.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

 

Giậu đổ bìm leo

  • PSN | 2.12.2007 | Trần Đại Linh

Theo dõi biến cố của GHPGVNTN (xin viết gọn GHTN) đã và đang xảy ra trong những ngày tháng vừa qua và nhất là khi đọc hai bài viết của ông Tú Gàn, báo Sài Gòn Nhỏ, với chủ đề Chuyện Ôn Già Lam và Yêu Cầu Trả Lời Những Tố Cáo, tôi nhớ đến câu tục ngữ Việt Nam: “Giậu đổ bìm leo.”  Câu tục ngữ này hàm ý rằng ở đời có những hạng người chỉ chờ khi người khác sa cơ thất thế hay khi một tổ chức nào đó lâm vào tình trạng bất ổn, thì liền nhân cơ hội đó để mà chà đạp, mà vùi dập thêm!  Họ đúng là một loại dây bìm không tự đứng thẳng lên được nên phải nhân giậu đổ mà leo lên để phát triển, để sống trên đau thương của kẻ khác!

 

Nhưng, duyên cớ vì đâu mà giậu bị đổ để cho bìm leo lên?  Có lẽ những ai hằng quan tâm và theo dõi biến cố của GHTN trong thời gian qua đều biết vì nguyên nhân gì để có tình trạng giậu đổ như hôm nay.  Nguyên nhân đó không gì khác hơn là từ tham vọng của một vài cá nhân, như Võ Văn Ái, Thích Chánh Lạc, Thích Giác Đức, Thích Viên Lý, Thích Giác Đẳng, trong tổ chức GHTN tại hải ngoại đã dẫn đến tình trạng thao túng, lộng quyền, nên mới có chuyện vu khống, chụp mũ, mạ lị và loại trừ nhiều tôn đức giáo phẩm lãnh đạo trong các GHTN tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu và Canada.  Sau cùng là việc giải tán các GHTN tại Hoa Kỳ và các châu lục.  Những vị thao túng GH đó luôn luôn dựa vào uy tín của nhị vị đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ để lạm quyền.  Ai chất vấn, họ liền đưa ra luận điệu cũ rích và rẻ tiền là nhị vị Hòa Thượng còn đó sao không liên lạc để kiểm chứng?  Kiểm chứng thế nào, khi đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang tuổi già sức yếu suốt ngày chỉ tịnh tu ở Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, làm sao biết hết được chuyện gì xảy ra cho GHTN tại hải ngoại?  Vì vậy, khi nghe họ trình bày thảm nạn phân hóa sắp diệt vong, sắp bị cộng sản hóa trong hàng ngũ GHTN, cần phải ra Giáo Chỉ để chấn chỉnh và ổn định tình hình, thì ngài vì GH, vì đạo pháp mà hoan hỷ đặt bút ký ngay. Hơn nữa Hòa Thượng Thích Huyền Quang đã có văn thư ủy quyền cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ xử lý mọi việc của Hội Đồng Lưỡng Viện, thì quyết định là quyết định của Hòa Thượng Quảng Độ, họ chỉ dùng chữ ký của Hòa Thượng Thích Huyền Quang để tạo uy thế cho quyết định?  Kiểm chứng sao được, khi Hòa Thượng Thích Quảng Độ suốt ngày chỉ sống trong một căn phòng biệt lập, bị giới hạn tiếp xúc với mọi người, bị bưng bít thông tin đa dạng, không hề có được những tin tức đầy đủ từ các GHTN ở các châu tại hải ngoại, ngài chỉ được cung cấp các thông tin một chiều do Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế hay do một vài vị Thượng Tọa trong Hội Đồng Viện Hóa Đạo mà tầm nhìn bị trói buộc theo tư kiến nhò hẹp?  Thì cũng là chữ ký của hai ngài đó, cũng là đồng thuận của hai ngài đó, chứ có sai đâu?  Nhưng, hệ quả của việc làm đó là gì?  Cái đó mới đáng nói!  Những ai để ý đến hiện tình Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHTN nói riêng, tại hải ngoại, đều thấy rất rõ là từ một tập hợp hùng hậu của các GHTN tại Hoa Kỳ và các châu lục để hướng tâm hỗ trợ cho công cuộc giải trừ pháp nạn tại quê nhà suốt gần ba thập niên qua, bây giờ đã trở nên rã rời, tiêu cực, tan nát, là vì đâu?  Có phải là vì Giáo Chỉ và Thông Bạch?   

 

Giậu đã đổ, nên bìm mới được thế mà leo lên.  Tú Gàn là loại bìm leo đó!  Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại không ai lạ gì gốc gác và hành động đánh phá của ông từ trước đến nay.  Nhưng, đối với Phật Giáo và đặc biệt là đối với một vị cao tăng như Cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ ông Tú Gàn không thể xuyên tạc lịch sử, lợi dụng tình thế bất an của Phật Giáo để trục lợi! 

 

Trong bài viết mang tựa đề “Chuyện Ôn Già Lam”, ông Tú Gàn viết:

 

Quá trình lịch sử cho thấy đây là “chuyện dài muôn thủa” trong nội bộ của Giáo Hội Ấn Quang. Sự tranh giành quyền lực và sự bất đồng về đường lối cũng như chiến thuật giữa các nhóm tuy có khác nhau trong từng giai đoạn, nhiều khi đưa tới những cuộc chiến đẫm máu, nhưng tham vọng theo đuổi vẫn là một: Tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam để từ đó tiến tới thống lãnh đất nước dưới chiêu bài “Phật Giáo và Dân Tộc”

 

Trước hết, chuyện bất đồng hay phân hóa nội bộ là chuyện mà bất cứ tổ chức nào trên thế gian này cũng đều có, chứ không riêng gì Giáo Hội Ấn Quang.  Vì khi Phật Giáo thành lập Giáo Hội là đã đi vào sinh hoạt có tính liên đới với cộng đồng xã hội thế gian.  Do đó, các Giáo Hội Phật Giáo cũng không thể tránh khỏi cảnh quan điểm khác nhau, phương thức thực hiện khác nhau, có khi dẫn đến phân hóa.  Nhưng Phật Giáo Việt Nam và đặc biệt GHTN từ khi thành lập vào năm 1964 đến nay đã không một lần xảy ra cảnh “cuộc chiến đẫm máu”.  Ông Tú Gàn nói đến việc “nhiều khi đưa tới những cuộc chiến đẫm máu,” là một cách nói xuyên tạc và ngụy tạo lịch sử!  Biến cố của GHTN Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự chỉ là sự bất đồng trên phương thức hành hoạt trong một thời điểm tế nhị nhất định của hoàn cảnh đất nước nhiễu nhương thời bấy giờ!  Chính vì vậy, sau này, khi chư vị Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ khởi sự cho công cuộc vận động để giải trừ pháp nạn vào những năm đầu thập niên 1990, thì Hòa Thượng Thích Tâm Châu ở hải ngoại đã hoan hỷ tham dự vào trong thành viên Hội Đồng Viện Tăng Thống GHTN.  Sự phân hóa nội bộ của một tôn giáo để đưa đến “những cuộc chiến đẫm máu”, như ông Tú Gàn nói, đã thật sự xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo La Mã, như lịch sử của Giáo Hội này đã minh chứng.  Ấy thế mà ông Tú Gàn đã dám xuyên tạc lịch sử để bôi đen GHTN như vậy!  Ngay tại điểm này tôi phải đặt vấn đề về bản chất thiếu đạo đức của người cầm bút nơi ông Tú Gàn! 

 

Thứ đến, ông Tú Gàn viết rằng “nhưng tham vọng theo đuổi vẫn là một:  Tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam để từ đó tiến tới thống lãnh đất nước dưới chiêu bài ‘Phật Giáo và Dân Tộc’.”  Khi tuyên bố điều trên đây, Ông Tú Gàn thật sự đã không biết gì về GHTN, hoặc biết mà cố tình xuyên tạc đường hướng và lập trường của GH này.  Trong Lời Mở Đầu của Hiến Chương của GHPGVNTN thành lập ngày 04 tháng 01 năm 1964, viết rằng:

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.”

 

Điều đó có nghĩa là GHTN có thể hy sinh sự tồn tại của mình để bảo vệ sự tồn tại của nhân loại và dân tộc, chứ không bao giờ vì sự tồn tại của mình mà hy sinh sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.  Sự thật lịch sử trên bốn thập niên qua đã chứng minh một cách rõ ràng lập trường và chí nguyện đó của GHTN.  Châm ngôn “Đạo Pháp và Dân Tộc” mà GHTN hay nói đến là để tự nhắc nhở mình đừng bao giờ quên tâm nguyện Đạo Pháp phải luôn luôn song hành với Dân Tộc.  Dân Tộc không còn thì Đạo Pháp cũng không còn.  Ông Tú Gàn muốn xuyên tạc lập trường của GHTN cho nên viết “thống lãnh đất nước dưới chiêu bài ‘Phật Giáo và Dân Tộc’.”   Phật Giáo nói chung và GHTN nói riêng lấy cái gì để thống lãnh đất nước?  Phật Giáo cũng như GHTN là một tổ chức tôn giáo lấy sứ mệnh “trên cầu Phật đạo, dưới cứu khổ chúng sinh” làm thệ nguyện, không có tham vọng và chủ trương làm chính trị thì làm gì có tham vọng “thống lãnh đất nước”?  Suốt quá trình có mặt và phát triển trên hai ngàn năm tại Việt Nam, Phật Giáo chưa bao giờ là thế lực thống trị hay đe dọa sự tồn tại của đất nước, chưa bao giờ tiếp tay cho thế lực ngoại bang đến dày xéo quê hương, chưa bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ bỏ mặc sự sống còn của dân tộc!  Ngược lại, lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều sự kiện các nhà truyền giáo và tín hữu bản xứ đã vì sự mở mang nước Chúa mà làm nên bao nhiêu tội trạng đối với đất nước và dân tộc!  Chín năm cầm quyền của chính phủ Ngô Đình Diệm là những năm tháng mà gia đình ông và đặc biệt là Giám Mục Ngô Đình Thục đã lợi dụng để khuếch trương nước Chúa của ông tại Việt Nam, tình trạng bi đát đến nỗi đã xảy ra biến cố Phật Giáo năm 1963!   

 

Sau 43 năm kể từ ngày chế độ của ông Ngô Đình Diệm sụp đổ, tôi tưởng là người Công Giáo như ông Tú Gàn đã biết suy nghiệm bài học lịch sử để hành xử cao đẹp hơn hầu góp phần vào việc củng cố tinh thần đoàn kết giữa các tôn giáo để tạo sức mạnh cộng đồng người Việt tỵ nạn hướng tâm về quê hương tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và phú cường.  Nhưng không, ông Tú Gàn vẫn moi lại chuyện cũ để cố tình xuyên tạc lịch sử và triệt hạ uy tín của Phật Giáo cũng như của một bậc cao Tăng là Cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ.  Ông Tú Gàn viết về Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ như sau:

 

“Tiểu sử của “Ôn Già Lam” cho biết trong cuộc đời “Ôn” đã có nhiều công trình cống hiến cho Phật Giáo, nhưng chúng tôi thấy có hai biến cố do “Ôn” thực hiện đã làm biến đổi cả cuộc đời “Ôn” và vận mệnh của Giáo Hội Ấn Quang:

 

“Biến cố thứ nhất: Năm 1963, “Ôn” được Thượng Tọa Trí Quang cử ra Huế phát động phong trào tranh đấu ở đây với hai vụ nổi tiếng, đó là vụ hạ sát Sa Di Thanh Tuệ ở chùa Phước Duyên và vụ hỏa thiêu Thượng Tọa Tiêu Diêu ở chùa Từ Đàm. Hai vụ này đã được chính phủ Ngô Đình Diệm trình cho Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc, nhưng khi hồ sơ đang được dịch ra tiếng Anh thì cuộc đảo chánh đã xẩy ra.”

 

Nói đến cuộc điều tra của Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc, Đoàn Thêm đã viết trong cuốn Hai Mươi Năm Qua như sau:

 

Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã được chính phủ Diệm tiếp đãi chu đáo và chìu chuộng đặc biệt bằng đủ mọi cách.”

 

Ông Hoàng Linh Đỗ Mậu cũng đã viết:

 

Ngày phái đoàn điều tra củ LHQ ra Huế, chính quyền địa phương đã tìm đủ mọi thủ đoạn để ngăn cản phái đoàn không tiếp xúc được với đồng bào Phật tử để tìm hiểu sự thật.  Trong dịp này, nữ sinh Ái Khanh của trường nữ trung học Đồng Khánh và cũng là một đoàn viên trong phong trào đấu tranh sinh viên học sinh (mà anh Võ văn Khiết hiện nay đang ở Mỹ là một thành viên) đã âm thầm lên lầu ba của trường Đồng Khánh để nhảy xuống đất hy sinh thân mạng hầu tạo tiếng vang cho phái đoàn lưu ý.” (Hoàng Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ tái bản lần thứ ba, Hoa Kỳ, 1993, trang 518).

 

Trước khi trình bày về diễn biến của vụ tự thiêu của Thầy Thanh Tuệ, ông Tú Gàn đã nói đến động lực của kế hoạch tự thiêu như sau:

 

“Theo bản “Tổng Kết Nội Vụ Phật Giáo, Phúc trình tối mật số 10364/CSĐB/4M ngày 21.10.1963” của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, sau khi có thông cáo chung giữa Ủy Ban Liên Bộ và Ủy Ban Liên Phái, tình hình ở Huế dịu xuống, vì quần chúng mệt mỏi và mục tiêu đấu tranh quá trừu tượng nên họ không tham gia sôi nổi như lúc đầu nữa. Họ ít đến các chùa có tuyệt thực và các cuộc rước di ảnh Thầy Quảng Đức thường chỉ có đàn bà và trẻ con tham dự. Do đó, các nhà lãnh đạo đấu tranh ở Huế đã tìm cách khuấy động lại bằng những vụ tự thiêu ngay tại Huế để gây xúc động trong giới Phật tử và đưa phong trào lên cao. Việc hạ sát Si Di Thanh Tuệ tại một ngôi chùa hẻo lánh rồi hô lên “tự thiêu” cũng nằm trong kế hoạch đó. (tr. 18).”

 

Ở đoạn trích trên của ông Tú Gán, tôi thấy có hai điểm cần nói cho rõ:

1.  Thực tế, sau khi Thông Cáo Chung ra đời, chính phủ của ông Ngô Đình Diệm đã không hề có nỗ lực thực thi nghiêm chỉnh để giải quyết vấn đề của Phật Giáo, mà ngược lại:

 

Với thiện chí của Ủy Ban Liên Phái, nếu chính phủ quả thật muốn giải quyết vấn đề Phật giáo theo tinh thần ‘huynh đệ’ thì chỉ cần chính phủ thi hành ngay những điều khoản trong Thông cáo chung, những điều khoản đơn giản, hợp pháp, chính đáng, mà với tư cách một Tổng thống đã được Quốc hội ủy cho toàn quyền hành động, có thể giải quyết ngay vụ Phật giáo trong một ngày là xong.  Khốn nỗi Thông cáo chung ra đời ngày 16-6-1963 mà mãi đến 28 tháng 6 nghĩa là 12 ngày sau, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ mới thông báo cho Ủy Ban Liên Phái biết rằng:  ‘Bộ Nội Vụ sẽ ra nghị định về việc treo cờ, dụ số 10 sẽ được áp dụng ‘linh động’, một số sinh viên và Phật tử đã bị bắt sẽ được thả nhưng có một số sinh viên phải ra Tòa, chỉ Bộ Nội Vụ mới được quyền kiểm tra các chùa chiền, hồ sơ tạo mãi sẽ được xét mau lẹ, việc bồi thường các nạn nhân phải đợi điều tra.”

 

“Nội dung bức thư đã nói lên một cách dứt khoát thái độ của chính phủ không muốn thi hành bản Thông cáo chung: tại sao dụ số 10 lại được áp dụng một cách ‘linh động’?, tại sao chưa chịu bồi thường cho các nạn nhân mà còn phải đợi điều tra?, tại sao không nói đến trường hợp của Thiếu tá Đặng Sỹ, người đã gây ra đổ máu ở đài phát thanh Huế?  tại sao chính phủ chỉ lo thể lệ treo cờ, lo kiểm tra chùa chiền còn những nguyện vọng căn bản về hành đạo của Phật giáo lại không được thỏa mãn?”

“Ngày 26 tháng 6, Thượng Tọa Thích Thiện Minh gởi văn thư lên chính phủ phản đối sự kiện “bản thông cáo chung không được thi hành và chính quyền đã có những hành động, những âm mưu không muốn thỏa hiệp.  Tại miền Trung, các chính quyền địa phương vẫn tổ chức mít tinh lên án Phật giáo, vẫn cản trở việc đi lại của các tăng ni, vẫn phong tỏa chùa chiền.” (Hoàng Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ tái bản lần thứ ba,  Hoa Kỳ, 1993, trang 500 và 501).

 

2.  Ông Tú Gàn viết đầy ác ý và xuyên tạc ý nghĩa tự thiêu trong đạo Phật như sau:  “Do đó, các nhà lãnh đạo đấu tranh ở Huế đã tìm cách khuấy động lại bằng những vụ tự thiêu ngay tại Huế để gây xúc động trong giới Phật tử và đưa phong trào lên cao.  Việc hạ sát Sa di Thanh Tuệ tại một ngôi chùa hẻo lánh rồi hô lên “tự thiêu” cũng nằm trong kế hoạch đó.”  Ở đây có hai vấn đề cần được làm sáng tỏ.  Một, tự thiêu trong đạo Phật không mang ý nghĩa giống như việc tự sát vì bắt nguồn từ động lực của tâm vô minh, của lòng tham, sân, si.  Tự thiêu, như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát có diễn bày, là pháp cúng dường tối thắng lên chư Phật mà chỉ có những vị bồ tát phá được ngã và pháp chấp đến triệt để mới có đủ nguyện lực thực hiện.  Đó là cách đem thân thanh tịnh để cúng dường chư Phật, lấy việc đốt thân như xông đốt ngũ phần giới hương để cúng dường chư Phật hoặc làm Phật sự để giáo hóa quần sinh.  Hai, chư vị tăng, ni vì lòng từ bi không nỡ làm tổn hại đến loài côn trùng nhò bé, vì nghiêm trì giới luật, mà sát giới đứng đầu, không bao giờ có thể thực hiện việc giết người hay sai bảo kẻ khác giết người.  Trong pháp nạn 1963 của Phật Giáo, chư vị Tăng, Ni và Phật tử vì muốn đem pháp thân thanh tịnh cúng dường chư Phật, hồi hướng công đức tối thắng này cầu nguyện cho dân tộc và đạo pháp được bình an, đồng thời lấy ngọn đuốc thiêu thân để giác ngộ chính quyền ông Ngô Đình Diệm và những thế lực âm mưu đen tối sớm thức tình để cho dân tộc và Phật giáo được nhờ.   Khi nói đến luận điệu xuyên tạc đầy ác ý của ông Tú Gàn về sự kiện tự thiêu, tôi không khỏi nhớ đến thái độ và lời lẽ của bà Ngô Đình Nhu đã phản ứng trước những vụ tự thiêu của chư Tăng, Ni trên toàn quốc thời bấy giờ: 

 

« Trong lúc đó bà Ngô Đình Nhu lập đi lập lại nhiều lần lời tuyên bố ‘vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu’ mà bà ta gọi là những vụ ‘nướng thịt’ (barbecue) và ‘nếu ai còn muốn tự thiêu mà thiếu dầu xăng thì tôi sẽ cho’ . » (Hoàng Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ tái bản lần thứ ba,  Hoa Kỳ, 1993, trang 500).

 

Tiếp theo ông Tú Gàn với chủ tâm xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật đã diễn lại sự kiện tự thiêu của Thầy Thanh Tuệ qua các tài liệu chứa đầy tính cách giả tạo và đen tối như sau:

 

Sau khi được phái đi mở cuộc điều tra về vụ chú tiểu Thanh Tuệ “tự thiêu”, một mật báo viên đã làm cho ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên một bản báo cáo có nội dung đại khai như sau: Khoảng 1 giờ sáng 13.8.1963, một toán thanh niên Phật Tử ở làng Xuân Hòa (làng kế cận), mặc thường phục, đến chùa Phước Duyên thuộc xã Hương Long, quận Hương Trà, mời chú tiểu Thanh Tuệ, 17 tuổi, học sinh Trường Bồ Đề, Huế, ra trước sân chùa để nói chuyện. Chú tiểu vừa ra khỏi cửa chùa thì đám thanh niên này xông tới, lôi ra một góc bên sân chùa và đánh đập. Chú ấy la lớn cầu cứu. Bà vải Cao Thị Đỏ đang ở trong chùa, nghe tiếng kêu liền chạy ra, nhưng bị toán thanh niên này chận lại. Sau đó, thầy trù trì chùa Phước Duyên là Thích Đảnh Lễ, thường gọi là Thầy Phú (Nguyễn Đức Phú), đã bỏ trốn khỏi chùa.

 

Ông Tú Gàn còn trích dẫn mấy tài liệu về ông quận trưởng Hương Trà để buộc tội cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ như sau:

 

Ông liền vội gọi tài xế lấy xe Land Rover chở ông lên chùa Phước Duyên cách quận đường khoảng 5, 6 cây số. Qua khỏi trụ sở xã Hương Long, ông thấy người đi lại rất tấp nập. Khi ông đến cổng chùa Phước Duyên thì thấy có nhiều thanh niên mặc đồng phục gia đình Phật tử đứng giữ của. Họ không cho ông vào. Ông cho biết ông là Quận Trưởng Hương Trà, phần đất này thuộc nhiệm vụ kiểm soát của ông, nên không ai có quyền ngăn cản không cho ông vào. Ông liền lấy tay gõ vào cửa ầm ầm. Một lát sau cửa mở, ông thấy Thượng Tọa Thích Trí Thủ, nhưng không có thầy trù trì chùa Phước Duyên.”

“Ông ngỏ ý muốn đi xem. Thượng Tọa Trí Thủ liền dẫn ông vào sân chùa có lát gạch, có chiều dài bằng chiều của chính diện và chiều ngang khoảng 10 thước. Ở gốc phải sân, sát mấy cây lựu, một xác người trần truồng, nằm nghiêng bên trái, chèo queo, đầu quay về phía vườn, chân quay về phía chùa, hai tay công chụm và hai chân khép co lên.”

“Khi cùng với Thượng Tọa Trí Thủ ra trước sân chùa Phước Duyên, nơi có đông người, ông Quận Trưởng có nói lớn tiếng với Thượng Tọa Thích Trí Thủ để mọi người cùng nghe:

“Cái chết này bất thường, phải lập biên bản kỷ càng để khỏi lôi thôi về sau. Tôi về xin Biện Lý Tòa Án lo việc này ngay. Vậy xin thầy nhớ kỹ một điều là để nguyên hiện trường cho đến khi lập xong biên bản...”

 

“Thượng Tọa Trí Thủ vổ nhẹ vai ông và nói: “Ông Quận cứ yên trí, không ai đụng chi mô.”

“Ghi nhận tiếp theo của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên: Sáng 13.8.1963, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên được báo tin có tự thiêu tại chùa Phước Duyên, cũng đã phái nhân viên đến mở cuộc điều tra, nhưng lúc đó hiện trường đã có nhiều thay đổi.”

 

Đọc qua mấy đoạn trích ở trên của ông Tú Gàn liên quan đến sự kiện tự thiêu của Thầy Thanh Tuệ, tôi thấy có những điểm cần phải được làm sáng tỏ:

 

1.   Trong thời kỳ xảy ra pháp nạn 1963, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian trá, thậm chí còn giả làm tu sĩ Phật giáo để trà trộn vào chùa chiền vừa lấy tin tức vừa phá hoại hình tượng của tăng ni :

 

Độc hại hơn nữa, chính quyền đã cho một số công an và cảnh sát cạo đầu, giả vờ mặc áo nâu hay áo lam của tăng sĩ để ra chợ chọc gái, ăn thịt, uống rượu, mua hàng không chịu trả tiền… nhằm mục đích bôi lọ các nhà sư và xuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo. » (Hoàng Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Văn Nghệ tái bản lần thứ ba, Hoa Kỳ, 1993, trang 496).

 

Ngay như biến cố tàn sát đồng bào Phật tử tại đài phát thanh Huế là do người của chính quyền làm, mà sau này chính quyền đã chạy tội còn chụp mũ cộng sản cho Phật Giáo.  Bác sĩ Erich Wullf là một người Đức sang làm việc tại Việt Nam đã chứng kiến tại chỗ biến cố đài phát thanh Huế, cho nên đã thuật lại sự kiện như sau:

 

« Vài phút sau đó có tiếng ầm ầm của một đoàn xe thiết giáp. Có tất cả năm xe thiết giáp xuất hiện. Một chiếc tìm cách đi thẳng vào trong khuôn viên của Ðài phát thanh. Nó dừng lại chỉ cách Tý và tôi vài bước mà thôi. Dòng chữ trắng mang tên Ngô đình Khôi được kẻ trên nền lục của phần trên sắt dày của chiếc xe thiết giáp. “Lẹ lên, mau ra khỏi đây”, Tý nói, “Chiếc xe này thuộc một binh đội đặc biệt tuyệt đối trung thành với ông Diệm”. Ngô đình Khôi là tên của người anh cả của ông Diệm, đã bị Việt minh giết trong sự hổn loạn của năm 1945, lúc đó đang làm tỉnh trưởng tỉnh Quảng nam và từng cọng tác mật thiết vì tư lợi trong nhiều năm với giới bảo hộ Pháp. Mặc dầu ông Diệm có thái độ chính trị khác với ông anh, nhưng không bao giờ ông tha lỗi cho người cọng sản đã giết chết anh ông và do đó từ chối mọi sự hợp tác với Hồ chí Minh, ngay cả vào lúc mà một số chức sắc Thiên chúa giáo ở tại miền Bắc đi biểu tình dưới lá cờ Việt minh chống thực dân Pháp. »

 

« Chúng tôi tìm cách vượt qua hàng rào của Ðài. Ðiều này không dễ dàng. Hàng trăm người cũng cảm thấy tình hình trở nên đáng lo ngại nên tìm cách chạy ra khỏi cổng ra vào rất hẹp của Ðài. Nhiều người tìm cách đem xe đạp của mình ra, một số khác phải quăng xe để lại, nên người ta phải bước lên chúng để thoát ra ngoài. Vành xe, bánh xe và tăm xe kêu rào  rạo dưới chân người bước qua. Tý và tôi rốt cuộc cũng nhảy qua được hàng rào cao 1,20 mét. Từ phía bên kia đường chúng tôi có thể nhìn lại quang cảnh xảy trước mắt một cách rõ ràng hơn. Một xe chữa lửa đang xịt nước lên đám đông đang thưa dần. Nhưng áp xuất nước rất yếu để có thể gây sợ hãi cho người khác. Làn nước chỉ có tác dụng đem đến sự mát mẻ trên các khuôn mặt và áo quần những người có mặt, gây nên một tràn cười vui vẻ. »  

 

« Và rồi những phát đạn đầu tiên được bắn ra từ nòng súng ca nông của xe thiết giáp ; chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan. Như những người chung quanh, Tý và tôi nằm rạp xuống đất. Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Trường tiền. Sau tiếng súng là một chập im lặng. Với một vài bước nhảy, Tý và tôi băng qua con đường lớn để vào núp nơi một con đường nhỏ bên cạnh. Những người chung quanh chúng tôi cũng làm như thế. Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên  bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt  đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này. »

 

« Chúng tôi tìm cách trốn bỏ đi và cuối cùng chạy về được đến nhà của Orjes và Hans chỉ nằm cách chỗ tai biến khoảng 150 mét. Hans đang đứng trước nhà. Tôi kể cho anh ta nghe những gì đã xãy ra. Tiếng súng sau đó đã ngưng. Hans hỏi, có ai chết hay bị thương không. Chúng tôi không biết.  Câu hỏi này làm chúng tôi bất an, rất có thể người ta cần sự cứu thương. Cho nên chúng tôi ba người đi trở lại Ðài phát thanh. Giữa đường, trước khách sạn dành riêng cho cố vấn quân sự Mỹ, tôi gặp Paul Miller, một người Mỹ trẻ làm việc trong Văn phòng trường Ðại học. Anh ta kể rằng 'họ đã đi qua đây'. Thiếu tá Ðặng Sỹ, người cầm đầu đoàn quân, đã bảo anh ta phải lánh mặt đi chỗ khác. Sắp có màn phải giết người, vì ông ta đã nhận được lệnh từ cấp trên đến dẹp tan vụ bạo loạn tại Ðài phát thanh với bất cứ giá nào. Ngay cả Paul cũng không biết có người chết hay không. Anh ta đã trải qua trận bắn phá trong khách sạn “Cố vấn”. Nhưng anh ta biết rằng Thiếu tá Sỹ là một người Ki tô quá khích và là một người thân tín của Tổng giám mục Thục. »  (Erich Wulff, Lễ Phật Đản 8/5/63 Tại Huế, Minh Nguyện dịch, www.thuvienhoasen.org ).

 

2.  Với những âm mưu và thủ đoạn như trên, chính quyền làm sao không thể dựng chuyện có nhóm người thanh niên Phật tử mặc thường phục đến Chùa Phước Duyên để sát hại Thầy Thanh Tuệ.   Đó chỉ là một bịa đặt không chứng cứ để đổ tội cho cá nhân cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ cũng như cho cộng đồng Phật Giáo.  Bởi vì sự thực hoàn toàn khác hẳn.  Sự thực như Nguyễn Lang đã viết :

 

Ngày 13.8.1963, một cây đuốc người nữa được thắp lên ở chùa Phước Duyên ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Người tự thiêu là một học tăng 18 tuổi, tên là Thanh Tuệ.”

 

Thiền sư Thanh Tuệ tên đời là Bùi Huy Chương sinh năm 1945 tại Quảng Trị. Ông xuất gia năm 1960, theo học với thiền sư Đảnh Lễ tại chùa Phước Duyên. Đêm 12.8.1963 ông viết bốn bức thư để lại, một cho tổng thống Diệm, một cho tăng tín đồ Phật giáo, một cho thầy ông và bổn đạo, và một cho gia đình. Thư của ông viết rất gọn gàng và vắn tắt. Trong thư viết cho tổng thống Diệm ông yêu cầu chấm dứt việc khủng bố và áp bức phật tử và phóng thích hết những người bị giam giữ. Ông lại nói rằng chính sự nhục mạ và càn rỡ của bà Nhu sẽ làm cho chính quyền sụp đổ và đưa Phật giáo đồ đến thành công. Hai giờ khuya ngày 13.8.1963, tại ngôi chùa Phước Duyên hẻo lánh, trong lúc thầy ông đi vắng, ông ra ngồi ngoài Tam Quan chùa và chấm lửa tự thiêu. Khi nhân viên công lực hay tin thì quần chúng trong xã đã tới bao quanh cổng chùa khóc lóc. Cảnh sát không cho phép đưa di thể người học tăng trẻ tuổi về chùa Từ Đàm. Việc xô xát diễn ra và trong một cuộc đàn áp 25 người trong làng đã bị thương, trong số đó có 5 người phải chở đi bệnh viện. Cảnh sát chở thi hài thiền sư Thanh Huệ đi mất.”  (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập III, www.thuvienhoasen.org ).

 

3.  Qua việc ông Tú Gàn trích dẫn tường trình của mật báo viên và của ty cảnh sát Thừa Thiên để buộc tội dàn dựng việc tự thiêu và gian dối của cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ cho thấy khả năng phán đoán sai lầm của chính ông Tú Gàn và bộ mặt trái giả tạo của bản tường trình.  Đâu là sự giả tạo của bản tường trình ?  Bản tường trình nói rằng khi ông quận trưởng Hương Trà đến thị sát hiện trường tự thiêu lần thứ nhất và lần thứ hai đã có sự khác biệt ngay tại hiện trường nơi Thầy Thanh Tuệ tự thiêu.  Điều ấy, theo bản tường trình và ông Tú Gàn, có nghĩa là cố đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ đã gian dối thay đổi hay dàn dựng hiện trường sau khi ông quận trưởng Hương Trà rời hiện trường lần thứ nhất.   Nhưng có một chi tiết rất quan trọng mà trong bản tường trình đã nêu ra, đó là :

 

Ông liền vội gọi tài xế lấy xe Land Rover chở ông lên chùa Phước Duyên cách quận đường khoảng 5, 6 cây số. Qua khỏi trụ sở xã Hương Long, ông thấy người đi lại rất tấp nập. Khi ông đến cổng chùa Phước Duyên thì thấy có nhiều thanh niên mặc đồng phục gia đình Phật tử đứng giữ cửa. »

 

Người, người và người… Người đang đi đến hiện trường và người đang có mặt tại hiện trường tự thiêu rất đông.   Với hàng trăm hay có thể đến hàng ngàn cặp mắt quan sát hiện trường như vậy, làm sao có ai dám thay đổi hay dàn dựng lại hiện trường?  Nếu quả thật cố đại lão Hòa Thượng Thích Tri Thủ đã có hành động thay đổi hay dàn dựng lại hiện trường tự thiêu sau khi ông quận trưởng rời khỏi nơi đó, thì tôi tin chắc rằng không phải chỉ có chính quyền hay các cơ quan hữu trách điều tra lên án việc làm ấy, mà ngay cả đồng bào Phật tử chứng kiến cảnh tượng ấy cũng đã lên tiếng phản đối và vạch trần sự sai trái của cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ.  Nhưng, sự thực đã không như vậy.  Cố Hòa Thượng đã không hề thay đổi hay dàn dựng lại hiện trường tự thiêu.  Quần chúng Phật tử cả ngàn người có mặt tại hiện trường cũng đã không thấy bất cứ hành vi thay đổi hay dàn dựng hiện trường nào của cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ nên đã không có một đồng bào Phật tử nào lên án hay tố cáo!  Duy nhất chỉ có bản tường trình của mật báo viên là đề cập đến sự kiện hoang tưởng này mà thôi. 

 

Trong bài viết Yêu Cầu Trả Lời Những Tố Cáo, đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ, ngày 16 tháng 11 năm 2007, ông Tú Gàn đã đưa ra hai nhận xét.  Trong nhận xét thứ nhất, ông Tú Gàn viết :

 

« Nhận xét thứ nhất, Hòa Thượng Chơn Thành và Thượng Tọa Quảng Thanh không nắm vững nguyên tắc về tách biệt giữa quốc gia và giáo hội (separation of church and state) và giữa thế quyền với giáo quyền. Trên nguyên tắc, định chề chính quyền và tôn giáo phải được giữ tách biệt và độc lập với nhau (government and religious institutions are to be kept separate and independent of one another). Vì thế, Giáo Hội có quyết thiết lập hệ thống tổ chức riêng của mình khác với cơ cấu của chính quyền và theo một hệ cấp pháp lý riêng. Một thí dụ cụ thể: Giáo Hội Ấn Quang có thể theo Hiến Chương của Giáo Hội, thiết lập tại Nam Cali hai ban đại diện, một tại Orange County và một tại San Diego. Nhưng sau này, khi thấy hoạt động của ban đại diện ở San Diego không còn thích hợp, Giáo Hội có quyn giải tán. Chuyện ban đại diện của San Diego có được giấy phép của chính quyền để hoạt động hay không và có xin được hoạt động dưới hình thức “non-profit” để được miễn thuế hay không, không ảnh hưởng gì đến quyền giải tán của Giáo Hội. Nếu ban đại diện San Diego bất tuân lệnh của Giáo Hội, họ có thể ly khai để tiếp tục hoạt động, nhưng không còn thuộc Giáo Hội nữa.

 

Qua nhận xét trên cho thấy ông Tú Gàn đã không nắm vững tinh thần và nguyên tắc sinh hoạt của Phật Giáo nói chung và GHTN nói riêng.  Ở đây có hai vấn đề cần được nêu ra:  vấn đề giáo quyền trong Phật Giáo và vấn đề thực tế của cơ cấu GHTN tại hải ngoại.

 

Vấn đề giáo quyền trong Phật Giáo.  Khi đưa ra nhận xét trên, ông Tú Gàn đã đứng ở vị thế và quan điểm của một người Công Giáo.   Giáo Hội Công Giáo La Mã suốt chiều dài lịch sử thời Trung Cổ tại Châu Âu là một thế lực tôn giáo với giáo quyền cường thịnh đã chi phối toàn bộ các thể chế chính trị quân chủ của các nước.  Giáo Hội Công Giáo La Mã vì vậy đã thiết lập một hệ thống giáo quyền bao trùm khắp các nước trong vùng.  Các Giáo Hội Công Giáo địa phương đều nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành của Giáo Hội Công Giáo La Mã.  Tòa Thánh La Mã có quyền quyết định sự tồn tại hay không của các Giáo Hội Công Giáo địa phương ấy, trừ khi Giáo Hội địa phương có ý bất tuân và ly khai khỏi giáo quyền của La Mã giống như Anh Giáo và Tin Lành.  Theo mô thức giáo quyền truyền thống ấy, ngày nay Giáo Hội Công Giáo La Mã vẫn còn nắm quyền chi phối đối với các Giáo Hội Công Giáo địa phương.  Tòa Thánh La Mã có quyền thành lập và giải tán các Giáo Hội Công Giáo tại các địa phương.  Khi chế độ Cộng sản được thiết lập tại một số nước như Trung Hoa, Việt Nam, Cuba, v.v… thế lực giáo quyền của Tòa Thánh La Mã đã bị tổn hại nặng nề tại các địa phương này, vì các chế độ Cộng sản tại các nước đó không thừa nhận giáo quyền của Giáo Hội Công Giáo La Mã trên đất nước họ.  Giáo quyền mà Giáo Hội Công Giáo La Mã thiết lập như vậy, không hẳn đã là điều may mắn cho các cộng đồng Công giáo nói riêng và cho nhân loại nói chung, vì chính quyền lực tôn giáo ấy đã từng gây ra bao nhiêu tổn hại, đau thương và nghiệt ngã cho con người, hình thái của các tòa án dị giáo để xử quyết những người không cùng đức tin với Giáo Hội La Mã là một vết nhơ còn mãi trong dòng lịch sử nhân loại! 

 

Phật Giáo không có giáo quyền xét như là cơ cấu tổ chức với tập quyền quy ước của thế gian.  Từ khi Đức Phật còn tại thế, ngài đã không chấp nhận một hình thức giáo quyền nào cả.  Cho nên, khi ngài sắp nhập Niết bàn, tôn giả A Nan hỏi rằng sau khi ngài nhập diệt chúng Tỳ kheo lấy ai làm lãnh đạo.  Đức Phật đã xác định rất rõ rằng ngài chưa bao giờ nghĩ rằng mình là người lãnh đạo chúng Tỳ kheo, ngài chỉ là vị đạo sư dẫn đường, là vị lương y bắt mạch cho thuốc, chúng Tỳ kheo phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, phải lấy giới luật và giáo pháp làm nơi nương tựa, không trông cậy vào bất cứ ai khác.  Khi xã hội phát triển và mở rộng, mối tương quan liên hệ với nhau giữa các thành phần hiện hữu trong xã hội ngày càng chặt chẽ, Phật Giáo phải đi vào sinh hoạt xã hội để tiếp tục sứ mệnh hoằng truyền chánh pháp, phổ độ quần sinh, cho nên mới có các hình thái tổ chức ra đời.  Giáo Hội là một trong những hình thái tổ chức ấy.  Giáo Hội chỉ là phương tiện thích ứng với tình hình xã hội để hoằng pháp.  Giáo Hội không phải là cứu cánh, là mục tiêu tối hậu mà người con Phật phải nhắm đến.  Mục tiêu tối hậu đó là thành tựu sự nghiệp tự độ và độ tha bằng con đường thực nghiệm chánh pháp, nghiêm trì giới luật và phát huy tinh hoa của đạo pháp.  Chính vì vậy, Phật Giáo từ xưa đến nay không tạo dựng một thế lực giáo quyền tập trung nào để nhằm đến mục đích chi phối, chỉ đạo và điều hành những sinh hoạt Phật sự của các cộng đồng Phật Giáo trên thế giới.  Điều này thật ra là một ưu điểm đáng mừng cho những người con Phật cũng như cho cả nhân loại, vì chính như thế mà trong lịch sử hoằng truyền Phật Giáo không trở thành là thế lực tôn giáo tàn hại bất cứ con người nào, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo.

 

GHPGVNTN trong nước không phải là một Giáo Hội Công Giáo La Mã có giáo quyền xuyên quốc gia để quyết định tối hậu trong việc thành lập và giải tán các Giáo Hội tại các địa phương ngoài nước.  Do đó, các GHTN tại hải ngoại chỉ xem GHTN trong nước như là một biểu tượng tinh thần, chứ không phải là một giáo quyền trung ương tập trung có thẩm quyền quyết định mọi Phật sự tại các quốc gia địa phương.  Cũng vì vậy, các GHTN tại hải ngoại có trọn thẩm quyền duy trì tinh thần truyền thống của GHTN trong nước mà chư Tăng Ni và Phật tử đã cưu mang đến tận những đất nước mới.  Đây chính là điều mà Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí và Thượng Tọa Thích Quảng Thanh đã phát biểu, chứ không phải quý ngài không nắm vững như ông Tú Gàn đã nhận định.

 

Trong phần nhận xét thứ hai, ông Tú Gàn viết:

 

Nhận xét thứ hai: Những phát biểu của ba tăng sĩ nói trên cũng như các kháng thư của một số tăng sĩ, cư sĩ hay Phật tử đều tránh né một sự thật mà dư luận quần chúng muốn biết: Nhóm “Thân Hữu Già Lam có thật sự muốn hợp tác hay sát nhập vào với Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước như Thượng Tọa Thích Thiện Hạnh đã tố cáo hay không? Đây mới là vấn đề cần được làm sáng tỏ. Cứ tranh luận lòng vòng chẳng giải quyết được gì.

 

Lý do thứ nhất: Đây là vấn đề phân biệt “LÀN RANH QUỐC CỘNG”, nên nhóm Thân Hữu Già Lam phải trả lời dứt khoát: Có thật nhóm đã quyết định đưa Giáo Hội Ấn Quang sát nhập hay “hợp tác” với Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước hay không?

 

Lý do thứ hai: Đây là loại “VẤN ĐỀ QUẦN CHÚNG QUAN TÂM” (Problem of Public Concern) nên các cơ quan ngôn luận có trách nhiệm phải trình bày để cho dân chúng biết rõ sự thật, không thể yêu cầu “chấm dứt ngay các phát ngôn” được.

 

Khi bị một tổ chức lớn như GHPGVNTN tố cáo đích danh có âm mưu khuynh đảo Giáo Hội và liên kết với Việt Cộng mà nhóm bị tố cáo không dám minh thị phủ nhận, thì lời tố cáo đó phải được coi là đúng cho đến khi có phản chứng.

 

Qua phần nhận xét thứ hai trên của ông Tú Gàn, tôi thấy có mấy điều cần trình bày cho rõ:

 

1.  Với nhận xét trên của ông Tú Gàn, tôi có thể đưa ra hai giả thiết:  Một, Ông Tú Gàn là một người nông nổi, vì không nắm vững thông tin về vấn đề mà ông đưa ra . Cho nên, ông đã không biết rằng Hội Thân Hữu Già Lam đã công bố Tâm Thư vào ngày 10 tháng 10 năm 2007 trên báo chí cũng như trên các trang nhà điện toán toàn cầu.  Hai, ông Tú Gàn biết có Tâm Thư của Hội Thân Hữu Già Lam đã công bố, nhưng cố tình không đề cập đến để có cớ thách thức Hội Thân Hữu Già Lam đưa ra lời minh định một lần nữa, hầu tạo sự phân hóa càng nặng nề hơn trong nội bộ Phật Giáo. 

 

Trong bức Tâm Thư đó, Hội Thân Hữu Già Lam đã trình bày rõ ràng tôn chỉ, đường hướng sinh hoạt và các hoạt động mà Hội đã, đang và sẽ thực hiện.  Đặc biệt, Hội Thân Hữu Già Lam đã xác định rất rõ về thành phần nhân sự của Hội.  Qua đó, cho thấy minh bạch rằng những gì trong bản tường trình của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh là sai sự thật, là vu khống và chụp mũ.  Bởi vì, Hội Thân Hữu Già Lam không có nhân sự ở trong nước, không phải là thành phần nắm quyền chủ chốt trong các GHTN trong và ngoài nước, không chủ trương hòa hợp hòa giải với Cộng sản, không có bất cứ một hành động nào gọi là âm mưu tiêu diệt GHTN trong nước.  Tôi có liên hệ để tìm hiểu một số vị trong Hội Thân Hữu Già Lam thì được biết rằng, đối với nhị vị đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, Hội  Thân Hữu Già Lam một lòng tôn kính, đặc biệt đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang là bậc giáo thọ sư đã từng giảng dạy Kinh Pháp Bảo Đàn tại lớp cao cấp Phật Học Quảng Hương Già Lam trong các năm 1980, 1981. 

 

Xin đơn cử trường hợp của ông Trần Quang Thuận và ông Bùi Ngọc Đường mà Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh đã tố cáo trong bản tường trình thì đủ cho thấy rằng vị Hòa Thượng này đã không nói sự thật.  Xin trích vài đoạn trong bài viết của Tâm Tịnh:

 

“Hãy nghe lời lẽ của bản Tường Trình: Anh Trần Quang Thuận chê trách Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Bùi Ngọc Đường ngoài những lờì như anh Thuận còn chê bai Giáo Hội. Sau hết Bùi Ngọc Ðường khuyên chúng tôi từ chức Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống để nghỉ ngơi, giống như hệt lời Thượng Tướng Công An Nguyễn Văn Hướng đã khuyên Ðức Tăng Thống thôi việc, nghỉ ngơi”.

 

“Tôi có hỏi anh Trần Quang Thuận về điểm này, anh cho biết: “anh đến thăm Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh hai lần, một lần khi từ Sàigòn ra và lần thứ hai sau khi từ Hànội vào, được Hòa Thượng mời dùng cơm. Anh Thuận cho biết đến thăm Hòa Thượng Viện Trưởng 10 ngày trước khi về Mỹ, nên khi thăm Hòa Thượng Thiện Hạnh thì chưa thăm Hòa Thượng Viện Trưởng, do đó làm sao có chuyện chê trách. Hơn nữa dùng danh từ chê trách thì không đúng lắm. Ngay bây giờ dù Hòa Thượng Thiện Hạnh có nói vậy chăng nữa, tôi cũng không chê trách Hòa Thượng, huống gì đối với Hòa Thượng Viện Trưởng mà tôi rất tôn kính, đã quen biết từ năm 1951 khi tôi ra Hà Nội ở chùa Quán Sứ. Tôi ghé thăm Hòa Thượng Viện Trưởng sau khi từ Huế vào Saìgòn chuẩn bị trở về Mỹ. Sau thời gian thăm hỏi, cung cấp tin tức và nhận xét sau thời gian thăm viếng các nơi, thấy Hòa Thượng độ rày trông khoẻ mạnh hơn năm ngoái nên tôi xin chụp hình để về Mỹ cho quí Thầy và Phật tử thấy. Khi trao đổi quan điểm không thấy Hòa Thượng tỏ lộ bực mình thì sao gọi là chê trách”.

 

“Anh Trần Quang Thuận cho biết tiếp: “trên lập trường chính trị, Hòa Thượng Viện Trưởng cũng như các thành viên trong Hội Ðồng Giáo Phẩm, Hội Ðồng Ðiều Hành, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ và anh không khác biệt mấy, đôi khi có bất đồng ý kiến chẳng qua về phương thức diễn đạt và trọng tâm. Tôi thì không thích dùng nhũng từ ngữ to lớn không cần thiết, chẳng hạn như khi nói đến việc Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðaọ thăm viếng, ủy lạo cho tập thể dân oan, viết “Các cuộc cứu trợ thuần tuý từ thiện, xã hội của Giáo Hội . . .” không cần thiết phải để chữ thuần túy làm gì.”  Về trọng tâm, anh Thuận nói: đồng ý hoạt động dân chủ rất cần để nói lên sự quan tâm của Giáo Hội, nhưng nó không phải là hoạt động chính của Giáo Hội. Chống độc tài, chuyên chính là chính đáng, nhưng chống không có nghĩa là thù hận. Một ngày nào đó khi Việt Nam không còn dưới chế độ cọng sản, nhưng nếu bị một chính quyền độc tài nào khác cai trị thì Phật Giáo cũng không thể ủng hộ. Không ủng hộ, nhưng không hận thù. Ðạo Phật không thù hận. Trong ngôn ngữ Phật Giáo không có hận thù dù bị hành hạ, dù bị đối xử bất công. Anh Thuận còn nói thêm: đối với chư Tăng Ni, Phật Tử, anh không phân biệt thuộc phe nhóm nào mà đều xem là người nhà, là bạn đạo. Không có Phật Giáo Quốc Doanh, không có Phật Giáo Thống Nhất mà chỉ có những hình thái riêng biệt.  Nếu bảo đó là không chính chuyên, là quay lưng lại với Giáo Hội thì xin đầu hàng . . .”

 

“Sau khi nói chuyện với anh Trần Quang Thuận xong, chúng tôi gọi điện thoại hỏi anh Bùi Ngọc Ðường thì anh cho biết:  “không những không khuyên Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh từ chức Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống mà còn khuyến khích Hòa Thượng ở lại ngôi vị khi Hòa Thượng tỏ vẻ chán ngán...”  (Tâm Tịnh, Tìm Hiểu Giáo Chỉ - Thông Bạch - Tường Trình – Thông Cáo – Thông Tư của GHPGVNTN trong những ngày qua, www.phusaonline.free.fr ).

 

2.  Ông Tú Gàn đã đưa ra hai lý do:  “Phân biệt làn ranh Quốc Cộng” và “vấn đề quần chúng quan tâm.”  Tôi thấy cần phải đặt ra đây nghi vấn rằng tại sao ông Tú Gàn lại quan tâm đến chuyện nội bộ của GHTN, của Phật Giáo như vậy?  Ông Tú Gàn có thật sự quan tâm đến vấn đề Phật Giáo vì cảm thông nỗi đau thương trước cơn biến động hiện nay của GHTN như bao nhiêu đồng hương Phật tử khác?  Ông Tú Gàn đã thật sự có minh bạch trong vấn đề “phân biệt lằn ranh Quốc-Công” chưa?  

 

Từ lâu nay, ông Tú Gàn đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề Phật Giáo, vấn đề GHTN, cho nên, ông thường xuyên viết bài chỉ trích, vu khống, xuyên tạc, đánh phá từ cá nhân các vị tăng, ni cho đến tổ chức Giáo Hội.   Từ cách quan tâm đến việc làm đó của ông khiến cho nhiều người nghi ngờ thiện chí và tấm lòng của ông đối với Phật Giáo!  Tại sao ông Tú Gàn chỉ toàn là chỉ trích, nói xấu và đánh phá Phật Giáo mà không hề đưa ra được một lời xây dựng, một ý tưởng quan tâm bằng tấm lòng cảm thông, thương tưởng?  Đối trước hiện trạng đau lòng của Phật Giáo nói chung và GHTN nói riêng như thế này, có thể ảnh hưởng sâu đậm đến tinh thần đoàn kết và hòa hợp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, và do đó ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương, tại sao ông Tú Gàn không biểu hiện được một tâm ý tốt, một hành động cụ thể góp phần hàn gắn và xây dựng?  Người ta chỉ thấy ông đánh phá mà thôi! 

 

Đối với Hội Thân Hữu Già Lam, đối với Phật Giáo thì ông bạo miệng tuyên bố và đặt vấn đề về việc “phân biệt lằn ranh Quốc-Cộng”, còn đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tại sao không thấy ông nói gì cả?  Hội Đồng Giám Mục Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã im lặng một cách khó hiểu đối với chính sách đàn áp tôn giáo khốc liệt của chế độ Cộng sản mà đặc biệt là đối với trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giám mục Mai Thanh Lương thênh thang từ Hoa Kỳ về trong nước, Hồng Y Phạm Minh Mẫn thong dong từ Sàigòn đến Little Saigon để vận động tài chánh sao không thấy ông đặt vấn đề “phân biệt lằn ranh Quốc-Cộng”?  Các chức sắc của Tòa Thánh Vatican đến Việt Nam trên mười mấy lần để bàn việc bang giao chính thức với Hà Nội, ông thủ tướng Việt Nam Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng đi triều kiến Giáo Hoàng tại Rome sao không thấy ông Tú Gàn đặt vấn đề “phân biệt lằn ranh Quốc-Cộng”?  Trước các tin tức như dưới đây sao không thấy ông Tú Gàn quan tâm và đặt vấn đề “phân biệt lằn ranh Quốc-Cộng”?

 

VATICAN 25/01/07 — Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI đã tiếp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong ngày 25/01/07, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam. Theo Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đây là cuộc họp ở mức độ cao cấp nhất, sau hàng chục năm hai bên có những căng thẳng về ngoại giao.

 

Phòng báo chí cho biết ĐGH đã tiếp kiến Thủ Tướng Việt Nam và phái đoàn trong nửa giờ tại thư viện riêng của ĐGH. Đây là nơi ĐGH thường tiếp những nhân vật quan trọng của thế giới. Theo sự quan sát của các ký giả, buôi tiếp kiến đã diễn ra trong bầu khí rất thân thiện.

 

“Bản tuyên cáo báo chí cho biết thêm: “Tòa Thánh hài lòng với cuộc thăm viếng này, nó đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bình thường hóa ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam.”

 

Tòa Thánh cũng ca ngợi những tiến bộ cụ thể trong những năm gần đây đối với việc giáo hội Công Giáo có được thêm tự do tôn giáo ở Việt Nam.

 

“Người ta cũng suy diễn rằng một khi có quan hệ chính thức, Giáo Hội sẽ đẩy mạnh các công tác trợ giúp y tế, dịch vụ xã hội cho dân chúng Việt Nam.

 

Tòa Thánh cũng hy vọng rằng cuộc đối thoại sẽ dẫn đến việc hợp tác có kết qủa giữa Giáo Hội và nhà nước để các người Công Giáo có thể đóng góp vào lợi ích chung của quốc gia, đồng thời đẩy mạnh các giá trị luân lý đặc biệt cho giới trẻ và những người cần được trợ giúp.

 

Tại nhà thờ chính tòa ở thủ đô Hà Nội, giáo dân đứng ở sân nhà thờ đã hò reo, mừng rỡ khi đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, loan tin Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm viếng Tòa Thánh Vatican.

 

Linh Mục Lê Trọng Cung tuyên bố rằng cuộc viếng thăm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập với cộng đồng thế giới.”  (Nguyễn Long Thao, ĐGH đã tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, VietCatholicNews ngày 25 tháng 01 năm 2007, www.vietcatholic.net/News ).

 

Với các sự việc trên đây thì không thấy ông Tú Gàn quan tâm và đặt vấn đề “phân biệt lằn ranh Quốc-Cộng”.  Ngược lại, ông Tú Gàn đã ngang nhiên chụp mũ Hòa Thượng Thích Chơn Thành, như:

 

Về sự to tiếng của Hòa Thượng Chơn Thành ở chùa Liên Hoa, số 9561 Bixby Ave., Garden Grove, California, chúng ta chỉ cần nhìn lại một biến cố đã xẩy ra tại chùa này vào năm 2000, chúng ta sẽ khám phá ra nguyên nhân ngay.

 

1.- Mưu toan “hòa hợp” với Việt Cộng: Tờ Việt Báo ở Orange County số ra ngày 18.10.2000 cho biết ngày 1.10.2000, Hòa Thượng Quảng Liên từ Việt Nam đã đến thăm Quận Cam theo lời mời của Giáo Hội Vạn Hạnh tại Hoa Kỳ.

 

Trong “bữa cơm đạo vị và thân mật” tại chùa Liên Hoa có sự tham dự “đông đủ Tăng Ni đoàn, cư sĩ Phật tử, gia đình Phật tử, v.v...”, các vị đã “bày tỏ tâm tình chân thật muốn trông thấy hai Giáo Hội Việt Nam được hòa hợp lại với nhau, làm Phật sự chung và góp phần xây dựng Tổ Quốc Việt Nam được giàu mạnh tự do dân chủ.” Các vị đã nhất trí giao phó cho Hòa Thượng Quảng Liên khi trở về nước phải bằng mọi cách “tạo hòa giải hòa hợp Phật giáo”. Hòa Thượng Quảng Liên coi đây là “Ý kiến cao thượng đúng như lời Phật dạy” mà các vị chỉ giáo cho Hòa Thượng.

 

Trước khi có vài điều cần nói rõ về quan điểm của ông Tú Gàn trong đoạn trích trên, tôi xin đưa ra đây hai câu trả lời của Hồng Y Phạm Minh Mẫn về sự hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo Nhà Nước và Giáo Hội Công Giáo La Mã Thầm Lặng tại Trung  Quốc để độc giả cùng suy nghiệm:

 

“Câu IV và V: Về Giáo Hội công khai và hầm trú.

ÐHY Mẫn: Chúng tôi không có dịp tiếp cận với thực tế vấn đề nầy. Vả lại trước khi đi, mọi người trong đoàn đã thống nhất với nhau là cần có một thái độ cư xử với mọi người như anh em một nhà, con một Cha, không phân biệt trên hầm hay dưới hầm, trong hay ngoài tổ chức yêu nước... Trước 1980, chúng ta cũng có Giáo Hội miền Bắc và Giáo Hội miền Nam. Chúng tôi cũng có chia sẻ kinh nghiệm về hành trình thống nhất và giải quyết nhiều tồn tại của thời đóng cửa, qua mối quan hệ 3 bên: Hội Ðồng Giám Mục, Nhà Nước và Vatican.”

 

“Câu IX: Bài học thực hành qua chuyến viếng thăm.

“ÐHY Mẫn: Chuyến viếng thăm lần nầy cho tôi bài học thực hành nầy: 

(1) bản chất của Giáo Hội là hiệp thông, và sự hiệp thông cần được cụ thể hoá, bước đầu là tiếp cận và trao đổi, đồng cảm và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho nhau...

 

(2) sứ vụ của Giáo Hội là yêu thương và phục vụ. Phục vụ cho Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô và cũng là phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người. Con người nào? Cụ thể là con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu, con người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, với ý thức rằng con người và cộng đồng thuộc mọi chế độ và mọi nền kinh tế, trong tiềm năng, đều là anh em một nhà trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay.” (ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc – VietCatholicNews ngày 23 tháng 10, 2007 – www.vietcatholic.net ).

 

Ở đây chúng ta thấy rất rõ suy tư và hành động của những nhà tôn giáo khác hẳn với lối suy tư và hành động của những nhà chính trị.  Nhà tôn giáo nhìn vấn đề với ý nguyện là làm sao để truyền bá tôn giáo của mình, để cho tôn giáo của mình có cơ hội thuận tiện phát triển.  Thông qua sự truyền bá và phát triển của tôn giáo, nhà tôn giáo nhìn thấy mục tiêu rõ ràng rằng có như vậy mới có thể đóng góp một cách hữu hiệu và cụ thể vào công cuộc cải tiến dân sinh, phát triển xã hội.  Nhà tôn giáo còn mang trong đáy lòng chất liệu cao quý của tình thương yêu, tình đồng loại, của lòng vị tha, không thù hận, không vạch lằn ranh để trở thành hố ngăn cách giữa người và người.  Nhà tôn giáo có cái nhìn xa, rộng và bao dung hơn cái nhìn của nhà chính trị.  Đó chính là lý do tại sao Đức Phật đã không chọn con đường nối ngôi vương triều của Ca Tỳ La Vệ để thông qua con đường chính trị mà cảm hóa nhân dân và xây dựng xã hội, mà chọn con đường thành tựu Phật đạo để chuyển hóa nhân sinh.  Cuộc cách mạng chính trị thế tục chỉ là dùng sức mạnh vô minh này để thay thế sức mạnh vô minh khác.  Nhưng, cuộc cách mạng tâm linh tôn giáo là chuyển hóa tận căn để mầm móng của mọi hình thái vô minh từ trong nội thể của từng cá nhân đến cộng đồng xã hội bên ngoài. 

 

Trong ý nghĩa đó, cho dù Hòa Thượng Thích Quảng Liên hay bất cứ vị tăng, ni nào có tâm nguyện chính đáng muốn hàn gắn những đổ vỡ dẫn đến thảm cảnh phân hóa của Phật Giáo Việt Nam ngày nay giữa hai tổ chức GHTN và GHPGVN thì cũng là điều đáng hoan hỷ, đáng khích lệ, đáng tán dương, chứ tại sao lại có thái độ chống đối, xuyên tạc!  Không lẽ ông Tú Gàn và ai đó vĩnh viễn muốn cho Phật Giáo Việt Nam cứ phải đày đọa mình trong thảm cảnh phân hóa, nghi kỵ, chống đối và thù hận lẫn nhau? 

 

Vì đã từng đến thăm viếng và nghe Hòa Thượng Thích Chơn Thành trình bày quan điểm của ngài đối với Phật Giáo và đất nước, cho nên tôi biết rất rõ lập trường của Hòa Thượng vẫn trước sau như một, đó là không chấp nhận sự cai trị hà khắc của chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là chính sách đàn áp Phật Giáo và các tôn giáo tại Việt Nam từ bấy lâu nay.   Hòa Thượng là thành viên của Hội Đồng Viện Tăng Thống GHPGVNTN từ năm 2004 đến nay.  Hòa Thượng đã từng là Chủ Tịch  trong Hội Đồng Liên Tôn tại Orange County này.  Hòa Thượng đã đóng góp công đức lớn lao cho sự ổn định và trưởng thành của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Little Saigon từ trên hai thập niên qua.  Nay ông Tú Gàn vạch lá tìm sâu để xuyên tạc tâm ý hòa hợp Tăng Già và đánh phá Hòa Thượng Thích Chơn Thành, thì ông đang có ý đồ gì đây?  Ông Tú Gàn nghĩ sao về mấy câu trả lời của Hồng Y Phạm Minh Mẫn mà tôi đã trích trên?  Không lẽ ông Tú Gàn cũng khăng khăng cho rằng quan điểm của Hồng Y Phạm Minh Mẫn như vậy cũng là “mưu toan hòa hợp với Cộng sản”?

 

Ông Tú Gàn có bao giờ tự phản tỉnh đối với những việc đánh phá Phật Giáo trong suốt nhiều năm qua?   Ông có bao giờ suy nghĩ rằng không lẽ suốt đời mình chỉ sống với cái tâm thù hận, chỉ biết đánh phá người khác, không có lấy một tấm lòng lương thiện và nhân ái biết quan tâm đến người khác bằng sự cảm thông?  Đừng nghĩ rằng chuyện đánh phá người khác, tôn giáo khác là phương thức hữu hiệu để đưa mình, đưa tôn giáo của mình đi lên, phát triển mạnh hơn lên.  Tôi xin trích ra đây lời huấn dụ của một vị quân vương tại xứ sở Ấn Độ vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch là hoàng đế Asoka, đã sống và thể hiện giáo pháp của đức Phật trong chính sách trị quốc an dân,  để mong ông Tú Gàn suy nghiệm:

 

“Chúng ta không nên tôn trọng chỉ riêng tôn giáo của mình và chỉ trích các đạo của những người khác mà nên tôn trọng các tôn giáo khác vì lý do này hay lý do khác . Với việc làm này, chúng ta mới giúp tôn giáo của mình phát triển và làm cho sự nghiệp truyền bá của các tôn giáo khác cũng phát triển. Ngược lại với hành động này, là chúng ta tự chuốc lấy tai họa cho tôn giáo mình và cũng tổn hại cho đạo khác. Bất kỳ ai tôn trọng đạo của mình và chỉ trích các đạo khác, rồi cho rằng làm như vậy là trung thành với tôn giáo của mình, nghĩ rằng "Tôi sẽ mang vinh quang về cho đạo của mình". Vì vậy, sự hòa hợp là tốt nhất: " Hãy lắng nghe tất cả và sẵn lòng lắng nghe những giáo lý mà các tôn giáo khác tuyên thuyết".” (Quan Điểm Của Phật Giáo Đối Với Các Tôn Giáo Khác – Hòa Thượng K. Sri Dhammananda, Thích nữ Giới Hương dịch, www.thuvienhoasen.org ).

 

Trần Đại Linh.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.