.    

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái hoạt động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006


 

 

Ý kiến,   quan điểm,  .  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

 

Nguyễn Gia Kiễng, một Tổ quốc ăn năn

 

  • 13.08.2007 - Du Lam
     

Có thân hữu với tôi là anh Phương Nam Đỗ Nam Hải giới thiệu cho lâu rồi rằng anh hãy xem bài của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trong hội thảo do Hội Pháp Việt tương trợ tổ chức với nhiều tham luận, trong đó có một số tham luận được gửi ra từ trong nước, như Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Thanh Giang. Kể cũng là điều đáng mừng nếu không có một vài hạt sỏi trong chén cơm đang và vào miệng. Tôi cố gắng đi tìm đọc trong đoạn đường gian nan, phải ra tiệm Net trong hoàn cảnh khó khổ của thằng tôi, kể từ mấy ngày đầu xuân Đinh hợi tới nay, và hầu như các tiệm Net đều cài phần mềm cản trở, không vào được, mặt khác cũng lâu rồi, vì thiếu phương tiện tôi cũng chẳng cập nhật được cái proxy nào có tính nhanh nhạy. Nhưng, cái khó ló cái khôn, tôi cũng đọc được bài của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trong Mạng Ý kiến.net. Kể ra hơn nữa năm chịu đựng trong khó khăn tôi có được chút trì chí hơn trước, tôi gọi lại cho Đỗ Nam Hải với lời lẽ rất ôn hòa rằng tôi hiểu tâm trạng của anh, lời đề xuất rằng viết một vài dòng phản biện, tôi có thể làm được, nhưng có nên không trong tình thế hiện tại, khi mà công việc của Phong trào Dân chủ trong nước còn quá nhiều thứ cần thiết, như dân oan đang lăn lóc trên phố Sài gòn, tìm cách giúp đỡ họ thì hơn. Rằng chúng ta có nên vì một chút như vậy mà lôi nhau ra mặt báo thành bút chiến có nên chăng? Rằng hãy cảm nhận như từng cảm nhận, nhiều bài viết kết cho anh em trong nước là làm dân chủ với động cơ vì tiền, hay “hấu hết các người dân chủ đều từ hằn thù” v.v…, thôi thì tốt nhất anh nên phone cho tiến sĩ, nói với nhau cho rõ ràng, tôi nghĩ như thế vừa tốt cho cái chung, cho hoàn cảnh hiện tại, và cho một chuyện đã rồi. Thật lòng phải nói ra đây là tôi còn nói với anh ta rằng anh cứ xem Tiến sĩ là một nhà khoa học, chuyên ngành vật lý địa cầu, có lúc bài viết cũng có những thiếu sót nhất định, hầu như trong chúng ta, chẳng ai là nhà chính trị chuyên nghiệp gì cả, chúng ta chỉ có một tấm lòng trước thế nước lâm cảnh ngộ, người lương thiện lầm than, người lao động tàn mạt vì sự cướp bóc, rồi gióng tiếng mà thành gắn bó, và nương nhau trong cảnh đời ấy thành phong trào. Chẳng một ai qua đào tạo khóa nào về dân chủ, chẳng được gặp nhau để cùng thảo luận hiện tình đất nước, sự nương tựa vào nhau bằng chín bỏ làm mười, bằng thấy hay thì chấy hóa, thấy dỡ thì cắt bỏ, bằng khuyên bảo, bằng nhắc nhỡ cũng qua điện thoại, thư điện tử. Rằng tôi cũng buồn lắm như đoạn mà tiến sĩ viết rằng : Cuộc đàn áp dữ dội vừa qua của chính quyền làm cho người ta thấy lực lượng Dân chủ ở trong nước như đã tan tác. Đây là điều đau lòng mà chúng ta cần rút kinh nghiệm để bổ khuyết. Chuyện lục đục đánh phá lẫn nhau giữa các “ lão thành Dân chủ ” đã làm cho bên ngoài thì khinh thường các “ lão thành Dân chủ ” trong nước; các anh em dân chủ trẻ trong nước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu mà thúc dục nhau diệu võ dương oai, khiêu khích công an, thách đố chính quyền …”

 

Thật ra, nó chẳng tới như sự bi quan của tiến sĩ, chẳng biết ai dấn thân với Dân chủ mà nghe sự chỉ đạo trực tiếp của bên ngoài. Có lẽ, nói như vậy là chuyện tấm lòng bị mờ nhạt với một mục đích khác chăng? Với suy nghĩ thô thiển nhất của cá nhân mình, tôi nghĩ rằng lực lượng dân chủ trong nước chẳng hề tan tác, mà trái lại tăng lên, vì có tới tám mươi triệu con người trừ số đảng viện Cộng sản có vị trí khả dĩ sống trên pháp luật, hoặc dùng mọi lợi thế để lách luật, còn lại thì ai cũng bị mất cái căn bản nhất là quyền con người, như vậy tất cả là nạn nhân, phải bằng cách này hay cách khác mà đòi lại cái bị tước đoạt, chẳng cần nghe ai, chẳng hưởng lương ai, chẳng làm nhiệm vụ cho ai. Có thể, có người sẽ lập luận rằng như thế không thành tổ chức, không mạnh. Đúng là như thế thật, trong tình hình cô lập thế nầy, khi khối 8406 ra đời là bị săn đuổi như ma rượt, đảng Thăng tiến vừa tuyên bố là mấy đại diện và phát ngôn nhân hằng ngày khăn gói tới Đồn công an sở tại, “ tôi tên là…,” hay chỉ mới có Hiệp hội đoàn kết công nông là bị úm đi, biệt vô âm tín. Nhưng so với chiều dài chế độ, hơn 60 năm ở miền Bắc và 32 năm ở miền Nam, chưa hề có một lần tương tự, như thế là tốt rồi. Hãy nhìn trên lề đường Hoàng văn Thụ Sài gòn, chữ nghĩa thì giới hạn, dân trí thì còn thấp, phương tiện thì ì xèo, tiền bạc thì không có, người nông dân mười mấy tỉnh thành lên tới con số gần vài ngàn, không hẹn mà gặp, họ làm cho cán bộ từ thấp tới cao của chế độ phải ”…trốn” làm cho giới truyền thông trong nước phải lộ rõ là phục vụ cho ai? Khi mà tất cả đều im như thóc. Dù không một tin tức chính thống nào nhưng làm rung chuyển thế giới, phải coi lại giá trị trong quan hệ với Việt nam. Và chuyện chắc chắn là các hội thảo, các kiến nghị, thư thỉnh nguyện, đề xuất đều đi theo sau cuộc xuống đường của nông dân. Nói lại một câu sáo mòn ”Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” thì quần chúng là đây, anh đi cầy, chị đi cấy, anh công nhân, chị thợ may. Hẳn nhiên chính họ cũng hiểu, cuộc xuống đường thành công, có những nhà chính trị sa lông đang nấp đâu đó ẳm trọn thành quả, rồi lại tuyên bố này nọ, trong đó không tránh khỏi cả trong, lẫn ngoài nước. Còn chính họ, lục tục về quê, chia lại miếng ruộng, mãnh vừơn, lại cày sâu cuốc bẩm. Cái qui luật muôn thuở mà chính cá nhân tôi cảm nhận vui vẻ từ khi dấn thân.

 

Cố nhịn trong lòng, dù anh bạn Phương Nam vài lần nhắc nhỡ, vẫn một lòng không quyết là không, cho tới khi đọc được bài của ông Nguyễn Gia Kiễng, ”Thời điểm của một xét lại bắt buộc” tác giả của Tổ quốc ăn năng, đăng trên Thông luận ngày 13/6/2007 thì quả không còn bấm bụng được. Theo  cách nói của dân lao động chân tay như tôi là nghe ”tức anh ách”.

 

Duyên do cũng cần nói rằng, mọi người Việt nam, không hưởng đặc quyền đặc lợi, có nghĩa là ngược lại, bị nhóm lợi ích xâu xé mình, tinh vi có mà thô bĩ cũng không chừa, bằng sự lập lờ thiếu minh bạch trong văn bản cũng có, mà bằng dùi cui mã trắc cũng không sai, thì sự ủng hộ của mọi phía đều đáng hoan nghênh, và thật lòng mang ơn họ dù trong hay ngoài nước, chung nghĩa đồng bào hay tình đồng loại khác màu da.

 

Không viết được lá đơn, có người dấn thân viết giúp. Không quãng bá được với công chúng đủ rộng, có người viết cho bài báo thông tin trên mạng, để nhiều người biết, xin rất cảm ơn. Thậm chí khi lăn lóc lề đường khiếu kiện, có người cho ổ bánh mì, gói mì, viên thuốc, xin rất trân trọng. Nhưng, để tới mức có một cái gọi là ”Thời điểm của một xét lại bắt buộc” kiểu ông Nguyễn Gia Kiễng thì cũng cần thiết phải có đôi lời.

 

Lời đầu tiên có lẽ mang tính toàn cục, và cũng mang tính trọng yếu, theo nội dung bài viết của ông NGK là để “bộ chỉ huy cách mạng dân chủ ở hải ngoại” nghe qua lập luận của ông ta thì cũng có lý, rằng :

 “Một xét lại khác là phải khẩn cấp từ bỏ ngôn ngữ giả dối là quốc nội là chủ lực, hải ngoại chỉ có vai trò yểm trợ. Lập luận này rất sai trong giai đoạn này. Từ lúc nào và ở đâu trong một cuộc tranh đấu công khai người ta có thể độc đáo đến nỗi chọn đặt bộ chỉ huy ở địa điểm hoàn toàn do đối phương kiểm soát? Từ lúc nào và ở đâu người ta có thể đặt vào địa vị lãnh đạo những người mà địch có thể bắt giam hoặc thủ tiêu bất cứ lúc nào ? Phải thẳng thắn : cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ gồm hai giai đoạn : trong giai đoạn đầu, khi mà chính quyền cộng sản còn đàn áp trắng trợn và thô bạo, cơ quan đầu não và vai trò lãnh đạo phải đặt ở hải ngoại. Chỉ trong giai đoạn sau, khi cuộc vận động dân chủ đã đủ mạnh để buộc đảng cộng sản phải chấp nhận sự hiện diện công khai của đối lập, cơ quan lãnh đạo mới có thể chuyển về trong nước để hải ngoại lùi về vai trò yểm trợ” hết trích.

 

Nhưng, xét cụ thể hiện thực Việt nam, thì cuộc đấu tranh dân chủ hôm nay, vẫn luôn nằm trong tiêu chí là người dân, là công chúng không loại trừ thành phần, tôn giáo, độ tuổi, những kẻ bị vắt kiệt thành quả lao động, tư liệu sản xuất, tài sản hợp pháp, bị tước đoạt những quyền tối thiểu của con người, mà những quyền ấy được so sánh minh bạch với hiến pháp hiện hành của chế độ và công ước nhân quyền Liên hiệp quốc, cũng được chính nhà cầm quyền ấn ký cam kết thực hiện từ năm 1982, trong một tư thế ôn hòa, bất bạo động, và hoàn toàn công khai, tự bảo nhau mà làm trong những người bước trước đại chúng một bước, hầu sau đó phổ quát càng rộng càng tốt trong đại chúng. Bấy nhiêu đó thôi mà lắm kẻ vào tù, nhiều người mất miếng cơm hằng ngày, việc đi lại, hay sử dụng những phương tiện thường thức nhất cũng bị cấm đoán. Và cũng chính vì thế mà phải đòi, kiên trì đòi cho tới được. Tôi không hàm hồ phủ nhận những tấm lòng yêu nước, thương dân, cả của những đồng bào xa xứ, dù đang sống trong điều kiện tốt nhiều mặt, đã ủng hộ tinh thần, vật chất, dấn thân làm quốc tế vận không quản khó khăn, chỉ vì không chấp nhận một quê hương mình mang trong người đang bị sự ích kỷ làm băng hoại, mà họ chỉ là người gián tiếp chịu. Nhưng, liệu một người đang làm sở Mỹ, công ty Tây, sống trong một môi trường luật pháp minh bạch, tiện nghi thỏa mãn, thì có gì cần đòi, và nếu có đòi thì vẫn trên một sự khập khiễng không chính đáng, bỡi cái quốc tịch họ mang trên người. Bằng chứng cụ thể là khi có bốn vị được mời vào Bạch cung gặp ông Bush, trước khi vào cửa nhà Trắng, chế độ đương thời gọi họ khúc ruột ngàn dặm, máu của máu Việt nam, nhưng khi vào cửa rồi thì có một cách nói khác là ông Bush tiếp công dân nước Mỹ. Hai lần nói, hai cách nói tuy có biểu hiện của sự bất nhất, nhưng xét theo nghĩa đen thì đều không sai mấy. Và, xét cho cùng, chính những người Việt hải ngoại cũng sử dụng lợi thế như vậy, khi bình thường là người Việt về tổ quốc, khi có biến thì chính phủ nước sở tại can thiệp vì là công dân của họ. Trường hợp ông Đỗ Thành Công, bà Thương Cúc.

 

Dựa vào phân tích của ông Kiễng, thì nó chỉ đúng với những người có hẵn cái gọi là ý đồ chính trị, đi kèm với dự tính tương lai, là vị trí, là chiếc ghế, điều nầy có lẻ nên khuyên riêng cho những tổ chức qui cũ, những đảng phái có tiêu chí hẵn hòi, vì nơi ấy, người ta buộc phải có trách nhiệm với nhau, cùng nhau trên mọi phương diện, cả hôm nay và ngày mai, và cũng cần phải có những vị lãnh đạo đảng phái ấy thấy cần nghe, cùng sở thích như vậy. Trái lại, với những người dấn thân vì tấm lòng, vì một khái niệm đi tìm chân thiện mỹ của cuộc sống con người phổ quát, cho mình, cho mọi người chung hoàn cảnh, thì ắt không hề có cái gọi là một bộ chỉ huy theo kiểu ông Kiễng đưa ra, dùng ngôn từ tưởng chừng hợp lẽ để dẫn dắt. Mà chỉ cần một tập hợp quần chúng tự do, chung mục đích, có thể gặp gỡ, trao đổi, học hỏi, bất kể họ là ai, không loại trừ cả người cọng sản chấp nhận đa nguyên.

 

Ông Kiễng nhận định : ”Khối 8406 có tầm vóc hơn cả và cũng được hưởng ứng hơn cả, nhưng người ta đã chờ đợi ở nó những gì mà nó không thể đem lại. Đáng lẽ nó phải dừng lại ở mức độ một bản tuyên ngôn dân chủ, như thế cũng là quí báu lắm rồi, nhưng người ta bắt nó phải làm một việc mà nó không thể làm : trở thành một tổ chức và hơn thế nữa một tổ chức mẹ của nhiều tổ chức khác. Người ta cố tình không phân biệt một bản tuyên ngôn với một tổ chức, những người chỉ ký tên ủng hộ một bản tuyên ngôn và những người dấn thân trong một tổ chức. Nguyễn Văn Lý là một nhà tu, hai người bạn đắc lực nhất của ông, Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi, cũng là những nhà tu, họ đã làm tất cả những gì có thể làm, không thể đòi hỏi họ hơn được. Khi chọn cuộc sống tu hành họ đã chọn giữ một khoảng cách nào đó với sinh hoạt chính trị. Vả lại họ chỉ được một sự yểm trợ rất giới hạn trong một giáo hội tự nó đã là một tôn giáo thiểu số tại Việt Nam. Khối 8406 đã phát triển nhanh chóng trong giới giáo dân gần gũi với ông Lý trong vài tháng đầu rồi khựng lại, nhưng Nguyễn Văn Lý tiếp tục bị thúc đẩy phải làm những việc mà ông không thể làm : Đảng Thăng Tiến, Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền, rồi Liên Đảng Lạc Hồng, cũng với cùng một số người ít ỏi, mà đa số mới chỉ mới bắt đầu hoạt động.” hết trích.

 

Thực tế trong nước thì thế nào? Có trùng với nhận định của ông Kiễng không? Thì xin thưa ngay rằng chỉ có câu đầu của ông trong đoạn trên là đúng : ”Khối 8406 có tầm vóc hơn cả và cũng được hưởng ứng hơn cả,” Còn phần sau đó thì cần thiết phải minh định để sáng tỏ vấn đề, một mặt, là để những người dấn thân hoạt động dân chủ xác định chắc chắn mình đang ở đâu trong phong trào dân chủ nhân quyền cho Việt nam. Mặt khác, để những người ủng hộ phong trào dân chủ xác định được mình ủng hộ cho lực lượng nào trong tiến trình đấu tranh. Nhìn vào thành phần đại diện lâm thời, có ba vị, thứ nhất là ba miền, thứ hai là ba thành phần khác nhau, ông Trần Anh Kim, là một Trung tá cựu chiến binh của chế độ Cộng sản, ở miền Bắc. Linh mục Nguyễn văn Lý, là một tu sĩ ở miền Trung và ở miền Nam là ông Đỗ Nam Hải, một kỹ sư, tốt nghiệp ở một nước tự do, phát triển như nước Úc.

 

Hầu như, không một ai có ý đồ chính trị trong ba người nầy, một là tu sĩ, chuyện chính trị do khuôn phép tôn giáo ràng buộc như ông Kiễng nói, một là một cựu trung tá, tuổi tác cao. Người còn lại có triển vọng và phù hợp nhất là ông Đỗ Nam Hải, thì anh ta không có tư tưởng bè cánh, phe phái để củng cố cho mình. Không ai cấm một linh mục cố vấn cho một tổ chức, nhưng nói như ông Kiễng, cha Lý bị thúc đẫy làm những việc tiếp theo, như Đảng Thăng tiến, Lạc hồng, thì không phải chuyện chủ ý với một linh mục, ngoài hỗ trợ kiến thức về tổ chức, dùng hai chữ cố vấn có lẽ gần đúng trong trường hợp nầy.

 

Phải nói rằng, với một hệ thống như nhà cầm quyền hiện tại, luôn sẵn sàng qui chụp kể cả những chuyện trong sáng nhất, chỉ vì bất lợi cho họ chút đỉnh thôi, thì lời ông Kiễng quả là một thứ dung môi tốt để xúc tác việc tiếp tục đàn áp cuộc đấu tranh chính đáng là mưu cầu dân chủ, nhân quyền cho Việt nam. Một kiểu ”đâm sau lưng chiến sĩ “.

 

Trong bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của Nguyễn Gia Kiễng, còn nhiều vấn đề cần bàn, nhưng với giới hạn độ dài của một bài viết, tôi chỉ tách một vấn đề trong đó, là điểm quan trọng với bài viết, mà cũng là quan trọng với những người quốc nội tham gia đấu tranh Dân chủ, nhân quyền. Không ai phủ nhận sự có quan hệ của người Việt trong và ngoài nước, nhưng cũng không ai xác minh cụ thể những quan hệ ấy có sự gắn kết thế nào? Có phải là một hệ thống hay chỉ là những trao đổi, học hỏi? Sự hỗ trợ là trách nhiệm qui định? Hay chỉ là sự cảm thông trong quan hệ dân tộc, tình người? Những việc nhạy cảm nầy chính là một ẩn số mà hiện tại nhà cầm quyền đang vây bủa cũng như qui kết cho những người hoạt động dân chủ. Nhà nước cộng sản ”thích” anh em trong nước dấn thân cho dân chủ có dính dáng tới ”yếu tố hải ngoại”. Qua những bản án sờ sờ của một Nguyễn Vũ Bình, tội “gián điệp” Nguyễn văn Đài “nhận tiền nước ngoài chống phá nhà nước” hay “dân oan” của các tỉnh miền Nam bị bọn ”Việt kiều” xúi dục. Thì chuyện ông Kiễng hoạch định “một chiến lược” trên báo quả là lạ và thiếu cái tâm của một người yêu chuộng dân chủ cho Việt nam. Hẳn nhiên, sống trong một môi trường đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, ông Kiễng muốn nói gì, viết gì hoàn toàn là việc riêng của ông ấy. Ông ta có quyền lôi ông Mác, kéo ông Rousseau hay ung dung hơn, chửi ông tổng thống đương quyền của Pháp, phê phán ông tổng thống Mỹ v.v… và v.v…, nhưng tiếp tay quan trọng hóa vấn đề một cách thiếu cơ sở biện chứng, tạo thêm cớ cho một hệ thống thích qui chụp, kết tội kiểu suy diễn, với những người lương thiện có tấm lòng với non sông, đất nước, bằng nói như đinh đóng rằng “dời cái bộ chỉ huy ra ngoài nước” là không còn cái tâm khi cho rằng ông yêu nước và hoạch ra chiến lược ”vì nước”.

 

Nhưng, việc ông Kiễng nói là : ”Như vậy phải loại bỏ kịch bản lật đổ. Chúng ta không có lực lượng và phương tiện để lật đổ và cũng không ai giúp chúng ta lật đổ chính quyền cộng sản. Vả lại chúng ta cũng sẽ không thay thế được tất cả guồng máy nhà nước.”

 

Không, chắc là không ai có cái suy nghĩ đao to, búa lớn kiểu ông Kiễng, người đấu tranh trong nước đang chỉ tỉ mẫn đãi cát tìm vàng, bằng nói lên những điều bất cập của bộ máy hiện thời, bằng đòi nhân quyền, dân chủ, trong ôn hòa, bằng ngòi bút, bằng lá đơn, bằng lời l thuyết phục chỉ ra những mặt yếu kém, ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước, vừa cho bộ máy đương quyền, vừa cho công chúng nhìn thấy. Chuyện “kịch bản lật đổ” nghe sao nó giống kiểu mấy nước Hồi giáo.

 

Trong khi anh em trong nước đang phải sống với bầu không khí ngột ngạt bao trùm, cố tránh xa những yếu tố “ngoài nước” thì ông Kiễng lại xác quyết như thật, rằng có một hệ thống trong ngoài theo dạng điều hành nhất quán. Cái gọi là ”Bộ chỉ huy“ ấy ở đâu? Là những ai? Và những người có trách nhiệm tuân thủ theo mệnh lệnh phán truyền là những ai? Hay ông Kiễng vốn là “ông Thông, ông Phán” đang ung dung sống ở trời Tây, cũng ”… tối Sâm-banh, sáng sữa bò” khi trà dư tửu hậu rồi phóng tác?

 

Giậu thì chưa hề đổ, mà bìm thì muốn leo, nên muốn nhận cho giậu tơi bời? Để tôn trọng tính đa nguyên, dân chủ, chi bằng ông Kiễng nên tự hình thành một cái gọi là tổ chức cho ông, dưới sự điều hành của ông, quyết định cái ”bộ chỉ huy” của ông nên đặt trong hay ngoài nước, và tự làm tự chịu từ những quyết định của mình. Tuyệt nhiên, không nên chỉ ngồi nhâm nhi chén trà, điếu thuốc rồi nghĩ và viết ra như vậy khi đang ung dung tự tại “ở nước ngoài”. Trong khi đó, người dân oan thì vẫn đầy dẫy oan khiên, người lương thiện có tấm lòng thì bị vây ráp, chỉ vì ôn hòa nói ra cái quyền làm người của mình. Cả hai, đang sống vạ vật không phải vì chân lý chắp vá mà là cơm áo chắp vá, chẳng biết cái ”bộ chỉ huy tiền phương mặt trận” ấy ở nơi nao? Hay chỉ còn đang là chuyện đồng cảnh tương lân, đồng khí tương cầu? Xin nghiêng mình vái ông một vái cho cái suy nghĩ có tầm qui mô của ông vậy.

 

Để kết thúc, người viết bài nầy xin được lượng thứ cho chữ tôi dùng quá nhiều trong bài, hầu xác định cho ý kiến thô thiển cá nhân mà thôi. Và cũng chỉ là người nói ra tiếng nói của cá nhân chứ không đại diện cho một ai. Có thể  còn nhiều phiến diện, nhưng thấy vậy, biết vậy nên nói vậy. Và thực tế cuộc sống sẽ chứng minh mọi điều trung thực nhất ”Triết lý thì màu xám, còn cây đời thì mãi xanh tươi”

 

Đôi khi một “Tổ quốc ăn năn” vì có những người con đành lòng xua đồng bào vào chỗ khốn, chỉ vì những điều tưởng như vô thưởng, vô phạt của chính mình. Trong lúc trà dư, tửu hậu rồi ”rững mỡ” mà không nghĩ tới như thế là độc địa nhân danh vì tổ quốc. Với anh em, chuyện như thế vẫn là chuyện “thường ngày ở huyện” khi đang sống trong một xã hội “công bằng, dân chủ văn minh” và “tự do triệu lần hơn tư bản”, mà dân oan thì lan tràn khắp nước.

 

 

Du Lam

     

 

 

    

Ý kiến,     quan điểm,  .  .   bày tỏ trên trang Diễn Đàn Tự Do là của các tác giả,   không nhất thiết phản ánh quan điểm của Phù Sa.   

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.