.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

Cách mạng dân chủ VN...

... con đường nào dẫn đến thành công?

  • 2.11.2007 | Như Hà

Có rất nhiều cuộc cách mạng trong qua khứ được thực hiện thành công, nhằm lật đổ  thể chế hiện hữu, làm mô hình và bài học cho thực tiễn hiên nay... Từ cuộc cách mạng Pháp năm 1879 và trước đó là cuộc cách mạng dân chủ Hoa Kỳ năm 1776, cho tới cuộc cách mạng tháng 10/1917 Nga, cách mạng tháng 10 năm 1949 của Trung Quốc vv.. và tiếp theo gần đây là cuộc cách mạng dân chủ tháng 6/1991 lật đổ chế độ chuyên chế độc tài CS Liên Xô. Mới gần đây nhất là cuộc cách mạng màu.. nhằm lật đổ chế độ dân chủ cải lương của các nước đông Âu, sau khi có cuộc chuyển giao quyền lực giả nửa vời giữa chế độ CS và hậu CS, thực hiện một thể chế dân chủ thật sự cho nhân dân.

Điểm lại và phân tích cụ thể những cuộc cách mạng trên, ta thấy có những điểm chung là sự mâu thuẫn bất công xã hội, mâu thuẫn giai cấp, bất hợp lý trong việc phân chia quyền lực và quyền lợi đã đạt tới đỉnh điểm là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng.

Khi đi câu vào phân tích ta thấy có rất nhiều điểm cần được làm sáng tỏ, nhất là vai trò chủ đạo trong các cuộc cách mạng đó bao giờ cũng có LL nòng cốt, đi đầu làm trụ cột cho quá trình đấu tranh làm nên cuộc cách mạng, đó là những yếu nhân, tổ chức trụ cột, tổ chức lớn nhất trong phe cách mạng, đối lập với thế lực cầm quyền.

Từ một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ cho tới đảng dân chủ xã hội Pháp, ngay cả việc Liên Bang Xô Viết sụp đổ tháng 6/1991, lực lượng chính là đảng dân chủ xã hội do ông Ensin đứng đầu làm trụ cột cho cuộc chính biến.

- Cuộc cách mạng màu gần đây cũng vậy, đều do các đảng đối lập là những LL đứng sau điều hành các cuộc biểu tình, phản đối chính phủ, họ chính là LL nòng cốt làm nên cuộc cách mạng, đồng thời cũng chính là LL đảm nhiệm vai trò lãnh đạo điều hành thể chế mới. Một đặc điểm chung nữa, những cuộc cách mạng như vậy đều mang tính ý thức hệ.

Ngòai cuộc cách mạng dân chủ Nga năm 1991, một phần do LL đối kháng phát động, nhưng một phần cũng do tự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đi ngược qui luật phát triển bị đào thải có tính tất yếu, thì các cuộc cách mạng màu gần đây mang tính chuyển giao và điều chỉnh hệ thống chính trị trước nguy cơ tái độc tài của chế độ hiện hữu mà thôi.Xét về bản chất và điều kiện hoàn cảnh nó hoàn toàn không giống với điều kiện xã hội VN bởi những yếu tố sau đây.

Cách mạng màu đông Âu, lý do dẫn đến thành công!

- Lý do thứ nhất là: Trước khi các cuộc cách mạng màu diễn ra, xã hội các nước đông Âu khi đó đã đi theo thể chế dân chủ khi chế độ CS tan rã ở Nga Xô, một hiến pháp dân chủ đã qui định những điều khoản dân chủ rất cơ bản, các đảng phái được hoạt động, các quyền tự do cơ bản của công dân được thực thi, bộ máy nhà nước đã được phân quyền độc lập một cách rõ rệt.

Nhưng trong quá trình vận hành, chính quyền lãnh đạo đất nước là một đảng chính trị, tuy có xu hướng và đường lối dân chủ, song đã không đủ năng lực để điều hành đất nước trong việc thực hiện đường lối dân chủ hay dân tộc chủ nghĩa, để đáp ứng với tình hình phát triển chính trị kinh tế xã hội. Nên đã lợi dụng trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, buổi đầu manh nha khi vừa thóat ra khỏi chế độ độc tài CS của chế độ dân chủ, để dùng thủ đoạn lách luật để tiếm quyền, độc chiếm quyền lực, nhằm duy trì tính độc đảng mà thôi.

Bởi vậy cuộc cách mạng màu được thực hiện trên nền tảng của một xã hội dân chủ, chứ không phải xã hội độc tài

- Lý do thư hai là: Phạm vi và tính chất độc tài của các nước đông Âu cũng chỉ ở mức độ do đường lối chính sách mang tính độc đoán, đi chệch hướng hoặc chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển xã hội với đòi hỏi của nhân dân, đã gây nên phản ứng của quần chúng và các phe đối lập, tẩy chay chính sách đường lối của chính phủ có xu hướng thân Nga, muốn quay trở lại chế độ độc tài.

Cách mạng nhung vừa diễn ra tại các nước đông Âu, thực chất là cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực từ các thế lực độc tài không cộng sản, tuy có  mầm mống từ chế độ CS cũ, nhưng về cơ bản bản chất đã hoàn toàn thay đổi. Đảng CS độc tài toàn trị đã “bị chết”, thay thế vào đó là 1 tổ chức chính trị phi CS, nên việc điều hành quản lý chính quyền của chế độ độc tài không còn như hệ thống quản lý nhà nước kiểu độc tài chuyên chế CS rất khắt khe như trước kia.

Vì vậy xã hội các nước đông Âu khi xảy ra các cuộc cách mạng màu thực chất là việc chuyển giao quyền lực giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến dân chủ mà thôi. Nên sẽ không có tính chất quyết liệt giữa hai thế lực đối kháng nhau về quyền lợi, là lực lượng cách mạngdân chủ và thế lực cầm quyền độc tài CS

- Lý do thứ ba Vai trò chính để làm nên cuộc cách mạng màu là các lực lượng đối lập, liên minh với nhau để thực hiện cuộc cách mạng và bao giờ cũng nổi lên một hay hai đảng chính trị đối lập có tổ chức mạnh hơn làm nòng cốt.Đây cũng chính là nhân tố quyết định đến việc thành bại của cuộc cách mạng màu vừa qua.

Các LL đối lập đông Âu được hoạt động trong môi trường tự do dân chủ, không bị bất cứ rào cản ngăn cấm nào của quân đội cảnh sát ( LL quân đội cảnh sát được ghi trong hiến pháp như một LL bảo vệ pháp luật, chỉ ra tay khi có hành vi vi phạm hiến pháp và pháp luật) ngoài sự cạnh tranh trực tiếp từ đảng cầm quyền và luật pháp thực thụ, nếu họ vi phạm.

Yếu tố LL đối lập quan trọng này, không những được khẳng định trong cuộc cách mạng màu vừa qua, mà nó phải được xem đến như một yếu tố quyết định cho bất kỳ cuộc cách mạng nào trong qua khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.

- Lý do thứ tư Một điều quan trọng nữa là mặt bằng dân trí, ý thức cộng đồng và trình độ nhận thức xã hội của khu vực châu Âu có trình độ nổi trội hơn các khu vực khác trên thế giới. Các nước đông Âu có sẵn lợi thế được nằm trong lòng khu vực phát triển đó, việc tác động tích cực của những người “láng giềng” là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng của họ.

Khi người dân đã có nhận thức về quyền của mình trong xã hội, họ ý thức được rằng nếu sử dụng quyền của mình, để bảo vệ chính quyền lợi của họ bằng việc thực hiện xây dựng nên một chế độ do người dân làm chủ, chính là góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên, mong muốn cho một xã hội tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc.

Để làm được điều đó không ai khác chính là họ, thì động lực thúc đẩy họ tham gia đấu tranh sẽ tăng lên gấp bội, ý thức được điều đó họ chủ động tham gia vào các sinh hoạt chính trị, đấu tranh loại bỏ những thế lực đen tối, lựa chọn những đảng phái chính trị có chính sách phù hợp với lợi ích của nhân dân.

Đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng, thử hỏi có một đảng đối lập mạnh, nhưng không có “dân” hoặc lòng dân chưa tin, chưa hiểu được mục đích và giá trị dân chủ, thì khác nào như khi ra trận, có tướng mà không có quân, làm sao thắng được đối phương!

Cuộc cách mạng màu thành công là do trình độ và ý thức dân chủ của nhân dân đã đạt được độ “chín” cần thiết để các LL đối lập hành động.

Những cuộc cách mạng màu không thể áp dụng đối với Việt Nam.

Có nhiều người đã hy vọng vào việc sẽ có một cuộc cách mạng màu diễn ra tại VN, thậm chí tôi nghe nói TBT đảng VT Lý Thái Hùng đã dày công nghiên cứu cuộc cách mạng màu ở đông Âu để xuất bản cuốn sách dày 600 trang giới thiệu về việc tiến hành đưa cuộc cách mạng màu về VN.

Căn cứ vào những yếu tố khách quan và chủ quan ở các lý do trên, ta có thể khẳng định những yếu tố quan trọng trên hoàn toàn không có căn cứ và không thể áp dụng được ở VN.

Khi mà xét về lý do thứ nhất chúng ta thấy hiện nay chính quyền vẫn nằm trong tay chế độ độc tài CS, với một hệ thống quản lý xã hội, cai trị nhân dân hết sức tinh vi và chặt chẽ. Nó tinh vi tới mức, chúng áp dụng cách quản lý nắm bắt tư tưởng tới từng người dân, mọi tổ chức xã hội đều dưới sự quản lý của đảng cầm quyền. Chính sách và việc thực hiện chính sách độc tài đã bám rễ quá chắc vào mọi mặt đời sống xã hội VN.

- Việc chế độ độc tài thực hiện chuyên chế vững chắc như vậy, nó hoàn toàn khác với tình hình đông Âu khi diễn ra cách mạng màu, khi đó các nước đông Âu đã thực hiện việc chế độ CS chuyển giao sang chế độ dân chủ được gần 10 năm, đời sống dân chủ của họ đã được mở rộng hơn rất nhiều, các đảng phái chính trị đã tham gia hoạt động hợp pháp công khai, báo chí ngôn luận được tự do vv.. Đó là những thuận lợi để họ làm cuộc cách mạng thành công.

- Lý do thứ hai khi so sánh mức độ độc tài phản động và mức độ ngoan cố thì độc tài CSVN chắc chắn sẽ có độ lỳ, độ trơ hơn các đảng cầm quyền ở đông Âu. Với lập trường kiên định đi theo con đường CNXH và những chính sách độc tài, nhằm bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đảng CSVN sẽ thẳng thừng xuống tay đàn áp cuộc nổi dậy của quần chúng.

Với ý đồ dùng các LL quân đội, cảnh sát bảo vệ đảng, họ đã dày công xây dựng các LL này là LL của riêng đảng, bởi vậy trong tay họ có đầy đủ các công cụ, đắc lực trung thành với đảng, sẵn sàng đàn áp các cuộc nổi dậy.

Một yếu tố quan trọng nữa là trong quá trình cầm quyền lãnh đạo đất nước, đảng CSVN đã phạm quá nhiều sai lầm cả trong quá khứ lẫn hiện tại, nên đã đẩy mâu thuẫn đi đến bờ vực của sự đối đầu không khoan nhượng, khó lòng có cuộc cách mạng “nhung” êm đẹp diễn ra, khi quyền lực vào tay nhân dân, sẽ không ai đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy họ sẽ không dại gì mà không tính đến một cuộc trả thù tắm máu đối với họ, bằng mọi cách, kể cả tính mạng họ cũng phải giữ cho kỳ được quyền lực lãnh đạo.

- Lý do thứ ba thì rõ nét hơn cả, ở hiện nay VN thực sự chưa có một đảng đối lập theo đúng nghĩa của nó, mới manh nha một vài tổ chức còn rất sơ sài, non kém về mọi mặt, ngay đến cả nhân tố để lập nên các tổ chức như vậy là các nhà hoạt động dân chủ còn rất hạn chế ở tầm nhìn, tầm hoạt động cũng như không có đầu óc tổ chức.

Có chăng chỉ một vài đảng phái tổ chức hải ngoại đang hoạt động cũng không xác định được vai trò của mình, mà việc hoạt động chỉ cầm chừng ở phạm vi hỗ trợ, yểm trợ cho dân chủ trong nước mà thôi, chưa xứng đáng là đối thủ của đảng độc tài CS

Tuy nhiên ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, với môi trường và sự khủng bố đàn áp của đảng độc tài thì khó lòng có một tổ chức dân chủ đối lập đủ mạnh trong nước được, họ sẽ bị khống chế, bị triệt tiêu ngay từ trong trứng nước khi mới nhen nhóm lên ý đồ thành lập tổ chức.

Cho dù có ai đó cố gắng cũng khó thực hiện được bởi cái nền tảng xã hội đã bị quản lý chặt chẽ từ mọi hành động cho dù nhỏ nhất. Mọi động thái, di chuyển tụ tập nhóm họp của anh (ngoại trừ hai thành phố lớn là HN và SG là còn dễ thở một chút) đều đã được các chiên sĩ an ninh đưa vào vòng ngắm “chăm sóc” tử tế.

Bởi vậy, việc tạo nên một cuộc cách mạng mà không có những LL đối lập LL đóng vai trò nòng cốt chủ đạo, hướng dẫn lãnh đạo đấu tranh, thì ngay đến cả việc đảng độc tài có xảy ra mâu thuẫn nội bộ bị suy yếu trầm trọng, cũng không thể có một cuộc cách mạng như người ta mong tưởng và hy vọng

- Lý do cuối cùng là nền tảng dân trí xã hội, một VN dân trí còn lạc hậu, quá trình hình thành và tư duy phát triển để ý thức được cái quyền của mình trong xã hội đã không đến được với VN, do những điều kiện hoàn cảnh về địa lý nằm khuất dưới bóng người hàng xóm khổng lồ, cũng bị chủ nghĩa CS nhấn chìm, đã vậy lại xa trung tâm thế giới văn minh, lên những thông tin, tiếp cận với tư tưởng dân chủ rất hạn chế.

Suốt trong những năm cầm quyền, đảng độc tài ra sức bưng bít che đậy và ngu đần hóa dân tộc về tư tưởng dân chủ, nhằm phục vụ cho tham vọng chiếm đoạt quyền lực trong các cuộc chiến tranh và sau chiến tranh. Sau khi chiến tranh kết thúc tình trạng chiếm đoạt quyền dân chủ của nhân dân vẫn không thuyên giảm, không được cải thiện là bao, cộng với đời sống khổ cực, người dân chỉ còn ý thức duy nhất là làm sao duy trì được sự sống, đảm bảo sự sinh tồn theo bản năng, đã không còn khái niệm sơ đẳng nhất về các quyền của mình, tuy rất căm thù và chán ngáy chế độ, nhưng không dám vùng lên tham gia đấu tranh, khi không có một chỗ dựa, một niềm tin hay hy vọng vào một cuộc đổi đời trong tương lai.

Tuy cuộc sống của ngày nay thế hệ trẻ không còn bị kìm kẹp như trước, nhưng ý thức hệ của họ rất kém, sinh ra trong môi trường độc tài, không có sự so sanh chọn lựa, nên gần như họ bị tê liệt, không nhân thức được các quyền của công dân, lại không có lớp thế hệ trước kèm cặp diù dắt chỉ đạo, vì vậy khó lòng thế hệ trẻ sẽ  làm nên chuyện.

Như vậy từ những so sánh cuộc cách mạng màu ở đông Âu với hoàn cảnh và điều kiên xã hội của VN chúng ta có thể khẳng định một điều VN sẽ không bao giờ xảy ra biến cố kiểu cách mạng màu như ở đông Âu được, tất cả những điều kiện thuận lợi ở đông Âu,  dù với yếu tố nhỏ nhất lại không hề tìm thấy ở VN.

Thử tìm một mô hình thay đổi chế độ khác để hy vọng một cuộc đổi đời.

Nếu đem so sánh với các cuộc cách mạng hoặc trông chờ vào một biến cố trong lịch sử, chúng ta chỉ còn hy vọng vào một biến cố như kiểu tự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, khi có mâu thuẫn trong nội bộ bắt nguồn bởi một tư tưởng lớn trong đảng độc tài, có điều kiện nắm giữ cương vị chủ chốt, có lương tri vì dân tộc, hy sinh quyền lợi cá nhân như ông M.Gorbachov mà thôi!

Nhưng vấn đề này xem ra cũng khó lòng xảy ra, khi mà đảng độc tài đã rút kinh nghiệm cuộc sụp đổ của Nga Xô, để phân định, sắp xếp lại hệ thống cơ cấu quyền lực, sao cho quyền lực được tập trung vào một nhóm người chứ không phải một người như trước nữa.

Cái cơ chế “dân chủ tập trung này” nó được phân tầng để sàng lọc tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ hạ tầng cơ sở, để lựa chọn những đảng viên ưu tú nhất, trải qua từng cấp được sàng lọc trong thực tiễn, để tuyển chọn theo tiêu chí, tiêu chuẩn trung thành với đảng vào bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của cơ chế “tập trung dân chủ”.

Khi tổ chức các buổi sinh hoạt, các thành viên của bộ chính trị có sự tương đối bình đẳng, các vị trí đang đảm nhiệm là sự phân công công tác, chứ không thể hiện vị trí quyền lực mà họ có trong tay, chức vụ tổng bí thư chưa hẳn là người có quyền lực nhất.

Vì vậy tìm được một người có tư tưởng, có lương tâm vì dân vì nước, sẽ không bao giờ có được để hy vọng có một M.Gorbachov nữa nổi lên. Nhất là hiện tượng này lại không bao giờ có được ở các nước châu á, nơi mà sự bảo thủ và ham muốn quyền lực đã giết chết tinh thần dân tộc của mọi cá nhân, khi kẻ đó đang nắm quyền lực, lịch sử và hiện tại đã chứng minh điều đó.

Chính vì lý do này đã đẻ ra caí cơ chế dân chủ tập trung, là vấn đề mà bấy lâu nay gây tranh cãi trong dư luận, vì người ta không hiểu bản chất của nó.

Vậy còn con đường nào khác cho Việt Nam.

Với một hiện trạng và tình hình thế giới hiện nay, việc đấu tranh giữa hai thế lực, một bên là các LL dân chủ tiến bộ trên thế giới, một bên là thiểu số còn lại của chế độ độc tài CS còn xót lại.

Trung Hoa “bức vạn lý trường thành” cộng sản  ngoan cố!

Nhưng đứng đầu cái thế lực còn xót lại là một Trung Hoa có số dân đông nhất thế giới, có lịch sử và tầm quan trọng trên bản đồ thế giới, nhất là thế giới phương đông, đã kịp thời điều chỉnh biến thái theo chủ nghĩa “Kỳ nhông” tuy thỏa hiệp từ bỏ những nguyên tắc cộng sản của Max, bản chất đã thay đổi, nhưng vì quyền lợi và quyền lực, chúng vẫn giương cao lá cờ chủ nghĩa Max để làm bình phong che đậy cho những mưu đồ và tội ác chống lại nhân dân.

Cái nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản Kỳ nhông là chúng thỏa hiệp với giới tư bản để lấy chiêu bài “phát triển kinh tế” làm chỗ dựa, che lấp những hành vi kìm hãm tư tưởng, nhằm củng cố quyền lực chấp chính, chứ không phải như chúng vẫn thường rêu rao là phát triển kinh tế trước, thực hiện dân chủ sau.

Nếu phân tích quá trình phát triển và đào thải theo qui luật thì cái thuyết trên có thể diễn ra, khi mà nhu cầu vật chất của người dân đã được đáp ứng, khi đó cái áo tư tưởng đã quá chật, mọi người sẽ cảm thấy bức bối, việc đòi hỏi và yêu cầu một đời sống tinh thần tư tưởng và điều tất yếu sẽ xảy ra, khi giai cấp thống trị không đáp ứng được điều đó.

Nhưng nếu xét về quá trình đào thải thịnh suy của các triều đại trong lịch sử phong kiến Trung Hoa theo qui luật tự nhiên, có lẽ chúng ta chỉ trông chờ vào vận may rủi khi có lời sấm truyền mà thôi, vì cái thời gian theo qui luật đó không có hạn định, hoặc được dự đoán hàng thế kỷ mới xảy ra một cuộc chuyển đổi như vậy!

Một VN là mẩu đuôi của Trung Hoa, sẽ chết theo khi Trung Hoa bị “đột tử”. Còn trong hoàn cảnh hiện tại thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, khi mà thế giới dân chủ vẫn đang loay hoay đi tìm một mô hình mới để áp đặt cho những quốc gia CS đang lợi dụng cơ hội để tồn tại.

Thế giới dân chủ đã tỉnh ngộ và hành động dè dặt..

Thời gian gần đây, tổng thống Mỹ Bush, trong những bài phát biểu của mình, đã chỉ trích việc các nước cộng sản lợi dụng việc giao thương kinh tế để củng cố quyền lực hơn là để cải thiện đời sống người và nâng cao dân trí như thế giới mong muốn. Một số các tổ chức, các chính phủ cũng đã nhận ra điều đó và đang tìm cách điều chỉnh và áp đặt các giá trị lợi ích kinh tế trong điều kiện nhân quyền cơ bản cho người dân.Việc chỉ trích của ông nó cũng bắt nguồn từ cái lỗi của người tiền nhiệm trước ông, đó là tổng thống đời thứ 41- 42 của Hoa Kỳ, ông Bill Clinton

Học thuyết Bill Clinton! đúng sai 50/50

Khi phát hiện thấy có những điều không ổn trong quá trình phát triển quốc tế, người ta không khỏi giật mình khi thấy cái học thuyết “Diễn biến hòa bình” toàn cầu của cựu tổng thống Bill Clinton, hiện đang bị các quốc gia cộng sản lợi dụng triệt để vào việc củng cố và bám giữ quyền lực lãnh đạo mà tiêu biểu là hai nước Trung Hoa và Việt Nam.

Tôi chưa được tiếp cận với toàn bộ học thuyết đó, nhưng theo những gì mà người ta đang thực hiện, thì việc hiểu đại cương của học thuyết đó là ông B.Clinton áp dụng chính sách củ cà rốt để ve vãn và cảm hóa chế độ cộng sản, theo đó trong lộ trình lấy giao thương kinh tế, thương mại làm đòn bẩy để thâm nhập truyền bá các giá trị về tư tưởng dân chủ cho quần chúng nhân dân, nhằm chuyển hóa dần nhận thức hoặc gây mâu thuẫn trong lòng xã hội cộng sản, tạo ra những cuộc cách mạng để giải quyết mâu thuẫn, theo hình mẫu cuộc cách mạng dân chủ 1776 của Hoa Kỳ.

Nhưng có lẽ học thuyết của ông chỉ đúng được một nửa, khi đã tạo được sự khởi sắc thay đổi được đời sống vật chất cho con người. Nó đã làm một cách mạng thay đổi kỳ diệu về kinh tế, đã cứu hàng tỉ người dân ra khỏi đói nghèo, nhưng vẫn còn tăm tối, khi mà chế độ cộng sản đã lợi dụng học thuyết này để làm cứu cánh cho nguy cơ bị sụp đổ, khi cái tiền đồn, cái nôi của chủ nghĩa CS đã bị tiêu ma. Họ đã coi học thuyết B.Clinton như cái phao cứu sinh, cứu vớt kẻ đang sắp chết chìm, đang trong giây phút hấp hối, tuyệt vọng đi tìm con đường tồn vong.

Chúng ta thử hình dung, nếu sau khi chế độ cộng sản Nga Xô sụp đổ, một nền kinh tế đang trên đà trở về thời kỳ đồ đá như VN, một xã hội bị nhốt trong cái nhà ngục tăm tối đói nghèo, bị bao vây trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự kiên quyết của thế giới bên ngoài với thế lực độc tài, thậm chí VN còn rơi vào hoàn cảnh bị cô lập bi đát hơn Bắc Hàn hiện nay, thì liệu sự tồn tại của họ hỏi được bao lâu?

Chính sự cùng quẫn, đói nghèo và bức bối sẽ là động lực cho người dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ độc tài. Cái khát vọng tự do trong song sắt, khi nhìn thế giới bên ngoài, sẽ là động cơ thôi thúc họ trên con đường tranh đấu, nó sẽ thúc đẩy quá trình tan rã chế độ đương quyền đến nhanh hơn theo đúng qui luật của tự nhiên Bản thân nội bộ của đảng độc tài cũng sẽ mâu thuẫn khi bị bế tắc, bị kìm hãm, lý tưởng CS trước kia họ tôn thờ nay đã phơi bày ra trước mắt, tự thân trong lòng nó đã có cuộc cách mạng để thích nghi với môi trường hoặc tồn tại hoặc bị tiêu diệt.

 “Đỉnh điểm của mâu thuẫn là sự tự tan rã chuyển đổi sang một hình thái khác

Nó như một trái cây đến hồi “chín” quá, ắt phải rụng xuống đất, để bắt đầu cho một chu trình mới, một hạt mầm mới nảy mầm từ các chất dinh dưỡng trong cái trái chín bị rơi rụng kia.

Giải thích sự tự tan rã theo qui luật cho thấy nếu khi đó thế giới dân chủ kiên quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa CS, thì chắc chắn VN đã thoát khỏi ách độc tài khoảng 10 năm trở lại đây.

Giải thích theo qui luật tự nhiên về sự thích nghi với điều kiện sống để sinh tồn, thì rõ ràng học thuyết B.Clinton, đã tạo lên một môi trường sống lý tưởng để con côn trùng CS, nhanh chóng thích nghi để tồn tại.

Cái học thuyết của B.Clinton được mô tả không khác gì như là nguồn thức ăn dồi dào, những tưởng là để nuôi sốn,g kích thích cái cây phát triển, nhưng thực chất nó chỉ làm cho cái cây xanh lá, làm nguồn thức ăn chủ yếu nuôi sống con câu CS trên cái cây đó mà thôi.

 

Một học thuyết sai lầm nghiêm trọng, khi không xét đến bản chất vấn đề.

Khi nghiên cứu và áp dụng học thuyết “diễn biến hòa bình” (hay còn gọi là học thuyết toàn cầu hóa) ngay bản thân ông B.Clinton và các nhà phân tích đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là họ chỉ dựa trên nền tảng đại cương của một chế độ độc tài hà khắc, chứ họ không đi câu vào tìm hiểu phân tích tính đặc trưng của nền độc tài chuyên chế toàn trị do chủ nghĩa CS áp đặt và thực hiện.

Ông không đánh giá hết sự thâm độc và nguy hiểm của một chính sách độc tài có tính đảng phiệt đến mức độ nào, mọi mệnh lệnh mọi đường lối mọi tư tưởng và mọi thành phần, tổ chức xã hội đều dưới sự chỉ huy lãnh đạo và phục vụ duy nhất đảng cầm quyền. Nó được sắp xếp có hệ thống cơ cấu đến tận hạ tầng xã hội, thẩm thấu đến từng người dân, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bởi vậy dù có sự thay đổi về đời sống kinh tế, nhưng cấu trúc tư tưởng của nó trong đời sống xã hội không hề thay đổi, trái lại nó càng được củng cố, gia cố vì được tiếp thêm “nhiên liệu” kinh tế.

Do có tính chất như vậy nên học thuyết B.Clinton đã dễ dàng bị CS lợi dụng, để gậy ông đập lưng ông, dùng ngay cái vũ khí “diễn tiến hòa bình” để tấn công dân chủ thế giới, đe dọa nền hòa bình thế giới bằng việc tăng cường ngân sách quân sự của chế độ độc tài Trung Nam Hải.

Ở VN cũng vậy, mọi chính sách đường lối của VN là bản sao của Trung Quốc mà ra, tuy mức độ thực hiện có khác nhau, nhưng về bản chất vẫn như nhau, mặc dù có những mâu thuẫn đối đầu về quá khứ, nhưng vì quyền lợi sống còn, chúng vẫn câu kết chặt chẽ với nhau để bám giữ quyền lực tới cùng, tuy không có khả năng trang bị vũ khí, đầu tư quân sự, nhưng VN vẫn ra sức lợi dụng việc mở của kinh tế, dùng tiền thuế của dân để củng cố bộ máy cai trị, đàn áp nhân dân và thỏa sức tham nhũng.

Như phần trên của bài viết này đã nêu, tuy thế giới dân chủ đã nhận ra những sai lầm trong chính sách “củ cà rốt”, nhưng việc điều chỉnh lại chính sách đó vẫn diễn ra rất ì ạch, chậm chạp, các biện pháp còn ở mức dè dặt chưa dứt khoát, của một vài quốc gia, một vài tổ chức phi chính phủ chưa có sự phối hợp, bàn thảo có tính toàn cầu.

Tuy vậy chúng ta cũng hy vọng rằng thế giới sẽ không cam chịu khi tình trạng bị “xỏ mũi” này vẫn tiếp diễn và đây cũng chính là niềm hy vọng một nền dân chủ  cho Việt Nam.

Dẫu rằng rất mong manh bởi con côn trùng CS giờ đây đã béo hú nhờ bữa tiệc thịnh soạn của tư bản dâng hiến. Chờ cho nó giẫy chết thì trước hết cái cây sẽ phải khô héo đầu tiên, chúng sẽ chén cho tới chiếc lá xanh cuối cùng, rồi mới chịu gục chết.

Vì vậy chỉ có một con đường con đường duy nhất mà cách mạng dân chủ VN phải đi phải đến... đó là con đường tự lực tự cường bằng cách đoàn kết, kết tụ nhau lại thành một thể thống nhất... mới mong thay đổi được chế độ độc tài hiện nay.

 

Còn tiếp: Phần 2 -  Điều kiện tiên quyết cho một cuộc cánh mạng dân chủ Việt Nam.

 

Như Hà.
Ý nguyện Tác giả:
Rất mong bài viết này được phổ biến rộng rãi tới mọi người

 

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.