.

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)

  VẤN ĐỀ GIÁO HỘI THỐNG NHỨT 10/2007

Chiến Tranh hay Hòa Bình?

  • PSN - 8.10.2008 | Viên Thành - Úc châu


Ht. Quảng Độ

Ht. Hộ Giác

Ô. Võ Văn Ái

I.   Ý Nghĩa và Giá Trị của giải Nobel Hòa Bình,
Hình ảnh của Tăng sỹ là biểu tượng của Hòa Bình.

Từ 5-7 năm nay, Hòa thượng Quảng Ðộ liên tục được ông Võ Văn Ái đề cử vào danh sách ứng viên nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình, nhưng rồi mỗi năm giải thưởng Nobel trôi qua mà vẫn không thấy có tên HT. Ông Ái vẫn kiên nhẫn đưa tên HT Quảng Ðộ vào danh sách ứng viên hàng năm để mong đạt được mục đích và cũng để từ đó ông Võ Văn Ái tha hồ thao túng, lộng hành trong Giáo Hội, đưa đến tình trạng đau lòng là sự phân hóa, gãy đổ của Giáo Hội.

Nói đến giải thưởng Nobel thì hầu như ai cũng biết là của “Alfred Nobel (1833 - 1896) - Chemist, Inventor, and Engineer , and Founder of The Nobel Peace Prize.”

“Alfred Nobel was born in Stockholm in 1833. It was he who founded the Nobel Prizes – the most prestigious award attainable in human achievement...”

“Alfred Nobel was born into a good family and had a good education in his youth. He studied literature with a passion, but his father wanted his son to do something more practical, and sent him away to study chemical engineering abroad. In this area, Nobel soon became fascinated with nitro-glycerine, and extremely volatile and explosive liquid.

In the 1860s, after finishing his research in the area of explosives, he returned to Sweden, and began to develop nitro-glycerine. This was extremely dangerous at the time, and an explosion occurred at a factory he built in 1864 and killed several people, including his brother.”

“...Alfred B. Nobel (1833–1896), the Swedish chemist and engineer who invented dynamite, left $9 million in his will to establish the Nobel Prizes, which are awarded annually, without regard to nationality, in six areas (peace, literature, physics,chemistry, physiology or medicine, and economic science) "to those who, during the preceding year, shall have conferred the greatest benefit on mankind."

“Nobel winners on Who2 include: Albert Camus, 1957 (Literature); Mother Teresa, 1979 (Peace); Albert Einstein, 1921 (Physics); Winston Churchill, 1953 (Literature); Woodrow Wilson, 1919 (Peace); and Linus Pauling, 1954 (Chemistry) and 1962 (Peace).” (nobelprize.org)

Xuất xứ và ý nghĩa vắn tắt của giải thưởng Nobel là như vậy. Ông Nobel là một người có tâm phụng sự cho nền hòa bình của nhân loại, cho những phát minh, sáng tạo, những lợi lạc cho tha nhân, với một tình cảm biết ăn năn hối cải những việc làm đã gây tác hại, khổ đau cho người khác mà thành lập Nobel Prize để cống hiến sự thanh bình an lạc cho tất cả. Ý nguyện đó của Alfred B. Nobel làm cho mọi người thêm tôn kính và ngưỡng mộ. Chính vì thế ông Ái không nên lợi dụng cương vị của mình cho chút danh lợi riêng tư. Nếu HT Quảng Ðộ đạt được giải Nobel để thỏa mãn và tạo danh lợi cho ông Ái thì Nobel Prize không còn ý nghĩa cao quý, cũng như đã chà đạp, coi thường những tinh hoa của nhân loại. Một người tự trọng phải biết kính nhường người có thực tài, biết nể trọng người có đức mà dừng lại những ước muốn cá nhân.

Trong cái danh xưng và ngôi vị của HT Quảng Ðộ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, biểu tượng cao quý của một bậc xuất gia vượt lên trên tất cả mọi danh tướng, lợi lộc phàm tình, xem ngai vàng, điện ngọc cũng là không, vinh hoa phú quý như bọt nước trôi sông thì lẽ ra HT phải nói với ông Võ Văn Ái:

“Ngôi vị mình là HT, là bậc đứng đầu hàng chúng Tăng, được gọi là chúng Trung Tôn, được tôn xưng là Tăng Bảo, là cấp lãnh đạo tối cao của GHTN mà cứ liên tiếp hàng năm đề cử vào danh sách ứng viên của Giải Nobel thì thật là khó coi ! Một, hai, ba lần không được thì thôi, nhiều lần quá người đời sanh tâm dị nghị, đàm tiếu, không được thì cũng mang tiếng “cố đấm ăn xôi”, mà nếu có được thì cũng không tránh khỏi người đời khen chê. Thôi mình hãy biết đủ, học theo hạnh tri túc, xả phú, cầu bần, xả thân cầu đạo, ấy là hạnh của người xuất gia, chứ mình đâu có xả thân để cầu Nobel Prize đâu, xin anh Ái thông cảm.”

Hình ảnh của HT là hình ảnh của bậc xuất trần vi thượng sĩ, đứng trên và ra khỏi thế gian, không còn hệ lụy phải vương mang, mà sao bao nhiêu năm HT vẫn bị ông Võ Văn Ái ràng buộc với Nobel Prize ? Danh giá ấy có xứng đáng để HT phải cúi đầu cho người thế tục treo Nobel Prize vào cổ HT ? HT đã từng giảng dạy Qui Sơn Cảnh Sách cho chư Tăng Ni: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân bạt tế tam hữu”. Mỗi bước chân đi của HT là phải nở hoa sen, tỏa hương thơm ngát, là phải mở rộng khung trời giác ngộ giải thoát. Vóc dáng hình hài phải khác với thế tục, những mong trên đền đáp bốn ơn, dưới cứu độ ba đường, chứ không thể để cho những kẻ phàm tục, thế thường sai sử ràng buộc, và cũng không thể để cho những hình ảnh thế gian xâm lấn tâm tư. HT đã dạy Tỳ Ni Nhựt Dụng cho chúng điệu: “Thế trừ tu phát, đương nguyện chúng sanh, viễn ly phiền não, cứu cánh tịch diệt.” Mỗi khi cạo tóc, trước phải cạo râu, ấy là luật dạy, bởi vì cạo tóc mà để râu thật dài thì không phải là “tâm hình dị tục” mà cũng không phải là “hủy hình thủ chí tiết”. Nhìn thấy râu dài thì người ta tự hiểu là phiền não chưa viễn ly, rốt ráo chưa tịch diệt, và luật cũng dạy: “Nhẫn nhục đệ nhất đạo, Phật thuyết vô vi tối, xuất gia não tha nhơn, bất danh vi sa môn.” Ðức Phật dạy, pháp tu nhẫn nhục là pháp vô vi tối thượng, người xuất gia mà làm buồn phiền kẻ khác thì chẳng gọi là sa môn. Từ trước tới nay, ai cũng thấy trên giấy tờ HT đều ký: Sa Môn Thích Quảng Ðộ. Nghĩa Sa Môn là “tức, tức tâm (người dứt bỏ nghiệp ác) công lao. Cần tức, người cần tu hành dứt bỏ phiền não”. Hay phạm hạnh thanh tịnh, tự tại, an nhiên... Nhưng trong thời gian qua, kể từ khi HT được suy tôn lên ngôi vị Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo tại Tu Viện Quảng Ðức Melbourne Úc Châu cho đến nay, HT có làm cho chúng Tăng thanh tịnh an nhiên không? Có làm cho các GHTN Hải Ngoại được vững vàng tự tại không? Và có tạo được tín tâm của người Phật tử được kiên cố để hoằng dương Phật pháp, phổ độ quần sanh? Hình ảnh một vị Tăng là biểu tượng của hòa bình. Từ mỗi bước chân đi, từng cái ăn, cái uống, cách nằm, cách ngồi đều đem tâm bảo hộ chúng sanh mà không làm điều gì tổn thương đến sinh mạng hữu tình. Ðó là điều mà trong Tỳ Ni Nhật Dụng HT từng giảng dạy. Vậy thì hình ảnh của HT có phải là biểu tượng của hòa bình không? Hay là HT muốn đạt giải Nobel mang ý nghĩa hòa bình nhưng rồi chính sự chiếm giải đó lại tạo ra chiến tranh. Chiến tranh vì lòng tham lam của con người, chiến tranh vì lợi lộc tiền tài của ông Võ Văn Ái, chiến tranh vì sự thù địch không đồng quan điểm, vì sự dèm pha đố kỵ, vì sự chấp nhận và phủ nhận, vì phe ta hay phe người... mà thời gian qua, kể từ khi HT làm Viện Trưởng VHÐ và HT ủy thác cho ông Võ Văn Ái làm phát ngôn nhân của VHÐ, thì chiến tranh đã bùng nổ trong nội tình GHTN. Ðiều này sẽ nói sau, qua các Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh... Khi HT muốn làm ứng cử viên của Nobel Prize là HT muốn tạo dựng hòa bình cho thế giới, nhưng sao HT lại để xảy ra chiến tranh nội bộ GHTN, đó là điều ai cũng thấy trong thời gian qua. Chư Tôn Ðức Tăng Ni từ trong nước đến hải ngoại, từ người sống đến người chết đều bị rủa xả, chụp mũ, vu khống chẳng còn một từ ngữ nào của thế gian mà không gán ghép cho quý Ngài. HT nghĩ sao về Nobel Prize của HT mà người lo là ông Võ Văn Ái đã chà đạp Tăng quyền, miệt thị Tăng luân, phá nát Tăng đoàn, HT có thấy được hay không? Hay HT chỉ biết tôn trọng ông Ái vì ông ta lo cho cái huyễn danh của HT, còn đại chúng Tăng Ni các Giáo Hội thì HT xuống tay ký hết Thông Bạch này đến Quyết Ðịnh khác để sa thải, chối bỏ không một chút tình nghĩa. Bao chư Tôn Ðức Tăng Ni về Việt Nam ghé thăm HT, trình bày hiện tình Phật Giáo tại hải ngoại, nhưng HT đã không để cho chư Tôn Ðức Tăng Ni ấy có cơ hội được nói lên sự thật, mà HT dành nói hết, thao thao bất tuyệt từ đầu chí cuối. Ðáng lý ra trong cương vị một cấp lãnh đạo tối cao của GHTN, HT phải biết lắng nghe để tìm hiểu hiện tình Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại ra sao, hư thực thế nào rồi mới nói lên cái quan điểm của mình, âu đó cũng là kinh nghiệm của người lãnh đạo. HT có nghĩ rằng ông Võ Văn Ái thật tâm lo cho HT không? Hay vì cái lợi, cái job của ông mà hăng hái làm. HT thử nhìn tấm hình chụp ông Ái đứng trên sân khấu tại hý viện quốc gia ở thành phố Bergen, với sự tham dự đông đảo của dân chúng Na Uy, cũng như các giới đại biểu quốc hội, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ..., hai tay đưa cao tấm bằng Nhân Quyền Quốc Tế Rafto 2006, trước bao nhiêu đôi mắt chăm chú. Vinh dự của ông Ái là ở chỗ đó. Ông chủ của ông Võ Văn Ái là HT, ông Võ Văn Ái đã khéo léo lợi dụng danh nghĩa của HT để nâng cao địa vị của ông. Nếu không có HT thì ông Võ Văn Ái sẽ làm gì và có ai biết tới? Vì vậy, từ giải Nhân Quyền Rafto ông muốn đẩy HT đến Nobel Prize để ông, một lần nữa đứng trên lễ đài thay thế HT nhận giải thưởng, để được mọi người tán dương ca ngợi, chưa nói đến cái lợi nhuận hàng triệu đô la nữa được bỏ túi. HT có bao giờ đặt vấn đề với ông Ái là tại sao bao nhiêu chư Tôn Ðức của các GHTN Âu Châu, GHTN Hoa Kỳ có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng Nhân Quyền đó như TT Thích Viên Lý hay chư Tôn HT, đã không thể đại diện HT để nhận lãnh giải thưởng mà lại là ông Võ Văn Ái? Phải chăng ông Ái đã tự thị lấn lướt quý Ngài trong các GHTN? Từ hành động đó, HT có thể hình dung được tâm tính của ông Ái ra sao? Xin HT chú tâm, gạn đục lắng trong để suy nghĩ về người cộng sự viên của HT. Từ lãnh vực này qua lãnh vực khác, ông Võ Văn Ái in tập thơ tù của HT mấy nghìn cuốn rồi giới thiệu ra mắt khắp nơi, vậy mà có người về thăm HT, khi đề cập đến tập thơ tù, HT nói với người ấy, có tập thơ nào không cho HT xin đọc, chứng tỏ sự việc in ấn và phát hành tập thơ tù của HT, đều có hậu ý riêng tư chứ không phải để vinh danh ca ngợi, hay cho mọi người thấy trí tuệ của HT dù bị nhốt trong tù nhưng vẫn còn thanh thản, thảnh thơi để làm thơ như bài “Giấc Mơ Lạ”:

“Tôi vừa chợp mắt giữa đêm đông

Bỗng thấy cơn mơ rất lạ lùng

Sao rụng từng chùm rơi lả tả

Trăng tan từng mảnh rớt lung tung

Trái đất cháy bừng như hòn lửa

Mặt trời nguội ngắt tựa thoi đồng

Trần gian phút chốc thành mây khói
Tôi đứng chơi vơi giữa khoảng không.”

                                     Thích Quảng Ðộ

Ðọc nội dung bài thơ “Giấc Mơ Lạ” của HT Quảng Ðộ như là điềm báo trước cho HT biết là GHTN sẽ tan hoang vì các: Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh...

Ðọc từng câu ta sẽ thấy: “Tôi vừa chợp mắt giữa đêm đông.” Ðêm đông là đêm lạnh lùng, đêm của người cô đơn, là của kẻ thiếu cơm ăn, thiếu mền ấm, đêm rét mướt thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần. Ðêm đông còn có ý nghĩa là buồn bã, đơn độc, cô thân, sướt mướt, đìu hiu, quạnh quẽ, tẻ nhạt, âm thầm, đơn lẻ, tiêu điều, hoang phế, rã rượi... Tại sao HT không chớp mắt giữa đêm “Xuân” đêm “Hè” đêm “Thu” mà lại là đêm “Ðông”? Phải chăng đây là cái điềm tiêu điều, hoang phế của GHTNHK sau Giáo Chỉ Số 9 ?...

Qua câu thơ thứ hai: “Bỗng thấy cơn mơ rất lạ lùng”. Cơn mơ là chiêm bao, mà giấc chiêm bao hung ác, giấc chiêm bao rùng rợn, giấc chiêm bao dữ, không lành, không tốt... chứng tỏ tâm của HT khi ấy không định tĩnh, không nhiếp niệm, không tỉnh giác, tâm bị vọng động, thất niệm... nên mới thấy chiêm bao lạ, chiêm bao hãi hùng, sợ sệt... Ðáng lý ra tâm của một vị HT đạo cao đức trọng như Ngài thì không thể có “Giấc Mơ Lạ” được, bởi vì tâm của HT phải luôn được nhiếp niệm phòng hộ. Tâm phải luôn luôn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Tín, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên... như trong Kinh dạy và HT cũng dạy Tì Ni Nhựt Dụng cho chúng Tăng già: “Dĩ thời tẩm tức đương nguyện chúng sinh. Thân đắc an ổn tâm vô loạn động.” Trong khi ngủ nghỉ, cầu cho chúng sinh thân được an ổn, tâm không loạn động. Nếu trong cuộc sống hàng ngày tâm luôn được thanh tịnh, an nhiên thì khi ngủ chắc chắn sẽ không có điềm chiêm bao hung dữ, kinh hoàng. Bởi vì khi thức tâm thanh thản, hồn nhiên, thì đến lúc ngủ tâm cũng được thoải mái, an lạc thì làm sao có được điềm chiêm bao xấu?

Qua câu thứ ba: “Sao rụng từng chùm rơi lả tả”.  Kể từ khi vũ trụ được thành hình đến nay, chưa ai thấy “sao rụng từng chùm”“rơi lả tả”. Nếu có thật thì đấy chính là ngày tận thế. Ngày vũ trụ bị hủy diệt, bởi các hành tinh va chạm vào nhau làm tan tành trái đất, lửa bốc cháy thiêu đốt tất cả sự vật. Thỉnh thoảng có hiện tượng sao chổi, thế gian đã cho đó là loại “hung tinh” tức sao xấu, cho là điềm không tốt, hoặc chiến tranh sẽ xảy ra ở đâu đó cho con người trên quả đất này. Hoặc có thấy sao xẹt, sao đổi ngôi... chỉ có vậy, chứ chưa ai thấy có “sao rụng từng chùm rơi lả tả”. Ðây là điềm báo cho HT biết trước những điều chẳng lành, hung gở sẽ xảy ra...

Ðến câu thứ tư: “Trăng tan từng mảnh rớt lung tung.” Trăng tỏa ánh sáng huyền diệu, tươi mát, tạo ra hình ảnh nên thơ. Ánh trăng chiếu sáng trong bóng đêm, như đem lại sự thanh bình, êm ả cho vạn vận. Ấy thế mà HT thấy “Trăng tan từng mảnh” “rớt lung tung” thì ôi thôi ! Rõ là đến kiếp tận rồi, những điều tươi lành, tốt đẹp giờ không còn nữa.

Sang câu thứ năm: “Trái đất cháy bừng như hòn lửa”.  Muôn loài, muôn vật sống được là nhờ có trái đất. Cỏ cây tươi tốt, hoa lá sum xuê, suối trong nước mát, trời xanh, chim ca, vượn hú là nhờ có trái đất, nói chung đất là Mẹ dưỡng nuôi tất cả, ấy vậy mà HT lại thấy: “Trái đất cháy bừng như hòn lửa” thì tiêu tan hết còn gì? Sự sống bị hủy diệt tan thành tro bụi.

Câu thứ sáu: “Mặt trời nguội ngắt tựa thoi đồng”. Mặt trời cho ánh sáng và sưởi ấm vạn vật. Ánh sáng mặt trời tạo năng lực, sinh khí cho muôn loài. Trái đất mà không có ánh sáng mặt trời thì sẽ tối tăm, u ám, muôn loài, vạn vật đều không thể sinh trưởng được. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh đen ngòm, vạn vật sẽ bị hủy diệt.

Câu số 7: “Trần gian phút chốc thành mây khói”. Thôi rồi! Thế là hết ! Trần gian theo “Giấc Mơ Lạ” của HT chỉ trong “phút chốc” đã trở “thành mây khói”. Cuộc đời vô thường nhưng đâu có vô thường nhanh quá vậy. Vô thường cũng phải trải qua 4 tiến trình: thành, trụ, hoại, không, chứ đâu có mới phút chốc, một biểu hiệu thời gian rất ngắn, chỉ trong giây phút mà trần gian, tức cuộc đời này là trái đất, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao... liền thành mây, thành khói.

Và đến câu cuối thì: “Tôi đứng chơi vơi giữa khoảng không”. Tôi ở đây là chỉ cho HT. HT “đứng chơi vơi giữa khoảng không”, có nghĩa là chỗ đứng của HT là khoảng không gian hoàn toàn không liên hệ gì đến quả đất, mặt trời, mặt trăng, đến ngôi sao... hay bằng một ý nghĩa khác, đó là không có sự liên hệ với con người, động vật, thực vật, loài hữu tình, loài vô tình... tôn giáo, pháp lữ Tăng già, Giáo Hội...  Ðây là điềm mộng báo trước cho HT biết điều gì sẽ phải xảy ra nơi HT, nơi Giáo Hội Thống Nhất HT đang lãnh đạo, mà hơn một năm nay HT làm ngơ để ông Võ Văn Ái lợi dụng vai trò phát ngôn nhân Viện Hóa Ðạo, ban hành bao nhiêu Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh... để đưa tới tình trạng bi thảm của Tăng già bị chửi rủa, vu khống, chụp mũ như ngày hôm nay. Các GHTNHN "tan vỡ thành từng mảnh rớt lung tung” đúng như “Giấc Mơ Lạ” của HT đã ngủ thấy chiêm bao.

Hơn 30 năm qua chế độ CSVN muốn “GHTNHN tan vỡ thành từng mảnh rớt lung tung” nhưng không thực hiện được. Giờ đây HT nhắm mắt, bịt tai để ông Võ Văn Ái “múa gậy vườn hoang” làm giúp cho CSVN công việc: “GHTNHN tan vỡ thành từng mảnh rớt lung tung”.  Ðức Phật chủ xướng, tôn trọng hòa bình vì Ðức Phật dạy giới thứ nhất của người cư sĩ Phật tử là không được sát sanh, mà còn phải bảo vệ sự sống cho muôn loài. Ðó là ý niệm và việc làm hòa bình của Ðức Phật, và Ðức Phật cũng dạy giới thứ tư là không được nói dối để tránh chiến tranh bằng miệng lưỡi.

Ðức Phật dạy giáo pháp lục hòa cho Tăng đoàn là ý niệm và đời sống hòa bình của người xuất gia. Vậy đạo Phật là đạo hòa bình, từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm. Như vậy, đáng lý ra HT phải là người trao giải Hòa Bình đến cho mọi người, chứ không phải người thế tục trao giải Hòa Bình đến cho HT. Bởi vì HT nhân danh là sứ giả Hòa Bình, là trưởng tử của Như Lai. Như Lai của HT thì chối bỏ danh lợi, chối bỏ vinh hoa, cung vàng, điện ngọc, quyền quý, cao sang để đổi lấy đời sống đơn giản, không phù phiếm, không xa hoa, sống đời bình thường, dung dị, an nhiên tự tại, một cuộc sống thênh thang như con tê giác trong rừng già, không phiền, không nhiệt, không bị ràng buộc bởi danh tướng thế gian. Trong khi đó HT lại muốn đoạt Nobel Prize, năm này không được lại tiếp tục nạp đơn 5, 7 năm liên tiếp, để cầu mong cho được, thật là một nghịch lý của Trưởng tử Như Lai, của chúng Trung Tôn, của hàng Tăng Bảo. HT nhân danh hòa bình để đạt Nobel Prize, trong khi đó HT để cho ông Võ Văn Ái thao túng, lộng quyền, ban hành những Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh... ký tên HT. HT đã làm xáo trộn, đổ nát tan hoang trong GHTN, trong nếp sống của Tăng già, trong tín tâm của người Phật tử. HT nhân danh hòa bình để tạo sự hòa bình cho con người xã hội, nhưng HT có nhân danh hòa bình để xây dựng nếp sống hòa bình trong chúng Tăng, Sơn Môn, Tự Viện... hay không? Ðâu là hòa bình, đâu là chiến tranh?

Kính mong HT thấy rõ mà không bị lầm lẫn, để trách nhiệm lịch sử hôm nay và về sau, HT không phải là người gánh chịu.
 

II.  Các Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh ... của GHTN Trong Nước - HT Quảng Ðộ, và GHTN Hoa Kỳ Văn Phòng II VHÐ của HT Hộ Giác mang Ý Nghĩa Hòa Bình hay Chiến Tranh ?

Ðọc Thời Sự 14, qua đoạn phim ngắn, Ðức Tăng Thống cho biết: “Thông Bạch Số 9 tui mới đọc hồi hôm đây, (đầu tháng 2/2008) nhơn nó ở trong cái báo nào đó.” (http://gdpt.2freedom.com/ hoặc http://www.haitrieuam.com) Vậy thì sự thật về Giáo Chỉ Số 9 là không do Ðức Tăng Thống viết và ban hành mà do ông Võ Văn Ái và một số ít thành viên của GHTNHK đã ngụy tạo và ban hành theo âm mưu của họ. Âm mưu ấy đã hiện rõ qua các kỳ Ðại Hội Khoáng Ðại cũng như Thường Niên của GHTNHK. Âm mưu đó là một tham vọng quyền bính, cố bám lấy chiếc ghế của mình để tiếp tục trèo cao hơn nữa. Và âm mưu này cũng đã cho thấy, ai không cùng quan điểm lập trường, mà lại thẳng thắn xây dựng, trình bày sự thật những khiếm khuyết của tổ chức, của các thành viên thì tất cả những người này đều bị loại ra khỏi GHTNHK theo âm mưu của Giáo Chỉ Số 9. Mà tác giả bản văn lộng hành, thao túng đó không ai khác hơn là do ông Võ Văn Ái viết: “Giáo Chỉ Số 9, Từ Hợp Pháp Đến Khế Cơ.” Và TT Giác Ðẳng: “Sự Cần Thiết Của Giáo Chỉ Số 9 .” Như đã nêu ở trên, qua lời nói của HT Tăng Thống trong Thời Sự 14 của “đoạn phim ngắn” thì rõ ràng hai bài viết của ông Ái và TT Giác Ðẳng là một thứ vũ khí độc hại nhắm vào những người ngây thơ, dễ tin theo những lời tuyên truyền một chiều như HT Thiện Hạnh trong bản Báo Cáo, nhằm triệt hạ chư Tôn Ðức Tăng Ni không phục tùng các vị. Từ bản văn giả trá Giáo Chỉ Số 9 không do Ðức Tăng Thống ban hành mọi người đều chiêm nghiệm được rằng: Các Thông Bạch, Quyết Ðịnh khác cũng không do HT Quảng Ðộ, HT Hộ Giác viết, mà tất cả đều do bàn tay phù thủy của ông Võ Văn Ái tạo thành. Nhưng, điều quan trọng ở nơi đây là quý Ngài Quảng Ðộ và Hộ Giác có thấy được việc làm ngụy tạo ra đủ thứ Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh của ông Ái đã tạo ra sự đổ vỡ, tan nát trong GHTN, sự chia lìa, phân hóa của đoàn thể Tăng già, những vu khống, chụp mũ vô lương của những kẻ ngoại đạo tiếp tay đánh phá GHTN nói riêng và đạo pháp nói chung? Trước những hành động lạm quyền, thao túng, lợi dụng danh nghĩa của quý Ngài, thái độ vô lễ, hỗn hào, thiếu giáo dục của ông Ái đối với đoàn thể Tăng già, làm tan nát GHTN, đã tạo cho mọi người cảm nghĩ: “Phải chăng ông Ái đang nhận lệnh từ đâu đó trong âm mưu tiêu diệt Giáo Hội Thống Nhất ?” Mà qua hình ảnh trong Ðại Hội Bất Thường tại chùa Bửu Môn, Texas, ngày 10 tháng 11-2007, Võ Văn Ái đã có hành động và lời nói rập khuôn theo cách làm và lời nói của CSVN. Ông Võ Văn Ái nói:

- “Ðể minh bạch vấn đề, cho phép tôi hỏi quý Ðại biểu: GHPGVNTN có là Giáo Hội Lịch Sử và dân lập không? Xin quý Ðại biểu hoan hỷ trả lời. (toàn thể Ðại Hội đã đồng thanh đáp lớn: Có !)

- “GHPGVNTN có là Giáo Hội hợp pháp và hợp hiến không? Xin quý vị Ðại biểu hoan hỷ trả lời. (toàn thể Ðại Hội đã đồng thanh đáp lớn: Có !) Quý Ðại biểu đã trả lời CÓ một cách đoan quyết. Vậy thì tôi tuyên bố Giáo Chỉ Số 9 của Ðức Tăng Thống Huyền Quang và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ của HT Quảng Ðộ ban hành ngày 8 tháng 9 và 25 tháng 9 vừa qua hợp pháp và hợp Hiến Chương.

- “Chỉ nơi Hội Trường này mới có hai tông phái chính yếu làm nên nền Phật giáo Việt Nam là Bắc Tông và Nam Tông. Những nơi khác không có sự sum họp, hòa vui như thế này. Phải vậy không quý vị Ðại biểu ? (Toàn thể Ðại Hội đã đồng thanh đáp lớn: Ðúng!)

- “Chỉ nơi Hội Trường này mới có sự điều hợp hòa ái của hai giới Tăng sĩ và cư sĩ làm nên nền Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam. Có phải vậy không quý vị Ðại biểu? (Toàn thể Ðại Hội đã đồng thanh đáp lớn: Ðúng !)”

Phương cách đấu tố trí, phú, địa, hào của đảng CS Việt Nam vào thời 45-54 cũng giống như phương cách ông Võ Văn Ái đã làm trong Ðại Hội Bất Thường tại chùa Bửu Môn như đã nói ở trên. (Trích lại trong quyển: Những Nhận Ðịnh Sai Lầm Tai Hại của đảng CS Việt Nam đối với Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam – tr. 34-35: “... có nhiều trường hợp con tố Cha, vợ tố chồng, trò tố Thầy, anh em họ hàng tố lẫn nhau, vì những nguyên nhân bất hòa trong gia đình trước kia. Tố xong, tòa án nhân dân định tội và kết án tử hình, tất cả đám đông ở dưới phải hô to ba lần: “Tử hình ! tử hình ! tử hình !” Vừa hô vừa giơ tay đấm lên hư không ba cái !...” Ngôn ngữ và cách làm của ông Võ Văn Ái như trên là chiến tranh hay hòa bình ? Là CS hay quốc gia ?

Nhị vị HT Quảng Ðộ, Hộ Giác có nhìn thấy rõ những hậu quả tai hại do các Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh...? Sao quý Ngài không có một biện pháp khả thi nào để ngăn chặn những hành động vượt quyền, thao túng của ông Ái? Sự yên lặng của quý Ngài là một điều vô cùng khó hiểu ??? Sự yên lặng của quý Ngài vô hình chung đã tiếp tay với những người xấu làm băng hoại GHTN, làm suy tàn đạo pháp, phương hại đến thanh danh của chư Tôn Ðức Tăng Ni, tín tâm của quý Phật tử đối với Tăng bảo. Sách Nho đã viết: “Thành ý, Chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.” HT là cấp lãnh đạo tối cao của GHTN, HT “tề gia” GHTN, xin HT mở rộng vòng tay ổn định ngôi nhà GHTN. Xin HT đừng nhắm mắt làm ngơ để ông Ái có cơ hội tiếp tục múa gậy vườn hoang, tiếp tục ký các Quyết Ðịnh để ban hành phủ nhận các GHTN hải ngoại, rồi khẳng quyết theo quán tính là các GHTN Hải Ngoại là “tiếm danh”, là “ly khai”, là “chống báng”, là “đánh phá” GHTN quê nhà, để từ đó HT “không chịu trách nhiệm” rồi gạt bỏ hết ? Thái độ đó chắc chắn không phải là thái độ của hòa bình. Nội dung của các Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh đó chắc chắn không phải là nội dung của xây dựng. Trước khi HT đoạt được Giải Nobel Hòa Bình, để có tiếng nói, để đóng góp chung trong việc tạo lập hòa bình cho nhân loại, xin HT hãy nghĩ đến ngôi nhà GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT của HT để tránh cảnh huynh đệ tương tàn, Thầy trò bất kính, cư sĩ hỗn xược, chưởi rủa chư Tăng không còn thể thống chi hết. Tội này ai mang, trách nhiệm này ai gánh ? Có phải HT và HT Hộ Giác chăng ? Bởi vì nhị vị HT là cấp lãnh đạo tối cao của ông Ái. Tóm lại, Giáo Chỉ Số 9 ban hành ngày 8 tháng 9-2007 (Ðức Tăng Thống ký). Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ Số 9 ban hành ngày 25-9-2007 (HT Quảng Ðộ ký). Thông Bạch của Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo về việc “tiếm danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại số 31” (HT Quảng Ðộ ký). Thông Bạch về “Tuyên Bố Chung” của một số Tăng Ni hải ngoại ở Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Âu Châu tiếm danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (HT Hộ Giác ký)....

Còn nhiều nữa, kính xin nhị vị HT Quảng Ðộ, Hộ Giác xin tĩnh tâm đọc lại để quán chiếu xem mình có phải là người đấu tranh cho Tự Do, Nhân Quyền, Dân Chủ hay không? Mình có biết tôn trọng lý tưởng tu hành của mình hay không? Mình có biết tâm từ bi, vị tha, nhân bản hay không? Mình có xứng đáng nhân danh hòa bình để đoạt giải Nobel hòa bình hay không? và còn hàng trăm câu hỏi khác nữa. Kính xin nhị vị HT chỉ dùm cho, đâu là hòa bình, đâu là chiến tranh ?

Giờ đây, chúng ta thử nhìn qua bài viết của ông Võ Văn Ái: “Giáo Chỉ Số 9, Từ Hợp Pháp Đến Khế Cơ”. Trước khi phân tích nội dung bài viết, xin hỏi ông Võ Văn Ái là ông đã đọc Thời Sự 14 chưa? ông có xem hình HT Tăng Thống trong “đoạn phim ngắn chưa? và ông nghe Ðức Tăng Thống nói: “Thông Bạch Số 9 tui mới đọc hồi hôm đây, (đầu tháng 2/2008) nhơn nó ở trong cái báo nào đó.”  Thời gian Ðức Tăng Thống nói câu đó là vào đầu tháng 2/2008. Qua 3 câu hỏi, nếu ông Võ Văn Ái đã đọc, đã xem và đã nghe rồi thì ông Võ Văn Ái có còn tự mình viết và cho rằng: “Giáo Chỉ Số 9, Từ Hợp Pháp Đến Khế Cơ” nữa không ? Hay là ông tự hổ thẹn với lòng mình và thấy mưu gian của mình đã bị lộ tẩy? và bài viết của ông Võ Văn Ái phải tự ông viết lại thành: “Giáo Chỉ Số 9, Từ Bất Hợp Pháp đến Thế Sa Cơ” ? Nếu ông đã tự nhận Giáo Chỉ Số 9 là do mưu gian của ông viết ra để hoàn thành âm mưu đen tối của nhóm ông và hôm nay đã bị lộ tẩy do lời nói của Ðức Tăng Thống trong đoạn phim ngắn nói trên, thì bài viết này khỏi cần bàn, khỏi phân tích. Còn nếu ông vẫn ngoan cố phủ nhận luôn cả lời nói của Ðức Tăng Thống thì xin hẹn bài viết sau. Cũng vậy, bài viết của TT Giác Ðẳng: “Sự Cần Thiết của Giáo Chỉ Số 9”.

Giờ đây TT Giác Ðẳng có còn thấy Giáo Chỉ Số 9 cần thiết nữa không ? TT đã thấy và nghe Ðức Tăng Thống nói rồi chứ ? Vậy, TT nghĩ gì về lời nói của Ðức Tăng Thống:   “Thông Bạch Số 9 tui mới đọc hồi hôm đây, (đầu tháng 2/2008) nhơn nó ở trong cái báo nào đó.” Lời nói của Ðức Tăng Thống trong đoạn phim ngắn vào đầu tháng 2/2008, sau khi Giáo Chỉ Số 9 ban hành khoảng 5 tháng. Giáo Chỉ Số 9 ban hành được 5 tháng rồi Ðức Tăng Thống mới được đọc, mà lại đọc “ở trong một cái báo nào đó.”

Sự thật đã phơi bày, ông Võ Văn Ái và TT Giác Ðẳng thấy có cần đến bài viết của mình để chống chế, biện luận, bịt mắt, khóa mồm, nhét tai thiên hạ nữa không? Cho dẫu ông Ái và TT Giác Ðẳng có làm đủ mọi cách để bịt mắt, bịt tai thiên hạ thì thiên hạ cũng đã thấy sự thật rồi. TT Giác Ðẳng, ông Võ Văn Ái có làm đủ mọi cách, mọi xảo thuật để khớp mồm thiên hạ thì thiên hạ cũng đã nói lên sự thật quá đầy đủ rồi. Dầu TT Giác Ðẳng và ông Võ Văn Ái có dùng phù chú tà thuật nhét vào tai thiên hạ thì thiên hạ cũng đã nghe rõ mồn một lời nói của Ðức Tăng Thống: “Thông Bạch Số 9 tui mới đọc hồi hôm đây, (đầu tháng 2/2008) nhơn nó ở trong cái báo nào đó.” rồi. Vậy thì, có còn gì để nói về hai bài viết của ông Võ Văn Ái và TT Giác Ðẳng nữa hay không? Sự hùng biện của ông Võ Văn Ái và TT Giác Ðẳng bị hụt hẫng và để rồi: “Trần gian phút chốc thành mây khói” mà nhị vị phải  “đứng chơi vơi giữa khoảng không”. Tất cả mọi âm mưu đã hiện nguyên hình. Giờ thì chắc là HT Quảng Ðộ đã thấy rõ âm mưu của ông Võ Văn Ái, của bè phái ông Ái. Âm mưu đó là xây dựng hòa bình hay tạo dựng chiến tranh?

 

III.   HT Quảng Ðộ, HT Hộ Giác phải tự thấy sự sai lầm trầm trọng trong trọng trách Lãnh Đạo GHTN của mình để có những giải pháp hữu hiệu ngõ hầu Chấn Chỉnh Cải Tổ GHTN thì đó mới là thực thi sứ mệnh Hòa Bình chân chính.

Các vị nguyên thủ quốc gia mà sai lầm thì phải từ chức, hoặc sửa sai, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền lợi của đất nước và dân tộc. Nhị vị HT lãnh đạo GHTN mà sai lầm thì chắc hẳn quý Ngài cũng biết mình phải làm gì theo tinh thần giới luật, theo Hiến Chương của Giáo Hội, mà nhất là theo lý tưởng tu tập thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

Hình bóng của Ðức Phật đôi tay ôm bình bát, trên vai đắp ba tấm y, tự tại vân du hóa độ bình đẳng đến với tất cả, không phân biệt kẻ thân người thù. Vì giáo pháp của Ðức Phật là giáo pháp giác ngộ, giải thoát. Giáo pháp không làm người khác khổ đau, giáo pháp được ban bố như cơn mưa tưới trên mặt đất, tất cả cỏ cây hoa lá đều được thấm nhuần lợi ích. Ðức Phật dạy: “Kẻ chiến thắng nuôi hận thù, kẻ chiến bại nằm xuống trong đau khổ. Người nào khước từ cả thắng cũng như bại, sẽ được hạnh phúc an vui.”

Chiến thắng duy nhất đem lại hòa bình hạnh phúc là chiến thắng tự tâm: “Người ta có thể chinh phục hàng triệu người trong trận chiến, nhưng chỉ có người nào tự chinh phục được mình mới là người chiến thắng vinh quang nhất.” Các nội dung của Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh... có đáp đúng lời Phật dạy không? Có tự chiến thắng mình không ? Hay ban hành Giáo Chỉ, Thông Bạch, Quyết Ðịnh... là mong chiến thắng, loại bỏ kẻ khác, mang lại vinh quang (trá ngụy) cho mình ?

Những mong chư vị Thiện hữu Tri thức, các bậc Thức giả, những vị hữu tâm, quý Phật tử thuần thành, ngày đêm âu lo cho sự thịnh suy của đạo pháp, hãy nhiệt thành phát tâm tiếp tay gìn giữ, khơi dậy ánh sáng như thật để xóa tan bóng đêm, ánh sáng chan hòa cùng khắp; để cho kẻ ác tâm được đủ nhân duyên mà phát khởi thiện tâm, người vô minh được duyên lành mà minh bừng sống dậy trong tâm thức. Nhờ vậy mà đạo pháp được hưng thịnh, mạng mạch của Tăng già mới dài lâu. Ðược vậy mới đích thực là sứ giả của hòa bình đem niềm an vui tịnh lạc cho con người và vạn loài sinh linh.

Úc Châu, tháng 9, 2008
Viên Thành
Kính bái.
----------------------
Xem : Ứng viên VN cho Nobel Hòa bình

Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống (Đức Phật Thích Ca)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN THỐNG NHỨT

Ngày 31 tháng XII năm 1963. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM và mười (10) Giáo phái, hội đoàn (gồm các đại biểu Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc Bắc tông, Nam Tông) đã khai mạc đại hội tại chùa Xá Lợi.

Đại biểu đại hội trong 5 ngày thảo luận và đã đi đến quyết định Thống nhất ĐẠO PHẬT VIỆT NAM thành một khối đoàn kết duy nhất, với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT và một bản Hiến Chương gồm hai viện Tăng Thống và Hoà Đạo được công bố ngày 4-1-1964.

Đại hội suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm tăng thống và đề cử hòa thượng Trí Quang giữ chức chánh thư ký viện Tăng Thống, hòa thượng Thích Tâm Châu làm viện trưởng viện Hóa Đạo.

Ngày 12-1-1964, đại biểu đại hội bầu các tổng vụ trưởng, vụ trưởng của các tổng vụ, như: tổng vụ Tăng Sự, Hoằng Pháp, Văn Hóa, Giáo Dục, Cư Sĩ, Xã Hội, Thanh Niên, Tài Chính, Kiến Thiết v.v… theo như bản Hiến Chương của giáo hội đã qui định.

Dưới đây bản HIẾN CHƯƠNG đã tu chính lần thứ II bởi đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khóa V, ngày 12 tháng 12 năm 1973 – Phật lịch năm 2517. 

HIẾN CHƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

LỜI  MỞ  ĐẦU 
 
Công bố Lý tưởng Hòa bình của giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Bắc tông và Nam tông tại Việt Nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặc sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. 

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp của chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam. 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.