.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 Giữ thân cho mẹ

Tuệ giác và sự phục hồi sau
tai biến mạch máu não*
(My stroke of insight)

  •  PSN 23.3.2013 | Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor
    Dịch Giả : TS Minh Tâm

CHƯƠNG 11

CHUẨN BỊ CUỘC GIẢI PHẪU

 

Năm ngày sau, tôi đã được về nhà để dưỡng sức hai tuần, rồi trở lại bệnh viện để mổ sọ lấy khối máu đông và mạch máu hư ra. Bây giờ tôi phải tập tành và học hỏi mọi thứ lại từ đầu như đứa trẻ thơ. Về phương diện thể chất: tập ăn nói, đi đứng. Về phương diện trí tuệ: tập đọc, viết, suy luận. Tôi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Vì nếu không cố gắng thử làm; sai, thử lại cho đến khi thành công thì sẽ không thể hồi phục được. Cho nên nhiều bệnh nhân sống sót tai biến não đã nằm yên trên giường chờ chết, bởi không ai phụ giúp để biết phục hồi từ đâu.

 

Tôi cảm thấy được ân sủng của Thượng đế khi có mẹ đến ở săn sóc. Bà lúc nào cũng khiêm tốn nói với mọi người là bà không biết làm gì cho tôi. Bà chỉ theo dõi ủng hộ tinh thần, khuyến khích tôi trong mọi việc tôi cố gắng tập làm, với tình thương vô bờ của người mẹ như ngày xưa tôi mới chập chửng biết đi. Mọi thứ tôi phải bắt đầu từng bước. Như muốn ngồi dậy từ trên giường nằm thì tôi phải tập nhấc nửa thân mình lên mấy trăm lần trong một vài ngày cho hai bắp thịt hông khỏe mạnh rồi mới ngồi lên được. Những lúc đó mẹ tôi khen ngợi khuyến khích không tiếc lời và tôi như đứa trẻ thơ, rất phấn khỏi khi được khen. Điều quan trọng là tôi biết cố gắng. Tôi luôn luôn tự kỷ ám thị bộ óc mình bằng cách nói với nó: “Nè, tôi cảm ơn và đánh giá cao việc nối kết các mạch thần kinh này và muốn những cố gắng khác cũng được như vậy”. Có những thực tập tôi phải lặp đi lặp lại cả ngàn lần mới được như ý. Nhưng nếu tôi không cố gắng, không có gì tốt đẹp sẽ xảy ra. Mẹ tôi tập tôi đi bằng cách vịn cho tôi từ giường ngủ tới phòng tắm, cách chừng 10 thước. (Lúc bấy giờ chưa có walker - kiểu xe tập đi của trẻ con). Mà tôi phải đi tới đi lui mấy ngày mới chập chửng đi được một mình. Mệt quá thì tôi lăn ra giường mà ngủ! Rồi từ giường ngủ tập đi tới phòng khách. Công việc thực tập nào cũng mất rất nhiều năng lượng và tôi mệt mỏi vô cùng. Nhưng ngủ một giấc độ 2, 3 tiếng thì khỏe lại; và tôi tiếp tục nữa. Cứ vậy mà tôi bận rộn tập suốt ngày. Rồi tháng này qua năm khác không chút xao lảng. Mục tiêu đã đề ra, nhất định phải đạt được. Nếu tôi không cố gắng, ai có thể phục hồi giùm tôi?

 

Một trong nhũng lý do cho sự thành công của tôi, là mẹ tôi lúc nào cũng kiên nhẫn và dịu dàng. Không bao giờ bà tỏ ra mệt mỏi hoặc cáu kỉnh vì sự lặp đi lặp lại chẳng nên thân của tôi. Khi tôi vụng về nhiều lần trong thực tập, bà luôn miệng khuyến khích: “Đáng lý còn tệ hơn nữa; con như vậy là giỏi rồi!”. Và bà khen lấy khen để những khi tôi thành công. Thái độ từ ái của mẹ làm tôi vô cùng cảm động và phấn khởi. Tôi đạt kết quả khả quan trên đường phục hồi, phần lớn nhờ sự kiên nhẫn của mẹ. Bà lúc nào cũng cho thấy tôi giỏi vì hôm nay đã làm được việc mà hôm qua chưa. Bà biết lựa những việc dễ, cần ít năng lực cho tôi thực tập trước, rồi sau đó tới việc khó hơn, như ông thầy biết phuơng pháp sư phạm. Mà thật vậy, mẹ tôi là một cô giáo dạy toán! Và hai mẹ con luôn luôn ăn mừng những thành tựu tôi đạt được.

 

Có nhiều người sống sót sau tai biến não than thở là họ không có khả năng phục hồi và bỏ cuộc. Tôi nghĩ một là vì họ không kiên nhẫn và không có người giúp họ một cách kiên nhẫn. Hai là họ không có mục tiêu rõ rệt, không biết phải chọn làm cái nào trước, cái nào sau. Nên khi “học” làm một việc mà thất bại, họ nghĩ tại họ không có khả năng để phục hồi.

 

Trong tuần lễ đầu tôi đã có thể đi lại từ phòng ngủ sang phòng tắm và ra tới phòng khách tương đối dễ dàng. Rồi mẹ hướng dẫn tôi đi vòng khắp nhà. Sang phòng vẽ với nhiều tranh ảnh, mẹ bảo đó là những tác phẩm của tôi. Sang phòng nhạc, tôi thấy mấy loại đàn, từ piano tới guitar và mấy thứ khác nữa. Mẹ nói thứ nào tôi chơi cũng giỏi. Những phát hiện này làm tôi vô cùng thích thú. Rồi mẹ còn bảo tôi là nhà khoa học não bộ nổi tiếng, muốn đem kiến thức của mình phục vụ con người. Nghe kể về cuộc đời tôi sao nhiều màu sắc và dễ thương quá, tôi càng quyết tâm nỗ lực phục hồi nhanh chóng để sống lại cuộc đời đầy ý vị của chính tôi.

 

Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư và thiệp gởi từ khắp nơi trong nước. Tuy tôi chưa đọc được, nhưng mẹ tôi đọc giùm. Hầu hết họ chúc tôi mau lành bệnh để trở lại làm việc. Có người viết: "Tiến sĩ Jill . Tuy cô không biết tôi là ai, nhưng tôi biết khi cô diễn thuyết ở thành phố Phoenix. Xin hãy mau hết bệnh để trở lại với chúng tôi. Chúng tôi yêu quý cô. Công việc của cô rất cần và quan trọng đối với chúng tôi lắm!”. Tôi treo các thiệp chúc lành này lên tường khắp nhà. Tôi nhìn đâu cũng cũng thấy tình yêu thương của mọi người tỏa sáng quanh tôi. Điều này cũng là động lực giúp tôi phải nhanh chóng phục hồi.

 

Rồi tôi học về màu sắc, phân biệt hình ảnh trong không gian ba chiều, trả lời câu hỏi có tính cách suy luận, diễn dịch hoặc loại suy. Mục đích của những thực tập này là để kích động lại sự nối kết các mạch thần kinh bị tê liệt. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong não thùy trái, nhưng tôi chưa mở được những ngăn tủ chứa đựng các kiến thức này. Tôi chưa biết được các mạch thần kinh nào đã tê liệt và hư hại tới đâu.

 

Rồi tôi học đọc. Đây là một công việc hết sức khó khăn. Làm sao mà những nét vẽ ngoằn ngoèo (chữ) li ti lại có thể đọc ra thành tiếng được? Trước hết, nhận diện và phát âm các mẫu tự. Xong rồi ráp vần. Những âm kép, âm đầu và âm cuối. Thật là rắc rối; thật là kỳ lạ. Chữ lại có thể phát ra thanh! Đôi khi có những chữ khó phát âm quá, vì đã tập mãi mà không xong, tôi cãi lại mẹ: “Không phải đâu mẹ; chữ này không thể phát ra âm thanh được!”. Mẹ tôi chỉ mỉm cười, trìu mến lặp lại mấy lần đến khi tôi nhìn miệng mẹ và nghe cách phát âm thật rõ, rồi lặp lại đúng hệt. Mẹ tôi reo lên và khen tôi “giỏi quá”!

 

Tiếp theo phần phát âm, tôi học về nghĩa lý của chữ. Làm sao nhớ hết mỗi chữ có một nghĩa khác nhau? Và nhiều chữ có cùng một âm mà nghĩa lại khác? Rồi những chữ chỉ vật cụ thể còn dễ nhớ; những chữ chỉ các ý niệm trừu tượng thật là nhức đầu. Trung tâm ngôn ngữ của não bộ trái đã đóng kín, nên kho “ngữ vựng” của tôi không mở ra được. Thật là thiên nan vạn nan. Tôi rất mệt mỏi và mất nhiều năng lực cho việc thực tập này. Tôi mất vài tháng để thực tập đọc và hiểu khá thông suốt, vì những mạch thần kinh ở phần này được nối kết lại và sau cùng “kho” ngữ vựng được mở ra. Tôi như người đã tìm được “chìa khóa” mở kho, tôi đã có thể đọc tất cả các sách báo một cách tự nhiên.

 

Mẹ lại dẫn tôi ra đường học “đi bộ”. Thế nào là đi trên lề đường, tránh dẫm lên sân cỏ. Thế nào là mặt đường cao thấp, phải bước cẩn thận. Thế nào là đi trên tuyết, dễ trơn trợt, phải cẩn thận hơn. Thế nào là dấu hiệu đèn xanh đỏ khi băng qua đường. Xem ra tôi học lần này nhanh. Chứng tỏ các mạch thần kinh ở đây không bị thiệt hại lắm.

 

Rồi mẹ dẫn đi chợ học mua sắm. Thật là khổ sở và mệt mỏi khi phải tiếp xúc với người lạ. Ánh sáng và âm thanh trong chợ làm tôi khó chịu. Con người lại đối xử với nhau không phải lúc nào cũng dễ thương. Phần lớn họ phân biệt trong đối xử. Họ nhìn cung cách ngơ ngác của tôi thì biết là tôi bất thường. Có người tỏ ra hiểu biết, nhưng cũng có người chen lấn không nhường nhịn. Họ không biết tôi bệnh và đang học hỏi. Họ nghĩ là tôi ra đường làm cản trở sinh hoạt của họ.

 

Tới phần học trả tiền, tôi lại gặp khó khăn không ít. Tôi nhìn tiền của nước mình mà như một người ngoại quốc, không biết giá trị chúng như thế nào. Lại không biết cộng trừ ra sao. Cuối cùng, với các bài tập “đếm số” xuôi và ngược, tôi nhận ra mạng thần kinh về “toán học” đã bị thiệt hại nặng. Phải mất mấy năm, bộ phận này mới phục hồi.

 

Xem tiếp.....

 

TUỆ GIÁC TRONG CƠN ĐỘT QUỴ CỦA TÔI

MỤC LỤC

Đôi dòng tâm sự

 

CHƯƠNG 1

ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ TRUỚC KHI TAI BIẾN NÃO

 

CHƯƠNG 2

MỘT MÔN KHOA HỌC ĐƠN GIẢN

 

CHƯƠNG 3

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÁN CẦU NÃO

 

CHƯƠNG 4

BUỔI SÁNG NGÀY BỊ TAI BIẾN

 

CHƯƠNG 5

KHÓ KHĂN KHI TỰ MINH GỌI CẤP CỨU

 

CHƯƠNG 6

KHI BÁN CẦU NÃO TRÁI NGỪNG HOẠT ĐỘNG

 

CHƯƠNG 7

CHỈ CÒN NÃO PHẢI HOẠT ĐỘNG

 

CHƯƠNG 8

PHÒNG TRỊ LIỆU THẦN KINH

 

CHƯƠNG 9

NGÀY THỨ HAI SÁNG HÔM SAU

 

CHƯƠNG 10

NGÀY THỨ BA, MẸ TỪ XA ĐẾN GIÚP

 

CHƯƠNG 11

CHUẨN BỊ CUỘC GIẢI PHẪU

 

CHƯƠNG 12

GIẢI PHẪU SỌ

 

CHƯƠNG 13

NGƯỜI BỆNH CẦN BIẾT

 

CHƯƠNG 14

CON ĐƯỜNG DÀI PHỤC HỒI

 

CHƯƠNG 15

PHÁT HIỆN MỚI QUA CƠN XUẤT HUYẾT NÃO

 

CHƯƠNG 16

SỨC MẠNH TINH THẦN CỦA MỖI NGƯỜI

 

CHƯƠNG 17

SỰ AN LẠC TRONG TÂM HỒN

 

CHƯƠNG 18

CHĂM SÓC NGÔI VƯỜN TÂM

 

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.