.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007


Câu chuyện Phật giáo
 

  • PSN - 18.05.2008
    ĐÓN ĐỌC BÁO VĂN HÓA SỐ # 128, APRIL, 2008
    LÝ KIẾN TRÚC

 

Từ Giáo chỉ 9 đến…

Từ khi Giáo chỉ số 9 ký ngày 8-9-2007 tung ra hải ngoại thì ôi thôi bao nhiêu là phiền não cho phật tử, cho cư sĩ, cho tăng già. Dư luận nhao nhao lao vào cơn khủng hoảng Phật giáo! Vậy thì: Ai tạo ra khủng hoảng? Tại sao thời điểm này phải tạo ra khủng hoảng? Người tạo ra khủng hoảng có thể kiểm soát được tiến trình và hậu quả của khủng hoảng hay không? Khủng hoảng thật mà giả, giả mà thật như thế nào? v,v…

 

Khủng hoảng Phật giáo

Sau cuộc họp báo tại Little Saigon nam California công bố Giáo chỉ 9 hôm 12-10-07, Phật giáo đồ và báo chí hải ngoại bàn luận tơi bời về GHPGVNTN.

Phe ủng hộ: hoan hỉ đê đầu đảnh lễ!

Phe thất sủng kêu rêu: nếu không có GHPGVNTN thành lập năm 1992 tại San José thì chưa chắc đã có cao trào chống cộng mãnh liệt của tập thể Phật giáo đồ suốt 16 năm qua!

Phe trung dung than thở: không thể phủ nhận Phật giáo đồ hải ngoại đã góp phần rất lớn trong việc áp lực nhà cầm quyền CSVN phải từ bỏ bớt chế độ công an trị đối với các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ trong nước, công an tôn giáo phải trả “tự do hạn chế” cho hàng ngũ tăng già đối lập với chính sách tôn giáo của nhà nước!

Phe nào thì phe, trước mắt Giáo chỉ 9 đã ảnh hưởng lớn đến cuộc tranh đấu của tập thể cộng đồng Phật giáo Việt Nam tị nạn, đặc biệt tại khu vực miền nam California, một thái độ chán nản và thụ động trước hiện tình Phật giáo.  

Phật giáo đồ hải ngoại suốt 16 năm qua, dưới sự lãnh đạo của GHPGVNTNHN – Văn phòng II Viện hóa đạo, đã một lòng đứng dưới ngọn cờ của hai cao tăng tài năng và đức độ tiêu biểu cho tự do tôn giáo - tự do dân chủ tại Việt Nam, đó là hai Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, hình ảnh tranh đấu của hai ngài là ngọn lửa bất diệt; Nhưng… từ từ chỉ số cao trào chống cộng hải ngoại đang báo động lùi dần về chỉ số thoái trào. Đó là qui luật khách quan của thời thế hay do tác nhân nào tạo ra?

...

Hòa thượng Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ, hai vị chân tu dầy công đạo hạnh sau một  thời gian dài bị CS cầm tù, quản chế, đã trở thành biểu tượng lãnh đạo tinh thần của Phật giáo đồ trong và ngoài nước. Có thể nói, hình ảnh hai vị danh tăng này gắn bó với cao trào chống cộng ở hải ngoại, phần lớn do công sức vun bồi của phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris do ông Võ Văn Ái điều hành. Suốt một quá trình dài, từ Âu châu tới Úc châu, qua Mỹ châu, đến khu vực thượng tầng của các nghị viện, quốc hội,… nếu không có phòng thông tin này, chưa chắc thế giới đã lưu tâm và biết đến tên tuổi hai vị.

Hai cao tăng đã trở thành hai danh tăng trên trường quốc tế. Tác nhân chính tạo ra hai nhân vật Phật giáo Việt Nam là phòng thông tin Phật giáo Quốc tế do ông võ văn Ái điều hành, có một trụ sở nhỏ tại Paris. Phòng thông tin này là gạch nối GHPGVNTNHN với Văn phòng Trung ương Viện hoá đạo trong nước.

Sau một thời gian, cần mẫn tạo được sự tin tưởng đối với các thầy trong và ngoài nước, ảnh hưởng đầu tiên của phòng TTPGQTá tại Paris là độc quyền phỏng vấn, hỏi, thu, phát lời nói của thầy Quảng Độ. Phòng thông tin,  một loại siêu phát ngôn viên vừa được “loa” trên đài phát thanh RFA, BBC, vừa được “tải” trên hệ thống internet toàn cầu, vừa được “đọc” qua các vệ tinh TV, radio, net, báo chí, nhất là báo chí ở nam Cali phát xuất từ tinh thần hướng về dân tộc, rất chăm chỉ  tuyên truyền cho phòng thông tin.

Sau một thời gian, phòng TTPGQT đương nhiên trở thành một trung tâm chính trị nặng ký trên bàn cờ Phật giáo, những ai muốn giải quyết vấn đề GHPGVNTN phải “tham khảo ý kiến” trung tâm chính trị này.

Có thể nói, hình ảnh hai vị danh tăng này gắn bó với cao trào chống cộng ở hải ngoại, phần lớn do công sức vun bồi của phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris. Ông Võ văn Ái là người có đầy đủ phẩm chất của một nhà ẩn tàng chính trị đầy kinh nghiệm, đầy lão luyện, đủ uy tín, để thực hiện chiến dịch tôn giáo vận “nội công ngoại kích”; nếu từ ông Ái, khi PGVNTN/hải ngoại thành lập năm 1992, cao trào hành động của giáo hội này vượt lên tột đỉnh thì cũng từ ông Ái, cao trào phải thoái trào, biện pháp nhanh nhất, đởm lược nhất và cũng bạo tàn nhất là xé lực lượng thống nhất ra từng mảng. 

Thế cho nên… đùng một cái, Giáo chỉ 9 ra đời.

 

Dự liệu cho một kế hoặch Phật giáo tương lai ở hải ngoại

Cuộc họp báo của ông Võ văn Ái, bà Ỷ Lan và một số thầy hôm 12-10-07 tại Little Saigon đã làm cục diện Phật giáo thay đổi. Giáo chỉ 9 qua sự điều hành của Phòng thông tin Phật giáo, đã “Mật Tẩn Xuất” một số lớn các đệ tử “trung kiên”, và đó chính là đầu nguồn của cơn khủng hoảng Phật giáo.

Chữ ký và con dấu của hai Hòa thượng Huyền Quang-Quảng Độ xác định tầm quan trọng của GHPGVNTN về sự biến hoại này, sự biến “trung kiên” và không “trung kiên”, sự biến “khâm tuân” và không “khâm tuân”. Giới tăng già, giới cư sĩ và giới phật tử bắt đầu hoài nghi, phân vân, đo lường về những ẩn tàng chính trị phát xuất từ giới chức cao thâm nào đó đã tạo ra làn sóng phẫn uất lẫn đớn đau về cương vị của nhà lãnh đạo tinh thần có phải là nhà lãnh đạo giáo quyền hay không?

Nhìn vào cơ cấu mới của GHPGVNTNHN-VHĐ II gồm có các tăng sĩ cao cấp đứng đầu như Ht Hộ Giác, Ht Chánh Lạc, Tt Viên Lý, Tt Giác Đẳng, Pháp sư Giác Đức, nhân vật đặc biệt Võ văn Ái bên cạnh có nữ lưu Ỷ Lan, dư luận Phật giáo đổ hải ngoại không khỏi buồn mênh mông, suy tư lo ngại.

Giáo chỉ 9, văn kiện bất hủ này mở đường cho chiến dịch hỏa tốc “Giải Tán” cấp thượng tầng các GHPGVNTN ở các châu lục và “Giải Nhiệm” cấp thượng tầng cơ cấu ban HDGĐPT các miền. Theo như lời biện giải của giáo chỉ  - đó là một kế sách tái phối trí nhân sự lãnh đạo. Đó là tái phối trí, hay thực chất, đó là cách thanh lọc nội bộ đối với các thành viên mà giáo chỉ cho là đã “tiếp tay gây phân hóa, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đường hướng sinh hoạt của Giáo Hội...” và “đem thân phục vụ thế quyền... làm nghiêng ngửa Giáo Hội...”.

Những lời kết tội đanh thép trong Giáo chỉ 9 đã dẫn tới các phiên họp cơ mật thu hẹp qua các đại hội ở tiểu bang Texas, và kết quả là đã phát sinh ra một cơ cấu lãnh đạo mới của GHPGVNTN mới- văn phòng 2 Viện hóa đạo mới. Một thời gian ngắn sau, Ht Quảng Độ phê chuẩn danh sách thành viên lãnh đạo mới.

Dư luận tự hỏi: danh sách này do ông Võ văn Ái soạn sẵn gởi về cho Ht Quảng Độ hay chính Hòa thượng chọn lựa, ấn ký từ trong nước kèm theo hai chữ buộc phải “khâm tuân”?

 

Tức nước thì phải vỡ bờ.

Các biến đổi khác thường từ giáo chỉ, thông bạch, liên tiếp tựa như con dao hai lưỡi xoáy sâu vào cơn khủng hoảng. Nội lực từ trong nước đẩy ra hải ngoại, hay ngoại lực từ hải ngoại đẩy vào trong nước? Bàn cờ Phật giáo rất phức tạp cho thấy nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh ra Giáo chỉ 9 trong vòng mờ ảo đã dẫn tới việc không ai có khả năng kiểm soát được cơn khủng hoảng Phật giáo lan rộng toàn cầu, ý đồ trung tâm của ẩn tàng chính trị tạo ra chiến dịch giáo chỉ 9 đã bị bẻ sang một bước ngoặt mới, một ngã tùy cơ ứng biến của hải ngoại mà có khi không ai muốn cả!

Sau trận càn vô tiền khoáng hậu của Giáo chỉ 9, những dự liệu cho một tương lại Phật giáo ở hải ngoại đã vuột ra khỏi tầm tay nhiều người. Giáo luật “khâm tuân” đã trở nên trò hề cho hải ngoại, những bản tuyên bố, những bản quyết nghị của các đại hội Phật giáo hải ngoại tràn lan các lời lẽ ví dụ như:

Trích từ: Quyết nghị của Đại hội Kkhoáng đại kỳ IV của GHPGVNTNHN tại Canada ngày 11-2-2008 tại chùa Thuyền Tôn, Montreal: “… Những chướng duyên nội tại cũng như ngoại tại… không có cá nhân hay thế lực nào từ bên trong hay bên ngoài có thể gây chia rẽ và biến hoại... Xác định rằng GHPGVNTNHN/ Canada không bị ảnh hưởng gì về mặt pháp nhân và pháp lý đối với các quyết định của giáo chỉ, thông bạch từ trong nước hay hải ngoại, từ nội bộ Phật giáo hay từ những thế lực ngoại tại…” “Bởi vì, theo quy chế, GHPGTNHN/Canada là một tổ chức Phật giáo liên hệ tinh thần với GHPGVNTN tại Việt Nam” mà thôi! 

Trích từ: Đại hội bất thường của Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại tại chùa Bảo Quang, Santa Ana, nam California: “… Chính trên các nhận định ấy, Đại Hội đã quyết định không sử dụng danh xưng GHPGVNTNHN-HK, mặc dầu trên mặt pháp lý Giáo Hội với quá bán thành viên trong hai Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành có thẩm quyền để làm việc này, và chọn ra một danh xưng khác. Danh xưng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tạm thời sử dụng cho đến khi có một Đại Hội Khoáng Đại chính thức để quyết định về danh xưng này.

… Trên tinh thần “phục vụ Nhân loại và Dân tộc” của Hiến Chương GHPGVNTN, vận động rộng rãi Tăng Ni các giáo hội, hệ phái, tông môn đang hành đạo tại Hoa Kỳ, cùng ngồi lại trong tinh thần tương kính, tương thuận, thành lập một tổ chức Phật giáo, tạm thời lấy tên là: CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ.

Đề cập đến biến cố này, bổn báo Văn Hóa đã may mắn hạnh ngộ cùng với Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu và các bài phỏng vấn với các Ht., Tt., Giác Nhiên, Thắng Hoan, Tín Nghĩa, Chơn Thành, Nguyên Trí, Vân Đàm, Quảng Thanh; (Xem toàn văn các bài phỏng vấn trong số báo Issue # 125&126 Nov- Dec, 2007).  

Chuyện bên lề: Một danh xưng “Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” phi chính trị có khả năng sẽ ra đời để hòa tất cả mọi tổ chức vào một tổ chức. Đề nghị danh xưng này được bổn báo Văn Hóa phát biểu trong Đại hội bất thường Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại tổ chức hai ngày 11-12 tháng Giêng năm 2008 tại chùa Phổ Đà và chùa Bảo Quang thuộc thành phố Santa Ana, nam California. Tổ chức Cộng đồng Phật giáo Việt Nam Hải ngoại có là một tiến trình đệm để tiến tới Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hay không, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố lục hòa thuận duyên.

Thượng tọa Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã được đông đảo tăng ni, cư sĩ, phật tử khắp nơi suy cử làm trưởng ban tổ chức ngày Về Nguồn và đồng tổ chức thành lập Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại. Theo chương trình, Cộng đồng PGVN tại hải ngoại sẽ khai thị quy mô tại nam Cali vào tháng 9, 2008. Thầy Nguyên Trí được hàng tăng lữ tiên khởi ở hải ngoại đánh giá rất năng nổ và nhiệt tình trong các sinh hoạt Phật giáo tại quận Cam, trung tâm Phật giáo nam Cali. Trong vai trò trưởng ban tổ chức ngày Về Nguồn và trưởng ban tổ chức Cộng đồng Phật giáo Việt Nam Hải ngoại, thầy Nguyên Trí đang chịu nhiều trách nhiệm nặng nề lẫn búa rìu dư luận, hy vọng với một tấm lòng hoằng dương đạo pháp trên xứ người, xin chúc thầy làm tròn nghĩa vụ.

 

Về Thầy Quảng Độ

Những sự kiện chung quanh Đại lão Hòa thượng Quảng Độ cho thấy các dấu hiệu ẩn tàng chính trị đang vây bọc thầy một cách lớp lang, trình tự; đó là bản báo cáo của thầy Thiên Hạnh…, Giáo chỉ 9…, Thông bạch khâm tuân…, kế hoặch đưa thầy xuống đường với dân oan…, kế hoặch đưa Thầy xuống đường với thanh niên phản đối đuốc Olympic đến Saiụgon...; Ngọn đuốc Trung quốc ngang nhiên được ca sĩ Mỹ Tâm chạy “sô” giữa ở Sàigon hôm 29-4-08 không thấy tắt, mà chỉ thấy ngọn lửa từ bi yêu nước thương dân của thầy mờ dần trong kế hoặch ẩn tàng chính trị. Nghe Thầy Quảng Độ thở than mà lòng đau như cắt;

Trích từ RFA-Ỷ Lan:

“Ỷ Lan : Kính xin hòa thượng cho biết sự thể ra sao? Hòa thượng đã đến đâu để tham gia và thành quả như thế nào?

Hòa Thượng Thích Quảng Độ: Kể ra công việc xuất phát từ Thanh Minh Thiền Viện cũng là cả một vấn đề. Rất là khó khăn. Hôm nay may ra là cái ngày tôi phải đến bệnh viện tái khám. Do đó tôi đã đi rất sớm. Xong việc ở bệnh viện tôi nhắm thẳng nơi mà anh em đã hẹn để đến, thì dọc đường đến phải đi xe. Nhưng đến gần gần nơi điểm hẹn thì kẹt, rất là kẹt xe. Bởi vì các ngả đường vào đó là công an, cảnh sát đứng rất đông không cho những xe lớn đi qua. Từ đó tôi phải xuống xe và đi bộ lần theo các ngả đường có thể đi được, đường nhỏ đấy, để đến điểm hẹn. Mãi sau mới đến nơi vào khoảng 3 giờ 40 chiều tôi mới đến đó. Đến đó thì tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu, biểu hiệu mà anh em hẹn. Lác đác có một vài người mặc áo trắng. Nhưng không thấy một biểu ngữ hay bất cứ dấu hiệu nào mà anh em đã hẹn nhau, quy định. Do đó cho nên tôi nghi ngại. Có lẽ cũng chỉ là nhân viên an ninh mặc áo trắng để có thể đánh lạc hướng, nếu anh nào vô ý nhập vào đó có thể họ gây khó khăn hoặc đưa đi luôn. Lác đác thế thôi chứ không được đông. Bởi thế tôi chờ mãi, đi quanh từ chỗ hẹn từ trước đến sau cả cái chỗ tập trung đến, chỗ rước đuốc đấy, xuống chỗ trước khi giải tán. Tôi xem không thấy một người nào. Không có biểu ngữ, biểu hiệu gì hết để mình nhận định. Trong khi đó thì tôi gặp rất nhiều đoàn thanh niên với cờ đỏ năm sao của Trung Quốc, cả khẩu hiệu rước đuốc Olympic các ngả đường gần đó. Từng đoàn một chừng chục người, hai chục người, ba chục người và mười người. Họ xé nhỏ ra như thế trên nhiều ngả đường. Họ hô khẩu hiệu, họ ca hát, thì đó là về phía Trung Quốc. Chứ về phía các anh em thanh niên sinh viên thì không thấy gì. Do đó cho nên tôi đi một vòng nữa, gần 5 giờ thì mới trở về nhà và trong lòng cũng thấy buồn.

Ỷ Lan: Bạch hòa thượng có thể cho biết địa điểm hẹn để biểu tình là ở chỗ nào bạch hòa thượng?

Hòa Thượng Thích Quảng Độ: Theo chương trình tập trung hẹn ở trước Nhà Thờ Đức Bà và phía sau, rồi điểm tập trung trước khi giải tán và ca hát và tuyên bố gì đó là trước nhà hát thành phố. Đấy là điểm chính. Từ Nhà Thờ Đức Bà đi xuống đó cũng không xa bao nhiêu. Đấy, chúng tôi cũng quanh quanh ở điểm đó. Khi tôi ra về đến nhà là hơn 5 giờ rồi, thì không biết sau khi tôi về anh em có thực hiện được ý định mình không, kế hoạch của mình không? Tôi đã đi đi lại lại vài vòng xem như thế nào. Nhưng hoàn toàn yên lặng thì tôi biết rằng là đã đến giờ mà không thực hiện được. Do đó tôi đi về….” (hết trích).

Chuyện ông giám đốc Ái làm những gì và muốn những gì thì ai cũng biết; nhưng ít ai biết chuyện hải ngoại quãng năm 1994-96, đã có lần quí Thầy MT, Thầy MG, và một viên chức cao cấp ở bộ ngoại giao dàn xếp mời Thầy Quảng Độ xuất dương qua Mỹ để cám ơn bà ngoại trưởng Albright, cám ơn nghị viện Âu châu, đã từng tích cực can thiệp nhà cầm quyền CSVN thả Thầy vô điều kiện. Thế giới muốn nhân cơ hội này, trả nợ cho hàng triệu sinh linh Việt Nam liều mạng đi tìm tự do đã đánh động lương tâm thế giới, thế giới muốn nhìn thấy một tù nhân tăng sĩ Phật giáo nợ nước thù nhà sẽ đứng trên diễn đàn quốc tế phê bình chính sách sai lầm về tôn giáo tại Việt Nam. Thập niên 1990-2000, thế giới muốn vào Việt Nam, Việt Nam rắp tâm hội nhập thế giới, muốn vậy, phải có cái cầu bắc qua dòng sông đau khổ hai bên mới đến bờ bên kia được, phải có những con người dũng cảm bố cáo cái đoạn trường của nhân dân, phải có những con người gác bỏ thù riêng mà lo âu việc nước.

Thầy Quảng Độ sẽ là hình ảnh của một thiền sư tranh đấu thuần hậu cho hòa bình, cho dân chủ, cho tự do, cho lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngó xuống dân tộc Việt Nam, Thầy không hẳn là một nhà chính trị, thái độ chính trị của Thầy là biểu tượng của cái thiện chống lại cái ác, Thầy là gương mẫu lãnh tụ của hàng ngũ Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại, Thầy sẽ là một DalaiLatma Việt Nam… Nhưng mọi dàn xếp xuất ngoại đã thất bại, những khuôn mặt “cháy” ở hải ngoại đã chùn bước bậc anh hùng. Thầy nhất định không đi, Thầy ngại đi nó không cho thầy về! Thầy nhất định cố thủ ở Thanh Minh Thiền Viện để canh chừng CS, thầy muốn đánh cờ tướng quốc-cộng với đảng CS ngay trên quê hương của Thầy! Thầy khác Đức Dalai Latma ở chỗ là thầy không chịu xuất ngoại dưới sự dàn xếp của ngoại quốc, mà Thầy quyết tâm ở lại để chịu khổ hình với đồng bào. Cuối cùng,Thầy là đối tượng của đám con buôn văn hóa - tôn giáo - chính trị, đám con buôn nàụy muôn đời bị câu thúc trong một niềm tin ảo vọng.

Cả thế giới đang ngóng về Lhasa, cố đô Tây Tạng mà bậc Thánh Tăng Dalai Latma kiêm Quốc trưởng lưu vong dẫn hàng ngàn hàng vạn đệ tử của ngài bôn ba trên khắp địa cầu đang nguyện cầu cho nền tự trị Tây Tạng, các đệ tử của ngài đã làm nên chuyện lớn: dập tắt đuốc Olympic Trung quốc từ cái nôi của nó bên trời tây.

Cứ mỗi lần hình ảnh Thánh Tăng Dalai Latma xuất hiện trên khắp thế giới thì lại nhớ tới hình ảnh Thầy Quảng Độ ngồi trầm ngâm trong Thanh Minh Thiền Viện-Phú nhuận; các đệ tử, các mạng lưới của Thầy ở hải ngoại vô tình hay hưũ tình bị “Mật Tẩn Xuất” gần hết, chỉ còn có đệ tử xuất chúng của thầy là cư sĩ giáo sư tổng vụ trưởng Võ văn Ái vừa động thủ xong được một chuyện kinh thiên động địa đối với GHPGVNTNHN.

 

Về Võ văn Ái

Sau này Thầy Quảng Độ có thêm một cận tướng xuất thân từ Thầy Nhất Hạnh ở Paris, được bồi bổ thuốc xuyên tâm liên, từ Paris xuyên tâm tới Thanh Minh Thiền Viện, từ đó mọi chuyện trên thế giới đã có cận tướng thông qua với Thầy là đủ rồi. Chỉ có phòng thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris và cô Ỷ Lan mới tiếp cận được thầy. Thầy chỉ tin ở hai người này thôi.

Thủ phạm của cái gọi là từ giáo chỉ này đến giáo chỉ khác đã gây cho GHPGVNTN bộ phận tứ chi trong ngoài của Thầy Quảng Độ từ từ bị chặt đứt dần dần cho đến chấm hết. Cơn chấn động kết liễu của Giáo chỉ 9 mang lại cho Thầy có tướng mà không có quân! Có chùa mà không có tín đồ! Liên tiếp các cơ sở tự viện của GHPGVNTN trong nước bị truy bức, cô lập, dân chúng sợ hãi, thương lắm cũng chỉ quì gối bên ngoài hàng dậu mà chắp tay lậy Phật bên trong. Trạng thái chán nản, thụ động, hoài nghi ở hải ngoại dù có nghe tiếng vọng từ đáy vực kêu gào cách mấy cũng không còn hăng hái tiếp cứu, dù Đại lão Hòa thượng có buồn cách mấy cũng chỉ nghe tiếng đáp thờ ơ. Con dao hai lưỡi “nội công ngoại kích” mà họ Võ sử dụng đã phản gián, phản ánh lại diện mạo họ Võ, Đại lão Hòa thượng Quảng Độ, vị chân tu đức độ sẽ nhìn ra chân tướng cái vỏ bọc trung kiên bên cạnh ngài nó sẽ và đang hạ bệ ngài rất là êm ái.

Họ Võ kỳ rồi mới ra mắt rầm rộ ở hải ngoại một tập thơ nhan đề là “Thơ Tù” của Thầy Quảng Độ, tập thơ này được mang đi quảng bá ở các tiểu bang và được đông đảo Phật tử mua cả chục ngàn cuốn; một Hoà thượng (xin ẩn danh) cho biết nhân dịp về Thanh Minh Thiền Viện thăm Thầy Quảng Độ, Thầy Quảng Độ nhắn xin gởi cho thầy một cuốn cho thầy biết mặt mũi tập thơ tù này!

Chuyện bên lề: Tiện đây, xin nhắc thêm một điểm quan trọng là trong bản báo cáo trước Quốc hội Mỹ chiều 12 tháng 3, 2008 của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ Christopher Hills khi đến Việt Nam quan sát hiện trạng tôn giáo, ông Thứ trưởng về Mỹ đọc bản báo cáo không nhắc tới một chữ GHPGVNTN của Thầy Quảng Độ. 

Tổng thống George W. Bush trong bài diễn văn đọc ở hội nghị Prague về nền dân chủ toàn cầu ngày 5 tháng 6, 2007 đã ca ngợi các nhà đối kháng trên thế giới, trong đó tổng thống Bush chỉ nhắc tới tên cha Nguyễn Văn Lý mà thôi.

Tiện đây, cũng xin nhắc thêm một bài toán hóc búa khó xử cho Hà nội-Roma-Hội đồng Giám mục và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất liên quan tới vấn đề đất đai cơ sở tôn giáo tại Việt Nam;

 

Về Thiên chúa giáo:

- Ngày 18 tháng 6. 2004, Pháp lệnh Tôn giáo của chính phủ VN được Quốc hội phê chuẩn điều hướng lại chính sách đối với các tôn giáo trong nước.

- Ngày 25 tháng 1 năm 2007, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đi Vatican tiếp kiến Giáo Hoàng Benedict XVI, cuộc hội kiến là kết quả cho việc kể từ năm 1989, các phái bộ từ nhỏ đến cấp bộ trưởng của Vatican đã đến Việt Nam cả thẩy 14 lần để làm việc với chính phủ về chính sách Thiên chúa giáo tại VN và tương lai gần tiến tới bang giao giữa Roma và Hà Nội.

- Từ ngày 18-12-07 đến ngày 1-2-08, giữa mùa Nô en giá lạnh, Tổng giám Mục Hà nội Ngô Quang Kiệt đã huy động hàng ngàn giáo dân đến thắp nến trước cổng sắt tòa đại sứ cũ của Vatican để cầu nguyện và đòi chính phủ trả tòa đại sứ này (tòa khâm sứ) lại cho tòa Tổng giám mục Hà nội hoặc cho Hội đồng Giám mục VN.

- Giáo dân rước Thánh giá và cất lều bạt trước cổng sắt đóng kín của tòa đại sứ cũ. Hàng rào cổng bị phá toang, gíao dân rước Thánh Giá và tượng Đức Mẹ Sầu Bi đặt dưới gốc dây đa bên cạnh toà Khâm sứ. 

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ thân chinh đến thăm giáo dân và quan sát tòa khâm sứ; TGM Ngô Quang Kiệt ra đón, sau đó mời về phủ thủ tướng đàm đạo. 

- Ngày 1-2-2008, thể theo lời khuyên trong thư của Đức Hồng y Bertone từ Roma gởi về cho HĐGMVN và giáo dân Việt, Thánh giá từ tòa đại sứ cũ được rước về toà Tổng giám mục và đưa cất lều bạt về nhà. Hồng y Bertone cũng gởi một lá thư riêng cho TT Dũng.

- HĐGMVN và tòa TGM Hà Nội hội thảo liên miên.

- Giáo dân không còn cảnh thắp nến và cầu nguyện trước tòa khâm sứ cũ, nhưng giáo dân ấp Thái Hà và một số địa phận khác tiếp tục cầu nguyện đòi đất đai và cơ sở công giáo.

- Ngày 5-5-2008, bản tin của thông tấn tòa thánh Asia News.it thông báo “Một phái đoàn Vatican trong tương lai gần sẽ đến thăm Việt Nam, chuyến đi này có thể dẫn tới việc tái lập bang giao giữa Hà Nội và Roma.”

- Cho đến nay tình hình đã trở lại yên tĩnh.

 

Về Giáo hội Phật giáo và Việt Nam Quốc tự: 

- Ngày 4-1-1964, một đại hội Phật giáo đúc kết bản Hiến chương Phật giáo VN do Tt Thích Tâm Châu đề xuất.

- Ngày 12-1-1964, đại hội Phật giáo bầu xong hai viện Tăng thống (Viện trưởng Ht Thích Tịnh Khiết) và Hóa đạo (Viện trưởng Tt Thích Tâm Châu).

- Ngày 13-1-1964, Hiến chương PGVN do Tt Tâm Châu soạn thảo gởi lên chính phủ (Quốc trưởng Dương Văn Minh).

- Ngày 24-3-1964, Hiến chương PGVN được Bộ Nội vụ ký nghị định công nhận đưa lên Trung tướng Nguyễn Khánh CT Hội đồng Quân đội ký - ban hành bằng sắc luật 14/5. (Ghi chú thêm: cuối năm 1966, Tt Tâm Châu xé Hiến chương PGVN vì nó đã chia Phật giáo ra thành hai khối Ấn Quang và Quốc Tự). 

- Ngày 26-4-1964, buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Việt Nam Quốc Tự trong khu đất khoảng 45 ngàn mét vuông bên cạnh đường Trần Quốc Toản-Quận 10; dự lễ có Quốc trưởng Đại tướng Dương văn Minh và Thủ tướng Trung tướng Nguyễn Khánh. Kinh phí xây VNQT lên tới khoảng 100 triệu đồng tiền thời bấy giờ.

- Ngày 23-2-2008, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Quận 10 Tp. HCM “chính thức” ký giấy phép cho công ty Berjaya Land Bhd (B-Land) thuộc tập đoàn Berjaya, Malaysia thuê mướn 50 năm trong khu đất Việt Nam Quốc Tự là sở hữu chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1964 cho đến nay, để xây dựng ba tòa bin đinh cao tầng chóp nhọn gọi là Trung tâm Tài chánh Việt Nam.

- Ngày 12-3-2008, duy nhất tại hải ngoại, chỉ có Đại lão Hoà thượng Thích Tâm Châu lên tiếng chính thức gởi văn bản kiến nghị lên chính phủ nước CHXHCNVN phản đối công trình này xây cất làm hủy hoại di sản văn hóa Phật giáo.   

 

Cộng đồng Phật giáo VN Hải ngoại

Kế hoặch tái phối trí nhân sự lãnh đạo của Giáo chỉ 9 muốn tái cấu trúc lại sức mạnh chỉ huy thống nhất từ Giáo hội PGVNTN trong nước+hải ngoại và Văn phòng I+II Viện hoá đạo, nhưng ngược lại, nó chính là nguyên nhân liên tiếp tạo ra cơn “nước lũ” cho Phật giáo. Do nước lũ, trầm trọng nhất là nội lực đã bị xé ra từng mảnh; do nước lũ, ngoại nhân ngoại đạo hay nội trùng tha hồ thao túng, lũng đoạn và tạo chia rẽ; do nước lũ, các tổ chức Phật giáo trên thế giới có lý do để xác định, be bờ lại mối liên hệ GHPGVN trong ngoài và tư cách pháp nhân độc lập - tự trị.

Sau Giáo chỉ 9, hệ thống GHPGVNTN khắp các châu lục sụp đô như “quân bài domino”. Phản ứng tiêu cực nơi các chùa là các thầy quay trở lại thuở ban sơ, tức là cái thuở chưa thành lập GHPGVNTN/HN (1992). Chùa nào lo giữ hồn chùa nấy; hoặc hiện nay, phản ứng tích cực tập trung ở trọng điểm Phật giáo nam California, đã hình thành các khuynh hướng (đứng về mặt tổ chức hành chánh), một khuynh hướng ngả theo cơ chế của giáo hội mới-văn phòng II mới tái cấu trúc, một khuynh hướng “trung dung”, và một tổ chức mới lấy danh xưng là “Cộng đồng Phật giáo VN tại Hải ngoại”, tổ chức này quyết tâm liên kết nhiều tông phái hệ phái Phật giáo trên căn bản thanh tịnh hòa hợp, trên tinh thần độc lập - tự trị, đã được nhiều cao tăng đạo hạnh hoan hỉ chứng minh thuận duyên kỳ vọng.

Có dư luận cho rằng, việc thành lập tậỉp thể Cộng đống Phật giáo VN tại Hải ngoại là dự mưu hòa hợp hòa giải với GHPGVN nhà nước, loại trừ dần tầm ảnh hưởng của hai Đại lão Hòa thượng Huyền Quang -  Quảng Độ, tạo ra một hiểm nguy bậc nhất về hình ảnh lu mờ lãnh đạo của hai đại lão cao tăng tranh đấu cho nền Phật giáo Việt Nam, hai vịụ không còn giữ ở ngôi vị biểu tượng hàng đầu trong công cuộc vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ, hai vị đã bị lùa vào cô lập một cách tinh xảo. Trong cô đơn và bẽ bàng, không ai còn sắc sảo trong việc phân biệt rạch ròi giữa tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng đang chập chờn giữa mê cung, mê lộ.

Cũng có lập luận cho rằng, Cộng đồng Phật giáo VN tại hải ngoại được thành lập, gián tiếp nói lên điều không cứ gì cần phải có GHPGVNTN/HN-Văn phòng II Viện hóa đạo điều hành, mới có được tập thể Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại, mới có được ngoại lực quốc tế đẩy mạnh cho tự do tín ngưỡng ở quê nhà. Sau 33 năm trăn trở nơi xứ người, tập thể Phật giáo Việt Nam hải ngoại là một thực thể đang tồn tại và đang phát triển với bản thể riêng của nó, nó miễn trừ mọi sự thống thuộc có tính áp đặt, kể các các tổ chức Phật giáo tân lập sau này, nếu có ma chướng mông muội hay tính áp chế đi ngược lại với tâm tư tình cảm của đồng bào Phật tử tị nạn, quần chúng sẽ có thừa tinh khôn xem xét đường đi nước bước của tổ chức đó để ủng hộ hay chia tay.

 

Với Phật giáo đồ

Phật giáo đồ hải ngoại, đó là một tập thể tự do tuyệt đối, tự do từ niềm tin và đức tin của đồng bào do chính đồng bào lựa chọn. 30 năm qua đủ xác tín người Phật tử biết đặt niềm tin vào những vị thầy đạo cao đức trọng. Chùa - một thể tính đặc thù ở hải ngoại, đồng thời vừa mái nhà che chở hồn dân tộc, vừa là đơn vị hành chánh nếu lập trình thống kê. Một tập hợp Phật tử có thể được điểm danh từ mỗi chùa, mỗi chùa là một tập hợp Phật tử tùy theo khu vực địa lý nhân văn, tùy theo pháp lực-bồ tát của quý thầy trụ trì và hội đồng quản trị mà qui tụ được đông hay ít Phật tử; cho nên, chùa là hạt nhân để có thể đo lường được tiềm lực Phật tử ở đó.

Một yếu tố khác tuy cục bộ nhưng khá quan trọng, ví dụ như một ngôi Chùa nào đó, do thầy viện chủ theo phái nam tông, bắc tông, hay bản thân thầy trụ trì là người gốc miền nam, miền trung hay miền bắc, chùa đó thường thu hút số lượng Phật tử cùng chung gốc gác. Yếu tố này không phải là sự chia rẽ mà là tâm lý bình thường của người Việt hay có thói quen gần gũi với người đồng hương có cùng nơi chôn nhau cắt rún. Yếu tố tâm linh của Phật tử Việt Nam thuần hậu hướng về Phật Tổ, cho nên dù có nhiều phát hiện tiêu cực nơi một số cá nhân tăng sĩ, vẫn không làm ảnh hưởng xấu đến lòng mộ đạo, giữ đạo ở xứ người.

Có lập luận cho rằng, ý nghĩa thâm sâu của Giáo chỉ 9 là nhằm điều chỉnh lại lực lượng phật giáo chống cộng ở hải ngoại sao cho phù hợp với tình hình mới. Với hơn 500 ngôi chùa tự viện lớn nhỏ, với hơn triệu Phật tử rải rác khắp nơi trên thế giới, một lực lượng đáng kể, tuy lực lượng này còn đang ở dạng tản mạn, tản mạn nhưng vẫn có mẫu số chung là chống cộng, tản mạn có thể là một yếu điểm mỗi khi cần tập trung, nhưng cũng có thể là một ưu điểm nếu xét về mặt bằng khu vực trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, địa bàn rộng là mặt trận lớn, nếu được lãnh đạo đúng mức.

Phiêu bạt nơi xứ người, hàng triệu người Phật tử VN hít thở bầu không khí tự do, học hỏi những tư tưởng cột trụ của tự do để rút ra cái tinh hoa của nền dân chủ phương tây, rút ra cái nhược điểm của tự do quá độ, thái độ nhận thức chung của Phật tử hải ngoại là chống độc tài. Độc tài ngày nay được hiểu là độc tài chính trị, độc tài kinh tế và độc tài văn hóa, văn hóa bao gồm cả tôn giáo. Ngày nay, thế kỷ 21, chủ nghĩa độc tài tượng trưng cho chủ nghĩa ám muội, nghèo nàn và đơn điệu, một khi nhu cầu thăng tiến của loài người mở rộng trong mọi sinh hoạt xã hội, chủ nghĩa độc tài buộc phải thoái lui.

Sinh hoạt tự do cho ra đời vô số sản phẩm vật chất mới, sản phẩm trí tuệ mới, và đồng thời, cũng nảy sinh ra tư tưởng tranh đấu mới. Các nhà tranh đấu phản kháng thời thượng thực hiện tư tưởng tự do bằng cách biến nó thành qui luật khách quan của thời đại, tự do được sử dụng như một loại vũ khí định chế uyển chuyển - mềm dẻo có thể làm lung lay tiến trình lịch sử của nền kinh tế thị trường không dân chủ!

Trích từ sách “Mạn Đàm”: “… Dân chủ không phải là sự xa hoa của một quốc gia tân tiến mà còn là một điều kiện sống còn của nền kinh tế lành mạnh”. “… Khi chúng ta cải tổ kinh tế đúng, kinh tế phát triển, dân sẽ thỏa mãn và xã hội ổn định”.

Xin thưa: Xã hội ổn định không có nghĩa là đã có tự do và dân chủ. Vì dân chủ và tự do có tự động mang đến cho chúng ta không? Không. Dân chủ và Tự do không thể xin cho mà phải đòi mới có. Thuyết đầu vào kinh tế đầu ra chính trị không thể đứng vững được, một khi đầu ra chính trị sinh nở trong một nền kinh tế thị trường có định hướng, tự thân nó đã tạo ra một giai cấp thống trị mới với đầy đủ đặc quyền đặc lợi. Giai cấp mới này rất sợ tự do ngôn luận đả kích nó và tự do dân chủ pháp trị thay đổi nó.

Trích từ cựu TT Võ Văn Kiệt: “...Nếu không có chính sách hợp lý và không chống được tham nhũng để quá trình tích lũy tư bản diễn ra như thời hoang dã thì không bao giờ tạo ra được công bằng và sự phát triển bền vững. Tích lũy tư bản diễn ra như thời hoang dã có nghĩa là nhờ hối mại quyền lực và có được đặc quyền khai thác tài nguyên, đặc biệt là đất đai.

… Theo báo cáo 2007, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam có mức sống dưới 1 đô la Mỹ mỗi ngày hiện chỉ còn chưa tới 15%. Nhưng cựu thủ tướng nhấn mạnh rằng, mới đây báo chí phát hiện rất nhiều nhà tranh vách đất ở một số địa phương mà theo báo cáo thì trước đó đã ngói hóa 100%. (?)

Xin thưa: Con chim báo bão suốt đời làm cách mạng trước khi trở về với cát bụi đã thốt ra tiếng nói thành thật tha thiết từ lương tâm.

Thật ra, Tự do và Dân chủ đã có hàng ngàn năm nay trong lịch sử Vua Hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tựỉ do và dân chủ là tâm thức căn sâu cố đế của người Việt Nam, đỉnh cao của sinh hoạt tự do và dân chủ trong lịch sử Việt là sân chùa, sân đình, là hội nghị Bình than-Diên hồng. Việt Nam hiện nay với dân số trên 85 triệu người, đã có trên 60 phần trăm người theo đạo Phật. Phật giáo là tự do. Phật giáo không bắt ai nô lệ đạo Phật. Phật giáo không phải là tín lý tróí buộc mọi tri thức khác biệt. Phật giáo không kỳ thị và cũng không lệ thuộc. Cho nên Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào đất Việt đã hóa thành Phật Việt từ hàng ngàn năm nay. Người Việt ly hương ra hải ngoại mang theo tâm thức Phật Việt của mình, tâm thức về Đức Thích Ca Mâu Ni giáng trần là để nhằm khai thị cho chúng sanh giác ngộ nhập Phật tri kiến, tức là khai mở cho chúng sanh biết được cái chân thiện mỹ nó nằm ở trong ta, nó là hiện thân của tự do, của vô ngã, và nó không bao giờ bị từ khước khi con người lên tiếng  đòi.

Phát xuất từ niềm tin và đức tin nơi chánh đạo Phật Việt, thời đại hôm nay đã xuất hiện một số nhân vật tiến bộ dám đứng lên đòi cởi phăng cái áo mác xít - cái áo chuyên chính đã đóng trọn vai trò hủy diệt của lịch sử, bước sang thế kỷ 21, cái áo này phải sám hối, phải nhập thất, phải tự vượt thắng để giành lại ông thiện từ tay ông ác. Tuy mới chỉ có một sốâ người mở đường cho cuộc cách mạng toàn diện, nhưng nếu toàn dân đòi đảng CSVN cởi phăng cái áo Mác xít ra thì đảng quyết định ra sao?

Với khuynh hường tranh đấu ôn hòa bất bạo động, Cộng đồng Phật giáo VN và Phật giáo đồ hải ngoại tự thân vốn là sự trong sáng tinh thần và lòng dũng cảm, sẽ tiếp tục kiên tâm tu dưỡng theo bài học dâng hiến - từ bi- cảm thông - tự chứng của Đấng Từ Phụ.

 

Giữ Chùa và Hoằng Pháp

Tham dự một số hội thảo Phật giáo ở hải ngoại, bổn báo thường lên tiếng xin quí Thầy nêu khẩu hiệu: “Giữ Chùa và Hoằng Pháp”. Bổn báo cũng biết rằng, muốn giữ Chùa thì phải xây chùa trước đã, thế hệ di dân tị nạn đầu tiên của người Việt trong đó có các sư sãi bung ra thế giới đã khổ công ròng rã dựng chùa ba mươi năm qua. Cả triệu sinh linh vượt biển lênh đênh trên những con thuyền lá mỏng giữa biển khơi chập chùng chắp tay niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát”- Mẹ Bồ Tát đã hiện ra cứu khổ cứu nạn đàn con Lạc cháu Hồng của Mẹ.

Đặt chân đến miền đất của tự do, về cơ bản, người Việt lưu vong phải lo cơm áo trước, lo cơm áo đầy đủ rồi mới thăng tiến tới việc tăng trưởng kinh tế gia đình, gia đình sung túc đóng góp vào xã hội, an sinh xã hội đi đôi với đời sống tâm linh, vì vậy sự phát triển của kinh tế bao hàm việc việc mở rộng con đường dựng chùa, giữ chùa và hoằng dương đạo pháp. Ông bà mình có câu: “Có thực mới vực được đạo”; đó chính là nguyên lý căn bản trả lời cho kết quả của sự phát triển của nền Phật giáo Việt Nam hải ngoại nói chung và nói riêng đối với từng đơn vị chùa.

Đàn con Phật tử nay đã xây dựng hơn 500 ngôi chùa lớn nhỏ rải rác trên khắp thế giới (theo thống kê của Tổ Đình Minh Đăng Quang); có chùa rồi giao cho Thầy, Thầy lo giữ chùa trả ơn cho Phật, biết rằng giữ được một ngôi chùa ở hải ngoại không phải là việc đơn giản, như vậy, ai sẽ cùng Thầy giữ chùa: Phật tử. Nay đã hơn 30 năm, quí Thầy viện chủ, trụ trì thế hệ thứ nhất đã tới lúc già yếu, ai sẽ kế thừa? Ai có đủ đức độ thông lưu Phật Pháp để kế thừa hàng trăm di sản vô giá chùa chiền hải ngoại. Hiện nay và tương lai, con số thống kê cho biết có tới cả triệu Phật tử Việt sinh sống khắp nơi trên thế giới. Mái chùa là nơi che chở hồn dân tộc hải ngoại, mái chùa là nơi hoằng dương Phật pháp, mái chùa là nơi tu dưỡng và phát triển phật tử, do đó, việc giữ chùa và hoằng pháp phải là hai phạm trù liên kết với nhau không thể tách rời được, liên kết bằng phương pháp nào thì phải có kế hoặch hết sức là đứng đắn, trong sáng, đừng để những kẻ lợi dụng làm hoen ố ngôi chùa mồ hôi của người Việt hải ngoại.  Dã tâm phá chùa là tội ác. 

Đã có rất nhiều chùa tuân thủ theo con đường hoằng dương đạo pháp, nội dung thể hiện qua các khoá an cư kiết hạ, tu học, nhưng phần lớn lệ thuộc vào việc hướng dẫn của các tông phái, hệ phái và các gia đình Phật tử. Nhưng hầu như chưa có sự thống nhất về giáo dục Phật giáo trong các giáo hội và các gia đình phật tử tại hải ngoại. Xét về nền tảng, 30 năm qua Phật giáo hải ngoại mới chỉ giữ đuợc ở mức độ giữ đạo mà thôi, ngay cả việc truyền giáo lý, truyền đạo, cũng chưa có kế sách. Đây là nhược điểm và cũng là ưu điểm, nhược điểm đầu tiên là chưa có một hệ thống đẳng cấp đào tạo giáo dục kinh điển Phật giáo, đào tạo trình độ học vấn tăng ni, đào tạo giới tăng ni đáp ứng nhu cầu đa ngôn ngữ tiếp cận với thế hệ sau; ưu điểm của hải ngoại là luật pháp nghiêm minh và tự do.

Một trong những nhà sư đang làm công việc giữ chùa và hoằng dương đạo pháp tiêu biểu biều ở nam Cali là các thầy Nhất Hạnh, thầy Minh Thông, thầy Chơn Thành, thầy Hạnh Đạo, thầy Pháp Tánh, thầy Trí Chơn, thầy Chơn Trí, thầy Viên Lý, thầy Quảng Thanh, thầy Nguyên Trí, thầy Nguyên Siêu, sư cô Chân Thiền, và còn biết bao nhiêu tăng ni khác ở hải ngoại đã dốc lòng vì đạo pháp dân tộc.

Riêng thầy Minh Mẫn, thầy được đông đảo chư tăng ni uỷ thác thực hiện Đại lễ Phật đản 2552 tại Anaheim Conventin Center có sức chứa trên 5000 người vào ngày 18-6-2008. Đại lễ Phật Đản năm nay do thầy Minh Mẫn tổ chức là niềm tiêu biểu hãnh diện cho Phật giáo đồ tại nam Cali. Mặc dù năm nay chùa nào lo tổ chức ngày đản sanh của Đấng Từ Phụ, nhưng đứng về mặt tổ chức qui mô thì không phải là việc dễ dàng tại hải ngoại.

Nói tới thầy Minh Mẫn là phải nói tới chùa Huệ Quang, một danh thắng kiến trúc Phật giáo ở quận Cam. Nằm trên trục tuyến Westminster nối  liền ba thành phố Westminster, Garden Grove và Santa Ana, chùa trở thành một tọa độ cho đồng bào Phật tử  ở quận Cam và các thành phố vùng phụ cận khác đổ về theo xa lộ 22. Chùa Huệ Quang không những là nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là một trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa Phật giáo, là nơi mà thế trẻ tập trung hàng tuần để học hỏi giữ gìn văn hóa truyền thống nước Việt.

Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà thầy Minh Mẫn tạo dựng được một ngôi chùa mà hầu như các nhà chính khách, dân cử Mỹ Việt mỗi lần đến Quận Cam đều ghé thăm chiêm ngưỡng, thầy Minh Mẫn đã bắt đầu công việc dựng chùa và giữ chùa từ cái thuở hàn vi lao lý, từ một thiền đường nhỏ xíu khiêm tốn trên đường McFaden, sau hơn hai mươi năm nay mới có ngôi bảo tự trên đại lộ Westminster, trung tâm Little Saigon. 

Một đại lão Hòa thượng dòng thiền Quán sứ Bắc tông đã âm thầm lao dịch trong 32 năm qua để xây dựng một trung tâm văn hóa Phật giáo, văn hóa Việt Nam, cách quận Cam 30 phút xe hướng xa lộ 57 đông bắc, đó là thầy trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Pomona, vị sư khai sáng ngôi bảo tự bắc tông ờ miền nam Cali đó là Hòa thượng Thích Minh Thông. Nét đẹp mẫu mực chùa Vĩnh Nghiêm Pomona là một kiến trúc truyền thống bất hủ sáng tạo từ chùa Quán Sứ đất Thăng Long ngàn năm văn vật, là hình bóng của chùa Vĩnh Nghiêm đồ sộ nguy nga giữa thủ đô Sàigon, một ngôi chùa  được vẽ nên từ đường nét cổ truyền miền bắc đất Việt xa xôi ẩn hiện.

Vĩnh Nghiêm Pomona nay đang ở giai đoạn cuối phấn đấu hoàn thành viên mãn, xứng đáng là ngôi bảo tự lung linh hào quang Đức Phật tọa thiền giữa rặng San Bernadino quanh năm tuyết phủ đầu non bảo bọc Pomona Valley. Trong một lần được phát biểu nhân buổi lễ đầu xuân Mậu Tý tại chùa Vĩnh Nghiêm, bổn báo Văn Hóa dâng lời tuyên xưng Hòa thượng trụ trì đã hai lần gạt lệ giũ áo cà sa, bước xuống thuyền trôi theo vận nước mang theo dòng thiền Bắc tông đi tới đất tây phương; không những ngài là vị tỳ kheo hiếm quí gieo hạt giống Phật giáo Bắc tông trả ơn Đức Phật trên đất Mỹ, mà còn là nhà hoạt động xã hội trần thân ra để giúp đỡ đồng bào tị nạn từ những năm đầu chập chững sống trên xứ người. Hạt giống của ngài nay đã đơm hoa kết trái tỏa ngát hương thơm Phật tổ từ ngôi bảo tự Vĩnh Nghiêm, hạt giống bắc tông dòng thiền VĨnh Nghiêm-Quán Sứ này rồi đây sẽ luân lưu tới mức nào thì đó chính là ưu tư canh cánh trong thầy Minh Thông.

Chuyện bên lề: Trong một bài phỏng của ký giả trong nước phỏng vấn Hòa thượng Trí Quảng, những phát biểu của Ht Trí Quảng gói gọn trong chiến lược của Ban Hoằng pháp Trung ương, trích ra đây để Phật giáo hải ngoại suy nghĩ và lưu tâm.

Trích: Ht Trí Quảng: - Đoàn Giảng sư Trung ương cần xây dựng một bộ phận giảng sư chuyên đi hoằng pháp tại nước ngoài. Trong bối cảnh xã hội ngày nay, tôi thấy nhu cầu học hỏi giáo pháp của một bộ phận Phật tử Việt Nam hải ngoại là rất lớn. Cho nên, nếu chúng ta có đội ngũ giảng sư có trình độ ngoại ngữ, am tường Phật học, đi ra nước ngoài hoằng pháp thì sẽ có ý nghĩa rất lớn. Nếu các thầy trong Ban Hoằng pháp Trung ương thực hiện ý tưởng này thì tôi sẵn sàng hỗ trợ.

- PV: Như vậy, để phát triển ngành hoằng pháp, theo HT chúng ta cần phải làm gì? Và HT có gởi gắm điều gì đối với chư vị giảng sư nhân dịp năm mới?

- HT. Thích Trí Quảng: Với vai trò là một Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tôi nghĩ rằng sẽ có những hỗ trợ rất mực cần thiết để phát triển ngành hoằng pháp. Trước mắt, với vai trò là Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, tôi sẽ hỗ trợ cho quý thầy giảng sư trong những chuyến công tác hoằng pháp ở nước ngoài; xúc tiến và tạo điều kiện phát triển ngành hoằng pháp không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều khu vực trên thế giới. Với vai trò Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, việc tổ chức nghiên cứu, hội thảo, ấn hành, những công trình phát triển ngành hoằng pháp là những việc mà tôi sẽ thực hiện trong thời gian tới. (hết trích).

 

Vượt thắng chính mình

Các con đường kiên trì hộ niệm có gặp nhau không, nhưng cùng một thời điểm, song song với biến cố giáo chỉ 9 ra đời, song song với hệ thống sư sãi chùa chiền thuộc GHPGVN trong nước (thành lập năm 1981), hiện đang cai quản 15 ngàn cơ sở thờ tự, 40 ngàn chức sắc và nhà tu hành, xây dựng những quần thể kiến trúc chùa chiền vĩ đại mọc lên khắp nước, điển hình như ở Sóc Sơn, ở Hoa Lư, ở Bình Dương, ở Yên Tử, ở Đà Lạt, ở Bãi bụt-Bà Nà Sơn Trà Đà Nẵng, v.v… những biến đổi to lớn về sinh hoạt Phật giáo Việt Nam đã góp phần thay hình đổi dạng đất nước ta. 

Nhưng nếu chỉ nhìn vào những công trình to tát như trên mà vội kết luận tay sát thủ hạ đao thành bồ tát thì chưa đủ! Nếu chỉ nhìn vào cá nhân của các ông CS cao cấp như nhất tướng công thành vạn cốt khô Đại tướng CS Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng CS Phạm văn Đồng, TBTCS Đỗ Mười, Chủ tịch CS Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng CS Nguyễn Tấùn Dũng, Viện trưởng Mác - Lênin Hoàng Minh Chính, v.v… âm thầm qui y dưới cửa nhà Phật… thì cũng chưa đủ!

Vì sao, vì nó chỉ mới thay hình đổi dạng mà thôi. (Nhà báo VH chưa đề cập tới chi tiết mỹ thuật về các tác phẩm đúc-sơn-vẽ linh tượng Phật Tổ và Bồ Tát, đa phần mầu mè hoa hoè hoa sói trông rất cải lương!) Duy có một nhân vật “xét lại” hàng đầu về chủ nghĩa Mácxít - Lêninít là Viện trưởng viện triết học Mác-Lê Hoàng Minh Chính không chịu thay đổi hình tướng mà tự chứng từ việc sám hối qui y với GHPGVNTN-Thầy Quảng Độ, cho nên bổn báo xin phép trở lại câu hỏi của Uỷ ban Tôn giáo Liên hiệp quốc với đầy đủ ý nghĩa thâm sâu để hỏi nước Việt Nam có phải là một quốc gia Phật giáo hay không? Có nghĩa là nước Cộng sản Việt Nam (!) là một quốc gia Phật giáo nhìn về hình tướng hay là một quốc gia Phật giáo nhìn về bản thể. 

Nếu qui y là sự kiện khác thường đối với người cộng sản, thì sự kiện Vesak 2552-2008 đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới. Từ năm 1975 tới nay, nhìn vào Việt Nam, thế giới chỉ thấy đó là một quốc gia khét tiếng độc tài cộng sản, nay lại được Liên Hiệp Quốc khai thị cho tổ chức Đại lễ Tam Hợp-Vesak 2552 vào ngày 19 tháng 5, năm 2008. Công đầu của cuộc cách mạng tâm linh công khai này do ngài Duy Ma Cật Trí Siêu Lê Manh Thát mở đường. Xin can những ai tham lam đưa tư duy chính trị vào sự kiện tâm linh vô tiền khoáng hậu này, sa lầy chính trị chỉ làm tổn thương cho dân tộc mà thôi.

Một Bản Trường Ca Vượt Thắng nhã nhạc ngợi ca lòng nhân đạo bao la của Đức Phật sáng tạo từ tâm thức Việt Nam, sẽ bừng nở dòng Phật ca cung đình giác ngộ trong mùa Phật Đản 2008. Đó là bản đại giao hưởng Khai Giác của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo tái hiện lại con đường giác ngộ từ Thái tử Shiddarta (Tất Đạt Đa) trở thành Samkhia Munita (Đức Phật Thích Ca Mâu Mi) xuất phát từ bài kệ Ẩn hiện Hư vô, Tích linh Khai giác viết từ tinh thần của Khoá Hư Lục (bàn về hư không) của Thái thượng hoàng Trần Thái Tông. Bản đại giao hưởng 40 phút 7 chương dựa trên cảm hứng từ bài kệ và Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, là Bản Trường Ca Vượt Thắng nhã nhạc sẽ được trình tấu trong đại lễ bế mạc Vesak 2008.

Người Việt bắt đầu phóng chiếu niềm tin và hy vọng về Đại lễ Tam Hợp Vesak 2008, chuỗi dây chuyền Vesak sẽ phải có các hội nghị khoa học định hướng chung cho Phật giáo Việt Nam, vừa kiện toàn hành chánh các tổ chức Phật giáo trở thành Một Giáo Hội Thống Nhất, vừa định vị gốc rễ tư tưởng Phật Giáo Dân Tộc Việt Nam.

 

Duy Ma Cật Trí Siêu Lê Mạnh Thát, người tù Phật giáo bị CS xử tử hình

Đại lễ Vesak Tam Hợp 2008 tổ chức tại Việt Nam do quyết định cuối cùng của Uỷ ban Tôn giáo của Liên hiệp quốc nhóm họp tại Bangkok, thủ đô quốc gia Phật giáo Thailand. Người nhận được vinh dự này là người tù Phật giáo bị cộng sản Việt Nam xử tử hình, đó là Thượng tọa Trí Siêu Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát.

Trong một số báo Văn Hóa xuất bản vào tháng 10, 2007, Văn Hóa đã xưng tụng Thượng tọa Trí Siêu Lê Mạnh Thát là Duy Ma Cật của Việt Nam. Thầy Duy Ma Cật đã chứng minh cho mọi người thấy dù nhà nước Việt Nam có bắt ngay cơ hội bằng vàng này để lấy danh nghĩa đăng cai, nhưng toàn bộ tổ chức đại lễ đã báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa độc quyền.

Kể từ năm 1930 cho đến nay, công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam bắt đầu khởi động, khởi động từ một quốc gia bên bờ mở cửa để hội nhập vào cộng đồng quốc tế, hội nhập với “gia tài của Mẹ” đã bị tàn phá bởi chiến tranh và ngu dốt, bản sắc văn minh văn hóa tinh hoa của dân tộc đã bị chủ nghĩa giai cấp triệt hạ tận gốc rễ, may ra, cơ hội Đại lễ Phật Đản 2552-(2008) là một đại tập thành duyên chúng để tái tạo lại tâm linh Việt Nam. Trách nhiệm to lớn của thầy Duy Ma Cật Trí Siêu Lê Mạnh Thát là mang đời sống tâm linh Phật giáo trả lại cho dân tộc Việt Nam.

Gần đến Phật Đản, Thầy Trí Siêu tung ra loạt bài - 7 công án Sử về lịch sử và huyền sử dân tộc Việt. Thầy Trí Siêu muốn gởi một thông điệp xét lại lịch sử mờ mịt của dân tộc Việt đã bị đám mây mù thế kỷ khuất lấp hàng ngàn năm nay. Tuy thầy Trí Siêu không nói, nhưng gián tiếp phê bình xưa nay các nhà hoạt động văn hóa chỉ biết tuân thủ theo lời phán - hạ bút của các sử gia để hậu thế hiểu sai lệch văn học sử nước nhà theo thời gian.

Tất nhiên, phát hiện nào cũng bị đối kháng, các công án Sử của Thầy Trí Siêu chưa hẳn đã là chân lý mà còn cần có thời gian nghiên cứu truy tầm. Ở ngoài Bắc có bốn ông tiến sĩ sử học “Lâm-Lê-Tấn-Vượng” danh tiếng vang lừng, ba ông tiến sĩ Lâm-Lê-Trung phản biện thầy Trí Siêu tức thời qua một số lập luận đăng tải trên báo chí.

Loạt bài với 7 công án Sử tóm tắt theo các tiêu chí như sau: 1/ Về sử gia Lê Quý Đôn. 2/ Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật – Truyền thuyết An Dương Vương. 3/ Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi. 4/ Tiếp tục hành trình về thời đại Hùng Vương. 5/ Khi Thiền sư nổi giận. 6/ Nhà Hán “đoạt khống” đất đai nước ta. 7/ Sĩ Nhiếp là ai?

Ý đồ của loạt bài - 7 công án Sử mà Thầy Trí Siêu tung ra đúng mùa Vesak 2008, phải chăng Thầy muốn gời một lời cảnh báo về cách đọc, cách học, cách nghiên cứu, cách phổ biến trang sử cũ, vốn đã trở thành cái nếp tập quán nô dịch chế độ, nô dịch quan trường, nô dịch văn hóa. Thầy Trí Siêu muốn minh chứng các thời đại độc lập huy hoàng của dân tộc từ thời Hùng Vương, nhưng do ở các thời kỳ đó nước ta chưa có văn bản di chỉ để lại, hoặc bị thiêu hủy trong cuộc chiến giữ nước, hoặc bị “nhuận sắc” qua chữ viết của các tác giả nước khác mà không ghi xuất xứ, v.v… điều đó cũng không có gì lạ đối với bút lực của bọn đế quốc văn hóa, bọn giám hộ, bọn thừa sai mục đích là nhằm mơ hồ hóa lịch sử nước ta, hay hạ đẳng hóa nền văn minh văn hóa chói lọi của bản địa Việt tộc, hoặc tìm mọi cách thâm độc để “triệt hạ tận gốc để dân ta không biết nguồn gốc của mình”.

Ông khẳng định: Trích: “Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến “khai hóa” mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang.”

Ý đồ của 7 công án Sử khẳng khái nói lên người Việt, nước Việt là một quốc gia tự chủ - độc lập, đã thiết chế vững chắc một nền tảng xã hội nhân - dân chủ căn cơ dưới tiếng trống lãnh đạo của trống đồng Hòa bình, Đông sơn, Ngọc lũ, đã sống một đời sống văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn. Đó là một nền văn minh văn hóa thuần Việt, mà đạo Phật Việt hơn hai ngàn năm qua là cái bóng đối mặt trong đời sống tâm linh dân Việt. Những phát hiện mới về cổ sử chứng minh giải đất Giao Chỉ đã có những thiền sư người Việt, Giao Chỉ mới là cái nôi Phật giáo trong vùng Đông Nam Châu Á, đất Việt mới là cái nôi đất của Bụt tọa thủ ở phương nam tiến ngược lên phương bắc truyền bá đạo Phật. Phát hiện ra nguồn gốc lịch sử đạo Phật và ai là người đầu tiên khai sáng đạo Phật ở nước ta sau Ấn Độ, cần phải phổ biến sâu rộng để đánh đổ tập quán thường cho rằng Phật giáo từ các Thiền sư Trung quốc truyền xuống phương nam. Công án Sử còn nói lên từ Giao Chỉ cho đến Việt Nam mới có thể tự hào rằng đất nước này có khả năng dung - hóa mọi luồng tư tưởng trên thế giới đổ về sau này như đạo Tiên, đạo Lão, đạo Khổng, đạo Nho, đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Mác Xít, đạo Lênin-Stalin, v.v… Khả năng hóa chứ không hòa là tinh hoa của người Việt Nam. Hóa không mất, hòa sẽ mất.

Ý đồ của 7 công án Sử của một ông Từ giữ Chùa làng, phải chăng đó là một khởi điểm tìm về nguồn cội đích thực mà đạo Phật Việt sau bao nhiêu thế kỷ linh lạc nay đã tới mùa chuyển động, phục hưng, tái sinh, thuận duyên, để hóa vào sử hồn dân tộc. Nóí như thế không có nghĩa khởi điểm không gặp nhiều mô chướng. Duy Ma Cật thời Đức Phật còn gặp nhiều ma chướng huống chi là Duy Ma Cật Trí Siêu Lê Mạnh Thát thời nay.

Ngày nay, Việt Nam đã bước qua ngưỡng cửa chiến tranh. Sau chiến tranh là hoà bình. Trong hoà bình và sau hòa bình là cả một con đường dài giải thoát - lập trình tư tưởng. Các nhà tư tưởng Phật giáo hiện nay đang đi tìm lập trình tư tưởng đạo Phật Việt để làm xương sống cho dân tộc.  

Sau chiến tranh, vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng, giai cấp lãnh đạo sống phập phồng trong áp lực toàn cầu hóa - tứ bề thọ địch (Trung cộng-Mỹ-ngoại thù-nội thù), lãnh đạo giai cấp mới đã quên mất cái cội nguồn đạo lý vốn là căn cốt của nền văn minh văn hóa dân tộc, bán rẻ và coi rẻ mạng sống và nhân phẩm dân tộâc nhiều thập niên qua, bây giờ xã hội tróc gốc suy đồi bừng con mắt thấy người lầm than, cóc chết 30 năm mới quay đầu về Phật, mới qui y thọ giáo, mới thấy tôn giáo là niềm tin và hy vọng của xã hội và chế độ, nhưng nếu chế độ nào mà biết vận dụng cái xương sống đạo giáo để vững sống cùng dân, thương xót cùng dân và hóa độ cùng dân thì chế độ đó tồn tại, ngược lại sẽ bị luật đào thải của thời gian phế bỏ.

 

Thiền sư Nhất Hạnh, giải oan hay giải oán?

Một trong ba học gỉa lớn của hải ngoại sẽ đọc tham luận nẩy lửa trong chương trình Đại lễ Vesak 2008 tại Việt Nam, và cũng là nhân vật trung gian chuyển động cuộc cách mạng văn hóa tại  Việt Nam, đó là Thiền sư Nhất Hạnh. 

Những ý kiến chấn động hôm nay của Thiền sư Nhất Hạnh sẽ động não chính trị bộ đảng CSVN theo một hướng khác. Thái độ chính trị của Thiền sư Nhất Hạnh biểu tỏ qua chiến dịch “Giải oan”, nhưng “Trung ương Đảng và ban Tư Tưởng đã không muốn Làng Mai sử dụng từ “giải oan”, sau cùng hai bên đồng ý sử dụng chữ “bình đẳng giải oan”.

Theo lời giải nghiã của một tác gỉa viết trên Net: “Theo tư tưởng lãnh đạo, đây là một cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, những người chiến sĩ hy sinh là tại họ muốn hy sinh, những người bên kia chống lại tại vì họ muốn chống lại, hai bên đã chết vì muốn đi theo đường lối và chí hướng của mình, như vậy không có oan ức gì cả”.

Theo bổn báo Văn Hóa, điều đó chưa đúng hẳn, mà phải thêm rằng: cái “muốn” của hai bên đã kéo théo cái oán trong mấy thập niên chiến tranh lửa đạn hận thù. Nếu chiến tranh đã tạo oán thì trong hoà bình gieo oán là một tội ác. Máu xương của đồng bào đã chất cao bằng núi thì cái oán cũng chất ngất bằng non.

Ai cũng hiểu muốn gột bỏ cái oán một sớm một chiều không phải dễ dáng, lấy oán báo oán, oán ấy trùng trùng, lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan. Ngày xưa và ngày nay, bao giờ bọn đạo đức giả trốn quân dịch luôn to mồm kêu gào đạo đức, bọn này sống chui nhủi rúc dưới cái bầu trời lửa đạn, rúc dưới cái đáy vinh thân, tay gõ mõ, miệng cầu kinh, áo chùng thâm, nên không bao giờ biết được cái đau khổ của nhân dân đồng bào, biết đuợc cái oán hờn của nhân dân đồng bào.

Vì sao, vì: Trích: Vụ trưởng vụ Phật giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ đã nói với thầy Pháp Ấn là trong trai đàn, các thầy không được nhắc tới người Thuyền nhân bị thiệt mạng trên biển cả, các nạn nhân chiến tranh của miền Nam, trong đó có các binh sĩ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, không được nói tới các hố chôn tập thể, không được nói tới tù đày, học tập cải tạo, v.v...

Vì lý do đó, bổn báo Văn Hoá xin cúng dường tam bảo thêm hai chữ “Giải oán”. Cuộc chiến tranh tàn khốc tàn hại dân tộc Việt Nam đã xây oán hờn lên tới cửu trùng. Oán hờn đã chất chứa tứ bề chứ không phải chỉ có hai bề quốc - cộng. Đại Hoàng đế Gia Long sau khi thống nhất sơn hà, sau khi đái một bãi vào đầu lâu “kẻ thù” đã lập đàn tràng giải oan giải oán ngay trên đất Chiêm.

Trở lại thái độ chính trị của Thiền sư Nhất Hạnh, thầy muốn gì? Thiền sư là một từ rất xa lạ đối với hàng ngũ đảng viên đảng CSVN. Xưa nay hàng ngũ đảng viên CS từ cao đến thấp chỉ biết đến tổ chức-chính trị và phục vụ tuyệt đối mệnh lệnh của lãnh đạo, chỉ có duy lý mà chưa có duy tâm, giỏi lắm cũng chỉ biết đến cửa chùa làng là cùng; nhưng hôm nay một quốc gia CS đã biết đến thiền sư, mà lại một thiền sư được chính thức mời về nói chuyện ở viện triết học, viện chính trị học, ban văn hóa tư tưởng, cơ quan đầu não của đảng CSVN thì quả là một chuyện động trời.

Thiền sư nói những gì, làm những gì? Trích: Trước khi về nước, Thầy Làng Mai đã có viết thư trân trọng thỉnh cầu ngài Chủ tịch nước, ngài Thủ tướng chính phủ và ngài Chủ tịch quốc hội tới dự lễ dâng hương bạch Phật khai mạc các đại trai đàn, nhưng ngài không đến được, không phải là tại các ngài không muốn đến mà tại vì có những lý do không nói ra được; lý do duy nhất có thể nói ra được là tại vì trong quá khứ chưa từng xảy ra một tiền lệ như thế -chính quyền đến tham dự một lễ lược do nhân dân tổ chức-.

… Tuy Ngài Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không đến dâng hương bạch Phật theo lời mời của Thầy Làng Mai nhưng phu nhân của ngài đã có mặt tại Đại trai đàn chùa Vĩnh Nghiêm… và sau đó rất đông các vị phu nhân của các vị lớn trong chính quyền và trong quốc hội đã về dự trai đàn cầu nguyện.

Sau chuyến đi Việt Nam “bình đẳng giải oan”, giảng về “Thiền” chấn động cả nước, Thiền sư Nhất Hạnh về lại đất tây phương cử hành lễ quy y tam bảo cho hàng ngàn đệ tử tây ngay tại đất thánh tây. Thiền sư muốn biểu dương Nẻo Về Của Ý từ đông sang tây cho ống kính của người CS thầy rằng Bụt đã chuyển hóa ngay trên đất tây, chứ phương đông đã có sẵn Bụt rồi mà không biết đến Bụt. Quán chiếu của Thiền sư gởi về cố hương: Thiền sư đề nghị đảng CSVN hãy bỏ cờ máu đi, đổi quốc ca “thề phanh thây uống máu quân thù” đi, đổi quốc hiệu chệch choạng lòng thòng đi…

Một câu chuyện tiêu biểu về Thầy Nhất Hạnh được nhà báo Giao Hưởng viết như sau: “Số là năm 1966, ông có viết cuốn “Hoa Sen Trong Biển Lửa”, xuất bản tại Saìgon. Đến năm 1986, ông từ Pháp qua Amsterdam (Hà Lan) dự một hội thảo có mặt nhiều nhà trí thức quốc tế. Bấy giờ có một giáo sư thần học đứng dậy hỏi thiền sư Nhất Hạnh là trong cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa vì sao thiền sư lại viết thế này, thế này… Thiền sư trả lời: “Tôi đâu có viết cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa!” khiến ông giáo sư trố mắt ra ngạc nhiên, vì ông đã đọc cuốn sách rất kỹ. Thiền sư giải thích: “Ông giáo sư thần học sẽ không thể hiểu được (câu trả lời kia) với bộ óc quen suy luận theo lối cũ. Sự thật rõ ràng, người đang đứng trước ông là một thực thể sống động, vậy mà ông không tiếp xúc với người đó, lại để mình tiếp xúc với bóng ma của hai mươi năm về trước. Hai mươi năm trước, Thích Nhất hạnh đã nói những điều trong cuốn sách đó để giải quyết những vấn đề của hai mươi năm về trước. Hiện tại, Thích Nhất Hạnh đang ở đây, đang uống trà, đang đàm luận về những vấn đề thuộc sự sống ngày hôm nay, ông không tiếp xúc với cái hiện tại của tôi mà lại muốn tiếp xúc với một bóng ma của quá khứ. Tôi tức là tôi của ngày hôm nay, còn người viết cuốn sách đó đã chết rồi; nhưng không biết ông giáo sư thần học ấy có hiểu không?

Đó là ngôn ngữ của thiền, đó là ngôn ngữ của thầy Nhất Hạnh, đó là thái độ chính trị của Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư không “Mật Tẩn Xuất” ai cả.

 

Thầy Hạnh Đạo

Nói tới Chánh sở Tuyên uý Phật giáo vùng 4 và vùng 1, Giám đốc nha cứu trợ miền trung, tù nhân cải tạo 8 năm, phó đại diện GHPGVNTN Quảng Nam Đà Nẵng, không Phật tử nào không biết đến thầy Hạnh Đạo. Thầy  qua Mỹ năm1994, lập chùa Phổ Đà và gia đình Phật tử Phổ Đà. Chùa là nơi thờ tự ba vị tỗng thống VNCH là Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, Dương Văn Minh và các vị tướng tuẫn tiết.

Vào ngày thứ Bẩy 10-5-2008, Thầy Hạnh Đạo cử hành Đại lễ Phật Đản 2552 vào lúc 5 giờ chiều. Rất đông chư tôn đức đến tham dự như các Ht. Minh Thông, Chơn Thành, Trí Chơn, Nguyên Lai, Đạo Quang, Phước Thuận, Pháp Tánh, Nguyên Trí, và quí Thượng toạ Đại đức Tăng ni.

Đại lễ Phật Đản tại chùa Phổ Đà năm nay kính mừng ngày đản sanh của đấng Từ phụ, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhơn sanh an lạc và nước Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng, quốc thái dân an.     

 

Thầy Hằng Trường

Thầy Hằng Trường là một tăng sĩ mới xuất hiện ở nam California độ vài năm nay. Báo Văn Hóa Magazine may mắn có duyên lành qua sự sắp xếp của Hội Từ bi Phụng Sự đã phỏng vấn thầy Hằng Trường liên tiếp qua hai số báo Issue# 115&116 Oct-Nov, 2006. (Hội TBPS do một số nhân sĩ ở Quận Cam điều hành, qui tụ khá đông Phật tử.)

Thầy  là con trai của Bác sĩ Lê Khắc Quyến, một nhân sĩ nổi tiếng ở Huế, ông vốn là bác sĩ riêng của cụ bà Ngô Đình Khả và là bác sĩ gia đình của cố vấn miền trung Ngô Đình Cẩn; ít  ai biết Bs Quyến là người đã âm thầm hỗ trợ phong trào nổi dậy của Phật giáo miền trung xuống đường góp phần lật đổ chế độ Đệ nhất Cộng hòa.

Khởi đầu tu tập từ một ngôi chùa ở Seattle, nhưng thầy Hằng Trường đã bôn ba các tu viện danh tiếng trên thế giới để tạo cho mình một pháp môn riêng. Bằng các phương pháp truyền bá giáo lý đạo Phật gần guĩ với tâm tư  tình cảm của người Việt Nam, thầy Hằng Trường đã sớm thu hút đông đảo Phật tử tại Quận Cam.

Ngày 4-5-08 vừa qua, để kính mừng Phật Đản sanh, Thầy Hằng Trường và Hội Từ Bi Phụng Sự đã tổ chức tại trường Mc Garvin Lễ Tắm Phật và Lễ Tẩy Thủ theo truyền thống Phật giáo còn gọi là Lễ Tỏ Ơn Cha Mẹ, hơn 500 Phật tử đã đến tham dự đại lễ này./  

 

LÝ KIẾN TRÚC / VĂN HÓA MAGAZINE
MÙA PHẬT ĐẢN  2552-CALIFORNIA
30-4-2008

 

Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống (Đức Phật Thích Ca)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.