.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

n Học

Diễn Đàn

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học ứng dụng

Số phận hạt "Boson Higgs"

  • PSN 15.08.2014 | Đặng Công Hanh

     

Vào ngày 04/7/2012, Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (gọi tắt CERN) đặt ở Genève, thông báo vừa tìm thấy dấu vết khả tin hạt Boson Higgs, sau 50 năm bắt nguồn từ ý tưởng với những công trình của ba nhà khoa học: Peter Higgs (Đại học Edinburgh), Tom Kibble và Abdus Salam đạt giải giải Nobel Vật lý (Đại học Imperial).

 


Mô phỏng máy tính va chạm của hạt tại LHC, dẫn đến việc tạo ra các boson Higgs. Hình ảnh: CERN

 

Theo lý thuyết chuẩn của vật lý hạt cơ bản, hạt Higgs là một boson truyền khối lượng. Sự khám phá này mở ra một thời kỳ mới, báo hiệu một giai đoạn mới của khám phá khoa học vĩ đại đang lấp ló ở phía chân trời như sự hy vọng của các nhà khoa học, khi thực sự nó chính là hạt Higgs với những nghiên cứu chi tiết hơn, đòi hỏi những thống kê lớn hơn cho phép xác định những tính chất của hạt mới này.

Những dấu ấn trên đường khám phá
Ngày hôm nay, người ta xác định rằng khoảng 15 tỷ năm trước, một vụ nổ cực mạnh (Big Bang) đã sinh ra vũ trụ, không gian và thời gian. Kể từ đó, đã diễn ra một quá trình thăng tiến trên con đường phức tạp hoá không ngừng nghỉ. Trên nét khái quát, thì từ một chân không nội nguyên tử, vũ trụ đang giản nở phình to ra không ngừng. Các hạt quark và electron, các proton và nơ tron, các nguyên tử, các ngôi sao, các thiên hà, kế tiếp nhau tạo thành. Như vậy tấm thảm vũ trụ đã được dệt thành gồm đến cả trăm tỷ thiên hà và mỗi thiên hà có hàng trăm tỷ ngôi sao. Trong vùng biên của một trong số thiên hà có tên Ngân Hà, trên hành tinh ở gần ngôi sao có tên là Mặt Trời lại xuất hiện con người bé nhỏ lại có khả năng nhìn ngắm và tra hỏi Vũ trụ.

Theo tính toán của các nhà thiên văn học, tuổi của vũ trụ quan sát được là 13,7 tỷ năm và bán kính quan sát được của vũ trụ là 47 tỷ năm ánh sáng. Như vậy, khoảng cách thời gian từ vụ nổ lớn đến hình thành nên vũ trụ kéo dài hơn cả tỷ năm, trong đó “thời gian zêrô” được qui ước là thời điểm sáng tạo nên không gian và thời gian. Bức tường Planck, thời điểm vô cùng nhỏ cỡ 10-41 giây sau vụ nổ, đã chắn ngang con đường tiến tới sự hiểu biết về “nguồn gốc của vũ trụ”. Và ở thời điểm này, vũ trụ chỉ có đường kính cỡ 10-33cm, được gọi là chiều dài Planck, nhỏ hơn một nguyên tử cả 10 triệu tỷ tỷ lần. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà vật lý và khiến họ đã miệt mài lao tâm một cách phi thường để vượt qua bức tường chắn đó.

Năm 1981, trong một cảm hứng thần kỳ, nhà vật lý trẻ người Mỹ ở Đại học Stanford là Alain Gúth, 34 tuổi đưa ra một lý thuyết cho rằng ở những giây đầu tiên của sự tồn tại của mình, vũ trụ chịu sự giản nở đến chóng mặt mà ông gọi là “lạm phát“.

Theo tính toán của ông, giai đoạn lạm phát kéo dài từ 10-35 đến 10-32 giây, gây ra bởi sự phun trào năng lượng do nguyên nhân sự tách của lực điện hạt nhân thành lực hạt nhân mạnh và lực điện yếu, vũ trụ đã giản nở về thể tích đáng kinh ngạc, kích thước đã tăng theo hàm số mũ với thời gian: Chỉ trong một phần rất nhỏ của giây (1,1.10-32 giây), kích thước vũ trụ nhỏ hơn 1 proton 1020 lần (kích thước proton làm đơn vị) đã tăng lên thành một quả cầu đường kính 10cm.

Trong pha lạm phát, vận tốc giản nở của vũ trụ vượt qua vận tốc ánh sáng. Theo GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn tại Mỹ, các khoảng cách trong vũ trụ tăng theo hàm mũ với thời gian và giai đoạn lạm phát vũ trụ lớn lên 1050 lần. Với tốc độ sau “lạm phát” các kích thước vũ trụ chỉ tăng 10 lần trong cùng thời khoảng như đã nói 1,1.10-32 gy.

Nhưng do đâu mà có sự lạm phát đến chóng mặt thần kỳ như vậy? Ta biết rằng lúc ban đầu vũ trụ là một chân không lượng tử, sục sôi năng lượng mãnh liệt, vũ trụ tắm mình trong một trường năng lượng mà các nhà vật lý gọi là “trường Higgs” lấy tên của nhà vật lý Peter Higgs đang nghiên cứu. Nhiệt độ cao khủng khiếp 1032 độ Kelvin ở thời điểm 10-43 giây, trường này thăng giáng cực kỳ mãnh liệt và khi giản nở thì vũ trụ lớn lên và nguội dần, các dao động của trường Higgs cũng giảm theo.

Sự giải phóng năng lượng của chân không lượng tử trong giai đoạn lạm phát có một hậu quả rất quan trọng, nó cho ra đời các hạt vật chất của vũ trụ. Các hạt quark, electron,
neutron và các phản hạt sẽ xuất hiện từ chân không, nhưng sau khi được vật chất hoá, các hạt và phản hạt này gặp nhau và huỷ nhau để tạo thành ánh sáng. Những hạt ánh sáng gọi là photon, đến lượt mình lại biến mất, tạo nên các hạt và phản hạt. Do sự giản nở và nguội đi cực mạnh của vũ trụ nên photon không còn nhiều khả năng sinh ra hạt và phản hạt, vũ trụ lúc này tràn ngập ánh sáng.

Vào giai đoạn này, theo nhà vật lý người Nga, Andrei Sakharov đã phát hiện rằng tự nhiên có thiên vị đối vật chất: Hạt quark có nhỉnh hơn số hạt phản – quark một ít. Vì vậy sau thời gian “lạm phát” cỡ 10-26gy, vũ trụ đã nguội đi cho phép số “hạt quark dư” tạo thành các proton và neutron (gọi chung là barion). Như vậy, vật chất có thể xuất hiện từ chân không nếu có năng lượng đủ lớn được phun ra. Chân không là cội nguồn của tất cả, từ thiên hà, sông núi, cây cỏ, sinh vật kể cả con người. Câu hỏi về các cấu trúc vũ trụ được trả lời và đã có cơ sở khoa học để ta phủ nhận được ý tưởng về sự nảy sinh từ hư vô (ex nihilo) mang tính thần thoại.

Lực cai quản vũ trụ
Cho đến hiện nay, con người biết được 4 nguồn lực cai quản vũ trụ

+ Lực hạt nhân yếu (Weak nuclear force) gây ra sự phân rã của các nguyên tử và hiện tượng phóng xạ, nó chỉ tác dụng ở cấp độ nội nguyên tử.

+ Lực hạt nhân mạnh (Strong nuclear force) nó liên kết các quark để tạo thành proton và neutron và liên kết các proton và neutron để tạo thành hạt nhân nguyên tử. Lực này không tác dụng lên photon và electron.

+ Lực điện từ (electron magnetic force) chỉ tác dụng giữa các hạt tích điện. Các hạt tích điện trái dấu thì hút nhau, cùng dấu thì đẩy nhau.

[Ngoài ra sự thống nhất giữa lực điện tử và lực hạt nhân yếu và mạnh gọi là lực điện hạt nhân].

+ Lực hấp dẫn (Gravitational force) là lực hút tác dụng giữa các khối lượng, đây là lực yếu nhất và có trên tác dụng xa.

Vào thời điểm 10-43 giây sau vụ nổ lớn (big bang), nhiệt độ vũ trụ cỡ 1032 độ, nhờ vào sự nhoè lượng tử (xác định bởi nguyên lý bất định Heisenberg, thời gian sống của hạt càng nhỏ thì năng lượng của nó càng bất định, chân không đầy nhung nhúc các hạt và phản hạt ma. Lúc đó có 2 lực cai quản vũ trụ là lực điện hạt nhân và lực hấp dẫn.

Đến khi 10-35 giây, vũ trụ lạnh xuống 10.000 lần, nhiệt độ còn cỡ 1027 độ. Sự giảm nhiệt kéo theo sự phân tách lực điện hạt nhân thành hai: lực hạt nhân mạnh yếu tách ra. Vũ trụ lúc này được cai quản bởi 3 lực, kể cả lực hấp dẫn.

Vũ trụ tiếp tục giản nở và nguội dần đến thời điểm 10-12 giây, vẫn còn rất cô đặc và nóng cỡ 1 triệu tỷ độ. Lúc nầy sự thống nhất giữa lực điện từ và lực hạt nhân yếu tách biệt khỏi nhau, cùng với lực hấp dẫn và lực hạt nhân mạnh tạo thành 4 lực cai quản vũ trụ cho đến tận ngày nay.

Cho đến khi vũ trụ có tuổi 10-6 giây, nhiệt độ giảm xuống còn 1000 tỷ độ thì sự sôi động và năng lượng của các hạt cũng giảm theo mức độ lạnh dần của vũ trụ. Chuyển động của các hạt quark và các phản – quark cũng chậm lại đủ cho lực hạt nhân mạnh có thể khống chế chúng lại để tạo thành các hạt proton, neutron cùng với các phản hạt của chúng. Từ đây, các quark và các phản hạt của chúng hoàn toàn mất hết tự do. Để giải phóng chúng ra vòng kiềm toả, các nhà vật lý cần phải bắn phá các proton, neutron bằng các chùm hạt được gia tốc tới năng lượng cao trong các máy gia tốc khổng lồ như các máy gia tốc của CERN ở Genève. Nhưng phải thêm rằng các máy gia tốc đó chỉ sinh sản ra năng lượng của vũ trụ tại thời điểm cỡ một phần ngàn tỷ giây sau Big Bang mà thôi.

Lý thuyết chuẩn của hạt Higgs
Lý thuyết chuẩn còn gọi là mô hình chuẩn (SM), theo nghĩa là được cộng đồng các nhà vật lý tán thành và được thực nghiệm xác nhận từ năm 1960 – 1970. Nó là mô hình tốt nhất hiện nay, mà tập thể các nhà vật lý khổ công xây dựng trong nhiều thập kỷ, làm nền tảng giải thích thế giới quanh chúng ta. Theo đó, mọi vật trong vũ trụ đã tìm thấy có cấu tạo bởi 17 hạt cơ bản (hạt vật chất) được cai quản bởi 4 lực cơ bản. Sự hiểu biết tốt nhất về mối liên hệ giữa 17 hạt này và 3 trong số bốn lực cơ bản được mô tả đầy đủ trong Mô hình Chuẩn giữa các hạt và các lực. Mô hình chuẩn gồm 3 loại hạt cơ bản

1. Hạt vật chất (Fermion) gồm:

- 6 quark là hạt sơ cấp, thành phần cấu tạo nên proton và neutron, chịu tác dụng của lực hạt nhân mạnh. Hiện nay quark chỉ vẫn là thực thể lý thuyết và chưa cô lập được trong phòng thí nghiệm.

- 6 lepton, tên gọi chung hạt sơ cấp không chịu tác dụng của lực hạt nhân mạnh: electron và neutron thuộc họ này.

2. Hạt truyền lực gồm photon (truyền lực điện từ); hạt gluon (truyền lực mạnh); hạt W+, W-, Z0 (truyền lực yếu).

3. Hạt Higgs là boson truyền khối lượng. Nói chính xác hơn theo Peter Higgs, lúc đầu hạt không có khối lượng, nhưng do tương tác với trường Higgs mà nhận được khối lượng.

Cơ chế Higgs:
Đây là một thuật ngữ do 6 nhà vật lý đưa ra năm 1964, vinh dự được dành nhiều cho Peter Higgs khi ông đề cập đến 1 hạt mà sau này trở nên
hạt “Boson Higgs” trong ngôn ngữ thông thường.

Quá trình lạm phát của vũ trụ (trong khoảng 10-35 đến 10-32 giây sau big bang), phụ thuộc vào sự tồn tại của trường năng lượng gọi là “trường Higgs”, có vai trò chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho hạt cơ bản. Theo Mô hình Chuẩn, khối lượng của vật chất được tạo ra từ sự tương tác của chúng với trường Higgs, tràn đầy trong chân không vũ trụ sau Big bang. Nó có vai trò như sương mù vũ trụ tương tác với các loại khác nhau trong vũ trụ. Sự tương tác mạnh thì các hạt nặng, sự tương tác yếu thì các hạt nhẹ. Riêng hạt photon không chịu tương tác nên không có khối lượng.

Trường Higgs có thật sự tồn tại hay chỉ là giả định trong trí tưởng tượng? Ta biết rằng mọi trường năng lượng đều liên quan đến một hạt nào đó, cho nên trường Higgs không ngoại lệ. Việc truy tìm dấu tích hạt Higgs đã kéo dài nửa thế kỷ. Nó gần như đồng hoá với sự tồn tại của trường và cơ chế Higgs.

Vào tháng 7 năm 2012, Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) công bố kết quả, xác nhận sự tồn tại một hạt có đặc điểm của hạt Higgs như đã tiên đoán trong mô hình chuẩn các hạt cơ bản, có khối lượng lớn gấp 130 lần khối lượng proton tức tương ứng với năng lượng 125 GeV (125 tỷ eV).

Thành quả này quá vĩ đại và thật rực rỡ đối với các nhà vật lý. Chúng ta kính nể sự thắng lợi vẻ vang của Mô hình chuẩn của các hạt cơ bản khi hạt thứ 17 được lôi ra khỏi các hang động bí ẩn của vũ trụ, đó là hạt Higgs. Nhưng với sự thận trọng đặc tính cơ hữu của mình, chắc rằng các nhà khoa học sẽ nghiên cứu kiểm chứng trong nhiều năm nữa các đặc trưng như số spin 0, những cách phân rã… phù hợp với tiên đoán của Mô hình chuẩn.

Khi không còn phát hiện bất cứ cái gì không phù hợp với lý thuyết hiện có thì rõ ràng Mô hình chuẩn sẽ là nền tảng dọn đường cho một nền vật lý mới mà con người chưa thấy hết tầm xa của nó.

Nguyên lý duyên khởi và viễn cảnh vật lý sau “sự kiện Higgs”
Trong cả hai truyền thống Phật giáo và vật lý học thì sự liên hệ mật thiết giữa phân tích lý thuyết và kinh nghiệm, giữa lý thuyết và thực nghiệm đều là phương pháp cốt lõi để nhận thức thế giới.

Lý thuyết hướng dẫn thực nghiệm và quan điểm lập ngôn (kinh, kệ) là nền tảng cho thực hành thiền quán trong đạo Phật. Theo cách nhìn của giáo pháp Duyên Khởi “cái này sinh thì cái kia đang trở thành, cái này diệt thì cái kia diệt”, hay diễn đạt theo quan điểm của Trung Quán Luận thì thế giới mà ta quan sát là một hiện hữu vô tự tính còn gọi là thực tại “tánh không”. Do đó các quan sát khoa học hoặc cảnh giới toàn diện phong phú sâu dày của kinh nghiệm đều thể hiện trong thực tại qui ước đó.

Theo Phật giáo, dù ta có thể suy luận chính xác đến đâu về cái gì đó của thực tại qui ước, thì nó vẫn là bộ phận của kinh nghiệm nếu như khả năng tri giác được trui luyện nghiêm túc và dày công. Vì thế, sự tinh lọc kinh nghiệm với sự cẩn trọng là tốt nhất nhằm khẳng định hay hiệu đính các lý thuyết khoa học vốn là nền tảng cho sự phát triển.

Đạo Phật có mục đích khác với khoa học. Đạo Phật suy tư về bản chất của vũ trụ, của thế giới không phải để hiểu biết tự thân vũ trụ mà để nhận rõ thế giới về tính trống rỗng và sự phụ thuộc lẫn nhau. Sự phụ thuộc này dẫn đến sự hiểu biết về tính không, về vô thường để xua tan màn sương mù của vô minh và mở ra con đường đến Giác ngộ.

Trong khi đó, Khoa học chỉ nhắm đến sự thoả mãn óc tò mò khám phá như nhà vật lý vũ trụ nổi tiếng người Anh Stephen Hawking nói: “Lời mời gọi của khoa học nằm sâu thẳm trong con người, bởi vì nó biểu lộ niềm tin ao ước khám phá, và hiểu biết các sự vật liên hệ nhau như thế nào, soi sáng chứng cứ nông cạn của giác quan, và sử dụng những hiểu biết này cho mục đích của con người.

Ý kiến của Hawking gợi ta nhớ đến Duy Thức học của nhà Phật. Do 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) và 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) và vì sự xúc chạm giữa 6 căn và 6 trần mà sinh khởi 6 thức, tạo nên 18 giới là 18 lãnh vực của hiện hữu mà ta gọi là “mô hình 18 giới“.

Sau này đến Phật giáo phát triển có nói đến thức thứ bảy (Mạt na thức), thức thứ tám (Tàng thức), thức thứ chín (Bạch tịnh thức), như vậy có thể có 21, 24, 27 giới. Đó là những phương tiện, trình giảng chứ không phải sự thật khách quan.

Trong khoa học cũng tương tự như thế. Mỗi năm hay lâu hơn, họ khám phá ra các hạt mới với một tên mới. Từ lý thuyết lượng tử, lý thuyết dây, siêu dây; lý thuyết điện học lượng tử v.v. nhưng không có mô thức nào tuyệt đối cả, mô thức nào cho tất cả.

Giáo sư Phạm Xuân Yêm, nhà vật lý lý thuyết, nguyên giám đốc Trung tâm Quốc gia về khoa học của Pháp (CNRS), trong bài báo “Hạt Higgs, lực cơ bản thứ 5″ có viết rằng: “Tuy trường Higgs đem khối lượng cho vạn vật, nhưng cái gì mang lại khối lượng 126 GeV/c2 cho chính hạt boson Higgs mà máy siêu gia tốc LHC vừa khám phá ra? Đừng quên là khoảng 95% năng – khối lượng trong toàn vũ (mệnh danh là năng lượng tối và vật chất tối) hãy còn ở ngoài sự biết hiện nay của con người”.

Ta có thể nói thô thiển hơn: hạt Higgs mới vừa nhận diện hay những lượng tử của trường Higgs chịu tương tác với cái gì để có khối lượng?

Ở một đoạn khác, GS Yêm lại nhận xét: đây là lần đầu tiên con người khám phá ra một lực mới lạ, lực mang lại khối lượng cho vật chất, xem như “lực cơ bản thứ 5” của tự nhiên bên cạnh 4 lực đã nói ở trên. Và theo GS Trịnh Xuân Thuận thì các quan sát thiên văn chỉ ra rằng “Tổng lượng vật chất tối và sáng trong vũ trụ là không đủ để lực hấp dẫn có thể đảo ngược lại sự giản nở của vũ trụ và gây ra Big Crunch”.

Nhận xét của GS Thuận cũng như GS Yêm, hàm ý nói rằng tồn tại một lực bí ẩn vũ trụ chưa được con người nhận diện, nên bài toán thống nhất các lực trở nên phức tạp gấp bội. Có lẽ do đó mà Stephen Hawking có quan điểm cho rằng không thể nào có một lý thuyết về vạn vật (TOE) đăng trên Scientific American số tháng 9 năm 2010.

Theo các luận sư Phật học, Đạo Phật cũng đưa ra những mô thức nhưng với mục đích nương vào đó mà tu tập chuyển hoá tâm thức chứ không phải để giải thích vũ trụ, và mỗi mô thức đều có sứ mệnh riêng của mình.

Trong khoa học cũng vậy, họ dùng trí nhiều hơn thức, vì trí sáng suốt hơn, tuy là trí phân biệt làm công cụ đắc lực để phân tích và tổng hợp, nhưng chiều sâu của họ chính là trực giác (intuition) để khám phá.

Đạo Phật quan niệm rằng, khi dùng trí phân biệt thì ta thấy tâm của ta nhiều hơn là thấy sự thật. Sự vật quanh chúng ta dựa vào tâm mà biểu hiện, tuỳ theo câu hỏi ta đặt ra thế này hay thế kia. Và trong đạo Phật, trực giác được đề cao hơn hết và được khuyến khích nương tựa vào giới – niệm, – định để nuôi dưỡng “trí vô phân biệt” (non – discrimination wisdom) làm nền tảng để đạt trực giác hay còn gọi tên khác là tuệ giác. Chính vì thế mà trong Kinh, Kệ của đạo Phật là một kho tàng trí tuệ thông qua trực giác (vô phân biệt trí) như “Niết bàn”, vượt thoát thời gian; vượt thoát không gian; tất cả là một, một là tất cả… đều rất khó hiểu, khó tin đã có từng mấy ngàn năm.

Từ lâu, đã tồn tại 2 quan điểm: Quan điểm “duy thực” cho rằng các định luật khoa học chỉ phát lộ ra tính qui luật của tự nhiên đã có sẵn trong sự vận hành của tự nhiên. Sự phát lộ các định luật vật lý hay các thực thể toán học là do sự làm việc của trí não và những giây phút loé lên của “mặt trời trí tuệ“. Còn gọi là trí tuệ trực giác. Đó là phát minh khoa học: Định luật hấp dẫn của Newton hay các định luật của thuyết tương đối của Einstein, đều phản ánh của mối quan hệ khách quan trong tự nhiên, là những ví dụ ai cũng biết.

Còn quan điểm “Kiến thiết luận” xác định rằng các định luật tự nhiên chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng phong phú của các nhà khoa học ở các neurone và khớp giao tiếp của thần kinh của họ. Quan điểm này ít được tán đồng trong cộng đồng nhân loại, vì nó không phù hợp với hiện thực.

Phật giáo có cách nhìn vượt lên 2 quan điểm nói trên. Trong giáo lý Duy – Thức học, một hệ thống triết tâm lý học, có nói đến 100 Pháp dược phân loại thành 8 Tâm Pháp, 51 Tâm – Sở – Hữu Pháp, 11 Sắc Pháp, 24 Tâm – Bất – Tương – Ưng Hành Pháp và 6 Vô – Vi Pháp.

Do đối tượng nghiên cứu của vật lý học là thế giới vật chất và tập trung vào điều nào có thể định lượng, nên các nhà khoa học chỉ dừng lại ở 11 Sắc Pháp, gồm 5 căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn và thân căn (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể) và 6 trần gồm: sắc trần, hương trần, thính trần, vị trần, xúc trần và pháp trần (hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác do tiếp xúc và bóng dáng của 5 trần trước còn lưu lại trên ý thức khi các căn không còn tiếp xúc với trần nữa), cộng vào 5 tâm pháp trong số của 21 tâm – bất – tương – ưng hành pháp là thời gian, phương hướng, tốc độ, số lượng và trật tự.

Phật giáo, qua hệ thông giáo lý Duy Thức, cho thấy họ còn chú trọng đến tâm linh nên đã vượt ra ngoài giới hạn vật lý của khoa học và trong tương lai như Đức Đạt-Lại-Lạt-ma, Ngài cho biết: “trực giác của chính Ngài rằng khoa học sẽ bao quát hơn, bao gồm trong nó các hiện tượng không đơn thuần là vật chất và những gì có thể được định lượng trong cùng cách thức như đối tượng vật lý”.

Cùng quan điểm tương tự, nửa thế kỷ trước, Bertrand Russell, nhà Toán học đồng thời là nhà Triết học nổi tiếng người Anh đã phát biểu trong tập sách Lịch sử Triết học Tây Phương rằng: “Phật giáo là một tổ hợp của triết lý suy niệm và triết lý khoa học. Phật giáo ủng hộ phương pháp khoa học và theo phương pháp để tới một cứu cánh có thể gọi là thuần lý. Phật học còn đi xa hơn khoa học vì khoa học còn bị giới hạn bởi những dụng cụ vật lý…”. Hoặc, Albert Einstein, nhà bác học Vật lý nổi tiếng của mọi thời đại, có ý kiến: “Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tân tiến thì đó là Phật giáo”. Còn định lý bất toàn Gödel quả quyết rằng thế giới chân lý có thể chứng minh được, nhỏ hơn thế giới nhận thức bằng trực giác hay mọi phương tiện nhận thức, nhưng tất cả đều còn quá nhỏ bé so với thế giới hiện thực. Rõ ràng quyền năng của tư duy lý tính không phải là vô hạn.

Thế cho nên, nhà Vật lý Jeremy W. Hayward đã phát biểu: “Phật giáo bắt đầu nơi mà khoa học tận cùng”, có nghĩa ta cần một nguồn tri thức tâm linh có vai trò khi các giới hạn khoa học để lại một lỗ trống cần phải lấp đầy. Những nỗ lực tinh thần suy niệm có thể dẫn đến một sự biến đổi sâu sắc về cách cảm nhận thế giới và tác động vào thế giới cảu chúng ta.
 

-----------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Đức ĐẠt Lai Lạt ma (Thích Nhuận Châu dịch): Đối thoại với nhà vật lý và vũ trụ học. NXB Phương Đông 2010.

2/ Jim Baggott: Hạt Higgs – Dịch giả Nguyễn Lương Quang, Nguyễn Hữu Như, Võ Quốc Phong, Nguyễn Xuân Xanh. NXB Trẻ, 2014.

3/ Trịnh Xuân Thuận: Giai điệu Bí ẩn.

NXB Khoa học Kỹ thuật – Hà Nội – 2006

4/ Huyền Trang: Luận Thành Duy Thức – Tuệ Sỹ dịch.

NXB Phương Đông 2009

 

Nguồn: ĐCH


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |  GỬI BÀI  |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.