.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Tăng ni Bát Nhã kiên nhẫn
tu thiền trong vòng bí mật tại VN

  • PSN - 16.1.10
    Tú Anh - RFI 11.1.10

Thiền sư Nhất Hạnh khen ngợi tinh thần tranh đấu bất bạo động của các tăng ni Bát Nhã và lòng bao dung của các đệ tử. Dù gặp nghịch cảnh họ không một chút oán thù đối với những người đã thô bạo với mình. RFI phỏng vấn một ni cô Bát Nhã.

Trong một bức thư dài « Hạt giống bồ đề bất diệt » gởi đến 400 môn sinh đang phải lưu lạc tại Việt Nam từ khi bị trục xuất khỏi chùa Bát Nhã và Phước Huệ, thiền sư Nhất Hạnh khen ngợi tinh thần tranh đấu bất bạo động của các tăng ni Bát Nhã và lòng bao dung của các đệ tử.

Dù gặp nghịch cảnh họ không một chút oán thù đối với những người đã thô bạo với mình.

400 tăng ni chia thành từng nhóm nhỏ ẩn mình. Họ tu học ra sao  từ sau ngày 31 tháng 12? Trả lời các câu hỏi của RFI Việt ngữ, một ni cô nhỏ tuổi xin dấu pháp danh và nơi ẩn náu cho biết :

           Nghe trực tiếp tại đây.

Sư cô: Dạ, sau ngày 31.12 thì mỗi người ở mỗi nơi và có nơi thì cũng một vài người ở chung. Nhưng thật sự mà nói ở chỗ nào thì chúng con cũng không dám nói. Bởi vì lý do an toàn, nhiều khi tụi con cũng bảo mật điều đó.

RFI: Riêng tình trạng của sư cô như thế nào. Cách đây hai hôm thì hãng thông tấn AFP có cho biết là có một số ni cô đã tìm nơi an toàn. Nhưng mà tạm gọi là an toàn, vì có công an mặc thường phục lãng vãng trước cửa nhà vậy thì hoàn cảnh của quý sư cô hiện nay ra sao?

Sư cô: Dạ con không biết những chỗ khác thì nó như thế nào. Nhưng chỗ của con thì có thể là công an chưa có biết tới. Đó là mình nghĩ như vậy thôi, nhưng nhiều khi họ biết, mình cũng không biết nữa.

RFI: Cụ thể thì từ ngày rời Phước Huệ đến bây giờ thì sư cô sinh hoạt ra sao, tổ chức cách tu học của mình và đời sống như thế nào thưa sư cô?

Con nhớ Sư Ông có dạy là: Nếu mà đất nước không có tương lai thì cá nhân của mỗi người các con cũng sẽ không có tương lai. Chính vì vậy vấn đề của các con không phải là vấn đề của cá nhân nữa, mà là vấn đề của đất nước, của dân tộc. Và từ đó thì con thấy được cái lý tưởng của con nó rất là lớn và nó không phải là cái gì mà nó mang tính chất cá nhân biệt lập hay là của tôn giáo, Phật giáo nói riêng.

Sư cô: Dạ so với trước đây thì hoàn cảnh bây giờ có rất nhiều hạn chế thưa chú. Thời khóa thì chúng con không có được ổn định như trước. Và chúng con cũng cố gắng ý thức của mỗi người để duy trì thời khóa cho riêng mình. Ví dụ như mỗi cá nhân mình tự ý thức để ngồi thiền hay đi thiền hành và duy trì chánh niệm trong những sinh hoạt căn bản hằng ngày của mình, so với trước thì cái năng lượng nó không có bằng được, không có hùng hậu bằng.

RFI: Thưa sư cô, khi đi thiền hành thì phải chăng là hóa trang thành người bình thường chứ không mặc áo cà sa?

Sư cô: Dạ, mình không phải là đi ra ngoài khuôn viên mình ở thưa chú. Ví dụ mình ở trong một ngôi nhà thì mình cũng đi thiền hành từ căn phòng này tới căn phòng khác, khuôn viên nó rất là nhỏ hẹp.

RFI: 400 tăng ni ngày nay như là chim lạc đàn, thì có liên lạc với Sư Ông được hay không thưa sư cô và bằng cách nào?

Sư cô: Dạ thưa, liên lạc với Sư Ông thì chúng con hạn chế lắm. Và thật sự chỉ có một vài phụ trách và nhận được liên lạc từ Sư Ông con thôi.

RFI: Riêng quý sư cô với nhau trong tăng đoàn thì vẫn biết được hoạt động của từng nhóm không sư cô?

Sư cô: Dạ thưa chúng con cũng tìm cách để mà giữ được liên lạc.

RFI: Sư ông Nhất Hạnh có một bức thư gởi cho đệ tử Hạt Giống Bồ Đề Bất Diệt. Thì sư cô có nhận được cái thông điệp này?

Sư cô: Dạ thưa cách đây vài hôm chúng con cũng có nhận được bức thư của Sư Ông con, giống như Sư Ông nạp thêm năng lượng để cho chúng con có thêm niềm tin vào tự thân mình để vượt qua những giai đoạn này. Sư Ông dạy thêm để anh chị em chúng con có thêm sức mạnh, niềm tin vào lý tưởng và con đường, mà không có bị những cái khó khăn tạm thời trước mắt mà mình nản.

RFI: Trong bức thư của Sư Ông thì có những điểm nào mà khiến cho quý sư cô xúc động nhất và có thể chia sẻ với thính giả bốn phương của đài RFI theo dõi chương trình hôm nay thưa sư cô?

Sư cô: Con nhớ Sư Ông có dạy là: Nếu mà đất nước không có tương lai thì cá nhân của mỗi người các con cũng sẽ không có tương lai. Chính vì vậy vấn đề của các con không phải là vấn đề của cá nhân nữa, mà là vấn đề của đất nước, của dân tộc. Và từ đó thì con thấy được cái lý tưởng của con nó rất là lớn và nó không phải là cái gì mà nó mang tính chất cá nhân biệt lập hay là của tôn giáo, Phật giáo nói riêng.

RFI: Trong thư thì thiền sư Nhất Hạnh có nêu lên hai tấm gương, một là của thái tử Tất Đạt Đa, đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni và tấm gương thứ nhì gần đây hơn là thánh Gandhi của Ấn Độ, cuộc đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi mang lại độc lập giải phóng đất nước Ấn Độ, người dân Ấn Độ mà không tốn một giọt máu bằng phương cách bất bạo động. Thì quý sư cô có suy nghĩ gì về những lời Sư Ông gợi lên trong bức thư Hạt Giống Bồ Đề Bất Diệt?

Sư cô: Dạ, thật ra qua hai hình ảnh Sư Ông đưa ra trong bức thư thì anh chị em chúng con cũng đã được Sư Ông dạy trước đó rất là nhiều lần. Và đây chỉ là cơ hội để Sư Ông nhắc lại để cho chúng con làm, vững tin hơn con đường bất bạo động mà mình đang thực tập. Chính vì vậy trong thời gian qua mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng mà anh chị em cũng cố nhắc nhở nhau để thực tập để làm được việc.

thật sự trong lòng của anh chị em chúng con vẫn giữ được tình thương yêu đối với những vị đó. Bởi vì cái đó nó làm cho chúng con có cơ hội thực tập tình thương, lòng từ bi và thấy rõ hơn được là sự thực tập của mình đang đi đến đâu.

RFI: Thưa sư cô, sau nhiều tuần lễ trực diện với khó khăn và dấn thân vào cuộc đời mà không có một mái ấm của tu viện Bát Nhã và Phước Huệ. Thì quý sư cô có thể rút ra được một bài học như thế nào, một kinh nghiệm như thế nào khiến cho sư cô giữ được sự lạc quan?

Sư cô: Con thấy một điều mầu nhiệm là qua nhiều chuyện vừa qua thì chúng con thấy rõ được pháp môn mà trở về theo dõi hơi thở của mình, bất cứ hoàn cảnh nào đến. Để mình làm lắng dịu được những cái bức xúc trong lòng mình, để ước muốn xây dựng và đi lên nó luôn luôn biểu hiện mà không có làm mình nhục ý. Cho nên những hoàn cảnh khó khăn thì tụi con cũng không có bị tuyệt vọng.

RFI: Cụ thể là trong những tuần lễ qua thì sư cô có gặp những khó khăn nào, mà có thể nói là không thể vượt qua không thưa sư cô?

Sư cô: dạ, nói không thể thì không có phải như vậy, nhưng mà có thể là chưa vượt qua được. Cái này là một cái gì mà nó thuộc về, muốn một hoài bảo rất là lớn mà nó không phải thuộc phạm vi cá nhân.

RFI: Trong hoàn cảnh này thì quý sư cô nghĩ gì về những người họ gây khó khăn cho sư cô trên đường tu học?

Sư cô: Dạ, thật sự trong lòng của anh chị em chúng con vẫn giữ được tình thương yêu đối với những vị đó. Bởi vì cái đó nó làm cho chúng con có cơ hội thực tập tình thương, lòng từ bi và thấy rõ hơn được là sự thực tập của mình đang đi đến đâu. Chúng con vẫn luôn được Sư Ông dạy dạy kẻ thù chúng ta không phải là con người. Chúng con vẫn nuôi dưỡng tâm thương yêu và có thể những khó khăn mà những vị đó gây ra cho chúng con chỉ là do vô minh, do những tri giác sai lầm thôi. Và chúng con luôn hy vọng là trong một thời gian ngắn sắp tới thì những vị đó có cơ hội nhận diện và hiểu được những gì họ đã làm, để có khả năng chuyển hóa.

RFI: kẻ thù chúng ta không phải là người, phải không thưa sư cô. Xin cảm ơn sư cô và xin kết thúc buổi tiếp chuyện với sư cô hôm nay qua thông diệp của sư cô kẻ thù của chúng ta không phải là người. RFI Việt ngữ xin cảm ơn sư cô và chúc sư cô cũng như quý bạn đang tu học chung với nhau sớm thoát ra khỏi nghịch cảnh.

Sư cô: Dạ con xin cảm ơn chú.

 

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ăng s

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.