.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Nelson Mandela
Gandhi của Nam Phi

  • PSN 1.9.2013 | Lương Nguyễn

Kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Nelson Mandela (18.07.1918)

 

Nói chuyện với chính mình:

con người sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình vì lý tưởng.Cách đây 2 năm, lúc được 93 tuổi, ông đã cho ra một cuốn sách lấy tên là „Conversations with Myself ”, tiếng Việt tạm dịch “Tự thoại”. Đây là một cuốn sách tập hợp những bài phát biểu, những thư từ, những ghi chép cá nhân đã gắn liền suốt cuộc đời đấu tranh của ông từ lúc bắt đầu dấn thân vào chính trị, ngồi tù 27 năm và cho đến khi nhận lãnh chức vụ cuối cùng là tổng thống Nam Phi. Điểm độc đáo ở đây là đã đưa ra được những tài liệu chưa bao giờ công bố như những bức thư thật cảm động gởi vợ ông, bà Winnie, do ông viết trong tù trên đảo Robben hay những lời trao đổi với bạn bè thân thiết về quan điểm chống chủ nghĩa Apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc) và cả đến nhật ký viết về những cảm xúc của ông khi nghe tin người con trai là Makgatho bị chết vì bịnh AIDS năm 2005. Thật ra cuốn sách này không phải do ông tự viết ra mà do một nhóm người thuộc “Quỹ Nelson Mandela” đã bỏ công bỏ sức ra sưu tầm những tư liệu về quãng đời 60 năm của ông với mục đích là làm sao đưa ra một con người “rất thật“ nhưng cũng “rất người” của Mandela chứ không phải cốt để xây dựng trên đó những huyền thoại về một ông “thánh Mandela”.

 

Cuốn sách “Conversations with Myself ” đã được phát hành khắp thế giới bằng 28 thứ tiếng, được chia làm 4 chương. Chương thứ nhất là “Pastora” (Mục vụ) nói về những ngày thơ ấu lớn lên ở một thị trấn nhỏ, chương thứ hai là “Drama” (Bi kịch) về thời gian đấu tranh, chương thứ ba là “Epic” (Anh hùng ca) về 27 năm khắc nghiệt trong tù và chương thứ tư là “Tragicomedy” (Bi hài kịch) về những ngày tháng có tự do và quyền lực. Cuốn này cho người đọc có một khái niệm về cuộc đấu tranh dành tự do của dân Nam Phi và cũng như tìm thấy trong đó những cái riêng tư của một con người với những băn khoăn ray rứt về thân phận quê hương mình, một người tù ngồi đơn côi đếm tháng ngày trôi qua trên vách và một vị tổng thống đang lo lắng suy tư làm sao cho dân tộc mình mau chóng thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu. Một cuốn sách dễ lôi cuốn người đọc bởi vì nó nói lên được tâm tư sâu kín của một con người trải qua nhiều hoàn cảnh khác nhau của lịch sử. Ngoài ra còn có thêm lời tựa của tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai vị tổng thống này có nhiều điểm tương đồng là cùng da mầu và đều nhận Giải Nobel Hòa Bình. Ông Barach Obama nhận năm 2009 còn ông Nelson Mandela năm 1993. Tổng thống Obama đã viết lời tựa, đây là những chuyện rất chân thực về một con người đã hy sinh hết đời mình cho lý tưởng.

 

Mandela, tên nghe sao quá quen:

Nelson Mandela, một biểu tượng cho cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, người tù thế kỷ và cũng là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi (1994-1999), sinh 18 tháng 7 năm 1918 tại một làng hẻo lánh thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Ông thuộc dòng dõi hoàng tộc, ông cố của Mandela là vua của xứ Thembu. Tên thật của ông do cha ông đặt Rolihlahla, có nghĩa “kẻ gây rối”, ở đây mang ý nghĩa sâu xa là sự không khuất phục trước cường quyền và số phận. Và cũng như định mệnh đã an bài dành cho suốt cả cuộc đời ông sau này, dù trong hoàn cảnh nào ngay trong ngục tù, ông cũng không bao giờ ngừng đấu tranh cho dân tộc mình. Ở Nam Phi, người ta còn gọi ông bằng tên Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường tặng cho những người lớn tuổi trong làng. Còn tên Nelson là tên tiếng Anh mà các cô giáo ở trường học đã đặt cho ông.

 

Cha ông là Henry Mgdala Mandela có cả thẩy 4 bà vợ và 13 người con. Ông là con của bà vợ thứ ba và là người đầu tiên trong gia đình được đi học. Sau khi hoàn tất chương trình trung học ở Heraldtown, ông ghi tên học tiếp ở đại học Fort Hare. Nơi đây ông đã làm quen được với Oliver Tambo, sau này trở thành chủ tịch của Đảng Đại hội quốc gia Nam Phi (ANC). Chỉ một thời gian ngắn sau khi nhập học, ông và Tambo bị buộc phải rời trường vì tham gia vào những cuộc biểu tình chống lại trường học. Sau này ông học tiếp tục luật ở đại học tại thành phố Johannesburg và trở thành luật sư.

 

Năm 1944 ông kết hôn với bà Evelyn Ntoko Mase, ngày vui chưa qua thì ông đã lên đường đi vào tranh đấu. Ông bà có 4 người con, cô con gái lớn chết vì thiếu dinh dưỡng sau khi lọt lòng mẹ được 9 tháng, người con trai lớn nhất chết vì tai nạn giao thông khi mới ngoài 20 tuổi và người con trai kế chết vì bệnh AIDS khi 54 tuổi. Năm 1957 bà Mase đệ đơn ly dị sau 14 năm chung sống, bà đã không chịu nổi cuộc sống quá cực khổ về tinh thần cũng nhưng vật chất, vì ở thời điểm đó ông đang bị chính phủ Nam Phi truy nã nên luôn luôn phải lẩn trốn. Tuy thế về sau này mặc dù chia tay nhưng bà không bao giờ có một câu nào phàn nàn về ông, bà nói ông không có lỗi, ông chỉ làm nhiệm vụ của ông đối với dân tộc ông.

 

Người vợ thứ hai của Mandela là bà Winnie Madikizela. Khác với bà Mase, bà Winnie ngoài chức năng của người vợ, bà là một chiến hữu luôn luôn đi theo sát bên ông và ngay cả những thời gian ông bị bắt. 27 năm ông ngồi tù, bà là ngưòi mạnh dạng đứng lên lớn tiếng đòi chính phủ Nam Phi phải trả lại tự do cho ông. Nhưng cuộc sống cũng có nhiều điều nghịch lý, khi ông ở tù, bà là người chiến đấu không ngừng cho ông, khi ông ra khỏi tù, trên cương vị “đệ nhất phu nhân” bà đã làm ông buồn lòng không ít vì những chuyện tai tiếng của bà. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến, ông chia tay bà năm 1996.

 

Hai năm sau, năm 1998 là lúc ông được 80 tuổi, ông tục hôn với bà Graca Machel. Bà là

vợ của cựu tổng thống Mozambique, ông Samora Machel, bị chết trong vụ rơi máy bay cách đây 12 năm và là một đồng minh của ANC. Chỉ ở cuối đời mình, bên bà vợ thứ ba ông mới thấy được chân trời hạnh phúc, sau khi đã trải qua bao nhiêu cơn giông tố. Bà đã mang lại cho ông một mái ấm gia đình mà ông chưa bao giờ được hưởng.

 

Trong hơn bốn thập niên qua, Mandela đã nhận được rất nhiều giải cao quý và hơn 50 bằng tiến sĩ danh dự khác vì những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền và hòa bình. Ngoài giải Nobel Hòa Bình năm 1993, ông còn nhận được giải Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1988, giải thưởng Sakharov của Quốc Hội châu Âu năm 1988, giải Gandhi Hòa Bình của chính Phủ Ấn Độ năm 2000, huy chương “Tự Do” (The Presidential Medal of Freedom) năm 2002, đây là huy chương cao nhất vế dân sự ở Mỹ, huy chương Golden Jubilee của Nữ Hoàng Anh Quốc năm 2002,…

 

Từ bạo lực qua bất bạo động:

Năm 1948, đảng Quốc Gia (National Party) ở Nam Phi thắng cử, là một đảng theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid được sự ủng hộ của dân da trắng sinh đẻ ở Phi châu thường được gọi là Afrikaaner. Người da trắng mặc dù là thiểu số nhưng họ nắm tất cả, từ quyền lực cho đến tài sản, trong khi đó người da đen không có một cái gì hết, họ không được đi bầu cử, không được làm chủ đất đai, không được đi học lên cao và không được đi làm một số nghề nghiệp. Họ còn bị khinh miệt ngay chính trên quê hương mình, họ bị cấm không đuợc đi chung một cửa, ăn chung một bàn, ngồi chung một xe với người da trắng. Mandela đã từng bị cảnh sát giam giữ hơn nửa ngày trời chỉ vì dám dùng Toilette của người da trắng.

 

Đứng trước những bất công ở đất nước mình, ngay từ thủa còn trẻ ông đã tham gia tích cực hoạt động chính trị và gia nhập đảng ANC. Năm 1955, cùng với một số bạn bè ông cho ra đời “Hiến chương tự do” (Freedom Charter) đây là một tuyên ngôn nhân quyền của những người da màu chống lại chủ nghĩa Apartheid. Trong đó có ghi câu “Nam Phi thuộc tất cả mọi người dân đang sinh sống ở đó, cả dân da đen lẫn dân da trắng”.

 

Lúc đầu ông theo đường lối đấu tranh ôn hòa. Nhưng sau vụ thảm sát chục người da đen biểu tình năm 1960, ông cùng với bạn bè chuyển sang tranh đấu bằng bạo lực để nắm lấy chính quyền. Một lực lượng vũ trang, lấy tên Umkhonto Wa Sezwe (Ngọn giáo dân tộc) thuộc ANC được ra đời và ông trở thành chỉ huy mặc dù không có một chút kiến thức nào về quân sự. Umkhonto Wa Sezwe chủ trương đấu tranh bằng vũ trang như phá hoại và đưa người ra nước ngoài để huấn luyện quân sự và sau này trở về để hướng dẫn cuộc nổi dậy. Đây là một quyết định đi ngược lại với truyền thống bất bạo động của ANC được thành lập từ năm 1912. Vào thời điểm đó Mandela đã cho rằng không còn con đường nào khác ngoài việc sử dụng bạo lực, vì trước sự đàn áp càng ngày càng gia tăng của chính quyền, phương thức đấu tranh bất bạo động trong nhiều năm qua đã không đưa ra một tiến triển nào khả dĩ có thể chấp nhận được.

 

Sự thật trong tận cùng thâm tâm, Mandela vẫn là một con người yêu chuộng hòa bình và nhân ái, ông vẫn chịu ảnh hưởng thuyết Satyagraha (Sức mạnh của chân lý) của Mahatma Gandhi. Satyagraha có nghĩa là kiên trì hành động dựa trên tinh thần bất bạo động, hành động bất hợp tác với sự tự nguyện hy sinh. Satyagraha đòi hỏi người dân không được thụ động mà phải triệt để dùng sức mạnh tích cực của mình để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác nhưng không một chút nào căm thù hay uất hận. Khi sự tự hy sinh phát xuất từ lòng cam đảm, nó sẽ chuyển hóa được tâm tính của kẻ thù và sau đó sẽ chế ngự được họ. Còn về bất hợp tác, Gandhi cho rằng “Chính quyền sẽ không thể điều khiển chúng ta nếu chúng ta cương quyết không hợp tác với họ”. Thời gian ở Nam Phi (1893-1914), Gandhi đã áp dụng triệt để phương thức Satyagraha để đấu tranh nhân quyền cho dân Ấn Độ sinh sống ở đó. Sau này, Mandela trở lại với phương thức đấu tranh bất bạo động và ông đã phải công nhận chính nhờ đó mà ông đã thắng được chủ nghĩa Apartheid. Mandela nói: ”Tư tưởng Gandhi đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự chuyển mình của đất nước Nam Phi”. Ông cũng không ngần ngại nhìn nhận Gandhi là những mẫu mực để ông noi theo. Để tỏ lòng tôn kính Gandhi, năm 2007 Mandela đã qua New Delhi để dự hội nghị “Kỷ niệm 100 năm ngày Gandhi đưa ra thuyết satyagraha“.

 

Mandela bị bắt năm 1962 sau khi đi xin viện trợ từ ngoại quốc trở về và năm 1964 bị kết án tù chung thân. Ông bị hành hạ và bị lôi từ nhà tù này qua nhà tù khác. Không ai có thể nghĩ rằng ông còn sống sót được sau khi gần hết một đời người bị tù đầy. Ông đã chiến đấu và đã chiến thắng được chính mình, khuất phục được những khắc nghiệt chung quanh, đẩy trừ được những bệnh tật và cảm hóa cả những tên cai ngục hung ác tìm mọi cách để hành hạ ông. Nhưng chính điều đó, sau mỗi lần ngoi lên trên cái tận cùng của đau thương, ông đã học được những bài học đời của mình. Ông trở nên chín chắn hơn, sâu sắc hơn, trầm tĩnh hơn và cũng nhân ái hơn. Bài diễn văn đầu tiên khi ông bước ra khỏi ngục tù, là bài kêu gọi sự tha thứ và hòa giải dân tộc. Ông nói: “Người còn mang hận thù thì không có tự do. Bởi vì con người không thể có tự do thật sự nếu vẫn còn tự trói mình vào bạo lực, cột tay mình vào súng đạn và che mờ lương tri bằng mầu đỏ của máu. Ông hóa giải được hận thù giữa người da trắng và da đen, tránh được cuộc chiến vô ích giữa những người khác chủng tộc. Ông không muốn đổ máu, dù là máu của người da đen hay da trắng.

 

Tháng 2.1990 ông được trả lại tự do sau 27 năm tù đầy. Thân thể rã rời và thương tật đầy mình, tuởng rằng từ nay ông sẽ sống cuộc sống an nhàn yên phận. Nhưng không, ông vẫn tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ cho đất nước, nhân quyền cho người da đen, xóa bỏ chủ nghĩa Apartheid, kêu gọi quên hận thù, hòa giải để cùng nhau xây dựng Nam Phi. Sự đấu tranh của ông vào thời điểm này đã từ bỏ bạo lực nhưng lại có tính cách quyết liệt và không nhân nhượng.

 

Năm 1993 ông được trao giải Nobel Hòa Bình và năm 1994 ông được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi. Trong dịp lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống, các tướng lãnh, chính trị gia, công chức cao cấp của chế độ cũ đã đến chào và chúc mừng ông. Có những khuôn mặt mà ông không quên, chính họ đã bỏ tù ông và cũng chính họ đã đầy đọa ông gần cả một đời người và làm gia đình ông tan nát. Nhưng không, ông đã cố gắng quên đi, để kéo ghế mời họ ngồi và cũng như ông đã mời cựu tổng thống Nam Phi gốc da trắng Frederik Willem de Klerk làm phó tổng thống cho ông. Trên con đường đi xây dựng lại Nam Phi, ông tìm cách hàn gắn lại những vết thương tưởng chừng như không bao giờ lành giữa hai dân tộc da đen và da trắng. Ông nói: “Người ta không thể xây dựng một quốc gia trên hận thù và bạo lực”. Nếu muốn mang lại sự no ấm hạnh phúc cho người dân, điều trước tiên là phải bỏ khí giới hận thù xuống để cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước. Ông nói thêm: “Không bao giờ cho phép hận thù hướng dẫn sự suy nghĩ của tôi”. Ông cổ võ cho khả năng học được yêu thương của loài người vì ông tin là tình yêu có sức mạnh hơn bạo lực: “Không ai vừa mới sinh ra đời đã biết hận thù người khác. Nếu loài người có khả năng học được hận thù, thì họ cũng có khả năng học được yêu thương. Nhưng yêu thương thì dễ cảm nhận bằng trái tim hơn là hận thù”.

 

Ông làm tổng thống đến năm 1999, sau đó về hưu. Trong thời gian tại chức, ông cho xây dựng hàng chục ngàn chung cư, mang điện và nước đến những khu lao động ổ chuột của người da đen. Ông đã đưa Nam Phi, một đất nước đã đi từ chủ nghĩa thực dân, nô lệ, phân biệt chủng tộc, để trở thành một đất nước dân chủ.

 

Nỗi đau không rời:

Nelson Mandela còn được gọi là Gandhi của Nam Phi, một con người được mọi người yêu thương quý mến, không phải là không có những lúc băn khoăn về con đường mình đang đi, ông thường tự hỏi: “Liệu có thể cảm thông cho một người bỏ bê gia đình mình để đi tranh đấu cho người khác không?”. Thời gian đầu tiên trong tù, cứ 6 tháng ông mới được gặp người thân một lần và nhận được 1 bức thơ. Những bức thư ông viết cho gia đình bạn bè thân thuộc ở trong tù, bị kiểm soát chặt chẽ, nhiều khi bị cai tù giữ lại không chuyển đi. Một bức thư ông viết năm 1970 cho hai cô con gái của ông là Zeni và Zindzi: “Năm ngoái, cha đã viết cho hai con 2 bức thư, không biết hai con có nhận được không? Nhưng cha vẫn viết cho hai con, và chỉ có như thế cha mới hy vọng là hai con nhận được thư của cha. Cha rất lo lắng không biết ai lo cho các con đi học, ai lo ăn uống cho các con, bởi mẹ con đang bị giam giữ. Lâu lắm rồi cha chưa gặp lại được 2 con vì các con chưa đủ 16 tuổi.”.

 

Trong tù, ông không được phép gặp bất cứ người con nào nếu chúng dưới 16 tuổi. Ngay khi mẹ ông mất và Thembekile, con trai ông, chết lúc 25 tuổi vì tai nạn xe hơi, ông cũng không được đi tới dự đám tang để vĩnh biệt người thân của ông lần cuối. Năm 1968, tức là một năm sau khi mẹ ông mất, ông viết cái cảm giác đau đớn tận cùng ấy vào nhật ký: ”Khi được tin mẹ tôi mất, tôi cảm thấy cô đơn, trống rỗng và thời gian tưởng như đọng lại. Tôi không bao giờ nghĩ rằng, tôi sẽ không được tới dự đám tang của mẹ tôi. Trái lại, tôi luôn luôn tin rằng, tôi sẽ được phụng dưỡng bà khi bà về già và có mặt trong giây phút cuối cùng của đời bà. Ngày 9 tháng 9 năm trước, sau khi thăm tôi, mẹ tôi ra về, tôi được nhìn bà xuống thuyền để về lại đất liền, tôi có cảm tưởng đây là lần cuối tôi được gặp bà”.

 

Gia đình ông là một bi kịch, bà Evelyn Ntoko Mase, người vợ thứ nhất, nộp đơn xin ly dị, rồi bà Winnie Madikizela, người vợ thứ hai của ông, với những ồn ào về các vụ ngoại tình để rồi ông phải chia tay. Ông có hai người con trai, một người chết vì tai nạn xe hơi, một người chết vì bệnh AIDS và một cô con gái chết khi còn nhỏ vì thiếu dinh dưỡng. Đau xót hơn nữa, khi ông phải nghe Zindzi, con gái của ông, trách móc: ”Cha là cha của cả dân tộc, nhưng cha không bao giời có thì giời để làm cha của con”. Một tù nhân của thế kỷ, một con người tranh đấu bất bạo động cho nhân quyền, một vị tổng thống muốn xóa bỏ hận thù giữa hai dân tộc, ông đã phải hy sinh tất cả hạnh phúc gia đình cho lý tưởng phục vụ dân tộc của mình.

 

Năm 1994 là lúc ông 76 tuổi, ông lên làm tổng thống Nam Phi và khi được 80 tuổi (1998), ông làm đám cưới với bà Graca Machel. Cuối đời, ông mới tìm ra được hạnh phúc của mình. Ở tuổi nhiều người đã tự cho phép mình được nghỉ ngơi, còn ông thì không, ông vẫn còn chiến đấu tiếp tục, như ông có lần đã từng nói: “Chiến đấu là lẽ sống của đời tôi”. Bởi vì đối với ông không có gì xấu hơn là sự thờ ơ, thụ động trước cái đau cái khổ của dân tộc mình.

 

 

Lương Nguyễn

mùa thu 2012

 

Tài liệu tham khảo:

-[1] “Bekenntnisse”, Nelson Mandela

-[2] Spiegel Special Geschicht 2/2007: “Afrikaheld“, Hans Hielscher

-[3] Wikipedia

 

 

 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.