.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

" Không có tự do phê phán, thì chỉ còn nịnh bợ mà thôi - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)


GIỮ THÂN CHO MẸ

CHỦ BIÊN
Giáo sư THÁI CÔNG TỤNG

Kỷ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse. Tiến sĩ Thổ Nhưỡng học và giáo sư Đại học Nông Lâm, Đại Học Văn Khoa Saigon, Dalat. Trước 1975 là Giám Đốc Viện Khảo cứu Nông Nghiệp Bộ Canh Nông. Sau 1975, định cư tại Canada và là chuyên viên các tổ chức quốc tế tại nhiều xứ thuộc miền Caraibes (Haiti), Đông Phi (Rwanda),  Tây Phi (Guinée-Bissau, Guinée-Conakry),  miền Sahel (Mali, Niger), Nam-Á (Népal).

Đã xuất bản nhiều tài liệu đăng trong các tạp chí (Định Hướng, Đi Tới, Truyền Thông, Tiếng Sông Hương v.v)  Tác giả sách giáo khoa Thổ Nhưỡng học (Nhà xuất bản Lửa Thiêng 1972 in tại Saigon). Hiện hồi hưu và là chủ bút tập san VIETNAMoLoGICA, một tập san chuyên nghiên cứu về Việt Nam học.

 

 Việt Nam Môi trường & Sinh thái


Người Việt,
rừng và nạn phá rừng

Tóm tắt

Cho đến đầu thế kỷ XX, nạn phá rừng chủ yếu là do các dân tộc ít người sống ở miền núi gây ra chứ không phải do người Việt mà tuyệt đại đa số chỉ sống ở đồng bằng và từ xưa rất sợ các vùng rừng núi "ma thiêng nước độc". Nỗi sợ đó gắn liền với một số tín ngưỡng về thần núi, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cây thiêng, ma mộc... Từ hơn bốn mươi năm nay, để giảm bớt mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng cũng như các đồng bằng duyên hải Trung Bộ, các chính quyền kế tiếp nhau ở Việt Nam đã ra sức đưa dân lên định cư ở miền núi Bắc Bộ và nhất là ở Tây Nguyên. Việc khai hoang và khai thác rừng một cách bừa bãi, hậu quả trực tiếp của chính sách di dân, đã làm cho nạn phá rừng trở nên ngày càng trầm trọng cho đến những năm gần đây. Nhất là khi người Việt đã thắng được nỗi sợ truyền thống đối với núi rừng mà tiềm lực kinh tế lôi kéo họ rất mạnh, đặc biệt ở Tây Nguyên.

Theo ước tính của Paul Maurand, vào năm 1943, Việt Nam có khoảng 13,5 triệu hecta rừng (Paul Maurand, 1943). Theo điều tra năm 1980, cả nước còn được chừng 9,9 triệu hecta (Phan Văn Ðợt, 1983). Như vậy, gần 4 triệu hecta rừng đã biến đi trong vòng 50 năm. Thực ra nạn phá rừng còn nghiêm trọng hơn nhiều vì có đến 11,5 triệu hecta đất có thể trồng rừng bị bỏ hoang và không có cây cối. Nếu cho đến đầu thế kỷ XX, người Việt (dân tộc đa số) không chịu trách nhiệm chính về nạn phá rừng, theo chúng tôi có lẽ là do cách người Việt quan niệm và cách hình dung núi rừng cũng như các tín ngưỡng của họ liên quan đến núi rừng. Mặc dù hơn ba phần tư lãnh thổ Việt Nam là đồi núi và mặc dù có hơn 3200 km bờ biển, người Việt chủ yếu là một dân tộc sống ở đồng bằng. Trong nhiều nghìn năm họ chiếm lĩnh các châu thổ và một phần trung du ở Bắc

Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ Tĩnh), với diện tích cả thảy có lẽ không quá 30.000 km2. Chỉ từ thế kỷ XI trở đi, người Việt mới bắt đầu cuộc Nam tiến kéo dài đến gần bảy thế kỷ, lần lượt chinh phục các đồng bằng duyên hải Trung Bộ, Ðông Nam Bộ và cuối cùng đồng bằng sông Cửu Long vào đầu thế kỷ XVIII. Dù từ lâu đã chịu sức ép dân số rất mạnh, cho đến ít ra sau thế chiến thứ nhất, tuyệt đại đa số người Việt đều không muốn di cư lên thượng du mà họ vẫn cho là vùng "ma thiêng nước độc".

 

I. Các tín ngưỡng gắn liền với núi rừng

Cũng như người Hán, người Việt tin rằng mỗi ngọn núi đều có một vị thần cai quản, gọi là sơn thn hay thn núi. Vị thần núi nổi tiếng thiêng liêng nhất mà phần đông người Việt đều biết qua truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh là thần núi Tản Viên hay Ba Vì ở tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 60 km về phía Tây. Nhiều làng ở đồng bằng sông Hồng và ngay cả ở vùng Thanh Nghệ thờ thần Tản Viên làm thành hoàng.

Mẫu Thượng Ngàn (mặc áo xanh) đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng Tam Phủ hay Tứ Phủ. Cũng như Mẫu Thuỷ hay Mẫu Thoải (mặc áo trắng), bà được nhiều đền nhỏ thờ riêng hơn Mẫu Thượng Thiên (mặc áo đỏ, bà thường được đồng hoá với chúa Liễu Hạnh). Ở xã Ðường Lâm (Hà Tây) chẳng hạn, điện thờ Mẫu Thượng Ngàn được xây trên một ngọn đồi của làng Cam Lâm, còn đền thờ Mẫu Thoải thì được xây ở làng Hà Tân bên cạnh sông Hồng, trong khi ở tiền đường của chùa Mía hay Sùng Nghiêm (Ðông Sàng) thì lại thờ cả Tam Toà Thánh Mẫu.

Theo Léopold Cadière, tục thờ Mụ Rú trong một ngôi đền ở Quảng Trị tương ứng với tục thờ người khai canh đầu tiên ở địa phương này trước đây vốn là một khu rừng, và vẫn tiếp tục bảo vệ đất đai cho dân làng chống lại sự xâm chiếm của các làng bên cạnh. Cũng theo ông, Mụ Rú là tên địa phương của Bà Mộc trong tín ngưỡng Ngũ Hành, bên cạnh Bà Hoả và Bà Thuỷ, cũng được thờ trong ngôi đền nói trên.

Trong số các thú vật sống ở rừng, người Việt sợ và trọng nhất voi và cọp nên gọi chúng là Ông. Họ tin rằng khi sống lâu năm cọp cũng có thể thành tinh như rắn. Mặt khác người Việt cũng tin là những người chết hay cảm thấy ngạt thở trong khi ngủ là vì bị ma mộc đè: ma mộc ở trong một cây gỗ dùng làm cột hay sườn nhà.

Cũng nên nhắc đến tục thờ các cây cối linh thiêng: cũng giống như ở Trung Quốc, đó là các thứ cây "uy nghi nhờ cành lá sum sê và nhờ sống lâu năm. Khi già đi, chúng trở thành linh thiêng và siêu nhiên hoá ; người ta tin là chúng có được một quyền lực siêu việt" (H. Doré, Cadière, 1992). Như vậy, các cây cổ thụ có thể thành tinh, nhưng thông thường thì chúng là nơi trú ngụ của của thần hay yêu, tinh, ma, quỷ, như một câu tục ngữ đã khẳng định: "Thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề". Ở Huế và Quảng Trị, L. Cadière đã kiểm kê các loại cây linh thiêng có ma, quỷ và nhất là con tinh ở: cây bồ đề, cây sanh, cây da, cây bàng, cây sung, cây giáng châu. Ông còn nhắc trường hợp của một cây mun và một cây gõ (hay gụ), cả hai đều già đến mấy trăm năm nên không ai dám chặt vì sợ bị thần cây hay thần sống trong cây vật chết. Cũng theo L. Cadière, các người tiều phu chẳng bao giờ dám đốn một cây gỗ trên đó có cây quả hộp hay hộp ma (một loại dương xỉ biểu sinh sống bám vào thân hay cành của các cây to) mọc vì sợ thần sống trong cây báo thù. Phân tích các đặc tính mà các loại cây nói trên có chung với nhau, ông nhận xét là tất cả đều có lá "xanh sẫm, dày và mạnh mẽ", một dáng vẻ độc đáo hay lạ lẫm và thường là rất già. Tục thờ cây được biểu hiện bằnh nhiều cách: vài cây hương cắm bên gốc cây hay trên cành, vài thứ đồ mã, các bình vôi bị vỡ hay có miệng bị bít kín nằm chất chồng dưới gốc cây. Ðôi khi một bàn thờ khá tử tế hay một cái miếu nhỏ được dựng sát gốc cây: tất cả tuỳ thuộc ở quyền lực linh thiêng của các vị thần.

Nếu ở đồng bằng sông Cửu Long ngày nay vẫn còn đến 350.000 ha rừng tràm, sú, vẹt, bị chiến tranh và việc khai thác than củi bừa bãi tàn phá nặng nề, và bị việc phát triển quá nhanh chóng nghề nuôi tôm càng ngày càng đe doạ, thì ở đồng bằng sông Hồng từ lâu rừng rú đã biến mất. Ở các đồng bằng duyên hải Trung Bộ, cách đây hơn năm mươi năm, vẫn còn một số cấm, tức là các khu rừng nhỏ trong đó dân làng không được vào chặt cây, đốn củi, săn bắn...

Trong bài nghiên cứu về các tín ngưỡng và thực tiễn tôn giáo ở vùng Huế, Léopold Cadière (1992) cũng đã ghi nhận là các làng thời xưa có rừng, vào đầu thế kỷ XX, có tục giữ lại trên địa phận của mình một khu rừng nhỏ gọi là rú cấm. Vào những năm 1950, ở Quảng Nam vẫn còn một số cấm như ở các làng Ðại Bường (Quế Sơn), Vĩnh Trinh (Duy Xuyên)…, nằm ven đồi núi.

 

II. Từ vựng về rừng núi

Nếu ở miền Trung, ít ra từ Nghệ An trở vào, cũng được dùng để chỉ rng [1], thì ở miền Bắc dường như chỉ được kết hợp với rng để tạo thành ngữ rng rú để chỉ một cách khái quát "rừng tự nhiên": có lẽ vì thế mà Từ đin tiếng Vit do Hoàng Phê chủ biên không ghi nó, khác với từ điển Génibrel (xuất bản năm 1898) vốn quan tâm đến các từ đặc biệt của Bắc Kỳ cũng như của Huế. Nếu theo Alexandre de Rhodes và Génibrel, ngàn có nghĩa là "núi mlớn" hay "montagne" (núi), thì Từ đin tiếng Vit lại cho ngàn [2] đồng nghĩa với rng và chỉ được dùng trong "văn chương". Mà đúng là từ ngàn được dùng trong rất nhiều thành ngữ, ca dao, thi ca:

-Vượt sui băng ngàn (vượt qua nhiều gian khổ), lên ngàn xung bể (đương đầu với nhiều khó khăn), hc ni mây ngàn (thong dong tự do)…

- My sông cũng li, my ngàn cũng qua,

- Ðn tre, đẵn gtrên ngàn,

Hu thân hu khphàn nàn cùng ai!

- Con vua ly thng bán than,

đưa lên ngàn cũng phi đi theo

- Xông pha gió bãi, trăng ngàn,
                                     (Chinh phụ ngâm)

Rng cũng được dùng trong một số thành ngữ thông dụng có từ xưa: rng già, rng chi, rng cm, rng xanh núi đỏ (vùng rừng núi xa xôi, hiểm trở), rng thiêng nước độc, rng vàng bin bc (tài nguyên thiên nhiên phong phú), chci vrng (làm việc vô ích)…hoặc các thành ngữ mới đặt ra từ khoảng nửa thế kỷ nay: rng đặc dng, rng phòng h, rng sn xut, ...

Như là tính từ, rng có nghĩa là "hoang dã, mọc hay sống trong rừng" được dùng trong các thành ngữ: gà rng, heo rng hay ln rng, thú rng, tht rng, người rng... Ðiều đáng lưu ý là trong tiếng Trung Quốc từ shan (sơn = núi) được dùng với nghĩa trên đây chứ không phải từ lin (lâm = rng): shanji (sơn kê = gà rừng), shanmao (sơn miêu = mèo rừng), shanyang (sơn dương = dê rừng), ...

 

III. Rừng và nạn phá rừng ở Việt Nam

Do tất cả các quan niệm và tín ngưỡng nói trên, cho đến khi bị Pháp đô hộ, người Việt chủ yếu sống ở các đồng bằng: ở các vùng thượng du hay cao nguyên chỉ có các dân tộc ít người sinh sống. Kết quả là các triều đình Việt Nam rất ít khi trực tiếp kiểm soát các vùng miền núi mà rất ít người Việt đặt chân đến, nên thường chỉ biết rất lờ mờ ít ra cho đến cuối thế kỷ XIX: bằng chứng là trong Ði Nam nht thng chí (được biên soạn vào khoảng đầu những năm 1870) và ngay cả trong Ðng Khánh dư địa chí (cuối thế kỷ XIX), các tác giả đều không nói gì cả đến vùng cao nguyên Trung Bộ ! Cho đến cuối thế kỷ XIX chỉ một ít lái buôn người Việt lên mua bán ở vùng này: trong các sách của các tác giả người Pháp họ thường được gọi là các lái. Có lẽ phải đợi đến sau thế chiến thứ nhất, người Việt mới bắt đầu cuộc Tây tiến tuy gần đây thôi nhưng không phải là không quan trọng đối với việc người Việt hiểu biết về các dân tộc thiểu số cũng như kiểm soát thực sự toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

1) Tthi quân chsang thi thuc địa

Vì những lý do vừa nêu trên đây, chúng ta có rất ít thông tin về việc khai thác rừng trước khi chính quyền thuộc địa lập ra Sở Kiểm lâm Ðông Dương (Service Forestier de l'Indochine) vào năm 1901. Trong hàng mấy nghìn năm, các sản phẩm mà các dân tộc lấy từ rừng ở các vùng Tây Bắc, Việt Bắc hay Tây Nguyên là các loại tre, mây, lá nón, các loại cây củ để nhuộm, than củi... và một ít thứ gỗ quý để làm nhà, thuyền và để chế tạo nông cụ. Do không có đường sá và phương tiện giao thông ngoài việc thả bè trên một số dòng sông, việc khai thác gỗ rất khó khăn, chỉ giới hạn vào các khu rừng ở gần đường sông hoặc gần đồng bằng. Chính vì thế mà các ngôi nhà hay đình chùa cổ thường có các cột cái làm bằng mít, xoan... là các loại cây trồng ở đồng bằng hay trung du kế cận.

Vào đầu thế kỷ XX, việc khai thác gỗ ở Bắc Bộ chưa quan trọng lắm: chỉ đạt đến 30.000 m3 vào năm 1905, dù một phần trong đó có thể được khai thác ở vùng Thanh Nghệ. Tuy thế nạn phá rừng dường như đã nghiêm trọng vì cũng trong năm này Roullet, giám đốc Sở Kiểm lâm Ðông Dương, đã báo động: "Càng đi lên cao ta càng gp nhiu sườn núi mênh mông xa tít đến tn chân tri bcác ry tàn phá. Các thân cây cháy chưa hết ging như nhng bxương, các cây tre mnh khnh được trng thành bi nhri rác đó đây là các bng chng cho shin din trước đây ca rng rú và ca vic nó btàn phá mi đây hay đã lâu ri" (H. Guibert, 1941).

Nhưng 25 năm sau, theo thống kê chính thức (bảng 1), lượng gỗ khai thác được riêng ở Bắc Bộ đã tăng lên gấp hơn bảy lần, chủ yếu nhờ mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông được cải thiện, cho phép công nhân đến tận các vùng trước đây không vào được. Sản lượng nói trên đã đáp ứng được các nhu cầu về gỗ trong các ngành xây dựng nhà cửa, chế tạo bàn ghế, khai thác than đá... phát triển khá nhanh sau thế chiến thứ nhất.

Bảng 1: Rng Vit Nam năm 1930*

Bắc Kỳ

Trung Kỳ

Nam Kỳ

Tổng cộng

Diện tích (km2)

115.700

147.600 64. 700 328000
Diện tích rừng (km2)

69. 000

65.000 8 000 142.000
Gỗ (1000 m3) 1

226

176 183 585
Củi (1000 site) 1

119

239 1199 1557
Than gỗ (tấn)1

2532

3652 7812 6965

* Nguồn : Annuaire statistique de l'Indochine 1930-31 (1932)

1. Ðã nộp tiền để được phép khai thác. 2.Con số này quá thấp ! Theo tư liệu Les bois et les principaux sous-produits forestiers de l'Indochine, được giới thiệu ở cuộc Triển lãm thuộc địa quốc tế năm 1931ở Paris, Nam Kỳ thường sản xuất nhiều hơn Bắc Kỳ và Trung Kỳ cả hơn mười lần, tuy có khuynh hướng mỗi năm một giảm đi một cách đáng kể: 36.843 tấn vào năm 1925, 45.222 tấn vào năm 1926, 35.647 tấn (1927) và 31.000 tấn (1928).

Việc khai thác rừng phát triển nhanh từ ngay sau thế chiến thứ nhất (gấp khoảng ba lần trong vòng mười một năm: 1918-1929), chắc chắn đã làm cho nạn phá rừng mỗi ngày một thêm trầm trọng. Khi nói đến việc khai thác rừng, người ta thường nghĩ đến gỗ xây dựng. Nhưng thực ra việc sản xuất than [3] và nhất là củi cũng có tác dụng tàn phá rừng rất lớn, nhất là ở các đồng bằng và trung du kế cận. Ngoài ra trong số các nguyên nhân của nạn phá rừng dưới thời Pháp thuộc còn phải kể đến việc chính quyền thuộc địa nhượng tạm thời hay vĩnh viễn một số đất rất lớn cho các nhà tư bản người Pháp cũng như người Việt. Vào đầu năm 1931, tổng diện tích đất nhượng lên đến 1.880.000 ha trong số đó có 1.173.000 ha đã được canh tác. Ta có thể nghĩ rằng một phần không nhỏ của các "nhượng địa" này là đất rừng. Nhưng nguyên nhân chính của nạn phá rừng phải nói là tập tục "đốt rừng làm rẫy". Ở Bắc Bộ, từ lâu đời, các dân tộc thiểu số (Mường, Dao, Lô Lô, Thái ... và nhất là Hmông, từ vài thế kỷ gần đây) đã xoá đi nhiều rừng nguyên sinh, rồi rừng thứ sinh và sau cùng các rừng tre trúc. Nhất là theo Henry Guibert, vào những năm 1930, cách làm rẫy không còn giống như trước đó 50 năm, bởi vì người ta ngày càng ít tôn trọng các tập tục và các lối làm truyền thống. Mặc dù chống lại khuynh hướng thường xem các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là những kẻ phá rừng khủng khiếp nhất, M. Antomarchi cũng phải thừa nhận: " Các trn cháy rng thường xy ra, tàn phá mi năm các khu rng ca vùng thượng du ; phn ln là do bt cn, nhưng cũng do định mnh na. Tht vy các vt ry mi được đốt vào mùa khô ; không may đó cũng là mùa có nhiu cơn gió to" (H. Guibert, 1941). Mặt khác, cũng phải nhắc lại rằng từ lâu đời người Việt cũng đã đốt rừng làm rẫy, nhưng có lẽ chỉ giới hạn vào các vùng đồi núi kế cận các đồng bằng. Bằng chứng là hai từ ry và thành ngữ phát ry đã được ghi trong từ điển của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651. Trong Ði Nam quc âm tvị của Huình Tịnh Paulus Của (xuất bản năm 1895) đã có ghi các thành ngữ: đất ry, làm ry, phường ry, ry bp...

Không đến nổi trầm trọng như ở Bắc Bộ, tình hình rừng ở Trung Bộ không phải là không đáng lo: trên các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, Kon Tum..., vào cuối những năm 1930, H. Guibert cũng thấy sự hiện diện của nhiều khu rừng rộng mênh mông bị rẫy tàn phá.

Từ 14.200.000 hecta vào năm 1930, diện tích rừng đã giảm xuống còn 13.500.000 ha vào năm 1943, nghĩa là giảm khoảng 1.300.000 ha trong vòng 13 năm!

Chính quyền thuộc địa đã dùng những biện pháp nào để chống lại nạn phá rừng?

Vào những năm 1930, họ đã bắt đầu một chính sách trồng rừng, đặc biệt là trồng thông ở Bắc Bộ (để lấy gỗ dùng làm trụ mỏ) và trồng phi lao trên các bãi, đồi cát dọc theo duyên hải Trung Bộ.

Những người trách nhiệm về rừng đã ý thức được rằng việc chống lại nạn cháy rừng do làm rẫy gây ra, không phải chỉ là một vấn đề kỹ thuật lâm nghiệp đơn thuần mà chủ yếu là một vấn đề hành chính cần nghiên cứu và xử lý trên bình diện chính trị, tộc người và kinh tế. Cần phải làm thế nào để dân chúng hợp tác, tham gia vào việc bảo vệ và coi sóc rừng, chống lại hoả hoạn, bởi vì trong thực tế chính họ là người đốt rừng. Mặt khác Sở Kiểm lâm Ðông Dương cũng tìm cách khoanh rõ các vùng được phép làm rẫy sao cho chúng đủ rộng để dân cư bản địa có thể sản xuất đủ lương thực tự nuôi sống và để cho thảo mộc có đủ thời gian phủ đầy các đám rẫy bị bỏ hoang, vì chỉ như thế mới có gì để đốt lấy tro làm cho đất lại trở nên phì nhiêu ... Song song, để ngăn chặn lửa lan rộng nhanh chóng mỗi khi có cháy rừng, Sở Kiểm Lâm Ðông Dương cũng đã thử đào các đường hào chống lửa có trồng cây thùa (agave) và các loại cây thuộc họ xương rồng hoặc đào các đường hào dọn sạch mọi thứ thảo mộc.

 

2) Tsau thế chiến thhai

Từ sau thế chiến thứ hai, nạn phá rừng ngày càng trở nên trầm trọng. Sau Hiệp định Genève, phần lớn những người từ miền Bắc vào thường định cư ở miền Ðông Nam Bộ và nhất là ở các cao nguyên Trung Bộ. Mặt khác, vào khoảng 1960, chính quyền Sài Gòn cũng đã đưa hàng trăm ngàn dân của các tỉnh duyên hải miền Trung quá đông người (từ Quảng Trị trở vào) lên Tây Nguyên. Cũng do sức ép dân số, chính quyền miền Bắc áp dụng một chính sách tương tự là di dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên các tỉnh miền núi. Sau khi hoà bình được lập lại vào năm 1975, chính quyền cách mạng đã dùng các biện pháp hành chính đưa dân đi lập các vùng kinh tế mới chủ yếu ở Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả là dân số của miền núi Bắc Bộ và nhất là của Tây Nguyên đã tăng lên nhanh hơn so với bình quân cả nước (xem bảng 2). Do sử dụng công cụ tiên tiến hơn và nhất là do sự cần cù và ham muốn làm giàu nhanh chóng, người Việt chắc chắn có khả năng phá rừng lớn hơn các dân tộc thiểu số rất nhiều. Từ năm 1976 đến năm 1980, 600.000 hecta rừng đã bị phá nhưng trong số đó chỉ có 200.000 hecta được thực sự canh tác ( (Phan Văn Ðợt, 1983). Vào khoảng năm 1995, riêng ở Tây Bắc, diện tích đồi núi trọc rộng gấp sáu lần diện tích rừng: 2.584.100 ha so với 423.900 ha (Nguyễn Văn Trương, 1996) !

Bảng 2 : Biến chuyn dân sca Vit Nam t1931 đến 1999*

Vùng Diện tích Dân số 1931 Dân số 1999

Trung du và
thượng duBắc Bộ

102.964 km2

2.437.000 người

13.088.300 người

Tây Nguyên 55.568 km2

423.000 người

3.062.200 người

Việt Nam 331.000 km2

17.702.000 người

76.327.900người

 *Nguồn: Annuaire statistique de l'Indochine, 1930-1931(1932);

Niên giám thống kê 1999

Về nguyên nhân, trước hết chúng ta cũng không nên quên sự tàn phá rừng trong chiến tranh thông qua việc người Mỹ đã sử dụng hơn 14 triệu tấn bom đạn và đã dùng một số lượng thuốc khai quang rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tàn phá hay ít ra làm suy thoái nghiêm trọng nhiều vùng rừng núi ở miền Nam.

Hai nguyên nhân khác thì trước sau vẫn thế: khai hoang và khai thác rừng một cách bừa bãi !

So với năm 1930 (bảng 1), lượng gỗ khai thác vào năm 1990 (năm cao nhất từ sau đổi mới, bảng 3) tăng gấp hơn sáu lần (3,5 triệu m3 khối so với 558.000 m3) trong khi lượng củi tăng khai thác vào năm 1995 tăng gấp đến 20 lần (29,8 triệu xite so với 1,5 triệu xite). Nhưng nhìn chung sản lượng gỗ củi có khuynh hướng giảm đi, đặc biệt là ở Tây Nguyên: từ 1989 đến 1998, gỗ giảm gần 70 % và từ 1995 đến 1998 củi giảm gần 36 %.

Từ mười năm nay, bên cạnh việc phá rừng theo lối "truyền thống" để trồng các loại cây công nghiệp (chè, cao su và nhất là cà phê) còn có thêm việc biến hàng trăm nghìn hecta rừng tràm, sú, vẹt thành mặt nước để "nuôi trồng thuỷ sản": riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích này lên đến khoảng 350.000 ha vào năm 1999 [4]. Cho đến 1985, hoả hoạn tàn phá mỗi năm từ 40 đến 50.000 ha rừng. Từ mươi năm nay, nhờ các biện pháp phòng hộ hiệu quả hơn, nạn cháy rừng dường như mỗi năm một giảm: cao nhất là 19.943,3 ha (năm 1997) và thấp nhất là 2.750,2 ha (1997)[5]. Về nạn phá rừng, năm cao nhất (1995) lên đến 18.914 ha trong đó Tây Nguyên chiếm 7.522 ha, Lâm Ðồng 2.612 ha và Lai Châu 1.456 ha [6].

Tưởng cũng nên nói thêm là báo chí trong nước thường đăng tin về nạn lâm tặc hoành hành công khai và "rầm rộ ngày đêm". Chẳng hạn chỉ trong ba năm 1999-2001, riêng ở tỉnh Bình Thuận Ðội Kiểm lâm cơ động đã xử lý 2000 vụ khai thác và vận chuyển gỗ trái phép, tịch thu trên 3.100 m3 gỗ tròn, trên 1.300 m3 gỗ xẻ, đó là chưa kể hàng chục ngàn cây gỗ trục và hàng trăm tấn than củi. Nhưng theo một quan chức ngành kiểm lâm, thì "số vụ mà các cơ quan chức năng bắt được chỉ phản ánh một phần thực trạng khai thác gỗ lậu hiện nay" [7].

Ðể ngăn chặn nạn phá rừng, các nhà chức trách Việt Nam đã áp dụng một chính sách mới là giao cho các hộ lâm nghiệp trồng trọt, khai thác tối đa từ năm đến bảy hecta tuỳ theo vùng trong 50 năm.

Theo thống kê chính thức, cho đến năm 1995, 800.000 hộ lâm nghiệp đã nhận cả thảy một triệu ha đất rừng. Mặt khác, từ năm 1995 diện tích rừng "trồng tập trung" mỗi năm lên đến hơn 200.000 ha rừng (xem bảng 4). Kết quả là cho đến cuối năm 1999, tổng diện tích của loại rừng này đạt 1.390.200 ha trên tổng số 10.884.500 ha (gần 13 %).

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng khi đi trên các tuyến đường Ðà Lạt - Buôn Mê Thuột – Pleiku - Kon Tum, Hoà Bình - Sơn La - Ðiện Biên Phủ - Lai Châu - Sa Pa -Yên Bái hay Cao Bằng - Lạng Sơn, ta ít khi được thấy những khu rừng rợp bóng cây cao: trên các đồi núi thường mọc lẫn lộn nhiều thứ cây nhỏ, tranh, tre trúc, chuối rừng, song mây... Thỉnh thoảng mới thấy một đôi cây lớn đơn độc ngự trị... Trong khung cảnh của chính sách bảo vệ thiên nhiên và môi trường, nhà cầm quyền đã lập được cho đến khoảng giữa những năm 1990 bảy vườn quốc gia, 47 khu bảo tồn thiên nhiên và 33 khu rừng "có tính cách lịch sử, văn hoá và môi trường" (Lê Ðình Khánh, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1996).

Từ năm 1989 đến năm 1992, sản lượng gỗ khai thác được ở Việt Nam đã giảm từ 3.261.900 m3 xuống 2 .216.200 m3 , tức hơn 32 %. Nhưng chính ở miền núi của Bắc Bộ và nhất là ở Tây nguyên, sản lượng gỗ giảm đi nhiều nhất: 38 % và 70 % ! Một điều nghịch lý là ở đồng bằng sông Hồng trung bình mỗi km2 đất sản xuất được gần 12,5 m3 gỗ, (trồng trong vườn hay bên đường...) trong khi ở Tây Nguyên nó chỉ cho chưa được 4 m3 gỗ, nghĩa thấp hơn đến ba lần ! (xem bảng 3).

Bảng 3 : Lượng gkhai thác mi năm t1989 đến1998 (1000 m3)*

Vùng km² 1989 1990 1991 1992 1995 1998

Thượng và trung du Bắc Bộ

102.964,6 1104,3 1013,9 981,1 782,2 907,6 693,5

Ðồng bằng sông Hồng

12.510,7 213,3 237,8 279,0 280,0 174,2 155,4

Các tỉnh duyên hải Trung Bộ

97.063,6 634,5 802,9 634,3 540,8 603,5 513,2
Tây Nguyên 55.568,9 647,2 716,2 767,0 558,7 327,3 197,1
Ðông Nam Bộ 23.450,7 229,1 213,0 193,3 151,6 259,8 168,5

Ðồng bằng sông Cửu Long

39.555,1 473,6 461,6 355,2 306,3 520,7 489,1
Tổng số 331.113,6 3261,9 3445,6 3210,0 2646,6 2793,1 2216,2

*Nguồn : Niên giám thống kê 1993 và 1999

Về sản lượng củi, ta cũng có những nhận xét tương tự: Chẳng hạn trong khi sản lượng cả nước chỉ giảm 15 %, từ năm 1995 đến 1998, thì ở Tây Nguyên lại giảm đến 35 % (xem bảng 4).

Bảng 4: Lượng ci khai thác mi năm t1995 đến 1998 (1000 xite)

Vùng km² 1995 1996 1997 1998

Thượng và trung du Bắc Bộ

102.964,6 13.393 12.632,2 11.936,8 11.347
Ðồng bằng sông Hồng 12.510,7 501 497,4 483,6 465,3
Các tỉnh duyên hải Trung Bộ 97.063,6 9736 9535 9150,6 8621,8
Tây Nguyên 55.568,9 2181 1907,2 1744,5 1402,3

Ðông Nam Bộ

23.450,7 1117 1586,8 1361,1 890,1

Ðồng bằng sông Cửu Long

39.555,1 2900 2671,6 2679,8 2764,3
Tổng số 331.113,6 29.828 28.827,2 27.356,4 25.490,8

 *Nguồn : Niên giám thống kê 1999

Một điều đáng để ý khác là dù diện tích đất rừng giảm đi, sản lượng gỗ của năm 1998 tăng gấp gần năm lần so với năm 1930, trong khi sản lượng củi tăng gấp 16 lần, chắc là do cường độ khai thác cao hơn nhiều do tác động của việc tăng dân số (gấp gần 5 lần) và của việc di dân đến vùng rừng núi.

Ðể kết luận, ta có thể khẳng định không quá cường điệu rằng, nếu Việt Nam còn được 13,5 triệu hecta rừng cho đến thế chiến thứ hai, một phần là nhờ sự sợ hãi từ muôn đời của người Việt đối với núi rừng: chính nỗi sợ đó đã khiến người Việt trong bao thế kỷ không dám di cư lên miền núi, dù chịu sức ép dân số từ lâu đã khá nặng nề ở đồng bằng sông Hồng cũng như các đồng bằng duyên hải Trung Bộ. Từ khoảng năm mươi năm nay, để giải toả cho các đồng bằng này, các chính quyền kế tiếp đã ra sức vận động, thậm chí cưỡng bức hàng triệu người Việt lên định cư ở các vùng thượng và trung du của miền Bắc và nhất là ở Tây Nguyên. Chính sách đó và hậu quả của nó là việc khai phá đất đai với cường độ cao đã khiến cho nạn phá rừng ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là sau khi đất nước tiến nhanh vào kinh tế thị trường. Cho dù ý muốn bảo vệ rừng đã được các nhà cầm quyền Việt Nam khẳng định từ lâu trong các văn kiện chính thức, nhưng vì thiếu ngân sách, thiếu tinh thần trách nhiệm hay quyết tâm, việc bảo vệ rừng và nhất là trồng rừng chỉ thực sự đem lại kết quả cụ thể từ khoảng mươi năm nay, nhưng phải nói là nhìn chung vẫn chưa chặn đứng được nạn phá rừng. Nhất là khi như ta biết dân chúng ở các vùng đồng bằng có mật độ quá cao càng ngày càng bị tiềm lực kinh tế của vùng đồi núi ở Bắc Bộ, Trung Bộ, của miền Ðông Nam Bộ và nhất là Tây Nguyên lôi cuốn, vì ở đấy họ còn có thể khai phá đất rừng để trồng các loại cây công nghiệp sinh lợi nhiều hơn: làm quen với núi rừng từ hơn nửa thế kỷ nay, người Việt dần dà thắng được nỗi sợ núi rừng truyền thống. Với kỹ thuật, công cụ canh tác hiện đại hơn các dân tộc thiểu số, với sự năng nổ, cần cù vốn có, chắc chắn người Việt có khả năng phá rừng lớn hơn rất nhiều, trừ phi họ ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ rừng và môi trường thiên nhiên và trừ phi các nhà cầm quyền đề ra được các chính sách nông lâm và quy hoạch lãnh thổ thoả đáng hơn trong những thập kỷ tới, đặc biệt ở miền núi, vừa bảo đảm được sự phát triển bền vững vừa tôn trọng được quyền lợi chính đáng của các dân tộc ít người.

 

*LASEMA-CNRS (Trung tâm Quc gia Nghiên cu Khoa hc, Pháp)


Chú thích

[1] Theo Vit Nam từ đin của hội Khai trí tiến đức (xuất bản trong những năm 1930), là "núi có cây rậm" trong khi theo Ði Nam quc âm tvị của Huình Tịnh Paulus Của thì đồng nghĩa với rng.

[2] Hoàng Xuân Hãn định nghĩa ngàn là "rừng rậm trên núi", xem Chinh phngâm bkho, Paris: Minh Tân, 1953, tr. 276.

[3] Ðể sản xuất 120 kg than phải cần đến một site gỗ. Năm 1926, Việt Nam sản xuất cả thảy 50 000 tấn than, do đó phải dùng khoảng 400.000 site gỗ để đốt, tức bằng gần 1/4 sản lượng củi.

 [4] Niên giám thng kê 1999, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống Kê, 2000, tr. 146.

[5] Như trên, tr. 132

[6] Như trên, tr. 132-133.

[7] Chiến Dũng, "Chống gỗ lậu ở Bình Thuận: Cuộc chiến không cân sức", Lao Ðng lên mạng ngày 19/4/2002


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Annuaire statistique de l'Indochine 1930-1931, Hanoï: Imprimerie d'Extrême Orient, 1932.

Bois (Les) et les principaux sous-produits forestiers de l'Indochine. Exposition coloniale internationale, section de l'agriculture, de l'élevage et des des forêts, 63p, 1931.

Cadière, L., Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, réimpression de l'Ecole Française d'Extrême-Orient, 3 volumes. EFEO, Paris, 1992.

Ði Nam nht thng chí. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 5 t, 1971.

Ðỗ Ðình Sâm, "Terres à vocation forestière: rapports avec la couverture forestière", Etudes vietnamiennes, 122, pp. 37-52, 1996.

Guibert, H., "La forêt en Indochine". Bulletin des Amis du Vieux Huế, 2, pp.101-200, 1941.

Maurand, P., L'Indochine forestière, Hà Nội : Imprimerie d'Extrême-Orient, 1943.

Nguyễn Tùng, "Les Vietnamiens et le monde surnaturel", trong Mythes et croyances du monde entier, Paris : Lidis-Brepols, pp. 249-259, 1985.

Nguyễn Văn Trương, "Les forêts et l'environnement au Vietnam". Etudes Vietnamiennes, 122, pp. 5-36, 1996.

Lê Ðình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, "Conservation des génétiques forestières". Etudes vietnamiennes, 122, tr. 87-104, 1996.

Phan Văn Ðợt, "Phát huy tiềm năng, thế mạnh của kinh tể rừng núi đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội miền núi". Tp chí Dân tc hc, 1, tr.1-11, 1983.

Niên giám thng kê 1993, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 1994.

Niên giám thng kê 1999, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2000.

THOMAS, F., Histoire du régime et des services forestiers français en Indochine de 1862 à 1945. Sociologie des sciences et des pratiques scientifiques coloniales en forêts tropicales. Hà Nội: Thế Giới, 311 p, 1999.

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.