PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,  Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 


Phải giúp các nhà tranh đấu trong nước

  • Ngô Nhân Dụng - Người Việt Online

         Những vụ sách nhiễu, đe dọa, bắt bớ các người tranh đấu cho lao động, những người tranh đấu đòi dân chủ ở Việt Nam gần đây cho thấy đảng Cộng Sản đang sợ phong trào đòi tự do của đồng bào trong nước. Nếu không sợ thì họ đã không phải dùng những thủ đoạn đê hèn như tạo áp lực trên gia đình, cha mẹ, vợ con của những nhà tranh đấu. Kỹ Sư Ðỗ Nam Hải đã nói thẳng vào mặt chế độ: Các anh hèn lắm!
        Hiện nay nhiều tổ chức của người Việt ở nước ngoài vẫn liên lạc, thông tin và tìm cách hỗ trợ các chiến sĩ dân chủ tự do ở trong nước. Ðồng bào ở ngoại quốc luôn luôn vận động quốc hội và chính phủ các nước làm áp lực với chính quyền Cộng Sản Việt Nam, đòi họ phải biết tôn trọng quyền tự do của người dân. Ðã có những ủy ban của người Việt ở nước ngoài lo giúp đỡ cụ thể phong trào lao động và đòi dân chủ tự do trong nước, bằng cách tặng những máy vi tính, điện thoại. và cả tiền bạc để các người tranh đấu trong nước sử dụng.
          Trong chiều hướng đó, có những hoạt động cụ thể mà tất cả mọi người Việt sống ở nước ngoài có thể làm được, là giúp đỡ tiền bạc cho gia đình các chiến sĩ tranh đấu cho giới lao động và đòi dân chủ tự do ở trong nước.
         Trong một năm qua nhiều cuộc đình công của công nhân Việt Nam quy tụ hàng trăm ngàn người lao động. Nhưng các cuộc đình công đó không biến thành những phong trào đòi thành lập công đoàn độc lập được, vì những người lãnh đạo công nhân không thể dành hết thời giờ vào việc tranh đấu. Họ cũng lo bị chủ nhân đuổi sở làm, bị công an bắt bớ, hậu quả là gia đình, vợ, chồng, con cái sẽ không có phương tiện nào để sống. Thường ở các quốc gia tự do, các công đoàn vẫn có quỹ hỗ tương giúp đỡ những người đình công. Khi các công nhân tự ý nghỉ việc, họ không có đồng lương nào để sống, quỹ đình công của nghiệp đoàn sẽ trợ cấp cho gia đình các công nhân, đủ sống tạm cho đến khi cuộc đình công đạt được mục đích. Hiện nay anh chị em công nhân ở Việt Nam không được ai giúp đỡ như vậy. Nghỉ làm là không có tiền đong gạo!
        Những nhà tranh đấu cho dân chủ tự do cũng vậy. Họ sẽ bị mất sở làm. Sẽ không có phương tiện sinh sống. Họ có thể chịu đựng được, nhưng bắt cha mẹ, vợ, chồng và con cái chịu thiếu thốn, có thể đói rách, chí phấn đấu của họ sẽ bị ảnh hưởng.
       Cho nên người Việt ở nước ngoài cần đóng góp để giúp đỡ các chiến sĩ dân chủ và chiến sĩ công đoàn tự do ở trong nước. Nhiều mạng lưới có đủ danh sách những nhà tranh đấu đó, tìm được từng người cũng không khó gì. Hiện giờ có rất nhiều tổ chức từ thiện ở nước ngoài đi tìm giúp từng người, từng xóm, từng phường đang thiếu thốn ở trong nước. Chưa có những mạng lưới trợ giúp tích cực cho các chiến sĩ dân chủ tự do. Chúng tôi tin rằng bà con sẵn sang tham gia. Các tổ chức tranh đấu ở nước ngoài cần phải phổ biến hoạt động của mình một cách rộng rãi hơn, phải chính thức thành lập các quỹ giúp người tranh đấu để đồng bào khắp thế giới đóng góp.
       Từ thế kỷ trước, những phong trào đòi độc lập, dân chủ, tự do ở các nước nghèo vẫn được toàn dân đóng góp ngay từ khi phôi thai. Một trăm năm trước đây, Tôn Trung Sơn đã đi vận động Hoa kiều hải ngoại, từ Á Châu, Âu Châu sang Mỹ Châu đóng góp quỹ tranh đấu đòi dân chủ. Khi Phan Bội Châu xuất dương cầu viện, phát động phong trào Ðông Du, nhiều người Việt có của và có lòng cũng đóng góp vào quỹ học bổng cho những người Việt trốn ra khỏi nước đi tìm học và đấu tranh. Khi Nguyễn An Ninh đi bán hàng rong ở Sài Gòn, đồng bào đã ủng hộ vì biết ông đang gây quỹ cho cuộc tranh đấu đòi độc lập tự do. Chúng ta phải tiếp tục truyền thống đó.
       Ðảng Cộng Sản sẽ tìm cách ngăn cản, tất là như vậy. Không những thế, họ sẽ tìm cách buộc tội cho những người tranh đấu ở trong nước là “nhận tiền từ nước ngoài” để hoạt động. Các chiến sĩ đấu tranh sẽ phải đối đầu với chế độ đàn áp đó; bằng cách công khai nhận sự giúp đỡ từ đồng bào hải ngoại, không cần phải che giấu. Người Phật tử ở nước ngoài có thể gửi tiền về giúp các chùa trong nước, người Công Giáo vẫn thường xuyên giúp xây dựng các giáo đường và giúp các hội từ thiện trong nước. Không lý gì những người mong muốn nước Việt Nam có dân chủ tự do lại không ủng hộ các chiến sĩ theo đuổi cùng một mục đích?
         Một lý do khiến nhiều nhà tranh đấu ở trong nước ngần ngại khi phải nhận tiền giúp đỡ của đồng bào hải ngoại, là quý vị đó muốn bảo vệ tính chất vô tư, trong sạch của mình. Họ không muốn bị mang tiếng là nhận giúp đỡ của “người ngoại quốc.” Chúng ta kính trọng ước muốn đó, nhưng tất cả mọi người cần phải vượt qua trở ngại tâm lý này.
          Ðảng Cộng Sản sẽ tìm cách bêu xấu những người nhận được sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại. Họ sẽ gán cho tiếng xấu, gọi đó là tiền của “ngoại quốc.” Nhưng chúng ta bao giờ cũng là người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước. Người Việt Nam dù ở Pháp, ở Úc hay ở Mỹ, khi giúp đỡ phương tiện cho các nhà tranh đấu trong nước, là đang giúp nước Việt Nam. Không có gì phải hổ thẹn khi đồng bào giúp đỡ lẫn nhau, nhất là để cùng theo một mục tiêu là giúp nước. Chỉ khi nào một người dân Việt nhận tiền trực tiếp của các chính phủ nước ngoài, của các cơ quan tình báo nước khác, thì người đó mới có thể bị nghi ngờ là không tranh đấu vì công tâm, mà vì theo chỉ thị của ngoại quốc.
         Nhưng trong lịch sử Việt Nam, một người đã làm như vậy nhiều nhất, đã xin và được một chính quyền ngoại quốc cho tiền nhiều nhất, người đó chính là Hồ Chí Minh.
          Ai cũng biết Hồ Chí Minh đi theo Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế từ năm 1920. Năm 1923 ông sang Liên Xô, được Ðệ Tam Quốc Tế (Comintern) sử dụng, Trong thực tế, từ sau Ðại Hội V, Tháng Sáu năm 1924, Stalin đã thu tóm quyền lực, Comintern đã trở thành một bộ máy tuyên truyền và sách động dưới quyền chỉ huy của Stalin, để thực hiện tham vọng quốc tế của ông ta. Lúc đó Hồ Chí Minh đã hoàn toàn thần phục Stalin. Theo Sophie Quinn-Judge trong cuốn Ho Chi Minh, The Missing Years 1919-1941, trong tài liệu Văn Khố Lịch Sử Hiện Ðại mà chính phủ Nga còn lưu giữ, có một bức thư do Hồ Chí Minh viết vào năm 1924, xin được cử sang Trung Quốc. Một trong bốn mục tiêu của chuyến đi Hồ Chí Minh nêu ra là “Thiết lập liên hệ giữa các nước Ðông Dương với Ðệ Tam Quốc Tế,” và “thành lập cơ bản cho việc dò thám tin tức và tuyên truyền.” Trong bức thư này, Hồ Chí Minh nói rõ xin trợ cấp công tác 100 đô la Mỹ một tháng (trang 46, trong sách trên). Nếu tính mỗi năm lạm phát khiến đồng đô la mất giá 3 phần trăm, thì 100 đô la thời đó bằng 2,000 đô la bây giờ. Nếu lạm phát là 4% thì 100 đô la lúc đó tương đương với 5,000 đô la bây giờ. Những nhà tranh đấu dân chủ tự do, nhà tranh đấu cho lao động ở Việt Nam bây giờ, có ai được “nước ngoài trợ cấp” một số tiền lớn như vậy hay không?
          Bà Sophie Quinn-Judge đã tìm trong các văn khố ở Nga và ở Pháp rất nhiều thư từ và báo cáo của Hồ Chí Minh trong cuộc đời bôn ba làm việc cho Ðệ Tam Quốc Tế của ông ta. Trong đó, rất nhiều thư xin tiền. Năm 1911, khi Hồ Chí Minh mới đến Pháp đã nhờ người viết đơn xin học Trường Thuộc Ðịa, đào tạo quan chức cho Ðông Dương. Trong thư, ông nói rõ, “Hiện nay tôi không còn nguồn tài chánh nào để sống và rất mong muốn học hỏi.” Năm 1924, ông đã xin thẳng Ðệ Tam Quốc Tế mỗi tháng một ngân khoản lớn như vậy. Cùng năm đó, ông viết thư cho Petrov, người đứng đầu văn phòng Ðông Phương Vụ của Ðệ Tam Quốc Tế than thở rằng ông vẫn phải trả tiền thuê phòng, mà chỗ ở trong Hotel Lux tại Mát Cơ Va chật chội và cực khổ quá! “Trong mấy tháng từ Tháng Mười Hai, Tháng Giêng, Tháng Hai, tôi ở phòng 176, lúc nào cũng có bốn năm người ở chung... Ðêm đến bị rệp cắn tôi không thể nào ngủ yên được!” (Sách đã dẫn, trang 67).
         Sau khi được trợ cấp tiền di chuyển sang Trung Quốc, Hồ Chí Minh không được trợ cấp 100 đô la mỗi tháng, nhưng ông được lãnh lương để làm việc cho một hãng thông tấn của Nga ở Quảng Châu (một ổ gián điệp trá hình). Ông thường xuyên viết báo cáo về cho tổ chức Nông Dân Quốc Tế (Krestintern), một bộ phận của Ðệ Tam Quốc Tế, và xin tiền trợ cấp từ tổ chức này. Công việc của Hồ Chí Minh bản chất là làm gián điệp cho Nga Xô. Ông không cần làm việc cực nhọc lắm, vì các bản báo cáo của ông chỉ cần lấy từ những báo cáo của phong trào nông dân đang phát động ở miền Nam Trung Quốc mà dịch ra. Nhưng ông vẫn không quên xin tiền.
        Lấy cớ cần tiền để tổ chức nông dân ở khắp Ðông Dương và cả Thái Lan và miền Nam Trung Quốc, Tháng Hai năm 1925 Hồ Chí Minh đã viết thư xin trợ cấp 5,000 đô la Mỹ (trang 80)! Tính ra tiền bây giờ tương đương với 250,000 đô la! Coi như vậy thì biết Hồ Chí Minh là người “có chí lớn” như thế nào. Tháng Tám năm đó, Krestintern đã gửi cho Hồ Chí Minh một nửa số tiền đó, bằng 5 ngàn đồng rúp, qua trương mục của Borodin trong ngân hàng Far East. Họ đã kèm theo một bản liệt kê những việc phải làm để vận động, tuyên truyền, và yêu cầu Hồ Chí Minh mỗi tháng phải gửi về Nga 2 bản báo cáo (trang 88).
        Năm 1927, Ðệ Tam Quốc Tế và Krestintern gửi hai sứ giả sang Quảng Châu để giám sát và thúc đẩy Hồ (lúc đó lấy tên là Lee, họ Lý Trung Hoa). Hồ đã gửi về về xin một ngân sách 40,000 đô la để huấn luyện 100 cán bộ tuyên truyền, và ngân sách phụ 1,500 đô la để trả lương cho 10 cán bộ làm việc toàn thời gian (trang 103). Hồ Chí Minh biết lợi dụng quyền chi tiền của Ðệ Tam Quốc Tế để chia rẽ các đồng chí với các nhà tranh đấu cách mạng khác, có khi khích động lòng kỳ thị địa phương. Hồ sơ của mật thám Pháp cho biết Hồ thường chỉ trao tiền cho hai người là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn (trang 107-108). Cả hai đều là người Nghệ An, cùng quê hương với Hồ.
Năm 1927 Hồ phải bỏ chạy khỏi Trung Quốc vì cuộc liên minh quốc cộng ở đó tan vỡ. Về Nga rồi qua Pháp, Ðức, trên đường trở lại Á Châu, Hồ Chí Minh vẫn được Ðệ Tam Quốc Tế trợ cấp mỗi tháng 18 đồng mark để sống, và trong một bức thư còn giữ trong văn khố Nga, ông đã than thở là số tiền đó ít quá không đủ sống để làm cách mạng (trang 119).
         Kể chuyện Hồ Chí Minh xin tiền Ðệ Tam Quốc Tế để phục vụ Stalin trong việc bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản thì không bao giờ hết. Nhiều tài liệu trong văn khố Nga hiện vẫn chưa được khai thác hết. Chúng tôi chỉ liệt kê các tài liệu trên để cho thấy Hồ Chí Minh đóng đúng vai trò của một điệp viên phục vụ Stalin trong Ðệ Tam Quốc Tế.
        Ngày nay, các chiến sĩ dân chủ và những người tranh đấu cho giới lao động ở Việt Nam không làm gián điệp cho một nước nào cả. Họ hy sinh vì nghĩ rằng chế độ độc tài đảng trị, nắm đầu lao động, độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ làm cho đất nước chậm tiến thêm nhiều thế hệ nữa. Ðồng bào sống ở nước ngoài cần phải giúp họ, giúp một cách cụ thể, là đóng góp tiền bạc cho gia đình các chiến sĩ đó có thể sống mỗi khi họ bị mất việc, bị bắt bớ, giam cầm. Các nhà tranh đấu trong nước không phải ngần ngại gì khi nhận sự giúp đỡ đó. Ðây là người Việt Nam cùng chung sức giúp nước Việt Nam.

Ngô Nhân Dụng
 

 

Ý kiến,  quan điểm,  bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,  không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).  
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.  
PSN không loan tin thất thiệt,  không kích động hận thù,  và bạo lực.  Không chủ trương lật đổ một chế độ,  hay bất kỳ một chính phủ nào.