.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


GIỮ THÂN CHO MẸ

CHỦ BIÊN
Giáo sư THÁI CÔNG TỤNG

Kỷ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse. Tiến sĩ Thổ Nhưỡng học và giáo sư Đại học Nông Lâm, Đại Học Văn Khoa Saigon, Dalat. Trước 1975 là Giám Đốc Viện Khảo cứu Nông Nghiệp Bộ Canh Nông. Sau 1975, định cư tại Canada và là chuyên viên các tổ chức quốc tế tại nhiều xứ thuộc miền Caraibes (Haiti), Đông Phi (Rwanda),  Tây Phi (Guinée-Bissau, Guinée-Conakry),  miền Sahel (Mali, Niger), Nam-Á (Népal).

Đã xuất bản nhiều tài liệu đăng trong các tạp chí (Định Hướng, Đi Tới, Truyền Thông, Tiếng Sông Hương v.v)  Tác giả sách giáo khoa Thổ Nhưỡng học (Nhà xuất bản Lửa Thiêng 1972 in tại Saigon). Hiện hồi hưu và là chủ bút tập san VIETNAMOLOGICA, một tập san chuyên nghiên cứu về Việt Nam học.

 
 

 Việt Nam Môi trường & Sinh thái


Vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên

đặc tính địa lý và đa dạng sinh học

  • Thái Công Tụng

ABSTRACT
Binh Tri Thien (BTT),  with an area of 18,340 km2 and about 2 millions in population, is a relatively small and less known region of Vietnam when compared to the Mekong or Red river deltas. For this reason, information on Binh Tri Thien as a natural resource is rare. This article provides important geographical characteristics and valuable biodiversity of BTT and outlines major factors that cause environmental impacts to the ecosystem as well as major programs that are necessary to protect the environment. The following is a summary of the article:

The Binh Tri Thien ecosystem covers 3 administrative provinces, namely Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien. This ecosystem extends from Ngang pass in Quang Binh to Hai Van pass south of Hue.  Two third of BTT's landscape is dominated by Truong Son and its neighboring sand dunes leaving only narrow areas between them for farming. The Truong son mountains separate the ecosystem from Laos and have different rock formations: limestone hills in Quang Binh, igneous rocks in Quang Tri and Thua thien. Near the sea, there are lagoons and sand dunes. The coastal plains are thus small in acreage.

The climate of BTT is characterized by late but heavy rain which peaks in Fall giving BTT a precipitation level of 2000 mm; every year, during the dry season in this area,  wind charged with moisture  blows from western Laos, crosses the mountain range and once descending into the plains, it induces a foehn phenomen, and brings very hot wind, damaging crops...Since watershed of the rivers are small, rivers are subject to big and sudden floods during the typhoons

The ecosystem of BTT, due to its geographical location and its varying altitudes is the area with diversified and mixed flora of the North and the South. Natural vegetation in forests  at  BTT includes 40-50 m trees belonging to families such as  Mimosaceae, Sapindaceae, Meliaceae, Burseraceae, 8-12 m trees in families of Ulmaceae, Myristicaceae, Annonaceae, Flacourtiaceae. Lower canopy consists of shrubs in families of Rubiaceae, Apocynaceae, Rutaceae, Melastomaceae, Araliaceae, Zingiberaceae and Liliaceae. Aquilaria agallocha, along with Erythrophloeum fordì,  Vatica fleuryana, Vatica satrotricha are endemic trees of this ecosystem.. BTT rainforest  provides cover for the soil, reduces flash flood and helps recharge ground water. BTT also provides a variety of important root plants supplying food to the population: Cassava, Aroid, Taro, Tannia, Canna, Sweet potato, Arrowroot, and several types of Yams.

The author further outlines the impacts of overpopulation, overcutting of trees, overgrazing/overstocking, overfishing, overhunting and  overpumping of ground water as main causes of environmental degradation. The author promotes birth control, tree cutting control, grazing control, fishing control, hunting control, and pumping control as programs that can be implemented to protect the sustainability of the ecosystem. Last but not least, the author emphasizes the need to preserve the region's biodiversity, protect rare genes needed for plant breeding.

 

Người du khách sau khi rời huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tình, sẽ vượt qua Đèo Ngang được bất hủ hoá qua bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để  vào địa phận tỉnh Quảng Bình. Từ Đèo Ngang trở vào mãi cho đến Chân đèo Hải Vân, đó là vùng thiên nhiên Bình Trị Thiên, một sinh hệ tự nhiên có 5 điểm đặc thù sau đây khiến đồng bằng này khác hẳn các đồng bằng khác của miền duyên hải Trung Việt :

  • mưa nhiều và trễ

  • có gió Lào chi phối quãng tháng 3 đến tháng 6 mỗi năm.

  • nhỏ hẹp.

  • dễ lụt.

  • nhiều động cát di động

Thực vậy, phiá bắc đèo Ngang, các đồng bằng tương đối rộng với các dòng sông lớn như sông Mã, Sông Chu ở Thanh Hoá, sông Cả ở Nghệ An. Phía Bắc đèo Ngang, ít có cồn cát hơn và vũ lượng cũng thấp hơn.

Diện tích toàn vùng Bình Trị Thiên là 18340 km2 với một dân số là (1985) 2 triệu người. Mật độ dân số là 123 người / km2, nhưng vì đồi cát, núi non chiếm đến 2/3 nên mật độ  trên diện tích canh tác cao hơn nhiều.

Địa hình của vùng thiên nhiên Bình Thị Thiên này lại có thể chia ra thành 2 phần chính:

a/ Giãy núi Trường Sơn phiá Tây giáp với Ai Lao.

Quá khỏi đèo Mụ Gia (418 m) của tỉnh Quảng Bình là khởi đầu một giãy núi đá vôi hiểm trở (Ke Bang - Khe Ngang) liên tục với cao nguyên đá vôi vùng Se Bang Phai bên Lào. Vì là núi đá vôi nên phong cảnh vùng Ke Bang rất khô khan và hiểm hóc; không có suối nước vì đá vôi rất dễ thấm nước. Trong giãy núi đá vôi Ke Bang này có động Phong Nha dài 2000 m, rộng từ 8 đến 35 m và nhiều chỗ cao đến 40 m. Địa hình đá vôi là một loại địa hình đặc biệt có những dòng suối dưới lòng đất cùng những thạch nhũ ngổn ngang (relief karstique).

Từ phía Nam của rặng núi đá vôi Khe Ngang đến đèo Lao Bảo là một vùng đồi núi sa thạch hoặc đá granit có thể gặp ở 2 mức, một cao độ 1000 m (như núi Ba rền 1173 m), còn mực kia ở 300-400 m (như cao nguyên Khe Sanh và Lao Bảo 350 m).  Khu vực Khe Sanh Lao Bảo gồm một số gò đồi từ cây số 56 đến cây số 73, trên con đường số 9 nối liền Đông Hà và Savannakhet. Nhiều đồi đất đỏ do sự phong hoá của đá bazan tạo nên là nơi có nhiều đồn điền caphê.  Một trong những đồn điền caphê nổi tiếng ở Khe Sanh thời trước 1975 là của ông Poilane, một nhà thực vật học cùng trào với các nhà thực vật học Pháp đầu tiên ở Đông Dương như Leconte.... Các đồi đất đỏ cũng có thể gặp ở một cao độ thấp hơn 100 m như Cam Lộ (Cùa), Gio Linh và Vĩnh Linh, với diện tích quãng 20.000 ha.  

Phiá Nam đèo Lao Bảo, địa hình lên cao trở lại đến mức 1000 m. Những dãy núi đá granit cứng có cao độ từ 1300 đến 1800 m  và đâm luôn ra biển ở đèo Hải Vân, ngăn cách 2 đồng bằng Thừa Thiên và Quảng Nam. Các nếp nhăn của núi theo chiều Tây Bắc -Đông Nam như Động Sa Mùi (1613m), Động Ngãi (1774m), Bạch Mã (1440m).  

b/ Đồng bằng duyên hải.

Lịch sử hình thành đồng bằng Bình Trị Thiên cũng tương tự như các đồng bằng duyên hải khác. Tất cả đều do quá trình biển tiến vào mài mòn đường bờ biển xưa củ nằm sát tận chân núi, ngày nay còn có nhiều thềm biển nằm ở các cao độ khác nhau 40m, 25m, 20m, 5 - 2m. Các thềm biển đánh dấu sự tác động của các thời kỳ băng hà (période glaciaire) và tan băng (période interglaciaire) của thời kỳ địa chất đệ tứ kỷ. Càng ra gần biển, các thềm biển cứ thấp dần và tuổi cũng trẻ dần, chứng tỏ đất được nâng cao dần và bờ biển cứ lùi ra xa. Các đầm phá được lấp dần cũng như các đảo cũng được nối dần vào bờ tạo thành các đồi núi giữa đồng bằng. Gió thổi các trầm tích cát ven biển để dần dà  tạo thành cồn cát, nơi nào gió mạnh thì gió vun thành các động cát.

Vì vậy, đồng bằng này  có thể phân chia ra theo một phẫu diện từ Tây sang Đông:

b.1. phù sa cổ sinh,
b.2. phù sa cận đại có nhiều cảnh quan khác nhau như ven bãi sông suối (các cồn, giãi đất ven sông), chân ruộng cao, thấp, trũng,)
b.3. đồng bằng bị ảnh hưởng của nước mặn và cuối cùng là
b.4. các giãi đồi cát duyên hải.  

Sau đây ta thử phân tích năm đặc tính địa lý của sinh hệ Bình Trị Thiên:
 

1/ Mưa nhiều và mưa muộn.

".... Em đứng lên gọi mưa vào hạ".... Câu hát này đúng cho phần lớn lãnh th° Việt Nam, nhưng không đúng cho đồng bằng Bình Trị Thiên vì mùa thu lại là mùa mưa lớn nhất trong năm. So với đồng bằng Nghệ Tĩnh thì đồng bằng Bình Trị Thiên mưa nhiều hơn và trễ hơn. Thanh Hoá mưa cuối tháng 7 d.l., vào đến Nghệ An, mưa trễ hơn Thanh hoá chừng 10 ngàỵ  Do đó đồng bằng Bình Trị Thiên mưa lủ nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng 11 d.l. cùng với các trận bão thổi từ Thái Bình Dương gây ra vừa mưa lớn, vừa lụt. Vũ lượng trung bình hàng năm của đồng bằng Bình Trị Thiên quá 2000 mm (Đồng Hới : 2111mm, Quảng Trị : 2535 mm, Huế : 2890 mm), với tối đa vào tháng 10 và tối thiểu vào tháng 4 trong khi đó Hanoi là 1678mm và Saigon là 1979mm.  So với vũ lượng vùng Phan Rang chỉ có 653 mm thì khí hậu khác một trời một vực. Một đặc điểm khác là chế độ mưa khác hẳn nếu ta so sánh hai phiá Đông và Tây của rặng Trường Sơn. Bên giãy phiá Đông của rặng núi (tức phiá Việt Nam) là mùa mưa thì cùng lúc đó, ở phiá Tây của rặng núi Trường Sơn, (tức Ai Lao), đó là mùa nắng.
 

 2/ Gió Lào chi phối.

Đây  là vùng có  gió nóng vào mùa hạ và kéo dài 4-5 tháng  và có những đợt kéo dài liên tục đến 20 ngày. Thực vậy, gió mùa Tây Nam đem theo những trận mưa lớn phía Tây giãy Trường Sơn (tức là ở Lào) và khi thổi xuống các triền núi phía Đông, tức đồng bằng duyên hải đã trở thành khô nóng. Giãy Trường Sơn vừa có tác động như một bức chắn nên với gió mùa Tây Nam thổi gây ra nhiều mưa ở sườn đón gió còn bên phía Đông của rặng núi này là sườn khuất gió thì không mưa và gió rất khô; đó là do tác động của hiệu ứng phơn (foehn) cũng y như ở tiểu bang British Columbia mưa nhiều, nhưng khi vượt qua rặng núi Rocky Mountains, thì gió nóng thổi đến Alberta... Huế ít có gió Lào hơn vùng Bình-Trị vì núi bao kín, không có khoảng trống (như các đèo) giữa Lào và Việt Nam.

Nhiệt độ trung bình ở Huế (vĩ tuyến 16.36) là 25.1°C còn ở Saigon (vĩ tuyến 10.49) là 26.9°C. Tháng lạnh nhất trong năm cũng có nhiệt độ trung bình trên 1°C, ẩm độ tương đối lớn hơn 80% và muà khô (Vũ lượng nhỏ hơn bốc hơi) ngắn hơn 3 tháng. Trong khi đó phiá bắc Đèo Ngang thì tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 18°C., còn phiá nam đèo Hải Vân mùa khô trên 3 tháng. Lên cao độ, và bắt đầu từ 200m trở lên thì nhiệt độ giảm dần với cao độ, giảm 0.5 mỗi 100 m. Do đó từ 600 mét trở lên ta có vùng khí hậu á nhiệt đới miền núi. (vùng núi Bình Trị Thiên).
 

3/ Nhỏ hẹp.

So với các đồng bằng Thanh Hoá có các dòng sông Mã, sông Cả chảy qua hoặc ngay cả so với đồng bằng Quảng Nam… thì các đồng bằng Bình Trị Thiên rất nhỏ hẹp. Không những đồng bằng này đã hẹp mà lại còn có nhiều đầm giữa biển và đồng bằng phù sa. Sau đây là bảng diện tích địa hình vài tỉnh miền Trung.

Diện tích các đồng bằng duyên hải của vùng Bình Trị Thiên so với vài tỉnh khác miền Trung

ĐỊA PHƯƠNG

DIỆN TÍCH

ĐỒNG BẰNG

Thanh Hoá

286400 ha

đồng bằng Sông  Mã, Sông Chu 

Nghệ An

175000 ha

đồng bằng Diễn Châu/Quỳnh Lưu Thung lũng Sông Cả, các trũng thấp phía Nam   các đồi Yên Thành, đồng bằng Vinh

Hà Tĩnh

166000 ha

đồng bằng Hà Tĩnh, thung lũng Hương Khê thung lũng    Ngàn Phố và Ngàn Sâu

Quảng Bình

63600 ha

vùng Ba Đồn và Rõn, thung lũng sông Danh, đòng bằng Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy

Quảng Trị

51000 ha

đồng bằng Quảng Trị, thung lũng Cam lộ, phù sa cổ sinh các huyện Vĩnh Linh và Hải Lăng

Thừa Thiên

 90000 ha

kể cả các giải duyên hải và thềm Phong Điền  

Đồng bằng Lệ Thủy khá rộng nhưng thấp. Cửa sông rất nhỏ nên nước thủy triều thâm nhập sâu vào đất. Nước khó thoát nên đất than bùn có nhiều. Vùng này về mùa nắng có lượng nước kiệt (débit d'étiage) rất nhỏ nên ảnh hưởng xâm nhập nước mặn rất lớn.  Giãy núi Trường Sơn không xa bờ biển bao lăm.

Đồng bằng Quảng Trị do hai sông chính là sông Cam Lộ và sông Thạch Hãn bồi đắp. Ngoài các đất phù sa, trong đồng bằng này còn có những bình nguyên đất đỏ do sự hủy hoại của đá bazan (roches basaltiques) như ở Cùa, Gio Linh và Vĩnh Linh với một diện tích gần 10000 ha và có cao độ trên dưới 100 mét.  

Đồng bằng Thừa Thiên từ Phong Điền đến Phú Lộc khá phì nhiêu với nhiều nông sản đặc biệt (quít Hương Cần) bị chèn giữa vùng gò đồi hay các bực thềm phù sa cổ sinh và giãy phá (đầm) và đồi cát. Phá Tam Giang rất dài vì chiều dài là 60 km và rộng từ 1 đến 6 km. Phá này phân ra làm 2 khu, khu Quảng Điền ở phiá Tây, khu Hương Thủy phiá Đông. Chính phá này là nơi tụ họp nước ngọt từ các sông Hương, sông Bồ, sông Mỹ Chánh và nước  từ ngoài biển vào, lên xuống qua cửa Thuận An. Đầm Cầu Hai, toả rộng dưới chân núi Bạch Mã (1444m) ngắn và rộng thông thương với đầm ('phá') Tam Giang và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. Nhìn vào bản đồ, phá Tam Giang tương tự như một dòng sông, còn đầm Cầu Hai giống như một cái hồ lớn. Các đầm phá Cầu Hai, Tam Giang này, với thời gian, sẽ được các bồi tích sông biển lấp dần và trở thành đồng bằng. Nhưng các đầm phá này lấp chậm là vì các dòng sông đổ ra thường ít trầm tích vì sông ngắn, nhỏ...  Mặt khác, nhiều đồi cát song song với bờ biển lại giới hạn thêm diện tích đất canh tác.
 

4/. Dễ lụt.

"Trời hành cơn lụt mỗi năm"... Các dòng sông chảy qua các đồng bằng Bình Trị Thiên thường ngắn và có một lưu vực hẹp. Sông Danh, Sông Nhật Lệ ở Quảng Bình, Sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, Sông Bồ, Sông Hương ở Thừa Thiên  là những ví dụ điển hình. Lũ lụt thường đến bất thình lình và thay đổi tùy năm. Có lúc mưa bão gây ra một lượng mưa rất lớn, có thể vài trăm mm trong 24 giờ.  Ảnh hưởng của giãy núi cũng gây ảnh hưởng. Một phần thì rặng núi gần đồng bằng, mặt khác,  núi có triền dốc rất lớn, nên vận tốc của dòng chảy cũng rất mạnh. Do đó, nước sông lên rất nhanh. Mùa lụt đi sát với mùa mưa lớn. Ở miền Châu Thổ Sông Hồng lũ lụt cao nhất vào tháng 8 d.l., vào đến Thanh Hoá, là tháng 9, Nghệ Tĩnh là tháng 10, Đồng bằng Bình Trị Thiên vào tháng 11.

Câu tục ngữ của dân gian cũng nói lên điều ấy : "Ông tha mà bà chẳng tha, Ông cho cái lụt 23 tháng mười".

Lưu vực của các dòng sông miền đồng bằng Bình Trị Thiên không lớn, so với các dòng sông khác : Sông Mã, dài 410 km, có một lưu vực rộng là 28.400 km2, Sông Ba ở Phú Yên dài 388 km, có lưu vực 13.800 km2, ngay cả sông Thu Bồn chảy qua đồng bằng Quảng Nam dài 205 km và lưu vực rộng 10.496 km2.

Lưu lượng của các dòng sông miền đồng bằng Bình Trị Thiên  thay đổi theo mùa. Vào muà nắng, lưu lượng nước kiệt rất nhỏ, nên có thể lội bộ qua sông ở nhiều chổ, nhiều cồn bãi hiện ra giữa dòng. Các dòng sông miền Bình Trị Thiên chuyên chở phù sa ít hơn các dòng sông lớn khác. Ví dụ Sông Hồng cuồn cuộn chuyên chở lượng phù sa là 940 g/m3. và màu đỏ đúng như tên gọi. Nhiều dòng sông ở miền Trung có nước màu xanh dù là vào mùa lụt, là vì dòng sông chảy qua những rặng núi đá vôi. Các ion Ca có hoá trị 2 làm kết tủa các chất bùn sét là các giao chất có điện âm, cũng như  muốn cho nước đục trở thành nước trong, phải bỏ phèn vào (phèn có ion Alumin hoá trị 3), đúng như câu Kiều tả về sự luân lưu của nàng Kiều :

              Tiếc thay nước đã lóng phèn,
              Mà cho bùn lại vẩy lên mấy lần.

Đó là lý do tại sao Sông Danh ở Quảng Bình có nước vẫn màu xanh dù là mùa lụt, vì thượng nguồn Sông Danh là các rặng núi đá vôi.  Sông An Cựu nắng đục mưa trong cũng thuộc hiện tượng vật lý thổ nhưỡng như trên.  
 

5/ Nhiều đồi cát cao và di động.

Con đường cái quan  chạy ven theo các  đồi cát lắm khi rất dài, làm ta liên tưởng câu tả cảnh của Nguyễn Du:

                '"Mịt mù dặm cát đồi cây."

Các dòng sông vì lưu lượng nhỏ và đụng phải các động cát cao nên cứ phải né tránh để tìm đường ra biển. Ví dụ điển hình là sông Nhật Lệ, sông phải chảy men dọc theo chân đồi cát một quãng dài trước khi tìm được một lối thoát ra biển.  Đồi cát Đồng Hới này cao trung bình từ 20 đến 30 mét, có chỗ cao 50 - 60 mét. Chiều rộng của giãy đồi cát này từ 2 đến 3 km....

Tại đồng bằng Bình Trị Thiên, có nhiều đồi cát di động nhan nhãn dọc bờ biển từ Đồng Hới (Quảng Bình) cho đến Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên) ngang qua Ái Tử và Hải Lăng (Quảng Trị)

Nạn cát bay (hiện tượng sa mạc hoá) đã khiến nhiều ruộng vườn bị cát che lấp. Mùa mưa cát còn bị nước mưa chuyên chở làm lấp thêm ruộng vườn.

Tóm lại, hệ sinh thái (écosystème) Bình Trị Thiên rất đa dạng vì :

khí hậu biến thiên từ đồng bằng lên miền núi mà ngay tại miền núi cũng biến thiên vì cao độ thay đổi từ 200 m đến 1700 mét và thay đổi theo triền Đông hay triền Tây

đất đai cũng biến thiên,  từ đất phù sa cận đại đến phù sa cổ sinh, từ úng thủy đến dễ thoát nước, đất cát trắng đến đất đỏ, đất bị rửa trôi miền dốc nhiều đến tụ thổ chân đồi

Địa sinh thảo, hà thảo vô căn. Từ các nhận định trên đây, ta thấy thảo mộc thiên nhiên vùng núi Bình Trị Thiên cũng  rất đa dạng : rừng nguyên thủy nhiều cây cao 40 - 50 mét thuộc các họ Mimosaceae, Sapindaceae, Meliaceae, Burseraceae, dưới tầng cây trên có cây cao 8 - 12m mọc rải rác thuộc các họ Ulmaceae, Myristicaceae, Annonaceae, Flacourtiaceae, dưới thấp hơn là bụi cây rậm gồm cây 2 - 8 mét, mọc lưa thưa và thuộc các họ Rubiaceae, Apocynaceae, Rutaceae, Melastomaceae, Araliaceae, chưa kể một số tre rừng và vài dương sĩ  cao như thân cây ; thấp hơn là tầng nhiều tiểu mộc cao dưới 2 mét thuộc các họ  Zingiberaceae, Liliaceae, đó là chưa kể nhiều loại mây và lan mọc giữa.

Ở Quảng Bình, có cây trầm hương, còn gọi là 'cây gió' (Aquilaria agallocha) họ Trầm (Thymeliaceae) cao 15 - 25 mét rất nổi tiếng cho sản phẩm quý, dùng làm chất thơm cùng thuốc chữa bệnh (phối chế dầu cù là...) Vài loại cây cần để ý là cây lim (Erythrophloeum fordìi) họ Vang (Caesalpiniaceae) và cây táu (Vatica fleuryana, Vatica satrotricha).  Ngày xưa, cây lim rất nhiều trong rừng miền Trung cũng như miền Bắc,

               Bờm rằng bờm chẳng lấy lim

ngày nay trở thành một quốc cấm. Rừng mưa (rainforest, forêt pluviale) như vậy có nhiều tầng đại mộc, trung mộc, tiểu mộc, mọc thành nhiều tầng và có nhiều hệ thống rễ đi xuống nhiều lớp đất khác nhau nên nước mưa cũng có thể chuyển vận xuống và làm nước ngầm trong đất được sung mãn hơn và loại rừng này cũng làm bớt cường độ dòng chảy trên mặt.            

               "Nước trôi ra biển lại mưa về nguồn,
               Nước non hội ngộ còn luôn

               Bảo cho non chớ có buồn làm chi"

Bài thơ của Tản Đà cho thấy sự luân lưu của chu kỳ nước.

Ngoài ra, những loài rừng như vậy cũng chứa nhiều muông thú, chim,  loài bò sát... Khốn thay, vì áp lực dân số, con người đã phá hủy cân bằng sinh thái : nào là phá rừng làm rẩy, lấy củi, đưa đến hiện tượng xói mòn, làm chế độ thủy văn bị đảo lộn... Francis Bacon đã từng viết : 'Ta chỉ có thể khuất phục Thiên Nhiên bằng cách tùng phục'.

Sau đây ta thử tìm hiểu sáu nhân tố chính gây nên sự đảo lộn môi sinh như tình trạng hiện nay của  'Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân'
 

Thế nào là 6 chữ "O" trong vấn đề môi sinh?

1. Overpopulation (quá đông dân)
Hệ sinh thái Bình Trị Thiên đãt hẹp, người đông. Mật độ  trên đãt trồng trọt được rất lớn. Người dân xứ này phải di dân vào Saigon, Dalat, Nha Trang, Bình Tuy, Phước Long. Nhưng đến một lúc, không thể di dân nữa vì tài nguyên đất là một hằng số (có hạn).

Dân số càng ngày càng đông thì nẩy sinh ra một số nhu cầu căn bản : nhu cầu về chất đốt,  về gổ xây cất, rồi đến các vấn đề môi sinh ở các đô thị như tiếng động,  bụi bặm,  chất thải, ô nhiễm nguồn nước uống..                   

               "Phố phường chật hẹp người đông đúc,
                Bồng bế nhau lên nó ở non"

Vì  quỹ đất canh tác có tính cách cố định, nên diện tích đãt dành cho người nông dân càng ngày càng nhỏ.

2. Overcutting (phá rừng)
Các rừng miền núi bị đốn cây toàn bộ, cả cây lớn lẫn cây con nên rừng bị hủy diệt không còn có cây mẹ để tái sinh được. Vùng Cùa ở Cam Lộ là nơi vua Hàm Nghi ra đó trú ẩn, tục gọi là Tân Sở, trước kia là rừng.  Rừng có nhiều loài chim thú hoang như công, trĩ, vạc, vượn, hươu sao, hươu xạ, cọp, beo, bò tót, bò rừng, voi, tê giác nay không còn nữa. Trong sách Le dragon d' Annam, Cựu Hoàng Bảo Đại có đề cập đến vùng chứa nhiều muông thú này.  Phá rừng như vậy thì dẫn đến xói mòn, dẫn đến sự giảm bớt đa dạng sinh vật. Rừng đầu nguồn bị phá thì gây nên nhiều hậu quả miền hạ lưu : nào là đập nước bị vơi nước dần, nào là kinh mương bị sét, bùn lắng đọng nên vận tốc dòng chảy bị chậm lại, nào là nước mặn xâm nhập vào nội địa sâu hơn và sớm hơn: sâu hơn vì  sông ngòi không đủ nước để đẩy nước mặn  đi xa hơn và sớm hơn vì nước mặn tràn vào ngay từ bắt đầu muà nắng, khi mùa mưa mới chấm dứt.  Vì áp lực dân số nên nhiều rừng bị tàn phá, nhiều loài thực vật bị mất hẳn. Khi một loài bị mất như vậy thì kho gen chưá các mã số di truyền khác nhau cũng bị mất luôn; các nhà bác học muốn lai giống mới, tạo giống cao năng xuất hơn cũng không tìm lại được giống củ để cải thiện. Công tác cải thiện giống cây trồng đòi hỏi một nguồn vật liệu di truyền phong phú, đa dạng  và được bảo quản an toàn khỏi sâu, bệnh và các nguy cơ gây thoái hoá khác.

Các nhà di truyền học phải luôn luôn tạo ra những giống mới cho năng xuất cao hơn, kháng sâu hơn, kháng bệnh hơn, có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn (le plus, le mieux, le plus vite) để phục vụ về mặt lương thực, một mặt khác thì vốn di truyền hay vốn gen càng ngày càng bị thu hẹp dần. Đó là lý do tại sao phải có sự đa dạng sinh học.

Rừng Việt Nam xưa kia  rất sầm uất và chiếm nhiều diện tỉch. Ngày nay, trên diện tích 33 triệu hecta, thì có đến trên 10 triệu là đồi trọc không cây cối. Rừng nhiệt đới chứa nhiều sinh vật, từ tầng trên đến tầng dưới lẫn thảm thực vật. Danh mục dược thảo đã biết lên đến 1300 loài. Có loài chứa nhiều alcalôít khác nhau. Các loài nấm ở thảm thực vật cũng có thể chứa nhiều nấm kháng sinh.(xem sơ đồ về ảnh hưởng của rừng trên môi sinh)

3. Overgrazing/ Overstocking (đồng cỏ quá sức tải)
Bò và dê lang thang từ vùng này sang vùng khác kiếm cỏ nhưng khi quá tải sức chứa của hệ sinh thái thì làm đất chai cứng lại, rồi cỏ cũng không mọc lên được, xoi mòn lại thêm một phen tàn phá. Đó là chưa kể thả dê vì loài dê gậm cả đọt non của thực vật khiến thực vật không có cơ mọc và phát triển được.

4. Overfishing (đánh cá quá mức)
Nhiều vùng,  ngư dân dùng cả cốt mìn để giết cá chết hàng loạt.  do đó cá con chưa kịp sinh sản đã bị diệt, gây nên cạn kiệt nguồn lương thực cho các thế hệ sau này.  Câu tục ngữ ngàn đời của tổ tiên ta: 'Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá ' nói lên sự quan trọng của môi sinh..

5. Overhunting (săn bắn quá mức)
Săn lậu để kiếm thịt rừng,  bẫy thú lấy sản phẩm xuất cảng sang Trung Hoa qua các cửa khẩu miền Bắc   làm thú hoang càng ngày càng có nguy cơ bị diệt vong, thay vì săn bắn thú rừng đúng mức và đúng muà.

6. Overpumping (bơm nước quá mức)
Nếu ta bơm nước ngầm quá sức luân lưu của dòng chảy, quá khả năng tiếp tế của nước mưa thì nước mặn sẽ tràn sâu hơn vào nội địa: ngày nay, rất nhiều dòng sông miền này bị nước mặn lên sâu hơn, khiến nhiều diện tích lúa bị nhiễm mặn thất thu; tóm lại cái gì quá tải với thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ phản ứng lại.  Vạn vật nhất thể là vậy!

           

Thế nào là 6 chữ "C" trong vấn đề quản lý môi sinh ?

1. Population control (Birth Control) tức khng chế sinh đẻ.
Sự kiểm soát sinh đẻ giúp điều hoà dân số đến một mức kiểm soát được; ở thôn quê Việt Nam ngày nay, dân chúng vẫn không ý thức hoặc không có phương tiện để điều hoà sinh sản; dân số càng tăng thì áp lực trên môi sinh càng nặng

2. Cutting control tức tránh nạn phá rừng
Phải kiểm soát nạn phá rừng bừa bãi. Chỉ có thể đốn các cây già và  đã đạt tới một kích thước thương mãi.  Phải kiểm soát nạn lửa rừng

3. Grazing control
Thay vì trâu, bò, dê cứ thả lang thang dẫm chân quá tải (overstocking) lên đồng cỏ, cÀn phải có kế hoạch di chuyển theo một chu kỳ nhất định để các đồng cỏ có thể tái tạo  trước khi để súc vật trở lại. Không thể để súc vật vào các khu mới trồng lại rừng,vì trâu bò sẽ ăn luôn cây con mới trồng..

4. Fishing control (kiểm soát nạn tiêu diệt hải sản)
Không được dùng lưu đạn, mìn cho nổ chết cả cá mẹ lẫn cá con. Mắt lưới cũng không được nhỏ quá vì như vậy, cá con cũng bị bắt

5. Hunting control (kiểm soát săn bắn)
Phải có giấy phép săn bắn và giới hạn khu vực săn bắn cũng như không được săn bắn các loài thú hiếm và tránh săn bắn vào các mùa chúng sinh đẻ

6. Pumping control (kiểm soát bơm nước quá tải)
Không bơm nước nhiều khiến làm sụt mặt nước ngầm quá mức để nước mặn vào nội địa sâu hơn hoặc là tạo dựng thêm nhiều hồ nhân tạo trên đồi núi Trường Sơn để trữ nước ngọt vào mùa mưa và xả nước đó dần dần vào mùa nắng để tưới những loại hoa màu không cần nhiều nước như đậu phụng, đậu nành để tiết kiệm nước, hầu tránh các ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm thác nước ngầm..

 

Quỹ gen

Nhiều giống cây, nhiều giống hoa màu,  nhưng lại chứa đựng một quỹ gen rất phong phú.  Nhờ quỹ gen đó mà có thể thay đổi hay cải thiện các giống hiện có để thích nghi với môi trường mới, kháng sâu hơn, giúp cải thiện môi trường. Sự đa dạng sinh học là điều kiện cần thiết để có một quỹ gen phong phú.  Nhiều giống luá kháng lạnh, kháng hạn, kháng mặn có rải rác ở mọi nơi.  Tại vài nơi còn có các giống luá đặc sản như ở Thừa Thiên có gạo Gie An Cựu, vừa dẽo, vừa thơm như câu ca dao:

                Tôm rằn  lột vỏ bỏ đuôi,
               Gạo Gie An Cựu mà nuôi mẹ già.

Tại các chân ruộng úng nước, môi trường thiếu lân,  thừa sắt, độc nhôm (aluminium toxicity), có nhiều giống cổ truyền chịu đựng được các yếu tố trên. Nhiều giống luá cổ truyền  có nhiều nguồn gen phong phú kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia Oryzae),bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), rầy nâu (Nilaparvata lugens).

Tại vùng Bình Trị Thiên, những loài cây có củ cũng rất đa dạng; sau đây là một số cây quantrọng:

Tên Việt   Tên khoa học  Tên Anh ngữ
Khoai mì Manihot esculenta Cassava
Khoai nước Colocasia antiquarum Aroid
Khoai sọ Colocasia esculenta Taro
Khoai mùng Xanthosoma sagittipolium Tannia
Khoai riềng (củ dong) Maranta edulis Canna
Khoai lang Ipomea batatas Sweet potato
Dong trắng (Hoàng tinh) Maranta arundinacea Arrowroot
Sắn dây Pueraria thomsoni  /
Khoai mở Dioscorea alata Greater yam
Khoai từ  Dioscorea esculenta  Potato yam
Củ đậu Pachyrhizus erosus  Bean root crop
Khoai mài Dioscorea persimilis Yam
Khoai nưa Amorphophalus campanulatus Elephant yam 

Vì vùng này có nhiều loại củ như trên nên trong công tác cải thiện, chắc nguồn gen cũng khá phong phú.

Nhiều Trung Tâm Khảo Cứu trên thế giới đã phải sưu tập rất nhiều hạt giống cuả mọi giống lúa, mọi giống đậu, khoai tây, bắp...và tồn trữ trong các kho lạnh để cho khỏi mất tỷ lệ nẩy mầm trong hàng chục năm.Thực vậy, hiện nay trên thế giới có quãng trên 10 Trung Tâm quốc tế, rải rác trên toàn thế giới, chuyên có một bộ phận lo sưu tập và bảo tồn quỹ gen các loài. Nào là CIMMYT ở Mexico, đặc trách lúa mì và bắp, y như tên gọi Centro Internacional Mejoramiento Maiz y Trigo, nào là CIAT ở Colombia  lo sưu tập các loại đậu, nào là ICRISAT( International Crop Research Institute for the Semi Arid Tropics) ở Ấn Độ sưu tập đậu phụng và đậu triều tức Cajanus indicus, nào là IRRI ở Phi luật tân chuyên về lúa, từ lúa ruộng đến lúa rẩy, từ lúa tẻ đến lúa nếp, lúa nổi  đến lúa chịu phèn, kháng mặn, nào là CIP ở Pérou lo về khoai tâỵ Từ 1968, Viện IRRI đã du nhập và tồn trữ trong kho lạnh gần 70.000 giống lúa (trong đó 63000 ở Á Châu). Muốn cho an toàn hơn, cứ mỗi giống lúa, họ gửi một nửa sang Mỹ, hiện tồn trữ trong kho lạnh ở Colorado ( U. S. National Seed Storage Laboratory ở Fort Collins). ở Rome, tổ chức FAO còn có một Uỷ Ban đặc trách về các nguồn gen di truyền này; đó là IBGR (International Board for Genetic Resources). Nền tảng cuả cuộc cách mạng xanh hiện nay là nhờ vào quỹ gen trên. Các nhà bác học đã xử dụng quỹ gen để tạo giống mới kháng hạn hơn, cao năng hơn, kháng sâu bệnh hơn.. Căn bản di truyền trong sự cải thiện thực vật là nằm trong các gen mà một khi các gen bị mất đi (do phá rừng, do đô thị hoá) thì các nhà di truyền học không tìm đâu ra các gen để còn tiếp tục lai giống.Các rừng núi Bình Trị Thiên vì có nhiều đa dạng sinh học do sự giao tiếp của thực vật cả miền Bắc (khu vực thực vật Nam Hoa và Hi mã lạp sơn) lẫn miền Nam ( khu vực thực vật Nam Á và Miến Điện) nên chứa đựng một qũy gen rất phong phú và đa dạng. Vì tương lai của không biết bao nhiêu thế hệ sau lưng  nên ta không thể khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên hiện tại.  Cuộc đời rất ngắn, so với sự miên viễn của nhân loạị

               Vèo trông lá rụng ngoài sân,
               Công danh phù thế có ngần ấy thôi

thi sĩ Tản Đà đã ngậm ngùi như trên. Phát triển lâu bền  (sustainable development) chính là sự phát triển sao cho nhừng thế hệ mai sau cũng còn thừa hưởng được tài nguyên của tạo hoá.

Vài ví dụ cụ thể về sự cần thiết có sự đa dạng sinh học. Rượu nho từ cây nho Vitis vinifera. Ở Pháp, cây nho một thời tưởng đã bị tiêu diệt vì bệnh Phylloxera,  nhưng nhờ tháp với các giống nho Mỹ (có nhiều loại Vitis như Vitis riparia mọc hoang dọc theo các dòng suối ở nam Texas,nam Carolina; có Vitis rupestris mọc ở vùng Louisiana; có Vitis labrusca ) hoặc lai giống với các giống nho này nên đã tạo ra những giống nho kháng bệnh hơn.

Có một số giống luá bị rầy nâu phá hại mà nhiều loại rầy nâu kháng lại được các thuốc sát trùng.Thế nhưng gần giãy núi Himalaya có những giống luá kháng rầy nâu tự nhiên nên có thể sử dụng các gen di truyền này để lai giống tạo nên các giống mới kháng sâu.  Thực vậy, sự lai giống hoa màu là để tìm các dòng thuần túy có cùng những đặc tính giống nhau. Nhưng khi loại bỏ sự đa dạng trong mã số di truyền (code génétique)thì người ta cũng đồng thời tạo ra những cây ít chịu đựng các điều kiện khắt khe của môi trường. Giống cải thiện đòi hỏi phải chăm sóc nhiều hơn, phân bón nhiều hơn. Xịt thuốc sát trùng sẽ đưa đến những loại sâu kháng thuốc nhiều hơn, đòi hỏi các giống mới kháng sâu hơn; do đó phải tiếp tục cải thiện giống để đưa các gen tốt vào cây. Muốn đưa các gen tốt vào cây,  các nhà di truyền học sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như tháp cây, ngẫu biến, công nghệ sinh học( cấy mô)... 

Người ta thường đề cập đến vấn đề môi sinh. Tổ chức Green Peace là một ví dụ điển hình để gây chấn động nhân loại trong mọi chiều kích của môi sinh ngày nay, từ nhừng vụ nằm lì trên các bià rừng để chống sự đốn rừng bừa bãi đến các vụ chống săn cá voi, hải cẩu, hoặc chống các hãng dÀu phá bỏ (thay vì tháo gở) các dàn khoan ở Bắc Hải gây ô nhiễm môi sinh cho loài người vì con người rốt cục nằm ở giai đoạn cuối cùng của giây chuyền thực phẩm.

Đạo lý môi sinh chính là tìm kiếm một sự phát triển hài hoà giữa Thiên, Địa, Nhân ở đãy con người phải tìm một sự quân bình sinh thái, khai thác đúng mức và dành phần vốn tài nguyên cho thế hệ mai sau, thay vì khai thác thâm vào vốn liếng tạo hoá như ở Việt Nam hiện nay.  Phải chăng đó cũng là triết học Deep Ecology của nhà triết học người Na Uy Naes ?..

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.