.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 Giữ thân cho mẹ

Bệnh trầm cảm

  •  PSN 20.10.2012 | Ngô Khôn Trí

Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán rằng năm 2020 sẽ có khoảng 121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, bệnh này cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người và bệnh này là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Thế nhưng, ngày 10/ 10/ 2012 (Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới) vừa qua, WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350 triệu người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử). Điều này cho thấy số người mắc bệnh trầm cảm trên thế giới đã tăng quá nhanh trong những năm tháng gần đây.

Bệnh trầm cảm xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ sau khi sanh đẻ và ngay cả người có tuổi. Nó không chỉ xảy ra ở những nước giàu có mà còn xảy ra ở những nước nghèo, do điều kiện vật chất và các yếu tố xã hội như tôn giáo, danh dự, ý nghĩa cuộc sống….

Theo The Huffington Post, ngày 27/7/2011 thì: Trung bình tỷ lệ dân số mắc bệnh trầm cảm ở 10 nước giàu là 15% và ở các nước nghèo là 11%. Nước Pháp có tỷ lệ cao nhất là 21%, trong 5 người Pháp thì có 1 người bị mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời của họ. Kế đến là nước Mỹ: 19,2%, Brazil: 18,4%, Hà Lan: 17,9%, New Zealand: 17.8%, Ukraine: 14.6%, Bỉ: 14.1%, Colombia: 13.3%, Lebanon: 10.9%, Spain: 10.6%, Israel: 10.2%, Germany: 9.9%, Italy: 9.9%, South Africa: 9.8%, Ấn Độ: 9%, Mexico: 8%, Nhật: 6.6%, Trung Quốc: 6,5%,

Tại Mỹ, hiện nay có khoảng 27 triệu người mắc bệnh trầm cảm (tăng gấp 3 lần trong 20 năm qua), mỗi năm có trên 300,000 người tự tử, trong đó 60% là những người mắc bệnh trầm cảm.

Tại Châu Âu, số người mắc bệnh trầm cảm và tự tử tăng đột biến vì khủng hoảng. 1/4 dân số châu Âu (tương đương 215 triệu người) sẽ bị rối loạn tâm lý bởi cuộc sống quá khó khăn. Số lượng các ca yêu cầu điều trị chống trầm cảm ở Anh đã tăng tới 28%, từ 34 triệu người trong năm 2007 lên 43,4 triệu người trong năm 2011.

Tại Trung Quốc, hàng năm có khoảng 300 000 người tự tử (thực tế có thể cao hơn?), khác với các quốc gia khác là nữ tự sát nhiều hơn nam giới theo tỷ lệ 3:1, nông thôn tự tử nhiều hơn đô thị theo tỷ lệ 3:1 .

Còn ở Việt Nam mình thì sao?

Theo tài liệu của chính phủ thì năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 2,47% dân số, nhưng hiện nay con số này đã tăng trên 15%.

Theo báo cáo của buổi hội thảo quốc tế về “Vấn đề toàn cầu hóa, thành thị hóa và sức khỏe tâm thần” được tổ chức tại Huế vào ngày 25 ~ 27/11/2010 thì hiện nay 20% dân số, tức khoảng 18 triệu người Việt Nam đang mắc các chứng bệnh “tâm thần hiện đại”.

Theo ông La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, có khoảng 12 triệu người (15% dân số) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm cảm, sau đó là bệnh nặng hơn như tâm thần phân liệt, nghiện/lạm dụng rượu, ma túy và chậm phát triển trí tuệ.

Theo TS Tô Thanh Phương (Bệnh viện Tâm thần Trung ương) thì có khoảng 15% dân số nước ta có vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ 16-35.

Theo Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP), có tới 25,4% người dân có ý định tự tử; 15,6% có kế hoạch tự tử và thực hiện hành vi tự tử là 4,2%. Thật lấy làm ngạc nhiên khi biết có khoảng 3,78 triệu ngườiVN (4,2%) đã thực hiện hành vi tự tử.

Có ý kiến cho rằng, thực tế bệnh trầm cảm ở Việt Nam còn tệ hơn thế nếu có điều tra toàn quốc theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng như: Mất ngủ, mỏi mệt, chán ăn, mất hứng thú trong các sinh hoạt, buồn rầu, khó khăn khi tập trung, buông xui, vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.

Ở phái nam, trầm cảm dễ xảy ra khi bị stress do căng thẳng trong công việc hàng ngày, kinh tế chật vật, ân hận vì lỡ thua cờ bạc, hạnh phúc tan vỡ, người thân mất, thay đổi chỗ ở, chỗ làm đột ngột, tương lai bấp bênh,…. Tỷ lệ tự tử của nam giới bị trầm cảm nhiều hơn nữ gấp 4 lần. Mỗi khi đi khám bệnh, nam giới có xu hướng chối cãi mình có vấn đề về tâm trí, một phần là do không muốn bị mang tiếng mắc bệnh tinh thần, sợ ảnh hưởng đến nghề nghiệp, mất uy tín trước bạn bè và gia đình,… Nam giới vẫn thường phải chịu áp lực về sự thành đạt trong đời nếu không làm được điều này (bị lép vế trong gia đình hay ở chỗ làm), nhiều người ôm nỗi buồn đó một cách lặng lẽ, không muốn ngỏ cùng ai, do đó dễ bị stress, có những cơn giận dữ đột ngột, không kiểm soát bản thân, không thể quyết định được việc gì.

Ở phái nữ, triệu chứng thường thấy nhất là buồn, âu sầu, hay khóc, thờ ơ, không thấy thích thú gì với những công việc hàng ngày, kể cả chuyện tình dục, tuyệt vọng hoặc thấy mình chẳng có giá trị gì, ngủ quá nhiều hoặc không ngủ được hoặc ngủ li bì đánh thức cũng không tỉnh; không thèm ăn và gầy đi hoặc ăn quá nhiều và béo lên; cảm giác mỏi mệt rã rời hoặc uể oải, không tập trung chú ý được và không quyết định được việc gì, cảm thấy trên thân thể đau đớn mà điều trị cũng không đỡ.

Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hay lâu hơn. Đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc.

Nguyên nhân đưa đến là do từ 1 biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài, đau khổ, bị ức hiếp, lo sợ một cái gì đó thành ra ám ảnh tác động đến tâm lý rồi dần dần tác động lên thể lý. Người bệnh thường hay sợ nên dẫn đến đau khổ trong tâm hồn nhưng không mấy ai hiểu, chia sẻ và giúp đỡ.

Có khoảng 25% số người mắc bệnh trầm cảm được lành bệnh nhờ được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Do đó, bệnh nhân trầm cảm cần được điều trị tích cực, trường hợp nặng cần cho nhập viện để đề phòng tự sát.

Các phương pháp điều trị trầm cảm bao gồm liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc và các liệu pháp tái thích ứng xã hội. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành tâm thần với cộng đồng và các thành viên trong gia đình người bệnh là yếu tố quan trọng việc điều trị có hiệu quả cao.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc chống trầm cảm nhưng việc lựa chọn loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng phụ thuộc vào mỗi cá thể và phải do bác sĩ chuyên khoa quyết định. Thời gian điều trị tối thiểu cũng phải là 6 tháng. Nếu điều trị quá ngắn, bệnh sẽ dễ tái phát và nếu bệnh nhân có nghiện rượu, ma túy thì cần phải được chẩn đoán phân biệt.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm là stress. 1 phần phát sinh ra do xung khắc trong gia đình (do bất đồng ý kiến, hiểu lầm lẫn nhau), do mặc cảm tội lỗi với gia đình vì 1 việc làm sai trái mà mình lỡ gây ra.

Việc sớm gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng phương pháp và sự giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình là 2 yếu tố quan trọng để trị bệnh trầm cảm .

Trong cuộc sống hiện nay, phần lớn cả vợ chồng và cả con cái, đều phải chạy theo thời gian để theo kịp nhu cầu của cuộc sống mới, để sống còn trong thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt . Nhiều gia đình đang thiếu sự lắng nghe, chia xẻ và thông cảm cho nhau.

Do đó, việc quan tâm cho nhau và dùng tình thương để trị bệnh trầm cảm là liều thuốc tốt nhất?

 

Montreal, ngày 11/10/2012 (một ngày lạnh nhẹ có nắng )
Ngô Khôn Trí

Nguồn: KHN

GIỮ THÂN CHO MẸ

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.