.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi !


 

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

 Diễn đàn Phật tử

PSN -22.12.2011 | Minh Mẫn: Chuyện không giống ai Một số trang mạng, trong đó có Yahoo mail vừa đưa tin: “DỰNG TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM…BỒNG SÚNG” của tác giả Đoàn Nguyễn tường thuật tại xã Đại Cường-Đại Lộc-Quảng Nam: (...) Cũng may là thế vào cô du kích cho hợp với giống cái, nếu đưa anh Bộ đội cụ Hồ thế chỗ, thiên hạ sẽ nghĩ…Cái sáng kiến độc đáo mà ngay cả Trung Cộng, Liên xô trước kia, Bắc triều Tiên hay Cu Ba chưa hề biến đức mẹ Maria thành cô Du kích chống Mỹ như cán bộ xã Đại Cường, tỉnh Quảng Nam như thế. Có lẽ đám cán bộ xã còn thấm nhuần chính sách: “Trí Phú Địa Hào Tôn bứng tận gốc-trốc tận rễ” khi vừa du nhập học thuyết Marx-Lê vào miền Bắc, thi đua lập công với đảng; Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh, phân liệt tranh hùng về học thuyết...


PSN -11.12.2011 | Minh Mẫn: Phật giáo đồng hành cùng... Ngày 30/11/2011 tại New Delhy diễn ra đại hội thành lập Liên Minh Phật Giáo Thế Giới được sự tham dự của 38 nước và 800 đại biểu Phật giáo. Riêng Phật Giáo Việt Nam, không những chấp nhận tham dự mà còn đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức nầy. Kể từ 1982, đây là lần đầu tiên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chính thức tham gia một tổ chức mang tầm quốc tế. Sau 1975, khi chiến tranh lạnh chưa được giải thể, Liên sô còn dẫn đầu khối CS, một ý định thành lập lực lượng Phật giáo với danh nghĩa “Phật Giáo Á Châu Vì Hòa Bình” do Liên Sô khởi xướng...


PSN -17.12.2011 | Minh Mẫn: Tự tánh Di Đà (5) Như đã nói trong bài số 4, một số tôn giáo tại Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau trong một số quan điểm khi cấu thành giáo lý cá biệt, đồng thời cũng lập thành những kiến giải, những quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh và về xã hội, từ đó có những luật giới răn cấm mang tính cực đoan khắt khe và khổ hạnh nhằm mục đích thăng tiến tâm linh...


PSN -26.11.2011 | Minh Mẫn: Tự tánh Di Đà (4) Nếu xem năng lượng vũ trụ là hoạt tính của Vô Lượng Quang, năng lượng sinh thức là dụng của Tự Tánh Di Đà thì năng lượng vũ trụ và năng lượng sinh thức là một. Năng lượng địa sinh học, năng lượng sinh học của vạn pháp là tướng mà thể là Tự Tánh Di Đà...
 


PSN -31.10.2011 | Minh Mẫn: Tự tánh Di Đà (3) Khoa học và tâm linh, tuy song hành nhưng vẫn gặp nhau một điểm. Cái khởi đầu của khoa học luôn là cái kết thúc của tâm linh. Tâm linh không diễn đạt quá trình tiến hoá của tâm thức thông qua thể chất bằng ngôn từ khoa học, cũng như khoa học không xử dụng thuật ngữ tâm linh để xác thực hiện tượng tâm thức mà họ gọi là linh hồn thông qua trường năng lượng sinh học. Khoa học truy cứu xác minh hiện tượng tâm linh trên cơ sở vật lý; Tâm linh tiến hóa trên trường năng lượng tự phát, độc lập và duy ý chí...


PSN -22.10.2011 | Minh Mẫn: Tự tánh Di Đà (2) Điểm gặp gỡ chung giữa các pháp thuật của Tôn giáo Phương Đông như Lão gia, Tiên Thiên Đại Đạo, một bộ phận của Yoga và mật pháp Ấn Tạng, đều lấy nội thể làm đối tượng tu luyện. Những pháp cổ, truyền thống dùng Tam bửu nội thân (Tinh-Khí-Thần) để thăng tiến, thì vài thập niên của tiền bán thế kỷ 20, một số pháp môn được cải biên hoặc sáng tạo để đưa hành giả đến trình độ xuất hồn, đây không phải là pháp tối thắng để giải thoát, chỉ đáp ứng tính hiếu kỳ như một trò chơi tâm linh trong cỏi tam giới...


PSN -16.10.2011 | Minh Mẫn: Tự tánh Di Đà (1) Tất cả kinh điển Phật giáo nói chung và kinh điển Phật giáo Bắc truyền nói riêng, đều xoay quanh vấn đề sống và chết, nhất là Phật giáo Tây Tạng, để mở ra con đường giải thoát. Sống như thế nào để hiện tại được an lạc, hạnh phúc và chuẩn bị cho cái chết tốt đẹp, chết như thế nào cho cuộc sống tương lai thanh thoát nếu không nói là được giải thoát.


PSN - 26.11.2011 | Huệ Trân: Hoàng tử Anuruddha và "chiếc bánh không có" Hoàng tử Anuruddha chính là Tôn giả A Nậu Lâu Đà, trước khi xuất gia. Phụ vương của hoàng tử là em vua Tịnh Phạn, tức phụ vương của thái tử Tất Đạt Đa, vị thái tử rời bỏ cung vàng điện ngọc đi tìm đạo cả, rồi đắc đạo, được tôn xưng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni...


PSN - 6.11.2011 | Huệ Trân: Thênh thang Ba-la-mật Ba La Mật Đa là dịch âm từ Pàramità, nếu dịch theo chữ, là Đáo Bỉ Ngạn, có nghĩa là qua bờ bên kia. Người học Phật thường nghe nói đến Lục Độ Ba La Mật là sáu hạnh, mà nếu hành giả nương theo một cách chính xác, miên mật thì có thể đạt tới những quả vị như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán hoặc cao hơn. Như vậy đủ thấy sự vi diệu và thù thắng cùa sáu hạnh này như thế nào...


PSN - 4.11.2011 | Huệ Trân: Hương gió đức ...Hàng năm, bắt đầu từ tháng sáu đã có những trường Hạ khai đàn. Rồi cứ tiếp tục, quý ngài phối hợp để trường Hạ ở nơi nào mở ra cũng có sự hiện diện của Chư Tôn trưởng thượng, đem thân giáo truyền đạt khẩu giáo. Nhìn những vị Hòa Thượng tuổi già sức yếu, mỗi bước đi đã phải nương cây gậy mà vẫn không ngừng lặn lội từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á chỉ để có mặt với hội chúng, để chia sẻ những bài học từ kim khẩu Đức Thế Tôn, thì hàng Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, ai mà không cảm động...


PSN - 2.11.2011 | Đặng Công Hanh: Tự do và Hạnh phúc Thường nhật, trong chúng ta ai cũng không ít hơn một lần nghĩ đến tự do và hạnh phúc, hai yếu tố này xem ra có quan hệ mật thiết với nhau. Hễ có yếu tố này thì có yếu tố kia nó tương tác tương duyên cùng nhau. Thế nhưng để hiểu rõ nó là cái gì thì đó là vấn đề không dễ và có nhiều rối rắm phức tạp, một sự đa dạng đáng kinh ngạc...
 


PSN - 24.9.2011 | Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng: Hạnh phúc trong từng hơi thở Ai cũng biết rằng hơi thở vô cùng quan trọng. Một hơi thở ra mà không thở vào được là mạng sống đã hết. Hơi thở là kết nối duy nhất giữa thân và tâm, giữa sự sống và cái chết, giữa quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên không mấy ai chú ý đến hơi thở và biết thở. Chuyện đơn giản mà như hoang đường! ...


PSN - 10.9.2011 | Thái Tuệ: Công phu khuya ...Trên cung đường hơi gian khổ đó, chị có hỏi CD về cái từ free - tự do mà Sư ông nói. Chị hỏi tự do nghĩa là làm sao. Là mình không bị dính mắc vào bất kỳ cái gì hết phải không. Nhưng bây giờ thì chị mới thấy, câu hỏi đó không thể chỉ cần được hồi đáp bằng một câu trả lời là đủ em à. Mà câu hỏi đó phải được trả lời bằng chính sự thực tập của mình mỗi ngày. Mình cứ kiên trì thực tập và một ngày nào đó tự nhiên mặt mũi của cái anh chàng tên Free - tự do đó sẽ hiện ra trước mắt mình, mà mình không cần phải đi tìm kiếm hay tìm hỏi ở đâu xa nữa, có phải là như vậy không em? ...


PSN - 25.8.2011 | Thái Tuệ: Lá chín ...Nếu biết mỉm cười trong chánh niệm và biết an trú trong ngày hôm nay thì có nhiều khả năng mình sẽ được sống trong Tịnh độ! Nhưng ở nơi Tịnh độ ấy còn phải có bạn đồng phạm hạnh với mình nữa cơ, chứ nếu chỉ có một mình mình thôi thì buồn lắm em nhỉ! Đó là mình phải có tăng thân, đúng không em, hi! Chị cũng có tăng thân nè: anh VA và bé N bé H là tăng thân của chị, đó, thích chưa, hi! Và ngoài ra chị cũng còn nhiều tăng thân nữa, như Xuân Phong! Và tăng thân cũng còn là chính môi trường xung quanh của mình nữa: tăng thân khắp chốn...


PSN - 26.7.2011 | Q. Chơn TX.: Đạo Phật với tuổi trẻ ...Hiện nay cuộc sống vốn đối mặt với nhiều phức tạp nhiễu nhương và nhiều áp bức (oppression), tuyệt vọng (frustration). Tuổi trẻ thường hay đến chùa để lễ lạy van xin cầu lộc cầu tài, coi tướng tốt xấu hay chỉ nghe theo lời cha mẹ hoặc truyền thống gia đình, các hình thức này chỉ là phần nhỏ trong Đạo Phật, thực chất nó không biểu hiện tinh thần của Phật Giáo. Bản chất của Phật Giáo là chuyển hóa từ những tuyệt vọng khổ đau thành yêu đời thương đời và đem niềm vui tới cho đời...


PSN - 24.7.2011 | Minh Mẫn: Tương lai chùa Việt ở Mỹ Như các chùa của Tàu có mặt tại Mỹ trước đây, rất sớm, khi phong trào hồ hởi có thể lên đến vài ngàn ngôi mọc trên các tiểu bang Mỹ, rồi lần lượt rơi rụng chỉ còn vài chục. Duy nhất ngôi chùa Tây Lai Phật Quang Sơn của Hòa thượng Tinh Vân ở Glenmark Dr. CA sừng sửng tọa lạc trên đồi cao là có tầm vóc và vị thế tồn tại lâu dài...


PSN - 21.7.2011 | m Thường Định: Thân giáo, có thể là một giải pháp Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm tự thân. Thân giáo là bài pháp vô giá và công dụng nhất mà Ngài đã sống và truyền đạt. Thân giáo là lối hành xử trong đời sống hằng ngày. Sự tiến hóa và hoà bình của nhân loại một phần lớn là do giáo lý giác ngộ rốt ráo của Ngài. Ngày nay, đạo Phật vẫn là những giải pháp cho nhân loại. Sau đây là bảy phương cách như là giải pháp cho đạo Phật và cho quê hương Việt Nam hôm nay và ngày mai...


PSN - 17.7.2011 | K.S Dhammananda: Đạo Phật và chính trị Đức Phật xuất thân từ giai cấp vương tướng, và do đó, Ngài có nhiều liên hệ với các vị quốc vương, hoàng tử, quan lại, trong triều đình. Mặc dù có nhiều liên hệ như thế, Ngài không bao gìơ dùng các thế lực chính trị để truyền đạo, và Ngài cũng không bao giờ cho phép giáo pháp của Ngài bị lợi dụng cho các ý đồ chính trị. Căn bản của tôn giáo là đạo đức, lòng trong sạch, và đức tin; trong khi đó, căn bản của chính trị là quyền lực. Trong tiến trình lịch sử, tôn giáo thường bị lạm dụng để biện minh cho chiến tranh và thôn tính, đàn áp, chém giết, tàn bạo, nổi loạn, tàn phá các công trình văn hóa và nghệ thuật...


PSN - 13.7.2011 | Huỳnh Kim Quang: Chùa làng, chùa thị ...Ở chùa làng, thường những vị thầy trú trì làm rất nhiều việc cho dân làng. Ngoài việc trông nom chăm sóc ngôi chùa, mà chùa nào cũng có ruộng đất canh tác riêng để tự túc, việc lễ lộc hàng tháng, hàng năm tại chùa, vị trú trì còn kiêm luôn việc coi ngày giờ tốt, xấu để cưới hỏi, ma chay, xây cất và sửa chữa nhà cửa, thậm chí sửa chuồng bò, chuồng heo cũng nhờ thầy xem ngày tốt. Những khi dân làng có chuyện tang chế thì vị thầy ở chùa làng là người tận tình cố vấn, hướng dẫn, và thực hiện các lễ nghi cho tang quyến. Chùa làng còn là nơi để dân làng đến uống trà, trò chuyện, tâm sự đủ mọi thứ trên đời. Tôi nhớ trong thời kỳ chiến tranh, chùa làng cũng là nơi để dân ở những làng khác chạy giặc đến tạm cư một thời gian, khi bình an thì quay về lại làng cũ. Vì vậy, có thể nói chùa làng là cái ngôi từ đường của bá tánh trong làng. Nó gần gũi, hữu ích, thân thiện, và không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân...


PSN - 7.7.2011 | Trần Kiêm Đoàn: Dâng hoa mùa Kiết Hạ ... Ba ngôi Tam Bảo có thể hình dung Phật Bảo là ngọn núi Tu Di, vững chãi như một chân lý nhiệm mầu. Pháp Bảo là biển Ta Bà gồm đủ thánh phàm, hải sản trân châu, kình ngư ác điểu và luôn những bè nổi, ghe thuyền để chở chúng sinh về núi Tu Di. Tăng Bảo gồm những người biết chèo chống bè nổi và ghe thuyền trên biển Ta Bà, đóng vai thuyền trưởng để đưa chính mình và người tới bến bờ chân núi Tu Di.


PSN - 5.7.2011 | Châu Thành: Duy ma xứ Huế Tám năm sống ở Huế giúp tôi gần gũi với một số cư sĩ Phật tử đặc biệt. Nói đặc biệt không phải vì họ khác người, lập dị, điên khùng. Họ, đặc biệt chẳng phải vì họ là những đại gia hào phú, càng không phải những người quyền cao thế trọng. Họ đặc biệt vì họ là hiện thân của cư sĩ Duy-ma-cật trong bản kinh Đại thừa cùng tên. Tôi nói họ là hiện thân vì đời sống họ ẩn hiện nhiều nét tương đồng với hình ảnh cư sĩ Duy-ma. Tôi sẽ chỉ ra cái đặc biệt của họ để chúng ta cùng: nhìn người để ngắm lại ta...



PSN - 8.6.2011 | Minh Mẫn: Tăng ni sinh và vấn đề cư trú Đây không phải lần đầu vấn đề tạm trú của Tăng Ni sinh ở các nhà trọ và nhà của cư sĩ được đặt ra, mà đặt ra từ lâu. Trong thời kỳ đấu tranh Phật giáo tại miền Nam Việt Nam, cũng đã có những tu sĩ cư trú như thế, nhưng chưa nhiều và không đến hồi bao động. Sau 1975, vấn đề tạm trú gặp khó khăn cho các tu sĩ, một số chùa không dám nhận cho các Tăng Ni từ các tỉnh Thành về ở, và khi 1990, chính sách đổi mới, các học viện và trường Phật học rộ nở, Tăng Ni càng về Thành phố đông hơn, việc ăn ở càng khó khăn phức tạp, vì thế đã xẩy ra trường hợp khá tùy tiện để thích nghi với việc học khi xa chùa xa thầy tổ. Một khi cư trú tùy tiện thì những tiêu cực cũng tùy tiện xảy ra như cơm bữa...


PSN - 22.5.2011 | Minh Mẫn: Phật Đản 2555 trong nước Mùa Phật Đản 2555 đã diễn ra trên quê hương tương đối đồng bộ tốt đẹp. Tuy nhiên, một vài địa phương không tránh khỏi những chướng ngại hoặc do chưa nắm vũng tinh thần chung hoặc do một vài chức sắc Phật giáo cấp quận huyện muốn thể hiện quyền lực của mình, gây khó cho nhau. Thống nhất ngày kỷ niệm Khánh Đản cấp Thành phố và trung ương, đúng vào sáng Rằm đều được tổ chức cho các đơn vị quận huyện quy tụ về điểm trung tâm, ngoài nghi thức hành chánh, tiến hành lễ nghi tôn giáo. Một vài địa phương cấp huyện nặng về hành chánh và hình thức nên làm loãng ý nghĩa tâm linh đáng có của Đại lễ....


PSN - 7.5.2011 | Thích Nữ Chân Liễu: Trăm ngàn muôn kiếp không dễ gặp Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt, xuyên qua kinh nghiệm bản thân chứng đắc giác ngộ của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và chư lịch đại Tổ Sư đắc đạo...


PSN - 7.5.2011 | Trần Kiêm Đoàn: Nhân đọc lời tự thú của một sư cô Đi vào một thế giới Phật giáo thật sự không phải là đi vào một thiền lâm kinh điển tôn giáo; nhưng là đi vào một thế giới sống động muôn màu muôn vẻ của dòng đời đa dạng mà ngôn từ Phật giáo thường gọi là Vạn Pháp.  Tuy nhiên dẫu vạn pháp mênh mông qua biểu hiện hình tướng thì tự bản chất của lý tưởng giác ngộ giải thoát cũng chỉ quy hướng về một mối – vạn pháp quy nhất – không ta, không người; không đối tượng, không chủ thể nào còn tồn tại.  Cái “nhất” lắng đọng, thanh tịnh hầu như tuyệt đối đó mới là con người thật của chính mình...


PSN - 8.3.2011 | Thích Vô Trụ: Giây phút hiện tại Mặt trời đang khuất dần về phía tây, ánh sáng của hoàng hôn mỗi lúc một nhạt dần để nhường chỗ cho bóng đêm. Một ngày nữa sắp qua. Thời gian cứ lặng lẽ trôi đều như vậy. Rồi bỗng một hôm ta chợt giựt mình khi soi mình trong gương. Ta thấy có vài sợi tóc trắng xuất hiện trên đầu. Ta có rất nhiều ước vọng, ta có rất nhiều hoài bảo nhưng mãi đến bây giờ những ước vọng, những hoài bảo đó như là những chiếc bóng mờ...


PSN - 13.2.2011 | Aung San Suu Kyi: Lợi ích của thiền định và sự hy sinh Mùa kiết hạ đã đến.
Đây là dịp dâng y cho những người tu hành và cũng là dịp giúp mỗi người trong chúng ta cố gắng ý thức sâu xa hơn nữa giá trị của một người Phật tử. Tại Miến điện, chúng tôi xem các thành viên của tăng đoàn là những vị thầy vừa giảng dạy lại vừa hướng dẫn chúng tôi trên con đường thật dài của bát chánh đạo. Những vị thầy tốt không nhất thiết chỉ ban cho chúng ta những bài thuyết giáo uyên bác, mà còn khuyên bảo chúng ta phải cư xử như thế nào trong cuộc sống thường nhật để giữ được sự hiểu biết đúng, suy nghĩ đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng và tập trung tâm thức đúng...


PSN - 3.10.2010 | Phương An: Vết thương Vết thương. Ta có thường phải mang những vết thương không. Một hôm nào xắt gọt bất cẩn không chánh niệm, ta tự cắt mình một nhát, đứt tay. Một vết thương xuất hiện. Đó chỉ là một vết thương nhỏ, những vết trầy xước ngoài da. Một bà mẹ sinh con theo phương pháp phẫu thuật: một vết thương lớn. Những vết cắt trong da trong thịt. Có một loại vết thương khác trong tim, người ta gọi là vết thương lòng...


PSN - 3.10.2010 | Lang: Có tình yêu chân thật hay không? Em viết: “Hạnh phúc chỉ có thật khi có tình yêu đích thật. Nhưng, có tình yêu đích thực hay không? Ba mẹ em đã sống với nhau 30 năm, thế mà vẫn chia tay. Mỗi người đi một ngã. Em đã hai lần thất bại trong tình yêu cho nên em luôn buồn. Em muốn có người bạn để tâm sự.”...


PSN - 19.9.2010 | Đặng Công Hanh: Ngọn Bát phong và đường trần mưa bay gió cuốn
...Bát phong là một  thuật ngữ Phật học, nói theo ngôn ngữ thông tục là tám ngọn gió tượng trưng cho tám dao động trong lòng người hay tám trở lực đối với người tu chính, rèn luyện tu dưỡng nhân cách đạo đức và nói cách rộng hơn là các chướng ngại trên con đường giác ngộ giải thoát...


PSN - 15.9.2010 | Nguyễn Thế Hà: Thần chú Cách đây hai năm một thiền sinh trong giờ sinh hoạt pháp đàm của từng nhóm phát biểu: ”Tôi nghĩ Phật pháp là một triết lý cao siêu chứ đâu có phải là cứ thở ra hít vào mà hiểu được...” Trong một lần khác một thiền sinh Tây phương cũng nói: ”Tôi dự và xem sách, DVD, lúc nào Thầy cũng nói vể hơi thở, chẳng có gì mới lạ...”


PSN - 7.9.2010 | Hoang Phong: Ý nghĩa của việc Ăn chay trong Phật giáo ...Các nhà khoa học nói rằng trên mỗi phân vuông của thân thể ta có khoảng 200 000 vi sinh vật thuộc loài sâu bọ, loại ve (acariens), sinh sống nhờ hơi ẩm của mồ hôi, hơi ấm của da thịt và nhờ lớp da chết đào thải dùng làm thức ăn. Trong miệng, mũi, tai, mắt, nách, háng, hậu môn, cơ quan sinh dục... có vô số vi sinh vật sinh sống. Trong ruột, bao tử,... hàng triệu vi trùng sống chung với ta, vừa ký sinh vừa giúp đỡ ta trong việc tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,...


PSN - 2.9.2010 | Trần Kiêm Đoàn: Phật ngọc, hình tướng và thật tánh của hòa bình an lạc Đạo Phật là tôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cõi bao la vô cùng, vô tận của thế giới tâm linh. Giới hạn tận cùng của các tôn giáo là một đấng Sáng Tạo toàn năng. Đời sống tâm linh của dân gian có phong phú đến mấy thì cuối cùng cũng gặp Ông Trời là hết. Sự minh triết tôn giáo có cao rộng đến mức nào thì gặp sự hiện hữu của Thượng Đế cũng chỉ còn là sự mặc khải giao phó...


PSN - 28.8.2010 | Huỳnh Kim Quang: Vu lan, nghĩ về tình mẫu tử Trên thế gian này, dường như không ai và không một ngôi trường nào dạy làm sao để người ta có tình yêu thương cha mẹ và con cái. Giống như không ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống, tình yêu thương cha mẹ và con cái có trong bản chất con người, mà đạo Phật gọi là “câu sinh,” tức sinh ra cùng một lần với sự có mặt của con người...


PSN - 26.7.2010 | Áo Nâu: Ngắm mây trên hồ Có bao giờ bạn nhìn từng cụm mây trắng lững lờ trôi ngang bầu trời xanh mà không cần phải ngước mắt nhìn trời chưa? Tôi đã được nhìn mây bay như thế, vào một buổi chiều chưa muộn, bên một bờ hồ phía bên phải của chùa Từ Hiếu, Huế...


PSN - 19.7.2010: Em bé tái sanh ở Vụ Bản ...Chúng tôi đến đó vào một chiều cuối tuần tháng 2 âm lịch. Lâu ngày gặp nhau, Thầy trò, anh em quây quần bên tách trà, ngồi ngắm dòng sông hàn huyên trò chuyện. Chúng tôi lại nói đến Thiền sư Nhất Hạnh và chuyến hoằng hóa của Ngài. Câu chuyện về trai đàn chấn tế. Và thế là đề tài dẫn đến chuyện người quá cố, chuyện oan khúc, kẻ còn người mất. Nhân đó anh Toàn thuật cho chúng tôi nghe một trường hợp đang gây xôn xao ở Vụ Bản. Chuyện một đứa bé chết cách đây 10 năm, nay tái sinh và đòi về với cha mẹ kiếp trước...


PSN - 4.7.2010: Mẹ ơi cho con xin lỗi ...Tôi vội vã, chưa lúc nào tôi thấy tôi vôi vã như lúc này. Tôi sợ những gì tôi chưa kịp dành cho mẹ thì mẹ đã ra đi rồi. Tôi thật sự sợ hãi điều đó!!! “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để nỗi buồn hiện lên trên mắt mẹ”. Đây là một câu nói mà tôi nhớ đã đọc ở đâu đó trong kinh Phật. Câu nói đó khiến tôi thức tỉnh và nhận ra được trách nhiệm của mình, trách nhiệm của một người con giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, tôi như đứa con đã bước đi những bước chân lạc lối nay quay đầu trở về.


PSN - 27.6.2010 | Minh Mẫn: Cơ sở am, tự, viện Phật giáo Những thập niên 60 về trước, khi nhà Ngô chưa gây khó khăn cho Phật Giáo, Tu sĩ Phật giáo chưa bị xã hội hóa, lúc bấy giờ sinh hoạt Già Lam được bao bọc bởi Thiền môn quy củ, các cơ sở am tự viện là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh truyền thống, một nét đẹp văn hóa nuôi dưỡng mầm sống dân tộc...


PSN - 7.5.2010 | Minh Mẫn: Trên đỉnh vô ưu Cứ mỗi lần Hạ về, người ta lại nhắc đến mùa Đản sanh của Thái tử Sĩ Đạt Ta không những các nước theo đạo Phật, ngay cả Liên Hiệp quốc và nhiều nhà văn học, học giả, trí thức cũng từng một lần nghĩ đến hiện tượng của 26 thế kỷ trước xảy ra trên vùng đất xa lạ, vùng phì nhiêu của tín ngưỡng và Thánh nhân...


PSN - 12.2.10 | Thích Trừng Sỹ: Nhìn xuân qua con mắt thiền quán Theo quy ước thời gian, hai mươi bốn giờ là một ngày đêm, bảy ngày là một tuần, bốn tuần là một tháng, mười hai tháng là một năm. Tính từ ngày mùng một tháng giêng tới ngày ba mươi mốt tháng mười hai, ta hết một năm cũ, ta bắt đầu một năm mới, ta thêm một tuổi mới, sức sống mới, an lạc mới, hạnh phúc mới và đoàn tụ mới với những người thân người thương của chúng ta trong cuộc đời...


PSN - 9.1.10 | Võ Quỳnh Uyển: Nhận diện
... ... Khi anh ăn cơm với tay trái lần giở tờ tin tức
Anh chẳng thể nào cảm được cái mặn của những giọt mồ hôi em trong bát canh
Nếu cuối tuần anh lái xe nhanh để gặp em sớm hơn
Anh sẽ gặp nhưng chẳng nhìn thấy được em


PSN | 8.11.2009 | Giác Thiên: Dấu thời gian
Mong cầu chi nữa mai sau
Đau thương quá khứ còn đâu mà tìm
Con đang ngắm ánh sao đêm
Vầng trắng sáng tỏ, bên thềm hoa rơi….


PSN | 23.07.2009 | Minh Ðạo, Thích Pháp Chính: Viên kẹo của Mahatma Gandhi ...Chuyện xẩy ra trong một làng nhỏ phía Nam Ấn Ðộ, nơi Gandhi sống một cách đạm bạc. Một bà mẹ dẫn đứa con trai 10 tuổi tới gặp Gandhi, nói :
- Xin thầy hãy nói với thằng nhỏ này nó không nên ăn nhiều kẹo nữa. Rồi nó sẽ chán ăn. Răng nó sẽ hư mất.
- Ðúng vậy, nhưng 10 ngày nữa bà hãy trở lại đây – Gandhi trả lời...


PSN | 12.07.2009 | Minh Ðạo, Thích Pháp Chính: Thằng ăn cắp Ngày xưa có một người nghèo bỏ làng ra đi, đến một nước rất xa kiếm sống. Trở thành một thương gia, sau mấy chục năm chịu khó, trở lên giầu có, nhớ nhà, bác trở về quê hương. Bán hết tài sản, thu góp lại, mua vàng, gói vào một miếng vải dầy, khoác vai, bác lên đường...


PSN | 9.05.2009 | Không Quán: Tâm sự với người bạn đạo xuất gia Bạn Sa Di thân mến,
Chúng ta như vậy đã có duyên may quen biết với nhau qua những quá trình hoạt động về đạo Phật. Bạn đã xuất gia từ nhiều năm nay và rời xa thế tục, đi hẳn vào trong chùa để nương náu trong cánh cửa từ bi và thực hiện lý tưởng cứu khổ độ thế. Không Quán vẫn hằng tán thán công đức của bạn và tán thán nhân duyên thù thắng của bạn, tích lũy từ nhiều đời, để kiếp này có được thuận duyên xuất gia...



PSN | 5.05.2009 | Thiện Ý: Lòng tin, chất liệu trưởng dưỡng tâm Bồ đề Hồi còn trẻ tôi thường cảm thấy lòng tin (faith) giống như là một ‘cái nạng’ không cần thiết trong đời sống vì nó đã không giúp ích gì nhiều cho bản thân, nhưng đôi khi chính vì nó mà tôi bị khổ sở, trù dập.  Không có lòng tin thì khó sống trong đời, mà tin nhiều thì dễ bị lợi dụng, bêu xấu.  Về mặt lý thuyết, lòng tin là một đức tính tốt trong cuộc sống đời thường.  Nhưng, trên thực tế, nó thật là một trở ngại, một đức tính dễ làm ‘mất lòng’ mình hơn là ‘thu phục’ lòng người. Khi còn trẻ, chúng ta thường rất ngây thơ và dễ tin.  Sống trong sự đùm bọc, chở che của gia đình chúng ta luôn tin rằng ai cũng tốt bụng như cha mẹ, anh em mình. 


PSN | 25.04.2009 | Tôn Nữ Diệu Liên: Đức Phật chưa từng nhập diệt ...Những sợi nắng thưa dần nhường chỗ cho bóng chiều buông xuống, tôi đi vào bên trong Bồ Đề Đạo Tràng (BĐĐT) hoà nhập với tăng đoàn tu sĩ và cư sĩ từ nhiều quốc gia quy tụ về đây. Đúng là thế giới Cực Lạc. Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước, lòng tôi tràn ngập niềm hạnh phúc khó tả. Thoáng nhẹ trong không gian thênh thang tôi như thấy linh ảnh Đức Phật đang đứng ở dưới gốc cây Bồ Đề cuối bức tường, Ngài với nụ cười nhẹ và đôi mắt từ bi nhìn tôi khích lệ. Đó không phải là mơ, không phải là sự tưởng tượng, mà là một cái cảm thọ của sự tiếp xúc chân thật phát khởi từ tâm thể trong sáng...


PSN | 18.04.2009 | Nguyễn Thế Hà: Chuẩn bị cho một mùa xuân ...Chúng ta thử nghĩ nếu cây cối chờ đến mùa Xuân mới kết hoa thì làm sao kịp cho hoa nỡ trong mùa Xuân? Thiên nhiên đã chuẩn bị mùa Xuân từ khi trời sang Thu vào Đông năm trước. Người tu chúng ta cũng vậy. Chúng ta không quan niệm tu là tích trữ phước báu, chừa bỏ lỗi lầm. Chưa đủ. Cần phải biết ngăn ngừa và đối trị những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra thình lình làm đổ vỡ hạnh phúc. Đối trị một cảm xúc thật khó nếu mình không biết những phương pháp Đức Thế Tôn dạy: trở về với phút giây hiện tại, nắm lấy hơi thở để nhận diện những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh. Thực tập cho miên mật, phải hạ thủ công phu, phải tinh chuyên như cây cối cần cù tích lũy năng lượng trong suốt mùa Thu để có được những bông hoa cho mùa Xuân.


PSN | 16.04.2009 | Chân Y Nghiêm: Để mừng ngày Đức Phật đản sinh, chúng ta nên làm gì? Hàng năm cứ vào đầu tháng tư âm lịch là hàng Phật tử trên toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng rộn ràng chuẩn bị lễ Mừng Phật Đản... Tổ chức một lễ hội thật long trọng, tưng bừng để tôn vinh sự ra đời của Đấng Giác Ngộ, đã gây ấn tượng đẹp và khơi dậy niềm phấn khởi của tứ chúng, thật là điều đáng quí. Nhưng rồi, đằng sau những rộn rã tưng bừng ấy, chúng ta đã làm gì thiết thực cho việc hoằng dương đạo pháp, cho cuộc đời, cho hạnh phúc của mọi người và mọi loài?...


PSN | 14.03.2009 | Thiện Ý: Hạnh phúc: mộng và thực? Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc.  Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không? Hay hạnh phúc chỉ là những định nghĩa không tưởng của các ông, các ngài tôn giáo hay tâm linh học gì đó rao giảng để “kiếm thêm đệ tử”?  Nói thật, tôi cũng không biết trả lời sao! Tôi chỉ biết rằng hạnh phúc thực có, chớ không phải định nghĩa viễn vông như bạn nghĩ.  Nhưng cái chính yếu là - tôi xin hỏi bạn - đã từng kinh qua hạnh phúc thật sự chưa? Nếu có thì bạn cảm giác thế nào? Và bạn đã cảm nhận nó khi nào? Nếu chưa thì… mình tiếp tục vậy.



13.01.2009 | Minh Mẫn: Đức Phật và nền hòa bình nhân loại ...Ngày nay, Phật giáo đã nổi trội tính hoà bình giữa những cực đoan bề bộn trên thế giới, đó là lý do Liên Hợp quốc chọn Phật giáo làm biểu tượng tôn giáo hoà bình. Đạo Phật cũng nhanh chóng hoà nhập và phát triển trên các nước một thời Thần học chủ đạo, đã giúp cho người dân Tây âu tìm được điểm tựa tâm linh, giải quyết những bất an trong cuộc sống mà họ từng nghĩ khoa học thực dụng có thể đem lại hạnh phúc. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, quần chúng Âu Mỹ bị hụt hẩng, một số đến với  Đạo Phật đã giữ được tâm an lạc. Một nhà sư Tây Tạng cũng đang rao giảng pháp an tâm để giúp cho cơn khủng hoảng thế kỷ đó...


29.12.2008 | Chân Bảo Nguyện: Gieo hạt hiểu thương ...Và vị Thầy khả kính của tôi, tôi đã theo Người từ hơn 40 năm nay. Hạt giống Thầy trao cho tôi, tôi đã gieo và kết quả cũng khá tốt. Bây giờ đến thế hệ các con tôi, chúng vẫn đang được Thầy trực tiếp truyền trao ân cần và kỹ lưỡng hơn vì chúng có nhiều phước báu hơn tôi. Ngày xưa tôi chỉ được trao truyền qua sách vở của Thầy mà thôi. Thầy tôi khi ấy đang bôn ba nơi xứ người để kêu gọi hoà bình cho quê hương đất nước và đã bị lưu đày nơi xứ lạ quê người rồi...


18.11.2008 | Đào Thị Ngọc Trâm: Cám ơn Bát Nhã - Làng Mai Tôi muốn gửi đến Gia đình Bát Nhã lời cám ơn từ người mẹ của một cô con gái 17 tuổi nhờ biết đến Làng Mai mà biết đến một phương pháp nhằm giảm thiểu xung đột trong cuộc sống.

Năm 2007, tôi đang trong tâm trạng băn khoăn về con gái: Cháu ngoan, học được và biết giúp mẹ việc nhà, nhưng có gì đó trong phong cách của cháu không được ổn, nhiều khi không khớp với xung quanh mà bố cháu gọi là “vô ý”, mà thực ra là phong cách chung của các thiếu nữ thời @. Cả hai vợ chồng tôi đều chú ý để cháu ý thức điều đó nhưng kết quả không mấy sáng sủa, bố cháu và cháu vì việc này nhiều khi xung đột. Thậm chí có lúc biến thành xung đột giữa bố và mẹ...


15.11.2008 | Sư cô Lĩnh Nghiêm: Mênh mông biển hạnh ...Có lần, một thiền sinh kinh ngạc khi thấy lịch trình hoằng pháp của Sư Ông trên thế giới dày kín. Vị ấy nói: “Kính bạch Thầy! Con không thể hiểu nổi tại sao đã hơn 80 tuổi rồi mà Thầy có thể làm việc được với cường độ khủng khiếp như vậy? Con không thể tưởng tượng nổi”. Sư Ông cười và đáp: “Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại làm được như vậy”.   Nhưng chúng tôi – đệ tử của Người thì chúng tôi biết, Người làm được như vậy bởi lòng bi mẫn vô biên đối với chúng sinh. Và có tình thương lớn trong tim thì ai cũng có thể làm được những chuyện phi thường.


Thư Matthew J. Tenney - Florida, Hoa Kỳ : Hỏa ngục thành hồ sen ...Tháng 1 năm 2001, vì phạm tội với Chính phủ Hoa Kỳ, con đã bị kết án tù quân sự thời hạn 5 năm rưỡi. Ở tù được khoảng 1 năm thì con được biết tới sự thực tập chánh niệm qua những cuốn sách của Thầy. Con đã đọc đi đọc lại cuốn An Lạc Từng Bước Chân và Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức có đến 50 lần. Những gì Thầy dạy đã giúp con dần dần áp dụng sự thực tập chánh niệm vào mọi mặt của cuộc sống hàng ngày. Chỉ trong vòng vài tháng, con đã có khả năng biến từng động tác, công việc trong ngày thành sự thiền tập. Cho đến khi ấy, con mới nhận ra rằng chưa bao giờ trong đời con hạnh phúc như lúc nay - khi con ở chính ngay trong tù...


Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là gì? Tìm đâu ra hạnh phúc? ... đó là những câu hỏi rất lớn và cố nhiên là khó giải đáp. Song cũng là mục đích sống của cả nhân loại trên hành tinh này. Sở dĩ người ta phải miệt mài trong phòng thí nghiệm, lê lết trong nhà trường, đổ mồ hôi trong nhà máy, dưới đáy đại dương, trên chót đỉnh non cao, hay phơi lưng dưới đồng bằng, toát mồ hôi lạnh dưới lòng đất sâu, vật lộn với sóng to gió lớn giữa biển trời mênh mông, cô đơn trong rừng sâu cô tịch, hay suy tư, cầu nguyện trong những ngôi đền thâm u, tráng lệ, ..., ấy là chưa kể đến những tranh đoạt hơn thua giữa con người với con người, là mầm mống của chiến tranh - huỷ diệt mà lịch sử đã ghi bằng những núi xương sông máu, mà đến giờ phút này vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy bình yên ló dạng ở chân mây. Tất cả cũng chỉ vì hai chữ HẠNH PHÚC này mà ra.

Vậy, hạnh phúc là gì, và tìm đâu ra hạnh phúc? Chúng ta hãy lắng nghe bạn Nguyễn Trung Kiên (chưa là Phật tử) chia sẻ kinh nghiệm trên đường tìm Học Hạnh Phúc của bạn như duới đây...

Ngươi không là tạo sinh, mà là sự biểu hiện

Viên ngọc kinh Pháp Hoa

Châu báu chất đầy thế giới
Tôi đem tặng bạn sáng nay
Một vốc kim cương sáng chói
Long lanh suốt cả đêm ngày

Mỗi phút một viên ngọc quý
Tóm thâu đất nước trời mây
Chỉ cần một hơi thở nhẹ
Là bao phép lạ hiển bày

Chim hót thông reo hoa nở
Trời xanh mây trắng là đây
Ánh mắt thương yêu sáng tỏ
Nụ cười ý thức đong đầy

Này người giàu sang bậc nhất
Tha phương cầu thực xưa nay
Hãy thôi làm thân cùng tử
Về đi, tiếp nhận gia tài

Hãy dâng cho nhau hạnh phúc
Và an trú phút giây này
Hãy buông thả dòng sầu khổ
Về nâng sự sống trên tay.

 Nhất Hạnh

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.