.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   


VAI TRÒ NGƯỜI THẦY GIÁO Ở VIỆT NAM NGÀY NAY

  • Chính Tâm - 26.5.07

Sự nghiệp giáo dục có thành công hay không?
Nhờ vào công lao rất lớn của người thầy giáo.

 

Vài lời nhận xét

Như đã nêu phần cuối bài viết về một trong hai yếu tố quan trọng có tính chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục. Đó là yếu tố xã hội và yếu tố thầy giáo.Xã hội làm nền tảng, là mảnh đất cho người thầy cấy cày, gieo hạt để trồng cây đời trên mảnh đất đó.

Mảnh đất mà cằn cỗi sỏi đá, thì công lao người vun trồng chăm bón cũng chỉ đạt được phần nào hiệu quả mà thôi!

Mảnh đất có phì nhiêu màu mỡ, nhưng không có bàn tay chăm sóc của người nông dân, thì cái cây đó sẽ bị thui chột sâu bệnh mà thôi!

Đất tốt,giống tốt, nhưng người trồng cây tồi, không biết vun trồng, chăm sóc thì cái cây sẽ cho quả bé, hạt lép mà thôi!

Vì vậy, vấn đề thầy giáo cũng như người nông dân, phải hội đủ được các yếu tố như trên, mới mong trồng được CÂY NGƯỜI cho xã hội, như mong muốn của xã hội đã trao trọng trách cho họ. Chỉ có người nông dân thực thụ, mới biết cách chăm bón vun trồng cây cối.. Từ khi cày bừa, tới khi gieo hạt...cho tới chăm sóc cây lúa trong từng thời kỳ, khi nào làm cỏ, khi nào bón phân vv.. Nghề thầy giáo cũng vậy!Nghề trồng người, thì quan trọng phải là yếu tố “con người”. Mà ở đây là người thầy, nếu thầy giỏi thì sẽ có nhiều trò giỏi, người thợ giỏi tay nghề khéo sẽ cho ra được những sản phẩm tốt, đó là điều hiển nhiên mà chúng ta đã từng chứng kiến khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Cũng trường ấy, lớp ấy, sách giáo khoa đều như nhau, thậm chí cái lớp ấy có nhiều học sinh cá biệt, ngỗ ngược.Nhưng khi có thầy cô chủ nhiệm tốt, có năng lực giảng dạy sư phạm tốt, nhận nhiệm vụ phụ trách cái lớp yếu kém đó, một thời gian sau thấy cái lớp ấy thay đổi hẳn lên, phong trào học tập tốt hẳn lên, học sinh giỏi nhiều lên, học sinh hư ít đi, điều đó cũng tương tự nhưng ngược lại đối với cái lớp tự nhiên học hành sa sút, yếu kém, khi thầy cô giáo có năng lực kém

 

Nguyên tắc của nghề làm thầy

Vậy việc dạy người nó quan trọng như thế nào? Tầm quan trọng của nó đối với vai trò người thầy giáo ra sao? sau đây tôi xin đi sâu vào phân tích vấn đề đó và trước hết, nghề sư phạm phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực sau:

- Cái tâm của thầy-Tư cách của thầy-Kiến thức và năng lực sư phạm của người thầy giáo

+ Làm thầy trước hết phải có cái tâm, phải yêu nghề, yêu trò. Khi đã có tâm huyết, có tình yêu nghề nghiệp thì mới đem hết khả năng tâm sức ra để thực thi nghề nghiệp, cũng như một họa sĩ, muốn vẽ một bức tranh đẹp, thì trước hết ông ta phải rung động trước đối tượng mà mình muốn thể hiện. Phải tâm niệm Sinh ư nghệ, tử ư nghệ

+ Tư cách của thầy! Nghề làm thầy!là một nghề đặc biệt, bởi người thầy phải luôn“gò”mình vào trong khuôn khổ, để làm gương cho trò, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói cho đến việc thường xuyên phải rèn luyện sức khỏe, rèn từng cốt cách dáng đi thế đứng,cách ăn mặc vv.. Nhất nhất phải thận trọng, khuôn cứng để thể hiện tư cách của bậc làm thầy, không những cho trò noi theo, mà xã hội phải vì nể cung kính.Có như thế mới dạy được thiên hạ, có như thế  mới tạo được cái thần, cái uy để trò phải biết kính sợ, mà dưới đây tôi sẽ lý giải  về điều này kỹ hơn.

+ Kiến thức và năng lực sư phạm là là một yếu tố không thể thiếu, bởi nó cũng như một người đầu bếp, biết chế biến món ăn ngon, biết chiều chuộng mời mọc, thì sẽ đông khách còn ngươc lại. Vấn đề thầy cô có kiến thức rộng, hiểu đươc phương pháp giảng dạy, nắm bắt được kỹ năng sư phạm, biết cách truyền đạt, bài giảng truyền cảm thể hiện qua kỹ năng luyện âm ngữ, sẽ làm cho trò hiểu và cuốn hút say mê vào bài học như sự đam mê một trò chơi, sẽ khơi dậy cho trò việc ham học, là một trong những công việc nhàm chán nhất của cuộc đời, khi con trẻ bắt buộc phải học để bước vào đời.

 

Sự cống hiến của người thầy

Người xưa có câu có nuôi con mới biết lòng cha mẹ những ai sau này khi ra trường làm thầy cô giáo, lúc đó mới hiểu được lòng thầy cô, trước đây dạy dỗ mình vất vả ra sao?

Chúng ta cũng vậy! Những ai đã từng có tuổi cắp sách đến trường, nay nghĩ về kỷ niệm xưa thời học sinh, với đầy ắp những hoài niệm về một thời trong trắng, hồn nhiên... Với những kỷ niệm về mái trường,ngói đỏ tường rêu thân yêu... Với bao nhiêu kỷ niệm buồn vui về bạn bè.. nay còn nay mất!

Nhưng bao giờ chúng ta cũng để dành trong trái tim mình... nơi trang trọng nhất khi nghĩ về những thầy cô, với lòng thành kính biết ơn sâu sắc... Những hình ảnh thân yêu về thầy cô luôn luôn đi cùng năm tháng trong cuộc đời ta... về những gì mà thầy cô đáng kính dạy dỗ  ta khôn lớn lên người... Những bài giảng với những lời lẽ thấm đậm chất nhân văn..có sức truyền cảm đến kì lạ, như thấm vào từng mạch máu, từng tế bào... in đậm vào khối óc ta suốt cuộc đời! Những lời chỉ bảo ân cần, dạy dỗ. Cho đến những cái nhìn nghiêm khắc, nó như có một thứ ma lực làm ta khiếp sợ hơn cả sợ cha mẹ mình! Đi đâu! làm gì! Mải chơi mải nghịch!cái thứ rào chắn vô hình ngăn cản tôi lỗi của ta chính là thầy cô, nỗi lo sợ không học thuộc bài, không làm được bài, lúc nào cũng là món nợ đối với thầy cô, đã rèn luyện cho ta cái trách nhiệm và nghĩa vụ làm người sau này!

Cái động lực thúc đẩy ta sau này vươn lên trong cuộc sống, vực cho ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã cũng chính là thầy cô. Ôi! Công lao của thầy cô mấy ai đã trả được, mấy ai biết được nỗi vất vả nhọc nhằn khuya sớm phải chuẩn bị bài vở giáo án!Ngần ấy đứa là ngần ấy tính nết, chỉ sau một kỳ học, thầy cô đã phải hiểu tâm tính từng em để dạy dỗ để kèm cặp, lo lắng bảo ban còn hơn cả cha mẹ lo cho con.Thầy cô thấy vui sướng tự hào, mát lòng hả dạ khi có những đứa học trò ngoan giỏi, làm dạng danh thầy, nhưng thầy cô cũng rất buồn khi có những đứa trò cá biệt ngỗ nghịch hư hỏng.

Đó là những ký ức trong ta về cái thời yên vui thanh bình!Nay còn đâu nữa những hình mẫu người thầy năm xưa!

 

Truyền thống tôn sư trọng đạo-Xã hội tôn vinh người thầy

Công lao của người thầy như trên, chúng ta ai cũng biết,đó mới chỉ là thời nay, cái thời 4X chúng tôi. Còn thời các cụ thì cái sự học nó còn khủng khiếp và cao quí hơn nhiều.Để xin được cái chữ của bậc “thánh hiền thì quả là một kỳ công, quả là ân huệ. Công dạy chữ rèn người đươc sánh ngang trời biển.Từ bậc quân vương tôn quí, cho chí đến thường dân phải danh cho người thầy một vị trí đặc biệt trong xã hội.Đối với vua thì được tôn làm thái sư.Đối với quan thì dù to đến đâu khi về làng, phải xuông kiệu đến bái kiến thầy, còn đối với dân đen thì sống tết chết giỗ cho đến khi thầy hai năm mươi, phải để tang như người thân!Cái truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo này nó được thực hiện hàng ngàn năm, nay nó được gìn giữ để truyền lại cho chúng ta, cho cái chế độ vô luân này như thế nào!Xin mọi người hãy so sánh xem!

 

Cuộc sống và hình ảnh của người thầy ngày nay!

Người thầy giáo hiện nay sống ra sao! Thầy cô giáo hiện nay được xã hội coi trọng như thế nào! Thầy cô hiện nay dạy dỗ trò ra sao!

Câu hỏi này sao ít thấy ai quan tâm!ít thấy ai coi trọng? mà họ toàn chú ý quan tâm vao cái mơ hồ, cái phần ngọn của vấn đề, như sách giáo khoa, rồi thi cử, rồi chữa bệnh thành tích vv... Họ cố tình hoặc không hiểu khi đi tìm cho lời giải thì phải bắt đầu từ đâu? Từ cái ẩn số nào, cái hàm nào trong bài toán?Cái cốt tử nhất trong bài toán giáo dục là nền tảng xã hội sau đến yếu tố thầy cô giáo, yếu tố “con người” như trên tôi đã trình bày, mà người ta không nhìn nhận ra thì làm sao giải được bài toán khó!

Hiện nay người ta coi người thầy không là cái “đỉnh gỉ” gì như chúng ta đã thấy. Họ đã cơ bản hoàn thành việc phá tan được “hình tượng” người thầy mà cha ông ta đã vun đắp, đã trân trọng trở thành truyền thống hàng ngàn năm nay.

Để rồi bây giờ người ta coi nghề gõ đầu trẻ không bằng các nghề thông thường khác, chả thế mà người ta nhường cho phái yếu cái nghề cao quí của các ông đồ ngày xưa.Có đến 80% các mẹ các cô đảm nhiệm chức năng “bán phổi” ở các trường trung học, tiểu học cơ sở.Dân gian có câu “Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà Với trọng trách nặng nề như thế!Với cái nghề trồng người khó khăn như thế!Với đồng lương  như thế! Một xã hội như thế!làm sao các cô giáo lại đảm nhiệm việc dạy dỗ con em của chúng ta ngoan và giỏi được!

Không những thế!Không biết có ông bà giáo sư đầu nghành nào!còn có sáng kiến vĩ đại trong việc cơ cấu nhân sự, là cứ thầy cô nào dạy giỏi thì được cất nhắc lên phòng, lên sở làm công tác quản lý để tham mưu cho các cấp lãnh đạo đi sâu đi sát cơ sở, để cho việc quản lý giáo dục được tốt hơn. Thật là hết đường than vãn!Ông thợ giỏi được cất nhắc lên để từ xa quan sát! Chả trách những sản phẩm  THẰNG NGƯỜI đươc những bà đồ tồi, suốt ngày xộc xệch bận con mọn, kì cạch nhào nặn, gọt dũa làm lên thât là tuyệt vời. Lại được những bộ sách giáo khoa do những “đỉnh cao trí tuệ” soạn ra hướng dẫn cho, cứ thế mà tuân theo, lại càng tuyệt vời hơn!!! méo mó xấu xí sứt mẻ vv.. thôi thì thập cẩm đủ loại trên đời, được dán nhãn mác bằng cấp.Mang ra thị trường để bán chẳng biết phân nó vào cái loại gì? Đại học! Trung cấp hay cái gì không biết! Nhưng để bán được sản phẩm đó, chủ đầu tư(cha mẹ) lại phải đầu tư tiếp cho sản phẩm đó 3-40 triệu đồng trở lên, lót tay lịch sự bằng “phong bao để người mua (nhà nước) rước cái của nợ đó đi, cơ cấu vào biên chế cho nhẹ gánh, thế mà cái vòng cơ chế này, lại là niềm mơ ước của bao nhiêu “ông bố trẻ thời nay.

Lạ một điều, tất cả cái xã hội này coi đó là cái “mốt” của thời đại, là một lẽ đương nhiên, có tính tất yếu để tồn tại, để phát triển. Thật là kì diệu! Có lẽ VN ta đang sống ở một hành tinh khác, trong một thế giới “phản vật chất”cũng lên. Ôi! Hạnh phúc quá!C húng ta đang đi trước thời đại!

Rồi hình ảnh của ông thầy cũng sinh động không kém, đươc báo chí xã hội chủ nghĩa tôn vinh lên khắp các mặt báo, những điển hình tiên tiến, như đổi tình lấy điểm, quay lén học sinh đang... Thật không còn gì để bình luận cho cái hình ảnh nào nó đẹp hơn cái hình ảnh tươi đẹp được thể hiện trong một chế độ “hơn triệu lần tư bản” này!

Cay đắng và đau xót quá!Kẻ “lý sự cùn” này đã đánh bạo hỏi một vị chức sắc Sao việc đó lai cho đăng lên báo?Giáo dục thuộc phạm trù đạo đức xã hội! Nếu thầy giáo vi phạm thì kể cả xử lý theo pháp luật. Nhưng việc đưa những hành vi hủ hóa của thầy giáo lên báo chí có lên không”

Ông ta trả lời một câu xanh rờn”Nhưng luật báo chí đã qui định rồi!Đó là quyền của họ,cấm thế nào được”

À ra thế! Luật pháp bây giờ nghiêm thật! Nó hơn cả đạo đức xã hội! Thế mà bấy lâu nay,tôi cứ tưởng luật pháp làm ra để phục vụ cho con người, phục vụ cho xã hội đươc tốt đẹp lên!Hóa ra lại là điều ngược lại.... Hết thuốc chữa!

Ngày nay cái thước đo của sự tôn sư trọng đạo, đều giành hết vào cái ngày hiến chương các nhà giáo 20/11. Bạn sẽ thấy học sinh của chúng ta, có các phụ huynh đi cùng, với những bó hoa tươi thắm, kèm theo một cái phong bì trong đó có thiệp mừng in hình bác Hồ, lũ lượt đến nhà thầy cô để tỏ lòng biết ơn kính trọng công dạy dỗ chúng em lên người!

- Vậy chúng ta hãy xem công ơn dạy dỗ của cac thầy cô đối với học sinh bây giờ như thế nào nhé! Các bạn đã xem những trận đấu bóng đá bầy hầy bao giờ chưa! Họ dùng tiểu xảo đưa bóng ra góc biên để câu giờ đối phương! Thì các thầy cô cũng có những toan tính ngoạn mục như vậy đó!Họ cũng câu giờ, làm đủ các thủ thuật trong tiết học, để đến khi trống đánh thùng! thùng! Cô vẫn đang đọc dở bài cho các em chép, chưa kịp giảng! Đành khất các em!Để chiều học thêm... Mỗi buổi học thêm,bồi dưỡng cho cô mỗi em 5.000đ.Còn chuyện thầy cô bận tiếp khách Hôm nay cho các em về trước một tiết” là chuyện thường tình!Không có gì sướng hơn là được cô cho về sớm, đến các quán “net” Thả sức “GameOnline” để thể hiện anh hùng xa lộ, game thủ Thiên hà rực lửa vv.. Các tương lai của chúng ta rú lên sung sướng! Thật là đôi đường tiện lợi, trò đã vậy. Còn thầy cô thì những mâm cỗ thịt chó thịnh soạn, thơm ngào ngạt, được nhà hàng phục vụ tân tình bưng bê đến tận văn phòng đang chờ đợi! Ôi! Thiên đương của chủ nghĩa xã hội! Còn gì hạnh phúc hơn!

Có lẽ từ thuở nước Nam có ông Chu Văn An dựng văn miếu đến nay, chưa bao giờ quan hệ thầy trò của chế độ XHCN lại được dân chủ bình đẳng đến như vậy! Bây giờ học sinh ra đường không phải đứng nghiêm chào, khoang tay cúi đầu, đợi khi thầy đi rồi mới được đi như thời phong kiến nữa, mà học sinh khi gặp thầy cô, cứ vô tư đi thẳng, coi như người không quen biết, hoặc tử tế lắm thì uốn éo để chào, như chào chúng bạn!Khi thưa gửi cũng vậy! Được cải cách rồi. Bây giờ không phải “Thưa thầy! Em xin phép... mà là “em...cô! là...” cho gọn, tránh rườm rà. Thật hết thuốc chữa, chẳng thế mà chuyên bây giờ học sinh trêu ghẹo sàm sỡ, dọa nạt với cô giáo là chuyện.. bình thường..có gì mà ghê gớm...

Đấy thưa các bạn! Tôi mới chỉ tạm sơ qua về cuộc sống và hình ảnh tiêu biểu của thầy cô giáo của chế độ XHCN tươi đẹp này!để chúng ta thấy hiện trạng của nền giáo dục hiện nay ra saoNếu kể hết ra đây, kêt chi tiết ra đây, tôi e rằng phải...1001 đêm lẻ mới hết được! Liêu có thuốc nào chữa được cái bệnh... giáo dục này.Khi mà hai yếu tố cơ bản về nền tảng xã hộithực trạng người thầy giáo, được thể hiện như vậy! Nếu có một ai đó nói rằng đến năm 2020, con người  lên du lich sao Hỏa như đi chợ, tôi còn tin. Nhưng bảo chữa được bệnh giáo dục ở VN dưới chế độ độc tài tham nhũng này, thì tôi cho rằng kẻ đó chỉ...v iển vông.... hão huyền mà thôi!

 

Ý kiến,     quan điểm,  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.