.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Nhân ngày 19 tháng Năm:
Phạm tội gì đây, ta thử hỏi:
 tội trung với nước, với dân à?

 

  • PSN 19.5.2013 | Giáo sư Tương Lai

Câu thơ Hồ Chí Minh viết trong "Ngục trung nhật ký" cách nay đúng 70 năm bỗng ngân vang trong những ngày tháng Năm cháy bỏng qua lời của Phương Uyên trước tòa án Long An ngày 16.5 : “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước ấy... Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn".

Nếu 88 năm trước, Nguyễn Ái Quốc đau đớn thốt lên: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh" * thì hôm nay, những Phương Uyên, Nguyên Kha, và nhiều, rất nhiều bạn đồng trang lứa với họ không còn phải "hồi sinh" mà đang dõng dạc trước vành móng ngựa những lời đanh thép, biểu hiện ý chí, trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ trước cường quyền và tội ác. "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi", lời của Nguyên Kha đã khẳng định thế thượng phong của công lý và chính nghĩa trước sự chà đạp lên pháp luật của những thủ đoạn vu khống, lừa mị và tàn ác nhưng hết sức vụng về và mong manh!

Chỉ có một điểm khác, một điểm khác đau đớn và xót xa, oái oăm và uất ức là những lời đanh thép đó không nói trước tòa án của thực dân cướp nước, lại nói với tòa án của một nhà nước nhân danh là "của dân, do dân và vì dân" mà xương máu của bao thế hệ Việt Nam cha anh của thế hệ trẻ hôm nay đã đổ ra để có nó, nhưng rồi hôm nay kết án Phương Uyên, Nguyên Kha lại là một tòa án của chế độ toàn trị phản dân chủ, phản nhân dân.

Bằng bạo lực và những công cụ quen thuộc của cường quyền nhằm khuất phục ý chí, nguyện vọng và sức phản kháng quyết liệt của tuổi trẻ, phiên tòa đáng xấu hổ ở Long An và những người giật dây cho những "rô bốt" ngồi ghế quan tòa đã không lường được bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh của hai sinh viên, một nữ, một nam tuổi đời còn rất trẻ. Có thể nói, đó cũng là bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại của nền văn minh mới với cuộc cách mạng thông tin mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.

Không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được dòng thác của những biến động trong một thế giới không ngừng vận động mà kiểu tư duy tuyến tính tỏ ra bất lực và lạc hậu với tiến trình phi tuyến tính với những bước hợp trội nhằm tạo ra những đột phá không sao lường trước được. Sinh lực của tuổi trẻ đã đem lại cho họ khả năng nắm bắt được nhịp sống của thời đại để họ có thể vụt lớn lên, đủ sức đương đầu với mọi thử thách, đẩy tới sự phát triển của đất nước.

Hình ảnh sáng ngời của họ, tiếng nói dõng dạc của họ khác nào một tiếng sét giữa bầu trời u ám báo hiệu một cơn giông bão của lòng phẫn nộ đang dâng lên. Phẫn nộ của công luận xã hội về một bản án phi lý và bất công phơi bày đường lối sai lầm nhân danh ý thức hệ để biện hộ cho thái độ ngang ngược, xảo quyệt của Trung Quốc xâm lược. Phẫn nộ của giới trẻ tràn đầy xung lực muốn hiến dâng sức trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc đang bị ngăn chặn, trấn áp và khủng bố dưới nhiều hình thức đê hèn và xảo trá. Phẫn nộ của giới trí thức đang ưu tư về vận nước, hiểu rõ đất nươc đang bị tụt hậu ra sao do duy trì quá lâu một mô hình thể chế lạc hậu phản dân chủ.

Càng xấu hổ và tệ hại hơn nữa khi cáo trạng nhân danh luật pháp luận tội các sinh viên yêu nước đã “nói những điều không hay về Trung Quốc”, phơi bày quá lộ liễu sự mờ ám trong việc cấu kết với kẻ thù xâm lược bằng những cam kết dại dột về "giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị" với tập đoàn hiếu chiến Bắc Kinh đang thè cái lưỡi bò ham hố và bẩn thỉu mưu toan liếm trọn Biển Đông, ngang nhiên hoành hành trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của tổ quốc. Trước phản biện quyết liệt của luật sư, tòa phải chống chế rằng truy tố các sinh viên không phải vì hành vi khẩu hiệu chống Trung Quốc để rồi buộc phải rút bỏ cáo buộc ê chề và nhục nhã đó!

Trên cái nền của sự rút bỏ bất đắc dĩ cáo buộc dại dột ấy đã nổi rõ lên dòng chữ viết bằng máu của cô nữ sinh viên Phương Uyên chống Trung Quốc xâm lược. Màu máu đỏ của trái tim yêu nước của cô gái Việt Nam kiên cường và xinh đẹp ấy mạnh hơn bất cứ loại vũ khí nào. Sức vẫy gọi của khẩu hiệu viết bằng máu ấy nối liền với truyền thống quật cường của ông cha ta từng khắc trên cánh tay hai chữ "Sát Thát" thể hiện khí phách hiên ngang trước một kẻ thù từng làm bằng địa nhiều vùng lãnh thổ từ Á sáng Âu để rồi đánh cho chúng tan tác, không chỉ một mà là ba lần trong ba thập kỷ nửa sau thế kỷ XIII. Sức vẫy gọi của khí phách ấy sẽ vượt qua mọi rào cản được dựng lên khắp nơi nhằm ngăn chặn sức lan tỏa của tinh thần yêu nước "kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" như Hồ Chí Minh đã từng viết.

Và cô gái mảnh mai ấy ngẩng cao đầu trước vành móng ngựa cường quyền phản dân chủ dõng dạc nhắc lại câu nói của Hồ Chí Minh: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ". Để rồi hiên ngang tuyên bố: "Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Đấy là một lời cảnh báo đanh thép của một cô gái từng bị đọa đày trong tù ngục không thiếu những thủ đoạn xấu xa nhằm lung lạc tinh thần và hành hạ thể xác, song đã không những không gục ngã mà còn sáng suốt chỉ ra được hệ lụy của những sai lầm không thể biện hộ của bạo quyền phản dân hại nước.

Không gì mỉa mai hơn ngày cô sinh viên yêu nước dũng cảm chống xâm lược ấy ra tòa để nhận lĩnh bản án khắc nghiệt cũng là ngày bắt đầu của lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông mà nhà cầm quyền Bắc Kinh công bố, một hành động ngang ngược xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, đòi hỏi phải dấy lên mạnh mẽ tinh thần yêu nước và ý chí chống ngoại xâm của mỗi người Việt Nam có lương tri, đặc biệt là của thế hệ trẻ. Và có lẽ phải nói thêm: ngày này cũng là ngày người ta long trọng trao giải thưởng sáng tác "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ", không hiểu trong những sáng tác được trao giải ấy có nhắc đến điều cốt lõi nhất phải học tập và làm theo chính là ý chí "Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì chúng ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”. Ở điểm cốt lõi này thì ai? Người vừa bị kết án tù do hành động yêu nước quyết "chiến đấu, quét sạch" quân xâm lược, hay người ngoan ngoản chăm chút trên trang giấy những lời tụng ca quen thuộc, cần được tôn vinh?

Bản án dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha chính là bản án đối với truyền thống dân tộc yêu nước chống ngoại xâm, cũng là bản án đối với khát vọng dân chủ và quyền con người đang là một đòi hỏi bức xúc của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ Việt Nam. “Bản án này cho thấy sự phá sản của thành tích nhân quyền của Hà Nội. Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói họ hành xử theo luật pháp và tôn trọng nhân quyền thì các bản án này chứng tỏ họ chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp” như tổ chức Human Rights Watch cáo buộc.

Sự phẫn nộ dâng trào với bản án bất công, kết tội lòng yêu nước chống ngoại xâm, phản dân chủ, chà đạp lên quyền con người đang kết thành một làn sóng mà sức lan tỏa của nó sẽ vô cùng rộng lớn. Khi phong trào dân chủ gắn làm một với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, sẽ hình thành những bước hợp trội, tạo ra những đột phá như đã nói ở trên, đẩy tới những chuyển biến không thể tiên liệu được!

Kết thúc "Ngục trung nhật ký" có câu "Sự vật vần xoay đà định sẵn, Hết mưa là nắng hửng lên thôi.". Quả có thế thật, nhưng hình như những ngày tháng năm nóng bỏng này lại đang báo hiệu những cơn giông!


Giáo sư Tương Lai

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.