.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 Giữ thân cho mẹ

Tuệ giác và sự phục hồi sau
tai biến mạch máu não*
(My stroke of insight)

  •  PSN 23.3.2013 | Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor
    Dịch Giả : TS Minh Tâm

CHƯƠNG 13

NGƯỜI BỆNH CẦN BIẾT

 

Phục hồi bình thường trở lại là điều mà tôi nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần hằng ngày. Có đáng công sức bỏ ra để phục hồi và sống lại cuộc đời trước kia không? Với nhận thức mới về đời sống trong những ngày xuất huyết não, tôi có sẵn sàng từ bỏ niềm an vui vô tận để trở lại cuộc sống đầy đau khổ và phiền muộn hay không?

 

Trong tình trạng não bộ trái còn yếu thế và bị não bộ phải chi phối, tôi vẫn còn phân biệt thế nào là hạnh phúc và thế nào là khổ đau. Sống trong nhận thức của não bộ phải, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc và an lạc. Sống theo nhận thức của não bộ trái, con người phải hứng chịu đau khổ và ưu phiền. Mọi sự chỉ là do ý thức mà ra! Mà muốn được hồi phục, điều quan trọng là tôi cần có những người săn sóc có khả năng bên cạnh trợ giúp.

 

Nhưng tại sao tôi phải phục hồi để trở lại đời sống hỗn tạp và đầy đau khổ, trong khi tôi đã có thể sống an bình và thanh tịnh với niềm vui mầu nhiệm của đất trời mà tôi đã tìm được, khi vắng mặt sự phê phán, tranh chấp, ngã mạn của não bộ trái? Hay đặt câu hỏi cho rõ hơn: Tại sao tôi bị xuất huyết não, làm chấm dứt nhận thức sai lầm trong mấy mươi năm và tại sao tôi có thể khám phá ra một thế giới an bình và thanh tịnh với nhận thức mới của não bộ phải? Tôi bỗng trực nhận rằng Thượng đế đã ban cho tôi cơ hội trải nghiệm thế giới an lành từ trong nội tâm sâu thẳm - mà ai cũng có thể đạt được bất cứ lúc nào. Và tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể chứng nghiệm hiện trạng thế giới cực lạc này từ nhận thức của mình qua não bộ phải. Với hiểu biết đó, tôi rất hào hứng mà nghĩ rằng, sự phục hồi của tôi sẽ giúp mọi người nhìn lại mình cho đúng đắn để đón nhận một quan niệm sống tốt đẹp hơn - không những cho người bị tai biến não hồi phục, mà cho bất kỳ ai còn có bộ óc! Lúc ấy, thế giới sẽ là nơi thanh bình, hạnh phúc cho mọi người và mọi loài.

 

Thành ra qua cơn xuất huyết não của tôi, quyển sách này chỉ để khẳng định rằng: Sống trong an lạc và Hạnh phúc không phải là điều xa vời, không tưởng như các nhà tôn giáo cố gắng truyền rao. Đó là một thực tế có từ trong não của bạn. Muốn có được, hãy làm cho não trái im đi ảnh hưởng của nó và hãy bước qua não phải. Khi mỗi người đều tìm được bình an và hạnh phúc cho chính mình thì thế giới này mới có thể là nơi thanh bình và trật tự cho mọi người.

 

Còn việc phục hồi, bạn phải có mục tiêu rõ rệt, có ý chí và lòng tự tin và phải có người giúp bạn một cách tận tâm và tận tình. Việc phục hồi có thể kéo dài vài tháng đến vài năm; 10 năm, 20 năm hay suốt đời, tùy theo sự nặng nhẹ của tai biến. Tôi đã từng nghe nhiều bác sĩ bảo: “Nếu bạn không thể phục hồi trong 6 tháng sau tai biến, thì không thể phục hồi”. Điều đó hoàn toàn sai. Chính tôi, một nhà khoa học não bộ, biết đúng cách để phục hồi cho chính mình, cũng đã phải mất 8 năm trời! Bởi vì tế bào não không bao giờ chết, trừ phi chúng bị bỏ quên. Chúng thực sự chỉ bị tê liệt. Khả năng thay đổi để thích ứng của tế bào bộ óc con người thật là kỳ diệu. Tế bào thần kinh của tôi đã tự chữa lành và vận hành trở lại theo sự thực tập kiên trì ngày qua ngày. Và nhất là số lượng giờ ngủ phải thích đáng theo nhu cầu bộ óc - đừng quá ít. Chính những giấc ngủ đã giúp bộ óc hồi phục. Các nhà khoa học ngày nay đều nhận biết rõ ràng rằng não bộ có khả năng thay đổi tuyệt vời trong sự nối kết các tế bào thần kinh qua những kích thích từ bên ngoài. Tính chất này đã giúp cho não bộ tái lập những chức năng đã mất.

 

Kiên nhẫn, quyết tâm, có người chăm nuôi tận tình, ngủ nhiều giờ cho đủ sức là những điều kiện tối cần để phục hồi. Người bệnh cũng cần không gian yên tĩnh để bảo trì năng lượng. Sự ồn ào của chỗ ở, của người tò mò đi thăm viếng vừa làm cản trở người bệnh phải tập luyện, vừa phí phạm năng lượng vốn ít ỏi của người bệnh khi phải tiếp khách. Năng lượng (sức khỏe) của người bệnh rất giới hạn, khiến cho rất mau mệt. Sự ồn ào chung quanh làm mất năng lượng nhiều nhất. Sự tập luyện cũng tốn nhiều năng lượng, nên phải tập từ dễ tới khó. Như vậy bệnh nhân mới phấn khởi vì thấy mình thành công. Thêm nữa, để cho sự phục hồi tiến triển và đạt kết quả, chỉ nên chú ý đến những điều bệnh nhân hoàn thành, đừng chú tâm đến những thất bại. Bộ óc biết điều chỉnh nên bệnh nhân sẽ làm được về sau. Bệnh nhân, thật sự là một đứa bé trong thân xác người trưởng thành, nên rất cần được thương yêu, khen ngợi, quan tâm và khích lệ của mọi người trong gia đinh. Bất cứ học hỏi điều gì, phải xem người bệnh như chưa biết gì hết, và phải chỉ dẫn thật cặn kẻ, tỉ mỉ. Phải chia những công việc “lớn”, phức tạp ra từng phần “nhỏ”, đơn giản. Như vậy mới thấy được sự thành công dễ dàng và làm cho người bệnh phấn khởi - đó là điều rất cần thiết.

 

Đừng nên bỏn xẻn về lời khen ngợi sự thành công, tiến bộ trong việc học hỏi của người bệnh và phải chúc mừng từng mỗi giai đoạn đã hoàn thành. Người lãnh phần chăm sóc trong giai đoạn phục hồi này phải thật có lòng yêu thương và kiên nhẫn. Không bao giờ được tỏ vẻ chán nản hay cao giọng gắt gỏng, dù người bệnh có chậm chạp hay vụng về trong việc học hỏi đến đâu. Nên có nhiều người thay phiên để tránh tình trạng mệt mỏi này, để bệnh nhân không mất lòng tin và bỏ cuộc. Nên nhớ rằng, người bệnh không phải “ngu” hay “chậm chạp”, mà là “bệnh”. Khi người bệnh chưa có thể nói và nghe, người chăm sóc muốn nói gì phải kê sát gần nói nhỏ nhẹ vừa đủ nghe, chớ không nói nhanh và hét lớn. Người bệnh chỉ nghe và nói chưa được, không phải điếc và câm.

 

Trên đường dài phục hồi, tôi có dịp quan sát những cảm giác của mình. Thật thú vị khi cảm thấy được những sự vui, buồn, mừng, giận từ bên ngoài xảy đến trong tôi, rồi đi. Có khi cái “giận” đến làm cho cả cơ thể run lên, rồi thoát ra ngoài. Càng thú vị hơn khi tôi thấy mình làm chủ được những tình cảm đó, bằng cách dang tay đón nhận hay cấm cửa không cho vào, hoặc không cho trở lại. Nhất là những tình cảm như giận dữ, bất mãn, khinh ghét, thù hận. Cho nên khi trung tâm ngôn ngữ của tôi được tái lập, tôi thường dùng nó để ra lệnh cho não bộ trái là tôi không muốn những tình cảm tiêu cực này xuất hiện hay tái xuất trong mạch thần kinh của tôi, vì chúng nó tiêu hao rất nhiều năng lượng một cách vô bổ. Chúng ta thông thường không để ý đến điều này, nên hay “đổ thừa” cho người khác, hoặc hoàn cảnh đã làm cho ta giận, buồn, khổ. Trong 8 năm dài phục hồi, tôi đã quan sát và thấy rằng mình làm chủ được những tình cảm tiêu cực và không để chúng xảy ra. Tất cả chỉ là những dữ kiện không tốt chạy quanh trong mạch thần kinh mà ta có thể loại trừ khỏi não bộ dễ dàng và không để xuất hiện trở lại. Thí dụ, người nào xuyên tạc điều gì về bạn, khiến bạn giận run lên. Nếu bạn không làm chủ được mình thì bạn sẽ ôm mãi cơn giận, đến có thể mất ăn mất ngủ. Bởi vì cái “giận” vẫn còn lưu thông trong mạch thần kinh ở não trái. Bạn phải ra lệnh “bỏ”, rồi nghĩ đến việc gì khác vui hơn, thì cơn giận sẽ biến mất. Khi bạn nghĩ đến chuyện vui, bạn thấy vui. Còn nghĩ đến chuyện buồn, sẽ buồn.

 

Vậy tại sao không nghĩ đến chuyện vui mà thôi, để cuộc đời tươi đẹp hơn lên? Cái gì cũng phải tập luyện mới có kết quả. Như người vô giáo dục thì hay ăn nói càn rỡ, còn người có giáo dục mở miệng ra đã thấy đứng đắn. Bởi vì người có giáo dục được huấn luyện chỉ ăn nói đứng đắn mà thôi. Cho nên, không ai có quyền làm chủ cuộc đời mình, trừ chính mình và bộ óc. Nên không thể trách người khác. Không ngoại cảnh nào có thể làm mình mất đi sự

an tĩnh của tâm hồn, nếu mình biết tự làm chủ. Như một thuyền trưởng lái tàu giữa biển khơi, tôi không thể hoàn toàn làm chủ vận mệnh trước phong ba, bão tố; nhưng chắc chắn tôi có toàn quyền định đoạt về cách tiếp nhận những biến cố đó mà vui hay buồn, xem như tháchh đố hay thất bại !

 

Xem tiếp.....

 

TUỆ GIÁC TRONG CƠN ĐỘT QUỴ CỦA TÔI

MỤC LỤC

Đôi dòng tâm sự

 

CHƯƠNG 1

ĐỜI SỐNG CỦA TÁC GIẢ TRUỚC KHI TAI BIẾN NÃO

 

CHƯƠNG 2

MỘT MÔN KHOA HỌC ĐƠN GIẢN

 

CHƯƠNG 3

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÁN CẦU NÃO

 

CHƯƠNG 4

BUỔI SÁNG NGÀY BỊ TAI BIẾN

 

CHƯƠNG 5

KHÓ KHĂN KHI TỰ MINH GỌI CẤP CỨU

 

CHƯƠNG 6

KHI BÁN CẦU NÃO TRÁI NGỪNG HOẠT ĐỘNG

 

CHƯƠNG 7

CHỈ CÒN NÃO PHẢI HOẠT ĐỘNG

 

CHƯƠNG 8

PHÒNG TRỊ LIỆU THẦN KINH

 

CHƯƠNG 9

NGÀY THỨ HAI SÁNG HÔM SAU

 

CHƯƠNG 10

NGÀY THỨ BA, MẸ TỪ XA ĐẾN GIÚP

 

CHƯƠNG 11

CHUẨN BỊ CUỘC GIẢI PHẪU

 

CHƯƠNG 12

GIẢI PHẪU SỌ

 

CHƯƠNG 13

NGƯỜI BỆNH CẦN BIẾT

 

CHƯƠNG 14

CON ĐƯỜNG DÀI PHỤC HỒI

 

CHƯƠNG 15

PHÁT HIỆN MỚI QUA CƠN XUẤT HUYẾT NÃO

 

CHƯƠNG 16

SỨC MẠNH TINH THẦN CỦA MỖI NGƯỜI

 

CHƯƠNG 17

SỰ AN LẠC TRONG TÂM HỒN

 

CHƯƠNG 18

CHĂM SÓC NGÔI VƯỜN TÂM

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.