.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   


Sôi sục ý dân mùa bầu cử!
Và những câu hỏi còn bỏ ngỏ...

(Cảm nghĩ về bài viết của bạn Hoàng Lan)

  • Nguyễn Nhân Dân - Hànội
     

Ngày 11/4/2007. Trên Website BBC đăng bài “Sôi sục ý dân mùa bầu cử” của TG Hoàng Lan, một sinh viên đang theo học cao học luật tại Pháp quốc, bài báo đã nhanh chóng gây sự chú ý đặc biệt bởi tác giả là một trong những người “xưa nay hiếm” của thế hệ trẻ Việt Nam, đã có những bài viết đặc sắc về đề tài dân chủ trước đây. Nay bạn lại trình làng bài viết “Sôi sục ý dân mùa bầu cử” đúng vào thời điểm nhạy cảm nhất, trước thời điểm mùa bầu cử chỉ còn hơn 1 tháng nữa, khi mà những diễn biến đang xảy ra liên tiếp ở Việt Nam.

Giữa những đòi hỏi bức xúc của một bên là phe cấp tiến, những người có xu hướng dân chủ trong xã hội, và ngay chính trong nội bộ đảng cầm quyền, tuy bị kiểm duyệt, nhưng vẫn được đăng tải trên các báo Việt Nam, làm dư luận đặc biệt quan tâm. Rồi tin tức những người tham gia tự ứng cử tăng đáng kể, làm cho tình hình thởi sự “nóng” hẳn lên.

Còn một bên là bộ máy lãnh đạo kiên quyết giữ vững quyền lực độc tài chuyên chế, ngoan cố bảo thủ những tư tưởng công thần, coi quyền lợi của đảng (thực chất là quyền lợi cá nhân) to hơn quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Có âm mưu kế hoạch, chủ động đối phó trong việc trấn áp những tư tưởng bất đồng chính kiến, đã trở thành “nghề” của họ.

- Chiến dịch được phát động bắt đầu từ ngày mùng 1 tết, theo truyền thống của lớp đàn anh đi trước, đàn áp khống chế những nhân vật cộm cán trong nước đòi dân chủ.

- Mở chiến dịch tuyên truyền, chủ động tấn công các thế lực thù địch phản động ở bên ngoài.

- Cho đến việc điều chỉnh uốn nắn nội bộ, tăng giảm thời lượng báo chí sao cho thêm mắm, bớt muối vừa đủ món canh “dân chủ” để che mắt mọi người.

Đã tạo thành ba mũi tiến công, tấn công kẻ địch, để luôn luôn chủ động đối phó với tình hình, không để tình trạng xã hội vựot quá tầm kiểm soát. Giữ vũng và ổn định được chế độ XHCN.

Vì vậy bài báo đã như một liều thuốc “an thần” chữa đúng căn bệnh mà mọi người đang bị “test”. Rất nhẹ nhàng, tế nhị dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, gây lên sự giải tỏa bức xúc một cách “êm dịu” đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, cho thấy tác giả tuy vẫn còn rất trẻ, đã có cái nhìn sâu sắc về bản chất quyền lợi của người dân, về bản chất mẫu thuẫn xã hội.

Khi bạn phân tích một cách ngắn gọn về quyền lợi của cử tri Pháp, nó cũng giống như quyền lợi của bất kỳ cử tri nào trên trái đất. Những quyền lợi rất “đời thường” trong cuộc sống. Mà bấy lâu nay ở Việt Nam được xem là sự ban phát của đảng, của nhà nước dành cho dân. Người dân gần như đã bị tê liệt, mất hết khái niệm về các quyền cơ bản con người. Về điều này thì phải dùng từ chính xác là người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở Miền bắc, chưa bao giờ có “được”  những quyền đó một cách đầy đủ. Chỉ có người dân miền nam thì bị “mất” quyền đó từ năm 1975 mà thôi.

Chính vì sự không cảm nhận được bị “mất” cái quyền đó! Nên họ cần gì phải “đòi”. Vì có “mất” đâu mà “đòi”.

Thực ra cái hành vi  kẻ cướp này nó quá tinh vi, nó biến thái tự dạng này sang dạng khác. Từ đồng thuế của dân.. được hợp thức hóa thành tiền của nhà nước.

Từ quyền làm chủ của người dân được chuyển hóa, chế biến sang quyền của nhà nước XHCN.

Từ chính quyền của đảng được dán cho cái tem chính quyền nhân dân.

Chính cái sự mù mờ lẫn lộn này, nó thành một chu trình ăn cướp khép kín, khiến cho dân bị u mê, không phân biệt được quyền lợi của mình, đã không phân biệt mình bị ăn cắp, ăn cướp mất mồ hôi công sức, thì chẳng có ai buồn quan tâm đến việc thiên hạ làm gì.

Một thực trạng dáng buồn,  cho đến nay ít có người nào dám nghĩ để dặt ra câu hỏi? là đồng thuế của mình đóng góp để chi dùng vào việc gì? Nó được sử dụng ra sao? Tại sao và đi đâu mất?

Đây là câu hỏi mấu chốt nhất cho mọi vấn đề! Nếu như bạn Hoàng Lan đi sâu vào đề tài này, tìm hiểu xem chính phủ Pháp quốc, người ta sử dụng đồng thuế như thế nào! Người dân ý thức được việc đóng thuế ra sao! Để có bài viết, thì sẽ có được cái chìa khóa “tại sao?” Mở ra cho những  người vẫn thờ ơ với chính trị, xã hộị

Về mâu thuẫn xã hội cũng vậy! Hoàng Lan đã chỉ rõ trong xã hội luôn luôn tồn tại những quan điểm, những lợi ích khác nhau, dẫn đến những mâu thuẫn, nhưng những mâu thuần đó không dẫn đến các xung đột, mà được giới hạn bởi cái sân chơi “dân chủ”, họ tôn trọng các ý kiến quan điểm khác, để cùng tồn tại, cho đến khi các quan điểm được phát triển hay bị triệt tiêu do tính hợp lý hay bất hợp lý của nó. Tất cả được tuân theo tính qui luật chọn lọc tự nhiên. 

Một thể chế dân chủ được thể hiện bằng ý nguyện người dân thông qua việc bầu cử, dùng quyền tự quyết, để bầu chọn những đại biểu đại diện cho quyền lợi của mình, cũng như sự lựa chọn tự nhiên, do bầy đàn tự nguyện chấp thuận con đầu đàn. Chứ tuyệt nhiên không thể dùng móng vuốt hay cái sừng sắc nhọn để bắt ép bầy đàn theo mình.

Đồng thời nó cũng thỏa mãn các điều kiện, tuy không phải là tuyệt đối, nhưng các mâu thuẫn xã hội sẽ được điều chỉnh cho phù hợp thông qua sự lựa chọn dân chủ của đa số, lấy quyền lợi của đa số làm đòn bẩy, làm chỗ dựa, giải quyết cho mọi vấn đề xã hội.

Những đại biểu là đại diện cho cử tri, thực ra nằm trong các tổ chức đảng phái, những tổ chức đảng thực chất cũng là những công cụ “tinh thần”. Để phục vụ cho nhiều xu hướng khác nhau trong xã hội, người dân có sự lựa chọn quan điểm của mình. Nhằm tạo lên trật tự xã hội một cách có tổ chức trong khuôn khổ các đảng phái mà thôi. Do vậy c tri sẽ có điều kiện dễ dàng lựa chọn các đại biểu của đảng nào mà mình ưa thích có cảm tình, thấy lợi cho mình.

Nhưng ở Việt Nam, thì hiện nay tiêu chí để bầu chọn, chỉ dám mơ ước được cái quyền như đế chế La Mã cách đây 2000 năm, có nghĩa là bầu những người có máu mặt, dám ăn dám nói trong cái giai cấp “quí tộc” Chọn trong ”bó đũa để tìm cột cờ” những tiêu chuẩn được đảng khống chế,  đã  là khó khăn, huyễn hoặc... Chứ chưa nói đến chuyện xa hơn, là được quyền lập đảng đối lập

Một câu hỏi đặt ra! Tại sao cũng là con người? Anh có quyền gì để cấm tôi được thành lập đảng? Còn anh lại được cái quyền đó? Ai cho anh cái  quyền dó?

Chỉ một câu hỏi đơn giản như vậy thôi, mà người dân còn chưa dám hỏi? Thì còn lâu mới dám làm điều khác!

Còn việc bạn đã có những nhận định đáng mừng cho một nền dân chủ đang được manh nha ở Việt Nam, khi thấy những tiếng nói của giới trí thức biểu lộ sự bức xúc trước thực trạng mất dân chủ qua kỳ bầu cử quốc hội lần này!

Thực ra thì giới trí thức đã có ý thức dân chủ từ lâu. Nhưng do đảng ta chăm sóc quá kỹ lưỡng, nên cái “cây dân chủ” không thể lớn được, nó mãi mãi chỉ là cái “mầm dân chủ” mà thôi! Chẳng qua đảng định lượng cho báo chí,  thử xem cái hàn thử biểu “lòng dân” để đảng điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình, cũng như khi thấy cái tầng lớp “lão thành cách mạng” nó bức xúc ”gây nhiễu” thì đảng ta lại dí vào túi các cụ mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng tiền lương hưu (gần gấp 4 lần người lao động phổ thông). Thế là các cụ im thin thít, cái giá truyền thống cách mạng của các cụ, được mua “quá rẻ” nhưng cũng lại “quá đắt”.

Với cái phản ứng như vậy giới trí thức yên chí rằng từ nay đến cuối năm sẽ có đợt điều chỉnh lương là cái chắc! Đấy rồi mọi người xem lời tôi nói có đúng không? Mà nếu không đúng thì giới trí thức cứ thể hiện dân chủ thật mạnh vào, thì thế nào đảng ta cũng sẽ phải tăng lương. Đảng ta có nhiều biện pháp, nhiều ngón đòn cai trị lắm lắm.. cuối cùng.. bao nhiêu cái chiêu thức tai ách, đảng vận dụng đều đổ hết lên đầu dân đen mà thôi!

Phần cuối bài, Hoàng Lan chốt “dân quyền ở đâu” thì chắc ai cũng biết! Nó đã bị đảng cộng sản Việt Nam cướp mất từ lâu rồi. Những điều bạn nêu thì ai cũng đã thấy và hiện nay mọi người nhất là những nhà dân chủ, đang đấu tranh đòi lại những quyền đó cho dân.

Nhưng điều đáng nói là cái cách đảng đã cướp cái quyền đó và hiện đang giữ cái quyền đó bằng cách nào? Đảng có dấu hiệu gì trả lại cho dân hay không? Hay đảng vẫn quyết tâm bám giữ đến cùng? Mới là điều đángđem ra bàn luận mổ xẻ!

Có lẽ, mọi người cần phải chuyển  trạng thái từ nhận thức sang ý thức.. Từ nhận biết cái gì đã được thực hiện nó tốt hay xấu! Nó có lợi hay có hại! Từ quyền của mình, bị xác định là đã bị đảng cướp mất! Để chuyển sang ý thức bằng phản ứng của mỗi người, xem kẻ đã cướp cái quyền của mình, đã làm hại cho mọi người.. có thực tâm hối cải hay vẫn ngoan cố. Hay làm thế nào đòi lại... Chứ đừng mất thời gian cãi nhau xác định cái quyền của mình có bị mất hay không?

Nhưng có lẽ tôi đi hơi lạc đề. bởi bạn Hoàng Lan viết bài này cho đối tượng chính là thanh niên, sinh viên. Những bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào đời, những hạt giống đang được gieo xuống mảnh đất “độc tài”. Không ý thức mình là hạt giống có ích hay có hại, khi mà họ chẳng hiểu được cái quyền và nghĩa vụ của mình là nảy ra “mm xanh” dâng hiến cho đời, cho mình!

Hay mình đã bị nhiễm bệnh, bởi bàn tay chăm bón vun trồng của đảng, lai tạo ra thế hệ những giống F giống K... văn minh hơn giống người. Để trở thành những cái “mầm đỏ” để phục vụ cho đảng .

Để rồi theo thời gian thử nghiệm của đảng, sẽ làm thui chột, héo tàn, dẫn đến dòng giống bị hủy diệt trong tương lai. Đó là tất yếu nếu như cơ sự này vẫn tiếp diễn.

Rất may, trong phần những ý kiến phản hồi của BBC, Hoàng Lan đã nhận được đa số sự đồng tình của các bạn trẻ Việt Nam, hiện đang cư ngụ khắp nơi trên thế giới. Đây mới là điều đáng mừng, đáng trân trọng thật sự. Mong rằng sẽ có nhiều Hoàng Lan được thể hiện trên các website dân chủ, nói lên khát vọng dân chủ và suy tư của tuổi trẻ, gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn u mê, nhất là lớp thanh niên sinh viên, họ đang rất hoang mang, bế tắc trước ngưỡng cửa cuộc đời

Qua đây tôi cũng có một đôi điều nhắn gửi đến các bạn trẻ. Các bạn là tương lai, là niềm hy vọng của đất nước. Từ bài viết của bạn Hoàng Lan, từ những gì đang diễn ra trên đất nước, các bạn hãy bớt chút thời gian suy nghĩ.... hãy suy ngẫm về hiện tình của đất nước... về trách nhiệm của thanh niên.... về lý tưởng và ước mơ của tuổi trẻ... để có câu trả lời xác đáng nhất cho mình!

Khi đã có câu trả lời rồi thì các bạn hãy hành động! Hành động để lấy đó làm lẽ sống cho đời.. Cuộc sống luôn luôn đòi hỏi mọi người phải đấu tranh! Phải hành động! Đừng buông xuôi hoang phí! Đừng hèn nhát an phận! Đừng ngụy biện che đậy! Và đừng ích kỷ tự dối mình! Hãy tìm cho mình con đường đi đúng đắn nhất, hữu ích nhất.

Nếu đã coi bài viết của Hoàng Lan là đúng đắn, là đáng trân trọng, thì các bạn hãy hưởng ứng, hãy đồng tình với quan điểm của bạn Hoàng Lan, hãy thể hiện bằng chính những hành động thiết thực nhất trong kỳ bầu cử quốc hội sắp tới băng những việc làm cụ thể, như phổ biến cho bạn bè bài viết của Hoàng Lan, nhóm họp nhau để thảo luận về đề tài dân chủ trong bầu cử quốc hội! Hãy vận động nhau bỏ phiếu cho những ai mà bạn thấy tin tưởng, bạn yêu thích.. và ngược lại, bạn hãy dũng cảm và thật tâm biểu lộ chính kiến của mình... Chứ đừng thờ ơ như cha mẹ mình đã vô trách nhiệm.. đi bỏ phiếu theo quán tính cho xong việc, hay bỏ phiếu trong sự sợ hãi ép buộc.

Hãy sống có trách nhiệm! Trách nhiệm với chính mình!Với bạn bè! Với xã hội và chính tương lai của các bạn

Hãy sống cống hiến! Chỉ có cống hiến, các bạn mới tìm thấy những động lực, những nguồn lực có ý nghĩa nhất, cao cả nhất cho cuộc đời.

Lý tưởng đẹp nhất của thanh niên là CỐNG HIẾN. Nhất là được CỐNG HIẾN cho sự nghiệp cao cả vì nền dân chủ của nhân dân! CỐNG HIẾN vì đại nghĩa! CỐNG HIẾN vì tổ quốc Việt Nam yêu quí của chúng ta.

Mong rằng tuổi trẻ Việt Nam hãy xứng đáng với lòng mong mỏi của nhân dân!

 

Hà Nội 12/4/2007

 

Ý kiến,     quan điểm,  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt,     không kích động hận thù,     và bạo lực.     Không chủ trương lật đổ một chế độ,     hay bất kỳ một chính phủ nào.