.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 Giữ thân cho mẹ

STRESS: Tình trạng hoang mang, nghi ngờ, sợ hãi, bực bội, gắt gỏng, khi vui khi buồn!

  •  PSN 30.10.2012 | Uyên Hạnh

Nhiều người đang sinh họat bình thường bỗng dưng gặp một khó khăn một áp lực nào đó làm họ chới với hụt hẫng làm họ khổ đau và họ bị du vào cái thế bị động để rồi những sinh họat thường nhật bỗng dưng thay đổi. Họ bắt đầu thấy những hiện trạng của khẩn trương, căng thẳng, hoang mang, u sầu và sợ hãi. Mọi việc đối với họ không đơn giản như xưa. Theo thời gian và qua nhiều ngày tháng, tình trạng đó kéo dài làm cho họ không còn thấy được lối thóat khi tâm tư của họ đã bị chiếm hữu bởi vấn đề càng ngày càng trở nên phức tạp, trầm trọng. Thể xác họ bắt đầu ảnh hưởng theo. Họ thấy mệt mỏi chán nản với tất cả những sinh họat trong ngày. Họ thấy mình thật sự mệt mỏi chán nản với cuộc sống và nghi ngờ với chính cuộc đời.

 

Một ngày nào đó khi sức chịu đựng không còn, khi cơ thể và tinh thần, sau bao tháng ngày phấn đấu với một căng thẳng quá độ, sau thời gian dài quay quắt trong tuyệt vọng không tìm được cho mình một lối thóat, thân và tâm của họ đã phản ứng bằng cách bất lực buông xuôi, là lúc họ nếm mùi vị của sự khủng hỏang và sự suy sụp tinh thần cao độ. Có người sau đó bị căn bệnh sống trong ảo tưởng triền miên. Với những lọan động tư tưởng không ngừng, họ không thể phân biệt được đâu là hiện thực đâu là ảo giác!

 

Tình trạng khủng hỏang tinh thần là giai đọan thứ hai tiếp nối cho giai đọan khởi đầu là sự căng thẳng tinh thần (stress). Người ta đã phải đi từ những đau đớn, bực bội, sợ hãi, hoang mang và tiếp nối cuộc sống cũng trong cùng những khổ đau, hoang mang, sợ hãi ở một cường độ cao hơn để rồi kết thúc vấn đề bằng sự buông xuôi khi tinh thần hòan tòan tê liệt, suy sụp, và không còn khái niệm về hạnh phúc của một cuộc sống. Những tháng ngày họ sống trong khẩn trương cao độ, hay trong hỗn lọan tư tưởng, ở một thể xác suy nhược vì đã phải trải qua nhiều căng thẳng lo lắng, ăn không còn ngon miệng ngủ chẳng yên giấc, là riềng mối của những chứng bệnh trầm trọng như bệnh tâm thần và bệnh ung thư.

 

Khi cuộc đời đã gói trọn trong tình trạng khủng hỏang, hỗn lọan tư tưởng, họ sẽ sống trong mê mê tỉnh tỉnh của thế giới ảo giác, trong khổ đau của một tuyệt vọng, trong tăm tối triền miên vì niềm tin, tính hiếu kỳ, sự vui vẻ năng động không còn có mặt!

 

Hãy thấy được vấn đề và hãy mổ xẻ phần tâm lý tình cảm của mình để ngăn chận sự bành trướng của phần tình cảm ở một chiều hướng rối lọan, để những cảm xúc cao độ do từ một sự nhạy cảm có lối khai thông, không bị đưa vào con đường vây kín bằng những giao động liên tục, để ta dần dần đánh mất ta, mà chặng cuối của con đường nầy không cho ta còn tìm thấy được lối thóat. Phải nắm vững một cái gì đó để ta có thể đưa ta trở về lại với ta, không để tuyệt vọng, niềm đau, nỗi hoang mang và sự sợ hãi gậm nhấm tâm tư và trí óc ta, để ta dần dần mất hết!

 

Có những cái trong cuộc đời nếu đánh mất ta vẫn có thể tìm lại được. Có nhiều cái trong cuộc đời hể đã đánh mất coi như vĩnh viễn cách xa. Đó là phần tư tưởng lạc quan và niềm tin đặt vào cuộc sống. Đừng để đánh mất những thứ đó. Hãy gìn giữ lấy nó, vì nó là mạng sống của chúng ta. Đánh mất nó là ta đã tự bạc đãi chính mình!

Làm cách nào để vượt thóat gông cùm oan nghiệt nầy trong một nỗi khổ triền miên như thế?

 

Sau đây là bài dịch, từ tài liệu trích được của Bộ Y tế Đan Mạch, Phòng Thông Tin của Cơ Quan Trị Liệu Và Phòng Chống Bệnh Tâm Thần. Xin mời qúy độc gỉa đọc các diễn tiến được phân tích và khai rõ sau đây để thu góp và đúc kết được những dữ kiện tạo cho chúng ta có một cái nhìn sâu hơn vào vấn đề, để có thể thấy được những gì mình có thể và cần phải làm, và phải cương quyết làm được, để giúp chúng ta thóat khỏi tình trạng khẩn trương mà chúng ta hoặc các bạn hữu, người thân của ta đang mắc phải.

 

Mười lời khuyên hữu ích cho người bị căng thẳng thần kinh

Phải thấy được mình đang bị triệu chứng căng thẳng đầu óc. Đừng bỏ quên nó mà phải thấy được nó và dùng nó như là một sự báo động.

 

Hãy tìm hiểu để thấy được nguyên nhân gây căng thẳng đầu óc của bạn. Xem đó có phải là do việc làm, vấn đề trong gia đình, vấn đề tiền bạc, hay là những đòi hỏi của chính cá nhân bạn? Và phải thấy được bạn có khả năng thay đổi sự kiện hay không?

 

Bạn phải làm cách nào để giải quyết? Bớt công việc lại. Nói chuyện với một người khác. Xin nghỉ việc một ngày. Khai bệnh để nghỉ việc. Đổi việc làm khác. Đi khám bác sĩ.

 

Hãy phân tích để thấy được sự kiện làm cho bạn bị căng thẳng đầu óc có phải chỉ là những chuyện vặt vảnh? Một việc gì đó bạn đã gần cho thông qua? Hay là một sự việc không nên làm bạn để hết tâm trí vào đó?

 

Hãy cố gắng đừng để phải bận tâm suy nghĩ quá nhiều về một sự việc có thể sẽ xẩy ra. Cũng như lo lắng quá nhiều đến những việc có thể không bao giờ xẩy đến.

 

Hãy chấp nhận những chuyện không thể thay đổi được. Đừng dùng tâm sức đối phó với những sự việc mình không có khả năng thay đổi được.

 

Hãy biết linh động hóa vấn đề. Nếu gặp khó khăn tại sở làm, hãy tìm thư giãn ở gia đình hoặc ngược lại.

 

Hãy đón nhận những tình cảm ưu ái của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhiều người cùng đưa vai đỡ thì gánh nặng sẽ được giảm bớt!

 

Hãy thực tế khi bạn đặt cho mình một mục tiêu. Đừng bao giờ đưa mình vào một con đường không lối thóat.

 

Hãy biết nắm vững đời sống của chính bạn. Chỉ thay đổi những gì có thể và nên thay đổi. Hãy biết chấp nhận những gì không thay đổi được, và hãy biết qúy trọng những gía trị khác bởi vì vẫn còn có nhiều cái tốt đẹp khác trong đời sống của chúng ta.

 

Căng thẳng đầu óc và khủng hỏang tinh thần

Bình thường sau một thời gian dài bị căng thẳng đầu óc sẽ thấy được những triệu chứng của sự suy nhược tinh thần. Có thể là những dấu hiệu của cơ thể, như tim đập mạnh, đau đầu, tóat mồ hôi từng đợt, run tay, ăn uống không còn ngon miệng v.v… Cũng có thể là những dấu hiệu tâm thần như hay quên, bực bội, ưa gắt gỏng.

 

Sự căng thẳng tinh thần làm thay đổi cách hành xử của chúng ta, chẳng hạn chúng ta dễ nổi nóng, không có khả năng làm việc như xưa, có người thấy mình có nhu cầu uống rượu hút thuốc nhiều hơn trước.

 

Sự gia tăng nhu cầu xử dụng rượu và thuốc lá trong thời gian bạn bị căng thẳng tinh thần sẽ đưa đến tình trạng khẩn trương hơn, làm cho sự tiêu dùng bia rượu thuốc lá của bạn tăng gấp bội.

 

Khi bị căng thẳng tinh thần chúng ta vì tính cách khẩn trương của tình trạng, thường có khuynh hướng thấy rằng mình đang ’thiếu’ một cái gì đó. Đặc biệt với nhu cầu nầy lượng Cortisol là hormone (kích thích tố) gây sự căng thẳng sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với cường độ khẩn trương của chúng ta.

 

Nhiều trường hợp đã cho thấy những người bị khủng hỏang tinh thần thì với lượng Cortisol gia tăng nhiều trong máu, sẽ rất khó để chữa trị vì họ ở trong trạng thái mà sự căng thẳng tinh thần đã và đang là một tình trạng liên tục không ngừng.

 

Dữ kiện

Căng thẳng tinh thần là tình trạng đang chịu một áp lực mạnh, một phần do sức ép của môi trường mình đang sống, một phần vì sự nhạy cảm của chính ta làm ta không chịu đựng được nên đã bị sức ép đó đè bẹp.

 

Căng thẳng tinh thần có thể là một tình trạng đột xuất, không có tính cách lâu dài, ví dụ sự sợ hãi do vấn đề thi cử (làm tăng lượng Noradrenalin trong cơ thể, là kích thích tố tạo sự phấn đấu) hoặc ở tình trạng lâu dài lâu năm (sẽ làm tăng lượng Cortisol, là kích thích tố gây căng thẳng tinh thần) đặc biệt tình trạng căng thẳng đầu óc nếu bị kéo dài một thời gian lâu sẽ tạo hậu qủa xấu cho vấn đề sức khỏe.

 

Sự căng thẳng đầu óc được khởi động do vì bị một sức ép quá mạnh (như bệnh họan, những cuộc tranh chấp kéo dài, những nặng nề khó nhọc của công ăn việc làm mà chúng ta phải gánh lấy) hay vì khả năng và tiềm lực của một người để thấy, biết, và ứng xử sự việc khó thích hợp được với tình trạng khi họ đối mặt với những vấn đề khó khăn.

 

Cơ cấu sinh hóa của sự căng thẳng tinh thần đã được xác định rõ trong những năm vừa qua. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng phức tạp của hormone (đặc biệt là sự gia tăng của Cortisol) và những chất căn bản (đặc biệt như Adrenalin, Noradrenalin, và Serotinin)

 

Triệu chứng

Các triệu chứng của tình trạng căng thẳng tinh thần có thể thấy được qua hai hình thức. Về mặt tâm lý, ví dụ như chán nản, sợ hãi, không còn tập trung được đầu óc vào công việc, hay do dự, hoang mang. Về mặt thể chất, như đau đầu, gắt gỏng, cau có, bực bội, hay bị run rẩy …

 

Ảnh hưởng của stress

Tình trạng căng thẳng đầu óc lâu dài sẽ tạo ra bệnh họan, đặc biệt như suy nhược tâm thần, sợ hãi, nghiện ngập và những căn bệnh gây thiệt hại cho cơ thể điển hình như bệnh tim mạch, bệnh đông nghẽn máu, bệnh áp huyết cao, bệnh đau đầu đông/nhức một bên đầu (migraine), bệnh vảy nến (psoriasis) v.v..

 

Phòng ngừa

Phải cố gắng không để cho tình trạng căng thẳng tinh thần tăng quá độ bằng cách kéo theo một sự căng thẳng khác. Điều quan trọng là bạn phải biết tiếp xúc giải bày để người khác rõ được tình trạng khẩn trương của mình thay vì che đậy hoặc dấu kín, đồng thời phải biết nhìn rõ vào sự kiện để thấy được rằng, vấn đề mà bạn đang bị du vào, có nên tiếp tục tiêu dùng thời giờ và sức lực của mình như thế hay không.

 

Để tạo hiệu năng trong việc chống stress bạn hãy tập thể thao thể dục, để có môt thân thể mạnh mẽ và tránh việc xử dụng bia rượu thuốc lá khi mình đang bị căng thẳng đầu óc. Bởi vì bạn sẽ tạo cho mình nguy cơ nhiều hơn trong việc bạn bị đưa từ tình trạng căng thẳng đến tình trạng khủng hỏang. (Nguồn: Bộ Y Tế Đan Mạch)

 

Điều quan trọng là bạn phải biết họach định cho mình một hướng đi, biết tự huấn luyện để đừng ôm đồm quá nhiều việc, thấy được những việc cần làm và thấy được những việc mình không có thể làm hay thay đổi được. Có như thế bạn mới tạo được cho mình một thế đứng, mới có được sự tự tin và bạn sẽ có được sự vững vàng, để khi đối diện với vấn đề, bạn sẽ thấy được mình phải làm gì, và không để vấn đề cuốn mình trôi đi khi cơn lốc stress xuất hiện.

 

UYÊN HẠNH

 

Bài liên quan:

Nguồn: KHN

GIỮ THÂN CHO MẸ

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.