.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

 

Tâm thư kính gửi
Hòa thượng Thích Thanh Tứ

  • 24.11.2007 | Bùi Đình Sệnh - Hà Nội

 Tôi là Bùi Đình Sệnh, thường trú tại tổ 12 Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội; điện thoại: 04 7 641 586.

Vừa qua, tại kỳ họp của Quốc hội, Hòa thượng Thích Thanh Tứ phát biểu về Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ có điều chưa khách quan, chưa thỏa đáng không có tác dụng tích cực với sự phát triển của đất nước theo hướng hòa nhập với thế giới văn minh. Phát biều này được báo chí đăng tải, là một công dân quan tâm tới sự phát triển của đất nước, có nghiên cứu về Phật giáo tôi kính nhờ Quý báo chuyển thư ngỏ này tới Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

 

Hà Nội,  ngày 21 tháng 11 năm 2007

Kính gửi Hòa thượng Thích Thanh Tứ

Tôi là Bùi Đình Sệnh, thường trú tại tổ 12 Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội; điện thoại: 04 7 641 586.

Kính thưa Hòa thượng

Hòa thượng Thích Quảng Độ


Hòa thượng Thích Thanh Tứ

Hòa thượng là một trong những đại biểu Quốc hội mà tôi chú ý mỗi khi có dịp theo dõi các kỳ họp của Quốc hội qua các chương trình truyền hình; đó là vì tôi nghiên cứu Phật giáo và rất coi trọng vai trò của Phật giáo, của những người con Phật trong việc việc xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh. Một trong phát biểu hiếm hoi của các đại biểu quốc hội mà tôi còn nhớ qua nhiều năm là lời phát biểu của Hòa thượng phê bình chính các đại biểu quốc hội, là “có những đại biểu quốc hội suốt cả nhiệm kỳ quốc hội không phát biểu lấy một lần”. Lời phát biểu đó của Hòa thượng thật quý giá vì nó đúng sự thật và chỉ ra “tảng băng chìm” sau hiện tượng kỳ lạ đó. Cái tảng băng chìm đó là tính hình thức quá mức của việc bầu cử, tổ chức và hoạt động của Quốc hội đất nước chúng ta, là sự bất cập của Quốc hội trong sự phản ánh trung thực nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là bất cập trong việc phản ánh Năng lực - Nguyện vọng của tinh hoa các giới, các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng đất nước; hậu quả của việc tồn tại tảng băng chìm đó là đất nước chậm phát triển trong một thời gian dài; tham nhũng lãng phí phát triển; giáo dục, đạo đức suy thoái, di hại lâu dài…

Đạo Phật là đạo của Trí tuệ và Từ bi, nếu có đại biểu chân chính của các Phật tử trong Quốc hội là một may mắn lớn cho Quốc hội và Đất nước. Tầm nhìn thấu suốt và từ bi của các vị chân tu phật giáo chắc chắn sẽ giúp cho đất nước phát triển giàu mạnh, ngày càng văn minh trong hòa bình, dân chủ.

Trong tình hình hiện nay đất nước tuy có phát triển kinh tế nhanh hơn trước song đang đứng trước một trong hai nguy cơ lớn:

1         Kinh tế phát triển nhanh nhưng phân hóa giàu nghèo càng ghê gớm, đạo đức suy thoái, nhân tài vật lực sớm suy kiệt dẫn đến mất ổn định xã hội nghiêm trọng không công an, quân đội nào có thể kiểm soát nổi.

2         Kinh tế vẫn phát triển nhưng không đủ nhanh để đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới; có ổn định xã hội song càng nhiều giả dối, đạo đức càng suy thoái, mê tín dị đoan ngày càng phát triển; thiếu nhân quyền và quyền công dân (một trong những nội hàm căn bản của dân chủ) bị tiêu mất trên thực tế, nhân tài thực sự - nguyên khí của đất nước dần dần suy kiệt; đất nước lâm vào “thảm họa đen” và ngày càng bị lệ thuộc vào các nước ngoài tới mức không thể cứu vãn. Nguy cơ này đang có khả năng bành trướng, lan rộng.

Người con trưởng của Phật mặc áo nâu, áo vàng trực tiếp tham chính, hộ nước, giúp dân như Hòa thượng thì trách nhiệm thật là cực kỳ khó khăn, nặng nề; với việc tham gia vào Quốc hội đã nhiều năm chắc Hòa thượng ít nhiều thấy được hai nguy cơ nói trên trên ngã rẽ lịch sử này của đất nước.

Lần phát biểu đả phá Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại diễn đàn Quốc hội của Hòa thượng vừa qua tôi không được theo dõi trực tiếp mà chỉ được biết qua báo chí. Không biết nhà báo có đủ năng lực đạo đức và trí tuệ khi tường thuật lại tinh thần và nội dung lời phát biểu đả phá đồng đạo của Hòa thượng không nhưng khi đọc bài báo tường thuật tôi cảm thấy lo lắng rất nhiều. Đọc lời phát biểu của Hòa thượng tôi không thấy tính chất của một người chân tu phật giáo mà rất giống phát biểu của một tuyên huấn của đảng - hội thế gian làm công tác tôn giáo, tuyên truyền chính trị hiện nay; các cán bộ tuyên huấn - chính trị này hiện đang thừa không những xét về gánh nặng kinh tế mà (đáng quan tâm hơn) đang còn là một gánh nặng về tinh thần và tâm linh cho đất nước. Tôi cứ nghĩ, giá Hòa thượng lại cứ im lặng như những đại biểu Hòa thượng đã từng phê bình thì thật có ích hơn cho uy tín của Phật pháp. Không biết Hòa thượng đã gặp Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trước khi đả phá Ngài chưa, nếu Hòa thượng chưa từng gặp Ngài mà đã đả phá như vậy thì rõ là Hòa thượng đang trọng đời hơn trọng Đạo rồi. “Lấy Đạo tạo đời” (đời vật chất thô lậu) tôi thiết nghĩ người chân tu không bao giờ làm dù là áo nâu, đại thừa gì gì chăng nữa.

Hòa thượng nói rằng "Ông Thích Quảng Độ có những hành động trái với giáo lý nhà Phật".

Trong 42 năm giảng đạo tại thế phật Thích ca đã thuyết giảng rất nhiều cho đệ tử, chúng sinh từ các bậc vua chúa cho tới những người bình dân nhưng theo kinh sách tiểu thừa cũng như đại thừa ghi lời Phật Thích ca dạy thì tinh thần xuyên suốt những lời giáo huấn là sự thật tối thượng, là hướng cho đệ tử, chúng sinh đủ duyên tới sự thật tối thượng, hạnh phúc chân thực. Phật có thể im lặng mỉm cười không nói, Phật có thể một mình trong rừng cùng voi và khỉ nhưng không khi nào ngài thỏa hiệp nói trái sự thật chỉ để làm lợi cho đời phàm.

Ngày nay, thời thế đã thay đổi, người mặc áo tu phật cũng công nhiên tham chính đả phá lẫn nhau; xét theo hành vi và ngôn từ, nhìn nhận thời thế, chiếu theo cái nhìn của chính pháp tôi thấy việc thăm hỏi người đau khổ vì oan ức, yêu cầu Nhà nước không can thiệp quá sâu dưới mọi hình thức vào hội đoàn của người tu phật (nhất là hội đoàn dưới sự dẫn đạo của Ngài)…  Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã gần với giáo lý nhà Phật, gần với Chính pháp hơn là Hòa thượng.

Thưa Hòa thượng

Người Đại biểu quốc hội mặc áo tu phật dường như đang có những việc cấp thiết hơn phải làm.

Mê tín dị đoan đang ngày càng phát triển. Người đến chùa chiền, đền miếu toàn là cầu tài, cầu lộc, cầu chức, cầu quyền, hiếm thấy người thanh tu, tìm chân lý, cầu giải thoát, chứng ngộ hạnh phúc dài lâu, chân thực. Cán bộ công chức không chịu thực lòng tuân theo pháp luật (do chính Hòa thượng góp phần làm ra và giám sát thực hiện) làm việc vì dân vì nước mà ham cầu cúng, bói toán, quan hệ móc ngoặc, ô dù, bè đảng. Một người bạn Phật tử của tôi bức xúc khi thấy ô tô biển xanh nhà nước đậu chật đường tắc lối chờ xin cấp “ấn” ở đền Trần Nam Định: “cán bộ mà không theo luật pháp lại chen nhau đi xin cấp “ấn” để đè đầu cưỡi cổ dân à “; giải tỏa đất đai, xây dựng công trình không chịu làm theo luật đưa cô đồng, ngoại cảm đến “gọi hồn” chuyển mộ, bất chấp ý kiến của người có đất, có mộ…

Các hiện tượng “cát cứ làm luật” để lợi cho bộ mình, bè đảng mình, hiện tượng khi luật pháp đã quy định rõ ràng cũng cưỡng từ đoạt lý, nói lấy được, không chịu thực hiện, hiện tượng khi luật pháp còn chưa rõ ràng thì không chịu hiểu, vận dụng theo hướng có lợi cho công dân, cho xã hội … đang trở lên ngày càng phổ biến; hậu quả là dối trá, tham nhũng, hối lộ gia tăng di hại cho dân cho nước lâu dài …

Đưa pháp luật Việt Nam lên tầm cao mới văn minh, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia; thực lòng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật (một thỏa ước xã hội) đang và sẽ là “hòn đá thử vàng” đạo đức của những người con phật, của những công dân có trí tuệ của Việt Nam.

Việc Hòa thượng dùng diễn đàn Quốc hội và các cơ quan thông tin đại chúng để đả phá Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là không có lợi cho những người công dân lương thiện, trọng sự thật; làm chướng ngại một nẻo đường phong quang trực chỉ tới hạnh phúc đích thực và vì vậy không có lợi cho đất nước, trước mắt cũng như lâu dài.

Trên đây là vài lời thành tâm nói ra những điều thấy biết, không phải là phê phán tôi mong Hòa thượng xem xét.

Tôi xin chúc Hòa thượng thân - tâm an lạc, đầy đủ trí tuệ để đại diện cho phật tử và công dân lương thiện của cả nước tại Quốc hội.

 


Kính thư
Bùi Đình Sệnh

 

 

DIỄN ĐÀN TỰ DO - Tháng 7/2007   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.