.  

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,   Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội. 

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. 

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN. 

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời. 

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời. 

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế. 

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội. 

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước. 

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam. 

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản. 

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 


CHỮA BỆNH...  GIÁO DỤC CHỈ LÀ...  VIỂN VÔNG!

 

  • Chính tâm - Hànội

Kính thưa quí bạn đọc. Là một người hiện đang sống cùng với “lũ”ở VN, hàng ngày chứng kiến biết bao tai ương nghịch cảnh diễn ra trong cái xã hội, mà bên ngoài có vẻ là tốt đẹp này. Nhưng nó ấn chứa bên trong những cái ung nhọt làm nhức nhối cho những ai còn nặng lòng với đất nước. Cái ung nhọt gây cho ta đau đớn và nhức nhối nhất có lẽ vẫn là vấn nạn giáo dục. Hàng ngày nhìn thấy, ngẫm thấy tương lai của đất nước, chứng kiến chính những con em mình đang bị dồn vào con đường bế tắc, đang bị thui chột, đang bị ngu đần hóa dần dần!Mà lòng không khỏi ... quặn đau... xót xa

Họ hô hào cải cách giáo dục!Họ chi hàng nghìn tỉ đồng ngân sách cho cải cách giaó dục!Thì nay!Như chúng ta đã chiêm ngưỡng!Học hành thì như mọi người đã thấy!!!Thầy thì không ra thầy!Trò cũng chẳng ra trò. Thầy thì dốt, không hiểu kiến thức sơ đẳng nhất về sư phạm, bị những cám dỗ tiêu cực xã hội xô đẩy, đã tha hóa hủ bại đến mức trầm trọng. Thày như vậy ắt sẽ dạy dỗ lên những  trò thì nát là tất yếu, với những cái đầu ngu muội đến kinh người, những kiến thức rất sơ đẳng cũng không hiểu, ngu ngu ngơ ngơ. ù ù cạc cac. Hỏi thử 10 học sinh lớp 12, thế nào là vô cơ?Thế nào là hữu cơ?Tất cả đều lấm lét ... tắc tịt!!!!!!!!!Thế đấy!

Sách vở thì thay đổi luôn xoành xọach, soạn sách giáo khoa, chương trình giảng dạy thì nhiêu khê, toàn đưa đường dẫn hướng cho con em chúng ta đi khác với con đường mà nhân loại đang đi... Thi cử chỉ là hình thức chiếu lệ, cốt cho xong. Tội này ai chịu?

Còn xã hội như mọi người đã thấy!!!Một môi trường đầy dẫy những tiêu cực tham nhũng, độc tài về chính trị, hủ bại về đạo đức, suy đồi về văn hóa, dối trá đã trở thành bệnh của toàn xã hội. Những tệ nạn xã hội, như cờ bạc, lô đề, mại dâm nghiện hút đã trở thành phổ biến... Tất cả!Tất cả!Con em chúng ta sống trong môi trường như vậy, mà trở thành người tốt, người tài mới là điều lạ!!!!!!!!!!!!

Xuất phát từ nỗi trăn trở ưu tư và xót xa đó. Tôi không thể lặng im để đứng nhìn ngôi nhà của mình đang trong cơn hỏa hoạn, nhìn con em mình đang chết dần chết mòn trong cái “bể dâu” này. Nhưng than ôi!Lực bất tòng tâm. Biết mà làm chi!thấy mà làm chi!

Trên đời này như có ai đó đã nói”Không gì khổ bằng biết nhiều”Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!Bởi biết mà chẳng thể làm gì được, thấy mà đành bất lực!!!!!!!!!

Tại sao vậy?Một lẽ rất đơn giản!Đó là chẳng thể làm gì được, khi mình có tâm huyết, có tài ba đến mấy!Nhưng như một hạt giống có tốt có mẩy cũng không thể nảy mầm trên mảnh đất cằn cồi được. Ý tưởng của mình, tâm huyết để góp ý tìm ra nguồn bệnh nhằm góp phần chữa cho nó cũng trở lên vô ích!Bởi không thể nói gì với kẻ độc tài được, không thể làm gì khi chế độ độc tài vẫn con hiện hữu và chưa bao giờ chúng ta thấy những “đỉnh cao trí tuệ” tuy có lắng nghe dân nói. Nhưng làm theo ý dân, chiều theo lòng dân thì chưa bao giờ!!!!!!!!!!

Vì vậy cho lên từ những cái nhìn thẩm thấu đến tận gan ruột cái chế độ này, chưa bao giờ tôi viết bài hay dù một ý kiến gửi đến họ hay các báo quốc doanh, tuy có thời gian họ hô hào “Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân”Kêu gọi mọi người hãy góp ý kiến xây dựng cho ngành giáo dục. Ngay cả bây giờ, ông tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, kể từ khi lên nhậm chức, cũng nổi đình nổi đám. Nhưng nhìn cái cách ông ta làm, thì tôi thấy cũng chỉ” múa tay trong bị” mà thôi, chẳng thể làm gì được. Và dù biết rằng ý kiến của mình có hay có đúng bao nhiêu đi chăng nữa!Cũng không thể thực hiện được bởi chế độ độc tài này.

Bao nhiều trăn trở!Bao nhiêu bức bối bị dồn nén!Như kẻ bị bịt mồm chỉ mong được nói, như kẻ nằm trong hầm giam tối tăm ngột ngạt chỉ mong được ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành!May thay!Intenets là cứu cánh cho ta để xả “xúpap” những ấm ức đó!Nay thấy website DCVOnline mở khoa thi về đề tài giáo dục, gãi đúng chỗ ngứa đang cần gãi. Mong giật giải thì ít, mà muốn dốc bầu tâm sự thì nhiều. Điều chủ yếu kẻ hèn này muốn phân tích mổ xẻ, để qua đó gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh báo hiệu tương lai suy tàn của dân tộc trước thảm cảnh giáo dục đang diễn ra hiện nay!

Nay với kiến thức của một kẻ ít học, tôi xin có đôi điều tâm huyết mong muốn gửi đến mọi người để mong nhận được sự chia sẻ và bàn luận, nhằm đi tìm cho giải pháp GIAÓ DỤC, tuy tôi biết rằng nó chỉ được bàn luận trên mạng điện tử intenets mà thôi!Còn không bao giờ thực hiện được, chỉ trừ khi đất nước có một nền dân chủ thực sự!Một chế độ thực sự của nhân dân!Thì khi đó tôi tin rằng chúng ta sẽ xây lại ngôi nhà GIÁO DỤC của chúng ta theo đúng như truyền thống mà cha ông ta đã răn dạy, theo đúng như những gì mà nhân loại đã và đang thực hiện, cho dù hiện nay nó chỉ là đống hoang tàn, mục ruỗng. Cho dù sau này sẽ rất khó khăn vất vả để xây lại. Nhưng tôi tin vào ngày không xa đó!

I- Xã hội và đạo đức-nền tảng cho giáo dục

- Tiên học lễ hậu học văn.
Đã có thời, khi đi thăm trường nào, cũng thấy họ đề khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” trước giảng đường, trước cổng trường học, trên lễ đài vv... Làm cho khách tham quan cảm thấy yên lòng khi con em mình được dạy dỗ chu đáo, bởi cái khẩu hiệu tâm huyết kia... Nhưng nếu ai chịu khó bới lông tìm vết sẽ thấy ngay cái khẩu hiệu kia chỉ là “khẩu hiệu”bởi cái chữ Hán “bồi” nửa mùa kia. Ngay như thầy cô, còn hiểu lơ mơ, huống chi học sinh làm sao hiểu được thế nào là “tiên học lễ hậu học văn”, nhất là hàng ngày dạy cho học sinh chữ quốc ngữ, nay lại trương cái khẩu hiệu “Hán nô”trừu tượng kia, đã cho thấy cái phản cảm lẫn cái dốt nát thiển cận của những nhà đại sư phạm VN rồi.

Ôi!Giá như cái khẩu hiệu đó được thay bằng khẩu hiệu chữ quốc ngữ như “Trước học đạo đức –Sau học kiến thức”Thì bây giờ con em chúng ta chưa chắc đến mức độ hư đốn như hiện nay!Bởi cái khẩu hiệu đó nó thiết thực, gần gũi dễ hiểu. Luôn là động lực để dạy tốt học tốt. Bởi cái căn nguyên của hai chữ GIÁO DỤC cũng từ đó mà ra.

GIÁO là dạy, giáo là giáo huấn, là dạy dỗ.
DỤC là những tính nết căn bản của con người.

Con người ta khi được sinh ra như cái cây hoang dại, như hòn đá sơ khai cần phải mài dũa gọt đẽo, phải được uốn nắn, dạy dỗ cái bản tính ban sơđể trở thành NGƯỜI thì mới thành hình hài được, mới đắc dụng được. ”Nhân bất học bất tri lý-Ngọc bất trác bất thành khí”Câu nói người xưa đâu có sai!

Người xưa đã lấy hai cái căn bản để giáo dục lên con người, đó là muốn trở thành người có học, trước hết phải học luân thường đạo lý, học đạo làm người trước. Sau mới là học kiến thức nghề nghiệp chuyên môn.

Kết hợp hai cái triết lý căn đó, để tạo lên một con người có ích, vừa có đức vừa có tài. Nếu chỉ học kiến thức không thôi, thì con người ta chỉ có tài mà không có đức dễ sinh loạn, không làm giặc, thì cũng làm quan tham. Nếu chỉ chăm chú vào đạo đức thì khác nào đào tạo một ông sư trong chùa, xã hội lúc nào chỉ nói đến nhân nghĩa đến đạo đức làm sao đắc dụng, làm sao phát triển được!

Lên cái sự học ngày xưa nó được tôn trọng, cung kính, được chuẩn mực hóa, giai cấp hóa, nó được kết hợp hài hòa như phần hồn và phần xác của cơ thể con người vậy, cái giáo lý, đạo đức là phần tinh thần, cái kiến thức chuyên môn là phần xác thịt. Tinh thần làm nền tảng, chỉ đạo phần xác đi theo đúng hướng đúng đích con đường loài người đang đi.

Cái nguyên lý GIÁO DỤC này nó trở lên bất di bất dịch cho mọi thời đại, mọi xã hội, chớ lên xem trọng cái này mà bỏ qua cái kia!Hai chữ GIÁO DỤC phải được hiểu đúng nghĩa của nó!Tâm niệm theo nghĩa, để tuân thủ theo ý nghĩa đó, đạt được mục đích theo nghĩa đó. Không sẽ phải chịu hậu quả của cái sự phản qui luật như chế độ độc tài hiện nay mà thôi!

Nhưng vấn đề “Trước học đạo đức-Sau học kiến thức” này cũng trở lên là vấn đề cốt tử cho mọi vấn nạn khác!Bởi nếu giả thử nhà trường, thầy cô có dạy tốt, học sinh có học tốt đi chăng nữa, cũng không mang lại hiệu quả, mà thường khi lại trở lên phản tác dụng, khi mà xã hội đầy rẫy những tiêu cực, những tham nhũng, khi mà con em chúng ta ra ngoài xã hội về gia đình, lại được nhuộm trong môi trường ô nhiễm như vậy!Chúng sẽ so sánh!chúng sẽ thắc mắc!Chúng sẽ hỏi thầy cô, bố mẹ!Những câu hỏi mà ta không dễ gì trả lời được?Bởi vậy môi trường xã hội là quan trọng bậc nhất cho mọi vấn đề, nó cũng như cái cây có khoẻ, giống có tốt bao nhiêu đi chăng nữa, nó không thể phát triển xanh tốt cho hoa thơm trái ngọt được, khi nó sống trên mạnh đất cằn cỗi đầy sâu mọt !Sự phát triển xã hội trong đó có giáo dục phải đồng bộ, đồng thuận song hành với nhau’Xấu đều hơn tốt lỏi” không thể khập khiễng được.

II- Những chất xúc tác căn bản của giáo dục.

- Dụng nhân như dụng mộc
Dựa trên cái tiêu chí căn bản trên. Giáo dục còn cần phải hiểu “dụng nhân như dụng mộc”Ở đây, ta cần phải hiểu người xưa không những ví dùng người như dùng gỗ, mà còn ví việc trồng người như trồng cây.

Cũng như khi người nông dân trồng trọt họ cần các yếu tố nước-phân-cần-giống. Thì việc dạy người, trồng người cũng cần phải có các yếu tố:

 XÃ HỘI -THẦY GIÁO - SÁCH DẠY - CÁCH DẠY làm nền tảng cho mọi vấn đề trong giáo dục. Như phần trên tôi đã phân tích phần xã hội, tiếp theo phần rất quan trọng trong giáo dục đó là yếu tố NGƯỜI THẦY.

Tôn sư trọng đạo-Nhất tự vi sư. bán tự vi sư.
Tôi thường cho rằng, mọi nghề trong xã hội, thì nghề trồng người là nghề quan trọng bậc nhất, khó khăn nhất, phức tạp nhất và... cao quí nhất!Vậy tôi mong các bạn!Các bạn hãy nêu lên quan điểm và ý kiến của bạn!cảm nghĩ của bạn về người thầy... của bạn... để mọi người cùng suy ngẫm và tham gia. Còn bây giờ tôi xin tạm dừng ở đây... để chờ ý kiến của các bạn.. Rồi tôi xin tiếp tục.. ý kiến của tôi trong lần tới!xin chân thành cám ơn!

 

Hà Nội 1/4/2007
CT

 

Ý kiến,   quan điểm,   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).   
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.   
PSN không loan tin thất thiệt,   không kích động hận thù,   và bạo lực.   Không chủ trương lật đổ một chế độ,   hay bất kỳ một chính phủ nào.