.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 

Qua lăng kính Bát Nhã

  • PSN - 24.1.2010 | Lý Viết Chân

Pháp nạn Bát Nhã, cuối tháng 12/2009, mọi chuyện sau cùng dường như đã đi đến đoạn cuối của con đường huyền thoại. Tăng thân Bát Nhã đã phải lần lượt rời khỏi chùa Phước Huệ. Trong giờ phút đau buồn đáng nhớ của lịch sử này, chúng ta thử ngồi quay lại cuốn phim pháp nạn, suy ngẫm để thử xem xuyên qua lăng kính Bát Nhã chúng ta đã thấy được những gì? Pháp nạn Bát Nhã cũng giống như tất cả các pháp của thế gian, có hai mặt cho một vấn đề: Một mặt tiêu cực và một mặt tích cực. Những việc xảy ra tại tu viện Bát Nhã và sau này tại chùa Phước Huệ đã gây biết bao khổ đau và thất vọng trong lòng chúng ta. Nhưng song song với cái nỗi buồn khổ đó, chúng ta đã có thể thấy hiển lộ rõ ràng rất nhiều sự thật mà chúng ta chưa thấy được trước đó. Như nhờ có bóng tối mà những tia hào quang của ánh sáng đã hiển hiện muôn màu rực rỡ. Và chính hào quang của ánh sáng đó đã soi cho chúng ta thấy rõ hơn bộ mặt của vô minh, của tham sân si, của chánh tà. Nhờ những cái thấy đó mà chúng ta có lại niềm tin và hy vọng và biết được sẽ phải làm gì trên con đường trước mặt.

Sự kiện Bát Nhã đã cho chúng ta có được một niềm tin. Trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều người trẻ tìm đến xuất gia hoặc tu học để thật sự có được niềm an vui và để giải quyết những khó khăn tâm linh trong đời sống. Ðạo Phật thật sự phải đi vào cuộc đời và chữa lành nỗi khổ đau của trần thế. Ðất nước Việt Nam hơn lúc nào hết, rất cần sự chuyển hóa này trong xã hội, trong chính quyền.

Pháp nạn Bát Nhã đã gây bàng hoàng xót xa trong lòng người khắp thế giới mà cao điểm là vào tháng 9 năm 2009 khi tăng thân bị đàn áp tàn bạo và bị đánh đuổi một cách vô luân ra khỏi tu viện Bát Nhã. Rồi đến tháng 12, cũng với những bạo hành phi luân lý, phi đạo đức tại chùa Phước Huệ, cũng với những ván bài cũ, dùng Phật tử đánh Phật tử, với đe dọa, không màng đến những sự cố gắng dàn xếp của những cơ quan nhân quyền quốc tế, chánh quyền đã lại cưỡng bức tăng thân Bát Nhã rời khỏi chùa Phước Huệ. Ðiều này cho thấy chính quyền đã quyết tâm giải tán tăng thân Bát Nhã. Và, chúng ta thấy gì qua những sự kiện này? Một chính quyền đã dùng những mưu mô không trong sáng để đàn áp các tăng sĩ. Họ đã dùng các tu sĩ Phật Giáo (các thầy Ðồng) để đàn áp tăng ni Phật Giáo. Vừa đạt được mục đích vừa bôi nhọ Phật Giáo. Họ nói chánh quyền không can dự vào nhưng thật sự họ đã trá hình làm Phật tử để ký giấy tờ đòi đuổi tăng thân ra khỏi chùa. Họ đã mướn côn đồ hoặc giả danh côn đồ để chửi rủa và đánh đập, đàn áp chư tăng ni. Quả tình họ đã lấy vải thưa che mắt thánh và rất coi thường tất cả mọi người con dân nước Việt trong và ngoài nước cũng như dư luận thế giới khắp nơi. Cũng cùng trong thời gian pháp nạn này, việc chính quyền Trung Cộng hà hiếp dân Việt, mưu đồ xâm lấn lãnh thổ Việt Nam thì nhà cầm quyền nước ta như có vẻ làm ngơ, hoặc còn bênh vực đàn anh Trung Cộng ra mặt. Một chính quyền như thế làm sao lãnh đạo nhân dân, mang no ấm và an vui lại cho nhân dân? Xuyên suốt những ngày tháng của pháp nạn không biết bao nhiêu nhân sĩ lên tiếng nhưng chính quyền vẫn như không hề nghe biết. Ðiều đau buồn này cho thấy đất nước Việt Nam đang lùi dần vào trong bóng tối âm u của vô vọng.

Hơn thế nữa, chúng ta thấy tại Việt Nam chắc chắn không thể nào có tự do tôn giáo như chánh quyền đã rêu rao. Có nhiều chư tôn đức với tâm vô úy, đã vì thương tuổi trẻ, thương cho tương lai của Ðạo pháp đã đứng ra bảo lãnh cho chư tăng ni, theo đúng luật pháp, nhưng họ cũng đã tìm đủ mọi cớ để bát bỏ! Giáo Hội Phật Giáo Trung Ương thật sự đã hoàn toàn bị chi phối bởi nhà cầm quyền. Chúng ta thấy trong khi Bát Nhã đang bị đàn áp tàn bạo bằng ma thuật của côn đồ, do chính chính quyền chủ trương, thì lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội lại tuyên dương công trạng của ban tôn giáo chánh phủ và tặng cho họ một chữ Tâm cao quý của Ðạo Phật - một sự kiện trớ trêu đau nhức như trong chuyện cải lương mua nước mắt nhưng lại là sự thật 100%! Trong khi Thượng Tọa Thái Thuận và một số chư tôn đức cố gắng tìm hướng giúp tăng thân Bát Nhã thì Hòa Thượng Tổng Thư Ký Giáo Hội lại ra công văn “không công nhận sự tu tập bất hợp pháp và cá nhân không hợp pháp...” Ðúng là điên đảo, đảo điên cho Ðạo Pháp và Dân Tộc. Còn bút viết nào diễn tả được vỡ kịch hài hước khóc cười không xong này? Sự kiện này chỉ có thể được giải thích bằng một trong hai cách. Thứ nhất các vị tôn túc của Giáo Hội đã bị hoàn toàn mua chuộc hoặc hoàn toàn bị khuất phục bởi chính quyền (bằng đe dọa, bằng tiền tài danh vọng, v.v...) hoặc thứ hai, các vị là người của ban tôn giáo. Trong trường hợp nào đi nữa thì chiếc áo vàng của trưởng tử Như Lai đã vô tình bị hoen ố bởi những vị này. Ðiều này thật đáng tủi hổ biết bao!!!

Một điều đáng buồn nữa là dường như trong biến cố Bát Nhã, người ta không thấy được sự đoàn kết của các giáo hội để cùng có sức mạnh đối kháng lại với những hành xử phi lý của chánh quyền đối với những người tu trẻ (tương lai của Ðạo pháp). Có một giáo hội chống cộng triệt để, chuyên môn tranh đấu cho nhân quyền, chẳng những đã không hề ra “thông cáo báo chí” hỗ trợ cho những tu sĩ trẻ này mà ngược lại còn lên tiếng mĩa mai trách cứ như thể nói rằng nếu không tranh đấu kiểu của tôi thì anh gặp nạn mặc kệ anh và những tu sĩ trẻ đó đâu dính dáng gì đến tôi!!!

Trong khi trực diện với bóng tối âm u của vô minh và vũng lầy dầy đặc của của tham sân si như thế, chắc chắn điều đầu tiên mà tất cả ai cũng thấy và đều đã ca ngợi là hình ảnh Đại Hùng Đại Lực Đại Từ Bi của 400 tăng ni trẻ trong suốt thời gian cả năm trời bị đối xử rất tàn tệ chưa từng có trong thế giới văn minh hiện đại, bởi thế lực bạo quyền. Từ những ngày họ bị cúp điện nước và bị khủng bố hàng đêm cho đến khi bị đàn áp tàn nhẫn bằng bạo lực ra khỏi tu viện Bát Nhã, họ đã hành xử bằng hạnh nhẫn nhục và tâm bao dung, luôn luôn dùng phương thức đối kháng bất bạo động và phát khởi tâm từ bi đối với những kẻ đang hành hạ mình - không một lời nặng nhẹ, một tiếng oán than. Những tăng ni sinh trẻ tuổi này chỉ mới bước vào con đường thiền tập trong một thời gian ngắn mà đã có sự thành công trong thực tập như thế chắc chắn đã mang lại rất nhiều niềm tin của mọi người nơi pháp môn tu tập này của Ðạo Phật. Ðạo Phật Việt Nam đã thật sự hồi sinh trong lòng người trẻ. Ðó là một điều đáng mừng cho tương lai của dân tộc. Nếu suy xét kỷ một cách khách quan, chúng ta thấy những hình thức thực tập xưa cũ của Ðạo Phật có thể đã không còn thu hút được tuổi trẻ. Nếu không có một sự làm mới thì tương lai của Phật Giáo Việt Nam chắc chắn sẽ khó phát triển được trong giới trẻ. Sự kiện Bát Nhã đã cho chúng ta có được một niềm tin. Trong một thời gian ngắn đã có rất nhiều người trẻ tìm đến xuất gia hoặc tu học để thật sự có được niềm an vui và để giải quyết những khó khăn tâm linh trong đời sống. Ðạo Phật thật sự phải đi vào cuộc đời và chữa lành nỗi khổ đau của trần thế. Ðất nước Việt Nam hơn lúc nào hết, rất cần sự chuyển hóa này trong xã hội, trong chính quyền.

Tiếp đến chúng ta thấy được rất nhiều tiếng nói của giới trẻ và giới tăng ni trẻ lên tiếng ủng hộ tăng thân Bát Nhã, trong đó có ngay cả những người là con cháu của các vị trong chính quyền. Chúng ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã và đang có những nhận định rất trong sáng và đúng đắn về những vấn đề liên quan đến đất nước. Họ có chánh kiến để thấy rất rõ các tăng ni trẻ tuổi này không hề làm chính trị và không hề vi phạm bất cứ luật lệ nào của nhà nước. Họ đã liên tục lên tiếng như gióng lên hồi trống Bát Nhã vang rền. Chúng ta thấy rất nhiều vị thức giả vì quan tâm cho đất nước nên đã chân thành lên tiếng khuyến cáo chính quyền. Tiếc thay tất cả các tiếng nói chân thành đó đã rơi vào khoảng không vô tận. Hình ảnh một đất nước Việt Nam hiền hòa đạo đức đã bị một vết nhơ khó gột rửa. Cả thế giới ngạc nhiên trước hành xử quá vô văn hóa và tàn bạo của chánh quyền đối với những vị tăng sĩ mà hạnh nguyện chỉ là sự tu tập để giúp cho cho con đường tâm linh của đất nước.

Có một giáo hội chống cộng triệt để, chuyên môn tranh đấu cho nhân quyền, chẳng những đã không hề ra “thông cáo báo chí” hỗ trợ cho những tu sĩ trẻ này mà ngược lại còn lên tiếng mĩa mai trách cứ như thể nói rằng nếu không tranh đấu kiểu của tôi thì anh gặp nạn mặc kệ anh và những tu sĩ trẻ đó đâu dính dáng gì đến tôi!!!

Qua sự kiện Bát Nhã chúng ta thấy lòng yêu thương đất nước, quê hương đạo pháp sâu sắc của một Thiền Sư. Thầy đã hy sinh rất nhiều chính bản thân mình, vượt qua biết bao trở ngại khó khăn, bất chấp những hiểu lầm để chỉ mong đem một luồng không khí mới về cho Ðạo Phật Việt Nam, cho tuổi trẻ, cho tương lai Việt Nam. Sự đánh đổi đó xem ra cũng rất xứng đáng vì những hạt giống Bồ Ðề Thầy gieo đó, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã nở rộ khắp nơi. Mà giờ đây cơn lốc pháp nạn Bát Nhã đã vô tình thổi những hạt Bồ Ðề đó bay đi muôn phương. Hy vọng rồi những cây Bồ Ðề sẽ từ từ đâm rể tốt tươi tại khắp mọi miền đất nước. Cũng vì yêu thương đất nước nên Thầy đưa những đề nghị cải tổ lên nhà nước. Với cái nhìn sâu sắc của một Thiền sư, điều đó không phải là một điều đáng mừng hay sao? Sự trực diện với cấp lãnh đạo chính quyền một cách rất vô úy của Thầy có lẽ đã làm cho họ e ngại? Ðã ai dám làm điều đó? Thầy vì sức mạnh của lòng yêu thương Dân Tộc Ðạo Pháp mà Thầy đã lên tiếng, nói lên sự thật cho dù Thầy biết Thầy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng thật ra Thầy đã vẻ cho họ một lối thoát rất êm ái cho chính họ và cho đất nước Việt Nam. Với sự đe dọa thường nhật của đàn anh Trung Cộng, có thể đó là một con đường mở từ từ cho đất nước. Tất cả người con Việt ai cũng yêu quê hương đất nước và muốn đóng góp năng lực và tim óc cho đất nước. Ðã đến lúc chính quyền Việt Nam nhận rõ điều này để từ từ chuyển mình theo chiều hướng như Thầy đề nghị để tất cả người dân có cơ hội đoàn kết và thống nhất ý chí giữ gìn quê cha đất tổ. Với tình trạng kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, với quyền lợi dính liền giữa các cường quốc, nếu hành xử khéo léo chắc chắn chúng ta sẽ vẫn sinh tồn mà vẫn giữ gìn toàn vẹn được chủ quyền đất nước.

chính quyền đã dùng những mưu mô để đàn áp các tăng sĩ. Họ đã dùng các tu sĩ Phật Giáo để đàn áp tăng ni Phật Giáo. Vừa đạt được mục đích vừa bôi nhọ Phật Giáo.

Nhìn sâu hơn nữa, chúng ta thấy ở Thầy một con người, cho dù trong hoàn cảnh nào, trong thâm tâm luôn yêu quê hương đất nước, không hề muốn có sự can thiệp của ngoại bang vào đất nước của mình. Khi Thầy lên tiếng qua bút hiệu Nguyễn Lang, có lẽ đúng như nhiều nhà bình luận đã nói, là để gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh của một nhà sử học đối với chính quyền. Nhưng suy nghĩ sâu hơn nữa, có lẽ thâm ý của Thầy vẫn không muốn có sự can thiệp quá nhiều của ngoại bang vào đất nước; vì nếu Thầy lên tiếng chính thức kêu gọi với danh hiệu một Thiền Sư mà cả thế giới đều kính trọng và ngưỡng mộ thì có thể một vài sự việc đã có thể xảy ra khác đi chăng? Mong muốn của Thầy là chính những người lãnh đạo Việt Nam, chính chúng ta những người con dân Việt phải tự tìm hướng giải quyết tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc - đó là phương thức hay nhất.

Thật đáng tiếc bao nhiêu tiếng nói chân tình của biết bao nhiêu tầng lớp trong và ngoài đất nước vẫn không được trân trọng lắng nghe. Ðảng Cộng sản Việt Nam đã mất hai cơ hội để làm nên trang sử vẻ vang cho mình. Thứ nhất sau 1975, sau khi cái gọi là đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước, thay vì nắm lấy cơ hội đó để thật sự đoàn kết dân tộc, hàn gắn vết thương, từ từ cùng nhau xây dựng đất nước, họ đã hành xử như một kẻ chiến thắng và có tính cách trả thù (anh em cùng một nhà đánh nhau, thì thắng bại gì cuối cùng cũng là tan thương và đau khổ cho đôi bên. Tay phải bị chặt tay trái cũng nhức vì là cùng một thân thể - thắng thua đâu còn nghĩa gì). Ðất nước đầy những trại tù cải tạo, vùng kinh tế mới, đầy dẫy năng lượng hận thù, bất công, nghèo đói. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, nếu biết cùng nhau làm việc, đất nước sẽ sớm giàu mạnh. Biết bao nhiêu nhân tài rất xuất sắc của dân Việt hiện đang phục vụ tại các nước ngoài đã chứng minh điều đó. Và cơ hội thứ hai là sự biến Bát Nhã và những tiếng chuông hùng tráng vang lên lần này, với những đề nghị của Thiền sư, và của biết bao nhiêu người trong giới trí thức, tướng lãnh, tuổi trẻ, và tất cả người dân yêu nước. Nhưng tất cả đã bị trả lời lại bằng những hành động vô luân, vô đạo đức, dối trá, phi nhân bản. Tất cả đã gây một sự đổ vỡ tan nát trong lòng người.

Cuối cùng, khi nói đến Bát Nhã, có rất nhiều người vẫn hoài thắc mắc tại sao, và tại sao, sự việc phi lý vô luân, vô nhân đạo như thế lại xảy ra tại quê hương Việt Nam. Tại sao chính quyền lại chủ trương giải tán một tăng thân tu tập đẹp đẻ như thế? Cộng thêm vào đó tại sao và tại sao chính quyền ta lại đàn áp những tiếng nói yêu nước lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước, lại để cho đàn anh Trung Cộng ngang nhiên hà hiếp dân lành Việt Nam vô tội. Tại sao bao nhiêu hồi chuông trống đã gióng lên mà họ không hề tỉnh giấc u minh? Tại sao họ còn ngồi yên đó? Câu hỏi gây nhức nhối trong lòng những người con dân của đất nước Việt Nam.

Giáo Hội Phật Giáo Trung Ương thật sự đã hoàn toàn bị chi phối bởi nhà cầm quyền... khi Bát Nhã đang bị đàn áp tàn bạo bằng ma thuật của côn đồ, do chính chính quyền chủ trương, thì lãnh đạo Trung Ương Giáo Hội lại tuyên dương công trạng của ban tôn giáo chánh phủ và tặng cho họ một chữ Tâm cao quý của Ðạo Phật.

Lịch sử chắc chắn sẽ ghi đậm nét những tội đồ của dân tộc này. Lịch sử của dân tộc ta hay của các nước trên trên thế giới cũng đã chứng minh khi những vị vua, những người nắm quyền trong tay tham quyền cố vị, không còn biết tôn trọng lẽ phải, đạo lý, không còn biết thương dân, thương nước nữa thì chắn chắn không chóng thì chày cũng phải thân bại danh liệt thôi, vấn đề chỉ là thời gian, chỉ là nhân duyên, chỉ là trợ duyên. Vua Lê Long Ðỉnh là một thí dụ điển hình. Nghiệp lực chúng sanh gây ra sẽ mãi mãi xoay vần. Kinh sách đã dạy rõ cuộc đời là vô thường, chế độ chính trị nào rồi cũng sẽ sụp đổ. Con đường sụp đổ hoặc thay đổi đó như thế nào, nhẹ nhàng hay đầy sóng gió cát bụi là tùy vào sự chuyển hóa và tu tập của tất cả chúng ta, những người đã mang cùng cộng nghiệp là người Việt Nam. Chúng ta còn có hồn thiêng sông núi, còn cả một quá khứ hào hùng, những liệt vị hoàng đế, anh hùng, tiền bối, đã từng biết hành xử đúng đắn với chánh kiến để đưa dân tộc thoát vòng khổ lụy. Tất cả cũng là một phần của mạng lưới nhân quả tốt xấu trùng trùng để dẫn dắt con thuyền dân tộc vào tương lai. Nhìn vào quá khứ của dân tộc để ta có niềm tin vào tương lai. Xin tất cả hãy lại cầu nguyện cho đất nước nhỏ bé Việt Nam sớm thoát vòng xiềng xích, khổ lụy, cho dân tộc sớm được sống trong tự do no ấm, để giang sơn gấm vóc Việt Nam lại một lần nữa, bừng sáng giữa trời Ðông.

Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm.


Lý Viết Chân

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ăng s

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.