Cao Chói Lọi”. Nói chuyện này với vài người bạn được coi là “tích cực chống Cộng”, có người nói đùa: “Chói lọi cái gì, chói mắt thì có.” Có người bạn lại đùa thêm: “Không những chói mắt mà còn chói tai. Nói nghe không được.”

Tôi nghĩ khác một chút, diễn đạt theo một cách khác. Ấy là, Hồ Chí Minh là người thông minh, có thể cực kỳ thông minh. Cái thông minh của một người thiếu đức, thiếu lòng nhân nên trở thành cái đại ác.

Khen chê HCM, người ta bàn bạc quá nhiều, sau khi biết những “thâm cung bí sử đời nhà hậu Hồ.”

Chuyện Nông Thị Xuân chẳng hạn, người ta trách: “Sao mà ác thế! Giết, mà giết một cách tàn ác, - người từng chung chăn chung gối với mình. Tán tận tận lương tâm lắm mới làm được một việc như thế.”

Trước hết, nên xem thử HCM có thật yêu Nông Thị Xuân hay không?

Nếu yêu, ông ta phải bảo vệ người ông ta yêu chứ! Đó là tâm lý thường tình.

Trong “Đêm Giữa Ban Ngày”, Vũ Thư Hiên cho biết rằng ông Hồ Chí Minh phải tự tay giữ chìa khóa phòng giam ông Ngô Đình Diệm. Tới giờ ăn, ông Vũ Đình Huỳnh lên văn phòng ông Hồ để lấy chìa khóa mở phòng giam đem cơm vào. Ông HCM tự thân giữ chìa khóa vì sợ “các chú” làm bậy, manh động.

Đây là câu chuyện ông Vũ Đình Huỳnh (cha) kể lại cho ông Vũ Thư Hiên (con) nghe. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là chuyện khoa trương, nói bậy. Sai lạc? Có thể phần nào đó, nhưng có lẽ câu chuyện ấy là thực.

Như vậy, ông HCM sợ em út làm bậy nên đề phòng. Thế tại sao ông Hồ lại không nghi ngờ em út ông có thể làm bậy với Nông Thị Xuân. Nếu ông ta yêu Nông Thị Xuân thực sự, nhất là khi bà Xuân đã có hai con với ông Hồ nữa, thì sự đề phòng ấy phải nhiều hơn, chặt chẽ hơn, cẩn thận hơn mới phải chứ. Hay đây là một sự “sơ hở” có dụng ý? Nếu có dụng ý thì cái dụng ý này ác lắm!

Thật ra, ông HCM ăn nằm với Nông thị Xuân đâu phải ông ta yêu Nông Thị Xuân hay muốn lấy Nông Thị Xuân làm vợ. Nếu muốn làm vợ thì ít nhiều ông phải bảo vệ người đàn bà này.

Ăn nằm với một người đàn bà, không nghĩ tới việc lấy người đàn bà ấy làm vợ, không nghĩ tới chuyện ăn ở lâu dài với nhau thì việc đó có ý nghĩa gì?

Ấy là chơi bời! Thay vì vào nhà thổ chơi bời, sợ mang tiếng thì bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam kiếm một cô sexy đem vào cái gọi là “Phủ chủ tịch” cho  “bác giải quyết sinh lý”. Rõ ràng đó là chuyện chơi bời. Cách đây hơn mười năm, khi tìm hiểu việc quan hệ giữa Nông Thị Xuân và HCM, tôi đã gọi là “Bác Hồ chơi bời.” Bài tôi viết nhan đề là “Bác Hồ chơi bời.”

Bây giờ đem chuyện chơi bời của “bác” đổ lên đầu Lê Duẫn, Lê Đức Thọ. Đấy, HCM làm mà Duẫn - Thọ gánh tội. Điều đó chứng tỏ cái “cực kỳ thông minh” của HCM. Cái chói lọi của Hồ Chí Minh là do tự tay ông ta làm ra mà người khác chịu tôi. Dù có đưa ra tòa xét xem tội về ai thì Duẫn và Thọ đang bị cùm dưới âm phủ, phản ứng thế nào được, chạy tội thế nào được, mặc cho ai múa bút như thế nào thì múa.

Nhưng việc này của HCM chỉ giết một người, chỉ một mình Nông Thị Xuân, - chưa kể cô Vàng, bà con chị em với cô Xuân.

HCM làm những điều ác hơn, giết hàng vạn người mà không gánh tội gì cả. Ấy là cái ác cực kỳ thông minh của Hồ, là “đỉnh cao chói lọi” của Hồ.

Câu chuyện như thế này:

Ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyền, với danh nghĩa chống Pháp giành độc lập, ngoại trừ một số đảng phái và chính trị gia biết rõ bản chất của Cộng Sản, phần đông người Việt Nam theo Việt Minh.

Khi công cuộc toàn dân kháng chiến nổ ra, dân chúng ở thôn quê cũng như thành thị đều ủng hộ kháng chiến: Người đi bộ đội, người làm du kích. Với tinh thần đó, nhiều đơn vị bộ đội được thành lập, với nhiều thành phần tham gia. Những ai có học, có khả năng thì giữ nhiệm vụ chỉ huy, các thành phần khác, trình độ kém thua thì làm lính, gọi chung là chiến sĩ.

Trong viễn tượng đó, nhiều đơn vị quân đội hình thành một cách nhanh chóng. Ở Hà Nội, ai cũng biết danh tiếng của Trung Đoàn Thủ Đô gồm những thanh niên Hà Nội tham gia bộ đội đánh Pháp ngay trong lòng thủ đô, ở miền Nam có những đơn vị nổi tiếng như Đệ Tam Sư Đoàn của ông Nguyễn Hòa Hiệp, Bình Xuyên của Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), bộ đội Năm Lửa, Ba Cụt của Hòa Hảo, v.v… Các bộ phận tôn giáo khác, như Cao Đài, Thiên Chúa Giáo cũng có những đơn vị bộ đội chống Pháp. Theo lời ông Mỹ Tín - trước 1975 là giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn kể lại, thời kỳ Nam Bộ Kháng Chiến, ông tham gia một đơn vị bộ đội kháng chiến của Thiên Chúa Giáo. Ông bị thương ở Bình Chánh khi đơn vị ông bị đánh tập hậu vì bị bán đứng cho thực dân Pháp (Có xác thực không? PS).

Các tỉnh đều có đơn vị bộ đội ở tỉnh, chẳng hạn ở Quảng Ngãi có trung đoàn Lê Trung Đình, ở Huế - Thừa Thiên có trung đoàn 101, ở Quảng Trị có trung đoàn 95. Hai trung đoàn vừa nói này, nổi tiếng thắng Pháp nhiều trận lớn dọc theo Quốc Lộ 1 hay trên quốc lộ số 9, đường sang Lào.

Phần đông, chỉ huy các đơn vị bộ đội Việt Minh này là thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, trung nông, các sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội Pháp cũ như Khố Xanh, Khố Đỏ, v.v… Họ là những người có học và có khả năng chỉ huy.

Cuộc kháng chiến nổ ra từ đêm 19 tháng 12 năm 1946 kéo dài đến năm 1949, năm Mao Trạch Đông “giải phóng” lục địa Trung Hoa.

Trước khi Mao chiếm Hoa Nam của Tưởng Giới Thạch, một vài đơn vị bộ đội Việt Minh đã vượt biên giới Hoa Việt, chiếm  Thập Vạn Đại Sơn ở Hoa Nam, chận con đường rút lui của quân Tàu Tưởng, không cho tràn xuống vùng thượng du Bắc Việt. Do đó, một số quân Tàu Tưởng thất trận phải rút về Vân Nam, sau qua vùng ba biên giới Lào - Hoa - Miến (sau này gọi là khu Tam Giác Vàng), không rút vào vùng Bắc Việt Nam được (1).

Những người theo kháng chiến những hy vọng rằng sau khi “giải phóng” Hoa Nam, chiếm toàn bộ lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông sẽ viện trợ Việt Minh chống Pháp, đẩy cuộc kháng chiến mau tới thắng lợi hoàn toàn.

Trong thực tế, sau khi chiếm đóng toàn bộ Trung Hoa lục địa, Mao Trạch Đông đã tái trang bị và huấn luyện cho một vài đơn vị Việt Minh vượt biên giới sang Hoa Nam. Chính nhờ sự giúp đỡ này, Việt Minh, năm1950, đã thắng một trận lớn, gọi là trận Cao Bắc Lạng, hay còn gọi là trận đường số 4. Hai đại tá Pháp chỉ huy trận đánh này là Le Page và Charton bị bắt làm tù binh. Đặng Văn Việt, người chỉ huy bộ đội Việt Minh đường số 4, được báo chí Pháp gọi là Con Hùm Xám.

Sau chiến thắng vang dội đó, những người theo Việt Minh, những người ở vùng Việt Minh, những người từ các thành phố bị Pháp chiếm đóng tản cư ra, hết sức mừng rỡ, hy vọng, với sự viện trợ của “đàn anh Trung Quốc” bộ đội Việt Minh sẽ chiến thắng Pháp mau lẹ. Lúc ấy, chính Hồ Chí Minh cũng ra lệnh “Chuẩn bị Tổng Phản Công.”

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Nghe lệnh ấy, ai ai cũng nô nức hoan nghênh. Nhưng rồi không có gi hết. Tại sao?

Tại vì Mao Trạch Đông chỉ giúp cho Việt Minh chừng đó, bởi vì khi ấy, Nga Hoa bắt đầu có sự rạn nứt, bởi vì Mao không hoàn toàn tin tưởng Hồ Chí Minh, v.v… với nhiều lý do khác không kém quan trọng. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhứt vẫn là Hồ Chí Minh được đào tạo ở Liên Xô, là tay sai của Liên Xô, nằm trong Đệ Tam Quốc Tế.

Bấy giờ dân chúng trong vùng Việt Minh, trong các đơn vị quân đội hành chánh thắc mắc, tại sao chưa tổng phản công. Phản ứng mạnh đến nỗi Hồ Chí Minh phải triệu tập đại biểu các nơi về Việt Bắc, phân tích, giải thích, trấn an. “Bác nói chuẩn bị tổng phản công chứ bác không nói tổng phản công. Chuẩn bị chỉ mới là sự chuyển vận lúc ban đầu để tổng phản công.” Có người cho là Hồ Chí Minh giải thích đúng, tự cho mình là “lạc quan tếu” (danh từ dùng hồi ấy) và cũng không ít người cho rằng Hồ Chí Minh ngụy biện.

Hậu quả của sự “lạc quan tếu” ấy rất trầm trọng. Không ít người chán nản, tuyệt vọng. Kháng chiến đã 5 năm rồi mà chưa “tổng phản công” thì đến bao giờ mới đuổi được giặc Pháp, mới về lại nhà cũ, mới ổn định lại cuộc sống, nhứt là đời sống nơi vùng tản cư quá nhiều gian khổ, thiếu ăn, ốm đói và rách nát…

Thế là ùn ùn, người ta bỏ kháng chiến về thành. Trong khoảng các năm 1951, 52, 53… số người tản cư kéo nhau về lại Hà Nội, Sài Gòn, Huế và các thành phố… rất đông. Những người nổi tiếng như nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng ở Bắc, Hoàng Thi Thơ, Hoàng Nguyên, Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm ở Trung v.v… rời chiến khu trong thời kỳ này. Văn Cao đã tính về. Ông cùng vợ mở một quán cà phê gần trên con đường về Hà Nội, nhưng vì ông là tác giả bản Tiến Quân Ca, nếu ông ta về thì Việt Minh sẽ kẹt lớn, nên ông được lệnh phải quay ngược lên chiến khu Việt Bắc. Việt Minh đoán biết ý đồ của ông và kềm chân ông ta lại.

Như thế thì lực lượng Việt Minh tan rã hay sao?

Cách đối phó của Hồ Chí Minh chứng tỏ ông là người khôn ngoan và nhiều kinh nghiệm.

Ngay từ đầu, khi chính quyền chưa vững chắc, HCM đã có những phương cách lôi kéo, kêu gọi hợp tác với các phần tử không Cộng Sản. Đó là việc hình thành Chính phủ Liên hiệp, đảng Xã Hội, đảng Dân Chủ và “Mặt Trận Liên Việt”

Đồng thời, trong 4 năm kháng chiến (1946-1950), HCM đã đào tạo được một số cán bộ gốc vô sản để lần lượt đưa ra nắm giữ các chức vụ hành chánh, quân sự, chuẩn bị thay thế các thành phần tư sản, tiểu tư sản, trung nông, v.v… Dù những người này có “dinh tê về thành theo Tây” hay không, dù họ có công trạng như thế nào trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, khi HCM đào tạo được một số cán bộ mới gốc vô sản để nắm quyền thì thành phần này sẽ bị loại trừ, ngồi không, vô thực quyền.

Đừng cho rằng, giai cấp vô sản học hành ít, khả năng thiếu, sẽ không nắm vai trò lãnh đạo được. Thế những người đóng góp cho Cộng Sản rất lớn, rất nhiều như Trần Quốc Hoàn, Chu Văn Tấn, Phùng Chí Kiên, Phùng Thế Tài thuộc thành phần gì? Đọc Vũ Thư Hiên, người ta biết Chu Văn Tấn gốc là lính Dỏng, Trần Quốc Hoàn gốc là một tên du thủ du thực, Phùng Thế Tài lưu lạc sang Vân Nam, là một trong những tay du côn nổi tiếng ở bên đó…

Cũng nhiều người cho rằng – như Phạm Duy chẳng hạn –  đã theo kháng chiến là có công với kháng chiến. Quan điểm đó hết sức sai lầm. Đã từng theo kháng chiến, rồi bỏ kháng chiến về thành chính là tự mình đã xóa bỏ công lao kháng chiến của mình, còn mơ hồ rằng mình có công là điều lố bịch. Đã hiểu kháng chiến, đã theo kháng chiến, rồi quay lưng lại với kháng chiến, đối với Cộng Sản tội ấy còn to hơn tội những người không biết, không theo. Những đảng viên phản đảng bao giờ tội cũng lớn hơn người không vô đảng mà chống Cộng.

HCM hiểu rất rõ bản chất con người là quyền lợi. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, hy sinh nhiều nhất, thương tật, chết chóc và liều mình cho “cách mạng”  nhiều nhất vẫn là giai cấp vô sản.

Sự hy sinh đó của giai cấp vô sản phải được đền bù, khen thưởng, cho chác. Đó là động cơ chính, là nguyên nhân sâu sắc nhứt của “Cải Cách Ruộng Đất” của Hồ Chí Minh.

Không phải do áp lực của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh phát động Cải Cái Ruộng Đất. Đó chỉ là cách đổ tội cho chú Ba. Không phải Mao Trạch Đông mới tàn ác còn HCM thì nhân đạo hơn. Trong hai tay lãnh tụ Cộng Sản này, tàn ác và thủ đoạn, chưa hẵn ai đã hơn ai.

Vậy rồi địa chủ bị đấu tố, bị giết, nhà cửa ruộng vườn, tài sản, thậm chí cả cái nồi, cái ấm, cai chổi cũng bị tịch thu. Bọn vô sản, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Cộng Sản, đấu tố, giết người và chia nhau tài sản của địa chủ. Đó là một sự đền bù, đãi ngộ của chính quyền Công Sản mà chính quyền không những không tốn kém gì cả mà còn được lợi.

Giai cấp vô sản nay được thêm quyền lợi do tịch thu tài sản của địa chủ để chia cho nhau, kẻ được bộ phản gỗ, cái giường, chiếc chiếu, người thêm cái nồi, cái chổi thì phải nhớ ơn cách mạng và hy sinh cho cách mạng nhiều hơn.

Xin cứ đọc “Ba Người Khác” của Tô Hoài thì rõ.

Hơn ba trăm ngàn người giết trong Cải Cách Ruộng Đất. Ngày nay, nhắc tới, người miền Bắc chưa hết kinh sợ.

Tội ác ấy, sự tàn ác ấy của HCM là lớn lắm. Đó là một công việc vừa giết người, vừa gây chia rẽ dân tộc. Cái ác ấy là một trong những cái ác lớn nhứt trong cuộc đời làm chính trị, thời gian cầm chính quyền của HCM mà trong lịch sử nước ta xưa nay chưa từng có.

Con người ta ai cũng có cái tốt và cái xấu. HCM cũng vậy chăng? Khi đến thăm một hợp tác xã, HCM bảo chủ nhiệm hợp tác xã không nên bắt phụ nữ lội xuống ruộng sâu khi họ có kinh nguyệt. Như thế, HCM thật tinh tế và nhân đạo?

Khi đến thăm nhà một thứ trưởng quen vào dịp tết, trên bàn thờ đang thắp đèn cúng ông bà, thay vì ngồi vào một trong 4 cái ghế đặt quanh cái bàn chữ nhựt trước bàn thờ, HCM tế nhị kéo ghế qua bên phía vách mới ngồi xuống đó, tránh ngồi ngay trước bàn thờ ông bà.

Tết, HCM khuyên kích dân chúng nên trồng cây hơn là bẻ cây hái lộc.

Tuy nhiên, với HCM, tốt hay xấu chỉ là thủ đoạn. Tất cả đối với HCM chỉ là thủ đoạn mà quyền lợi của đảng Cộng Sản là trên hết.

Người trị dân phải để cái đức cho dân. Vua cai trị có đức thì trời cho mưa thuận gió hòa, bốn phương phẳng lặng, không có giặc cướp, không có chiến tranh. Người cai trị thất đức thì thiên tai địch họa xảy ra nhiều, dân chúng lầm than khổ cực.

HCM là người cai trị không có đức, không có lòng nhân đạo, điều mà người xưa rất coi trọng ở một vị vua. Đó là “Đức Trị” hay còn gọi là “Đức Chính”.

Cai trị thì thủ đoạn, tốt xấu chỉ là thủ đoạn. Ai không theo thì đàn áp, giết chóc bỏ tù. Dùng võ lực mà cai trị dân chúng, Cộng Sản gọi là “Bạo Lực Cách Mạng”, xưa gọi là Nhân Trị, tức lấy người trị người. Đó là việc người xưa phê phán nặng nề, là điều  Cao Bá Quát nói ra nhưng không ai bắt tội ông ta được: “Trời nắng chang chang người trói người.”

 hoàng long hải

(1) Để đối lại câu: “Nước trong leo lẻo cá đớp cá.”

(Kỳ tới: So sánh cách cai trị của HCM với Bảo Dại, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu)

(1) Trong một thiên hồi ký nào đó, tôi không nhớ rõ, một cấp chỉ huy Cộng Sản trong đơn vị qua Thập Vạn Đại Sơn, kể rằng, giáo sư Phó Bá Long, năm 1945, bỏ sinh viên trường Dược Hà Nội để tham gia bộ đội Việt Minh. Giáo sư Phó Bá Long lúc ấy, giữ nhiệm vụ quân y của đơn vị này.  Tôi có hỏi chuyện này với giáo sư Phó Bá Long trong lần đầu tiên ông về VN sau 1975, ông cũng xác nhận điều đó.

 

Các bạn có ý kiến về bài này xin gửi về địa chỉ: phusaonline@gmail.com

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.