.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi !
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 Vì sao Nhựt đơn phương đình hoãn
Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới tại Hà Nội?

  • PSN - 3.10.2010 | Lê Nguyên


Hòa thượng Hiroshi Fujikura (Nhật Bản), Tổng Thư ký Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Tại Trụ sở Chính phủ. (theo Bộ Ngoại Giao VN).


Đoàn đại biểu WBS Nhựt bổn làm việc cùng lãnh đạo GHPGVN chuẩn bị cho Hội nghị TĐPGQT 2010 tại Hà Nội.

Như mọi người đều biết Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (WBS) lần thứ VI dự định tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào hạ tuần tháng 11 năm nay đã được hai chính phủ và các tổ chức Phật giáo Việt - Nhựt chuẩn bị rất kỹ trong 2 năm qua (tin Bộ Ngoại Giao VN: Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI năm 2010 - Tin GHPGVN: Bản ghi nhớ Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI) thế nhưng bất thình lình, ngày 30.8.2010 trong Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN có hai điều liên quan tới số phận của Hội nghị Thượng đỉnh này:

 

- Điều số 3. Thông qua việc hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Việt Nam vào tháng 11/2010 theo kiến nghị của Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (WBS).
- Điều số 4. Giao Ban Thư ký, Văn phòng Trung ương Giáo hội có văn thư báo cáo Chính phủ, Bộ ngành liên quan về việc hoãn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Việt Nam.

 

Bốn ngày sau, Giáo Hội ra Thông báo hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Việt Nam với lý do rất mơ hồ, xin trích: "do một vài yếu tố khách quan, cho nên vào ngày 10/7/2010 và 19/8/2010 Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới – Nhật Bản đã đơn phương quyết định hoãn Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI tại Việt Nam sẽ được diễn ra từ ngày 20 – 25/11/2010 tại thủ đô Hà Nội." làm dư luận Phật tử Việt Nam, nhất là giới Tăng lữ rất xôn xao, nhiều lời đồn đoán, chỉ trích lãnh đạo Giáo Hội lan truyền nhanh chóng. Để giải tỏa các "ngộ nhận" không tốt Giác Ngộ Online đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Trí Quảng (có dấu hỏi), Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯGH, Phó Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Hội nghị.

 

Theo HT. Thích Trí Quảng thì: "lý do quan trọng nhất để phía Nhật Bản đề nghị hoãn tổ chức Hội nghị là Thường trực WBS là không tin tưởng sự tổ chức của chúng ta (Chính phủ và Giáo hội). Phía bạn cho rằng sức khỏe HT.Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS làm Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Hội nghị lần VI không tốt và HT.Thích Chơn Thiện có mối quan hệ tốt và hiểu về Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lại xin rút lui khỏi Ủy ban Tổ chức Hội nghị kỳ này. Có lẽ do vậy mà phía bạn thiếu tin tưởng vào sự thành công của hội nghị nên đã đề nghị hoãn lại để có thời gian củng cố, tổ chức tốt hơn."

 

Thế nhưng, theo bài phân tích nhan đề: Lý do nào là quan trọng nhất để phía Nhật Bản đề nghị hoãn tổ chức WBS? của tác giả Trần Điều đăng trên Điểm Nhìn Online đã bác bỏ lý do trên đây của Hòa thượng Trí Quảng với những lý lẽ, xin trích:

1. Hòa thượng Thích Thanh Tứ sức khoẻ không được tốt. Đây chắc chắn không thể là lý do chính đáng, vì Hoà thượng Thích Thanh Tứ mới chuyển bệnh cách đây vài tháng. Theo thông tin của Giáo hội, vào tháng 5 vừa qua, khi phái đoàn WBS sang thăm và làm việc với Giáo hội, Hoà thượng Thích Thanh Tứ vẫn còn tiếp đoàn và hai bên cũng tin tưởng Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp. Nếu Hoà thượng Thích Thanh Tứ sức khoẻ có không tốt thì đã có đồng Trưởng ban Tổ chức là Hoà thượng Thích Trí Quảng. Hội nghị đã thành lập khoảng trên dưới 10 Ban, vậy thì cứ theo sự phân công công việc của các Ban mà làm. Việc bệnh tật bất ngờ của các vị trong Ban Tổ chức phải là điều được tính đến trong bất kỳ Hội nghị nào, không thể lấy lý do đó mà đình hoãn.

2. “Hòa thượng Thích Chơn Thiện có mối quan hệ tốt và hiểu về Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lại xin rút lui khỏi Ủy ban Tổ chức Hội nghị kỳ này”. Đây cũng chắc chắn không phải lý do chính đáng, vì Hoà thượng Thích Chơn Thiện chỉ là Trưởng ban Điều phối, một trong nhiều Ban của Ban Tổ chức Hội nghị, có nhiều người cùng đứng tên trong danh sách. Hoà thượng không phải là Trưởng hay Phó ban Tổ chức, cũng như không nằm trong Ban Nội dung (một trong những Ban quan trọng). Phía Nhật Bản không thể lấy lý do này để “đơn phương đình hoãn” như thông báo của Hội đồng Trị sự đã nêu được. Hơn nữa, chưa có xác minh nào về việc Hoà thượng Thích Chơn Thiện có “rút lui” hay không, bởi từ khi có tên trong Ban Điều phối, Hoà thượng Thích Chơn Thiện không nhận được bất cứ thông báo hay bàn bạc gì từ phía Ban Tổ chức.

 

Trong khi đó, cũng trên Điểm Nhìn Online, tác giả Trung Ngôn qua bài: Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Việt Nam: Vì sao phải hoãn? lại cho rằng lý do chính là sự bất đồng về địa điểm tổ chức, xin trích: Theo thông tin từ phía Giáo hội, người Phật tử Việt Nam từ lâu đã được biết, Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI sẽ được diễn ra tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), chứ không phải tại Hà Nội. Được biết sau khi thăm và làm việc tại Việt Nam, phía Nhật Bản vẫn đề nghị tổ chức Hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình Hà Nội. Như vậy, vấn đề khúc mắc chính nằm ở khâu “xác định địa điểm tổ chức sự kiện”.

 

Những trưng dẫn này không sai, nhưng theo nhận xét riêng thì những "thông tin" (có từ đầu năm 2009) này đã mất giá trị thời hiệu sau khi Bản ghi nhớ Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI được đôi bên ký kết vào hạ tuần tháng 3 năm 2010 đã cùng nhau thỏa thuận địa điểm tổ chức Hội nghị ghi rất rõ ở Điểm 1.1, xin trích: 1.1. Địa điểm: a/ Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội (Khai mạc, hội thảo, thảo luận bàn tròn và lễ bế mạc từ 20-23/11/2010). Thế thì lý do bất đồng hay tranh chấp về địa điểm tổ chức đã không còn đứng vững.

 

Theo nhận định của một số nhà quan sát thì Chính phủ và WBS của Nhựt qua quá trình thương thuyết, trao đổi, làm việc với phía Việt Nam nhất là ở khâu khách mời đã nhận ra thực chất của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ VI sắp tới này là nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị riêng của Trung Quốc. Đó là lý do chính Hội nghị bị đỉnh hoãn. Nhận xét này trùng hợp với bài phân tích của tác giả Nguyễn Trấn Quốc nhan đề: Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới cho ai và vì ai? đăng trên Phù Sa Info ngày 26.6.2010. Tác giả nhận định rằng, xin trích: "BTC Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI đã mạnh dạng Tuyên ngôn về đạo Phật nhập thế ... làm thông điệp chính của Hội nghị như là một đóng góp cụ thể của Phật giáo Việt Nam vào nền tảng Phật giáo thế giới hiện đại. Tiếc thay, BTC đã không dám mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh vốn là một trong những vị đạo sư lớn của nền Phật Giáo Nhập Thế hiện đại và hệ thống Communities of Mindful Living do ngài dựng nên gồm có trên một ngàn đoàn thể Tăng thân trên năm mươi quốc gia về tham dự Hội nghị liệu tuyên ngôn hay thông điệp kia có thực tế không? BTC cũng đã không dám mời Đức Dalai Lama tham dự như là một chứng minh sư cho Hội nghị (Đức Dalai Lama và Thiền sư Thích Nhất Hạnh hiện là hai vị thầy tâm linh được tôn trọng nhất thế giới) thay vào đó lại là Panchen Lama (Ban Thiền Lạt Ma ) do Trung quốc dựng lên ngồi vào vị trí đạo sư của Hội nghị. Thế nên Hội nghị Thượng đỉnh không còn là của Phật giáo Thế giới nữa mà là Hội nghị Chính trị nhằm củng cố chế độ thống trị của Trung quốc lên đất nước và nhân dân Tây Tạng, đồng thời xóa bỏ bản sắc đặc thù của Phật giáo Việt Nam qua hình ảnh của Tăng thân Làng Mai và Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi đã thành công đánh tan Tăng thân tu viện Bát Nhã tu theo pháp môn Hiện pháp lạc trú của Thiền Sư cách đây 6 tháng. (Xem cả bài ở đây).

Dẫu
bàn thế nào đi nữa cũng chỉ có Ủy ban Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới WBS và Chính phủ Nhựt mới có đủ thẩm quyền trả lời cho câu hỏi mà thôi.

Lê Nguyên

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.