.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Đau thương Bát Nhã

  • PSN - 29.9.2010 | Thích Chân Pháp Sĩ

BTV: Hồi ức của thầy Pháp Sĩ, nhân tròn một năm ngày Tăng thân Bát Nhã bị bạo lực Chính quyền đánh bật khỏi tu viện của Thầy. Thầy là một trong ba Sư anh đã bị công an Chính quyền Bảo Lộc áp tải bằng taxi đưa về cô lập nơi nguyên quán ngay trong đêm kinh hoàng 27 tháng 9 năm 2009.

 

1.

Bát Nhã là một câu chuyện dài nhiều trang, nhiều sự kiện, nhiều chi tiết, nhiều vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh. Trên nguyên tắc vô thường, có đến tất có đi, có biểu hiện thì có ẩn tàng. Nhưng sự thật cuộc sống thì để lại muôn đời, và những tác nhân gây ra nó (trong đó chúng tôi) sẽ được lưu dấu thiên thu. Hình ảnh đẹp hay xấu, cao thượng hay tầm thường, thì hãy để chính trái tim của mỗi người tự nhận diện. Nếu nhận diện đúng, đó là một điềm lành. Nếu nhận diện sai, đó là nỗi bất hạnh không gì sánh bằng.

 

Những biến động tại tu viện Bát Nhã đã thực sự xảy ra kể từ sau chuyến trở về tham dự lễ Phật đản quốc tế được tổ chức tại Việt Nam của tăng đoàn quốc tế Làng Mai.

 

Trong thời gian diễn ra đại lễ Phật đản, đại chúng tu viện Bát Nhã cũng được tháp tùng với tăng đoàn Làng Mai tham dự vào sự kiện lớn này. Khi đó, tôi và các thầy khác được cử ở lại chăm sóc việc tu học của đại chúng tại tu viện. Thời gian qua, một số thầy (đệ tử của thượng tọa viện chủ) có nhiều biểu hiện khác thường với các thầy tu theo pháp môn Làng Mai. Những dấu hiệu rạn nứt trong mối liên hệ đi đôi với những hành động đòi bàn giao lại các cơ sở trong tu viện. Tôi còn nhớ Thầy Đồng Hạnh không tham dự Vesak cùng với đại chúng, thầy ở lại tu viện. Tôi có linh cảm rằng, khi các sư anh lớn đi dự lễ Vesak hết, có thể tôi sẽ là người đại diện tăng thân để đón nhận những điều bất thường xảy đến. Về cá nhân, tôi không có thành kiến gì với thầy Đồng Hạnh, và thầy cũng đã từng là một sư anh tốt trong lòng tôi. Với Thượng tọa Viện chủ (người mà tôi từng thương kính gọi bằng Sư Phụ), lúc mới về Bát Nhã, tôi được lên ăn cơm chung với Thượng tọa một lần. Và đó cũng là lần cuối.

 

Vào một đêm, tôi có linh cảm thầy Đồng Hạnh sẽ tìm đến tôi. Sau khi đi dạo chơi một vòng quanh tu viện, tôi trở về phòng thì thầy Đồng Hạnh đã đến và tuyên bố: "Tôi nói mà các thầy không nghe thì sau này mỗi người sẽ đi mỗi đường thì đừng có trách!". Tôi không hiểu câu nói này của thầy, nên cứ suy nghĩ hoài. Tôi càng không hiểu một sư anh lớn như thầy sao lại phát biểu như vậy. Kể từ hôm đó, anh chị em chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, đối diện nhiều áp lực từ phía các thầy (đệ tử Thượng tọa Viện chủ) và chính quyền thị xã Bảo Lộc. Nhưng thầy Đồng Hạnh và Thượng tọa viện chủ cũng đang đối diện với nhiều khó khăn từ khía cạnh nào đó. Tôi nghĩ vậy!

 

Kết thúc lễ Vesak, Sư ông Làng Mai cùng tăng đoàn trở lại Bát Nhã. Từ sau bài pháp thoại cuối mà Sư ông Làng Mai đã nói tại tu viện Bát Nhã trước khi trở về lại Pháp, thì ngày nào, tuần nào, tháng nào, chúng tôi cũng phải chịu đựng những áp lực đến từ nhiều phía. Người ta đã cắt xén bài pháp thoại này, rải truyền đơn, tuyên truyền chúng tôi có ý thức chống lại hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, chống lại nhà nước Việt Nam.

 

Vì vậy, các khóa tu không thể diễn ra như trước đây, dù đã được chính tay Thượng tọa Viện chủ đăng ký đến năm 2010, và đã được Ban Tôn Giáo Chính Phủ chấp thuận. Phòng Nội vụ thị xã Bảo Lộc cử cán bộ trực tiếp vào ngăn cản và lập biên bản khi các khóa tu diễn ra. Công an xã vào xét thủ tục cư trú (những thủ tục này đã được chúng tôi kê khai đăng ký nhiều lần với công an phụ trách cư trú). Thầy Viện chủ cũng rút đơn bảo lãnh và không đồng ý cho chúng tôi ở lại tu viện. Trước đây Thầy là người trực tiếp thu nhận, tận tay cạo tóc và làm lễ xuất gia cho 378 người trẻ vào tu viện thực tập theo pháp môn Làng Mai.

 

Các cơ sở vật chất đã được xây dựng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chúng tôi. Phật tử khắp thế giới đã vì chúng tôi mà góp tiền vào xây dựng những cơ sở này. Sự hoành tráng quy mô của tu viện cũng trở thành một trở ngại, làm xoay chuyển lòng người, tăng thêm mối e ngại vốn có xưa nay, và là cái gai trong mắt cho những ai vì quá sợ hãi sự phát triển của Bát Nhã, nên bằng mọi giá phải triệt tiêu đi.

 

Trước khi sự kiện ngày 27.9.2009 xảy ra, chúng tôi bị đòi lại một số cơ sở cũ trong tu viện như: thư viện, nhà khách, cư xá Tâm Ban Đầu (khu nhà dành cho các em tập sự). Các anh công an xã ra vào tu viện thường xuyên hơn. Có lúc chúng tôi bị mời lên cơ quan công an xã Đamb’ri để làm việc trong nhiều ngày. Cũng có lúc chúng tôi nhận văn bản trục xuất ra khỏi tu viện trong vòng 24h của cơ quan công an xã. Văn bản này do ông Đỗ Phú Thạch (Phó trưởng Công an xã Đamb’ri) ký. Nhờ chư tôn đức Ban Trị sự tỉnh Lâm Đồng bảo lãnh nên chúng tôi được ở lại Bát Nhã thêm một thời gian nữa.

 

Chúng tôi ngồi lại tâm sự với nhau: “Đợt này các vị ấy sử dụng chiến thuật “tằm ăn lá dâu”, có nghĩa là không chiếm hết một lần cơ sở mà chiếm từ từ, từ từ. Do vậy, chúng tôi có ý thức cẩn thận hơn với những tình huống xấu và sẵn sàng đối diện với những biến cố xảy ra liên tiếp. Không gian tu tập và các cơ sở mà chúng tôi đã xây lên bị thu hẹp dần. Người ta vào chặt cây để bít lấp nhiều lối đi. Vì thế, anh chị em chúng tôi không ai tự ý rời quá xa tu viện. Khi nghe có tín hiệu tập trung thì phải lập tức trở về tăng xá để cùng nhau giữ vững năng lượng bình an khi đối diện với mọi diễn biến xảy ra.

 

Chúng tôi tự quản lý thành viên của tăng thân rất chặt chẽ, để tránh trường hợp cài người vào nội bộ nhằm mục đích gây xáo trộn năng lượng tu tập, tạo ra bạo động, chia rẽ tăng thân. Chỉ cần xảy ra một trường hợp bạo động thì đó là thất bại của chúng tôi, và nhất là trong thời điểm khó khăn này.

 

Lúc 11 giờ, trưa ngày 28.6.2009, chúng tôi ra ngoài tu viện để đến gặp Hòa thượng Thích Toàn Đức, Thượng tọa Thích Thái Thuận tường trình những sự việc xảy ra trong tu viện, cầu mong các ngài từ bi giúp đỡ. Thời điểm này chính quyền địa phương đã cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc cúp điện, cắt đường dây internet, cắt đường dây điện thoại. Dù chúng tôi hết sức cố gắng liên lạc với các cơ quan chức năng để xin cấp lại nguồn điện sinh hoạt nhưng bị đã từ chối với nhiều lý do (mà những lý do này đi trái với bản hợp đồng mua điện như đã cam kết).

 

Tôi vừa về đến sân Rừng Phương Bối, gặp lúc đại chúng đang có buổi ăn cơm chánh niệm tại thiền đường Cánh Đại Bàng. Ngoài sân, nhiều người tập trung rất đông với gậy gộc, như sẵn sàng tấn công đánh chiếm cái gì đó. Tôi vừa bước xuống xe thì họ cùng nhau xông vào dãy nhà Tâm Ban Đầu quăng hết đồ đạc, chăn chiếu của chúng tôi ra ngoài. Thầy Pháp Anh đã bị ném hai cục đá rất to khi thầy đang ngồi trong phòng. Nhưng rất may, cánh cửa kính đã che chắn cho thầy. Tôi nghe hai tiếng ầm ầm nối tiếp nhau, trong lòng thật là đau, vì tôi không muốn nhìn thấy bạo lực xảy ra trong chốn thiền môn. Dù xảy ra cho bất cứ ai, bên này hay bên kia đều là nỗi xót xa trong lòng mình. Cầu nguyện làm sao đừng có ai bị thương, đừng có ai nằm xuống. Thầy Pháp Anh chạy ra ngoài để tránh những viên đá bạo lực tiếp theo. Khi công an có mặt trong tu viện thì mọi chuyện đã xong, nhà bếp bị lấy, đồ đạc của chúng tôi bị vỡ nát, tượng Bụt trong cư xá nằm lăn lóc ngoài sân.

 

Nghe tiếng chửi mắng dưới sân, đại chúng kết thúc buổi quá đường sớm hơn thường lệ. Giữa hàng thông, hai hàng áo nâu chậm rãi trang nghiêm, ánh mắt anh chị em tôi vẫn hướng về phía trước. Tăng thân thật thản nhiên, vẫn cứ tiếp tục đi giữa rừng người giòn giã chửi bới, la hét, hoặc đứng nhìn. Tình hình lúc này thật căng thẳng và ngột ngạt làm sao. Tôi sợ họ tiếp tục ném đá vào anh chị em tôi, nếu vậy chắc chắn sẽ có người chảy máu. Rất nhiều phụ nữ đủ mọi lứa tuổi, người thì chửi mắng, người thì la ó, rồi đồng loạt ùa vào đánh lấy nhà bếp. Tôi nghĩ, mình giữ cái nhà bếp cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu có bạo động xảy ra. Tôi thấy họ xô đẩy các sư cô rất mạnh nên đề nghị các sư cô trở đi nhanh vào tăng xá. Khung cảnh thật hỗn độn như trận chiến. Khi lấy xong nhà bếp, họ chất củi đầy trong nhà bếp. Cứ nghĩ họ sẽ đốt nhà nhưng họ chỉ lấy củi để chặn lại thôi.

 

Suốt thời gian bị tấn công chiếm lấy nhà bếp, nhiều anh công an, dân quân tự vệ cùng có mặt. Nhưng các anh chỉ đi qua đi lại mà không có một hành động nào giúp đỡ chúng tôi ngăn chặn những bạo lực vừa xảy ra. Tuy nhiên, sau này có nghe các sư chú kể lại, trong lúc náo loạn thì thầy Đồng Định vác rựa lao vào tăng xá, lúc này có anh Long (công an thị xã Bảo Lộc) lao vào ôm thầy Đồng Định lại. Chuyện này chúng tôi chịu ơn anh Long, nếu không nhờ anh Long ngăn lại chắc trong anh em chúng tôi sẽ có người chết. Còn những anh công an mang thường phục khác thì lại dùng điện thoại quay phim.

 

Từ trong tăng xá, tôi thấy có lúc ba bốn anh công an viên chạy nhanh xuống nhà bếp, vừa chạy vừa thổi còi inh ỏi mà đám đông vẫn cứ tiếp tục gây chuyện. Kết quả, nhà bếp vẫn bị lấy niêm phong. Vì sao tôi biết các vị đó là công an trong khi các vị không mang sắc phục, không đeo quân hàm? Trên chuyến xe áp giải tôi về Nha Trang đêm 27.09.2009, có một anh công an tâm sự với tôi về nhiệm vụ của anh trong ngày này. Chuyện này tôi sẽ kể sau.

 

Cuối chiều hôm đó, chúng tôi viết bản tường trình mọi chuyện dâng lên chư tôn đức tỉnh Lâm Đồng. Ngay chiều hôm sau (29.06.2009) thì các ngài đến. Tháp tùng cùng các ngài còn có các Phật tử tiếp hiện Sài Gòn. Các ngài vào tu viện bằng cổng chính của thiền đường Cánh Đại Bàng. Chúng tôi có điện thoại thưa với quý ngài là phải cẩn thận, vì những người được thuê mướn để gây rối và bạo động đã trang bị sẵn sàng: phân, gậy gộc và đang đợi trước cổng chính. Khi chư tôn đức cùng các vị Phật tử vào, họ ùa ra ném phân và đánh đập chư vị. Họ ném phân và đánh Hòa thượng Thích Minh Nghĩa, Thượng tọa Thích Tâm Vị, Thượng tọa Thích Thái Thuận. Sư bà Tịnh Thường, Sư bà Lưu Phong, Ni sư Như Ngọc và một vài Ni sư khác bị họ quăng phân, dính đầy trên y áo. Thực ra tôi không trực tiếp chứng kiến cảnh này vì chúng tôi đang vị bao vây trong tăng xá. Sau này tôi được xem một đoạn phim còn sót lại nên mới thấy. Thượng tọa chùa Phước Huệ phải đi nhập viện lúc chiều tối. Không hiểu các anh công an lúc này đi đâu hết mà để cho chư tôn đức của chúng tôi bị đánh quá chừng như vậy. Anh chị em tôi rất đau lòng, nhưng không biết phải làm sao để ra giúp đỡ, vì chúng tôi cũng đang bị bao vây. Nếu bước ra khỏi tăng xá, chắc gì chúng tôi đã đến được cổng Cánh Đại Bàng. Cách hay nhất trong lúc này là niệm Bụt gửi năng lượng bình an cho chư tôn đức thoát khỏi tai nạn, đồng thời cũng cầu nguyện cho những ai bị chìm đắm trong lửa sân hận có được lòng từ bi.

 

Tôi nghe tiếng la hét dữ tợn. Tôi thấy nhiều người cầm cây, cầm gậy, vác bao phân (được giấu sẵn từ ngày hôm qua) chạy phăng phăng giữa đồi thông. Thấp thoáng tà áo vàng của chư tôn đức xen lẫn trong rừng người hung hăng. Chúng tôi cố gắng ghi hình, nhưng khoảng cách quá xa, bị rừng thông chắn phía trước nên không ghi được đoạn phim nào. Phật tử tháp tùng cùng đoàn thoát được ra bên ngoài điện thoại cho tôi: “Thầy ơi! quý Ôn, quý Sư bà bị đánh rồi. Họ đóng cánh cổng Cánh Đại Bàng lại, không cho quý Ôn ra ngoài!”. Biết tin dữ, trong lòng tôi nỗi uất ức dâng trào. Dù mình là người xuất gia, nhưng chịu đựng quá nhiều áp bức trong suốt thời gian dài, nên sự kiên nhẫn cũng bị suy giảm và làm sao có thể chuyển hóa trong cùng một lúc được. Chúng tôi muốn mở toang những cánh cửa, xông ra ngoài, dù phải chịu đựng những tổn thương thân thể. Tôi nói với các vị Phật tử qua điện thoại: “Quý Ôn, quý Sư bà vì thương tưởng các thầy trong này mà phải chịu bị đánh như vậy! Mình không thể đứng trong này. Quý Ôn mà chết trong cảnh này thì mình sẽ ân hận lắm. Bây giờ các thầy xông ra được không?”. Các vị Phật tử không đồng ý với dự định của chúng tôi, vì các vị cho rằng các thầy mà xông ra thì tình trạng sẽ thê thảm hơn nữa. Trong lòng tôi như có kim châm, xót lắm. Vài giờ sau, chúng tôi hay tin quý Ôn, quý Sư bà đã thoát được ra bên ngoài. Mừng quá!

 

Tưởng đâu sóng gió qua đi, nhưng không phải vậy. Sau khi đánh các tôn đức, họ kéo vào đánh chúng tôi. Tất cả chúng tôi đã chuẩn bị, các phòng đều được khóa lại. Các anh em tập trung và thống nhất với nhau chỉ mang y bát và giấy tờ tùy thân còn những thứ khác thì để lại. Rồi tất cả lên thiền đường ngồi thiền và niệm Bụt. Họ bắt đầu đập phá và đánh thẳng lên lầu ba – nơi có thiền đường giống như cái cảnh ngày xưa người ta đánh giặc, đánh từ tầng một, tầng hai rồi leo lên tầng ba.

 

Trong đám thanh niên đánh phá có nhiều cô gái trẻ, tuổi chừng 25 trở xuống. Các cô mặc những bộ đồ rất mất lịch sự, cái quần ngắn tới nỗi không thể ngắn hơn được nữa và cái áo cổ rộng cũng không thể rộng hơn. Các cô đứng trước tăng xá chửi bới các thầy, rồi mời mọc các thầy, rồi ngọt ngào dụ dỗ các thầy, hệt như là Malangia vậy. Trước tình hình đó, chúng tôi cho các sư em nhỏ ở trong phòng hết và bố trí các sư anh lớn chia đều ra tại các tầng để chăm sóc các em và tuyệt đối không cho các em bước ra khỏi phòng, chỉ ở trong đó đọc sách, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Bụt mà thôi. Buổi trưa hôm đó chúng tôi ăn qua loa cho bớt đói, có người không có miếng gì vào bụng.

 

Trong số những cô gái ăn mặc thiếu vải có một cô mặc đồ ngắn nhất, chửi hăng nhất, và rất xông xáo trong việc đập phá. Cô là người tiên phong trong đám người phá phách, cũng là người đầu tiên xông lên tầng bốn để đánh các thầy. Nhưng khi leo lên tới tầng bốn, từ ngoài cửa nhìn vào, cô thấy tất cả các thầy đang đắp y, ngồi thiền chắp tay niệm danh hiệu đức Bồ tát Quan Thế Âm thì cô bỗng khự lại. Cô nhìn và quan sát nét mặt của từng thầy, từng sư chú. Lúc ấy tôi cũng chắp tay niệm Phật nhưng đồng thời tôi cũng quan sát cô ta thì thấy nét mặt của cô trông hiền ra, dễ thương ra rất nhiều. Tôi không thể tin được là cô ta lại có thể chuyển hóa nhanh đến thế. Bán tín bán nghi tôi tự hỏi: có lẽ nào cô ta đang dùng “mỹ nhân kế” hay không? Nhưng điều khiến chúng tôi tin trong cô có sự chuyển hóa thật sự là lúc đám người hỗn độn từ bên dưới ùn ùn kéo lên, cô ta đứng ra giữa cửa, dang hai cánh tay ra ngăn không cho những người kia kéo vào hành hung chúng tôi. Tất nhiên là một mình cô không thể nào ngăn nổi. Những người thanh niên lực lưỡng xông vào rồi tới những người khác, họ la ó chửi mắng chúng tôi, chửi mắng Sư Ông, chửi tất cả tăng thân. Lúc ấy, chúng tôi rất sợ tình trạng bạo động có thể xảy ra, vì đã có một vài các sư em nhỏ khóc, các em tập sự cũng khóc rưng rức, nét uất ức cũng đã hiện trên gương mặt một số anh em khác.

 

Họ xông vào thiền đường với những năng lượng rất dữ tợn. Nhưng họ chưa đánh chúng tôi mà xô những bình nước cho vỡ, nước chảy lênh láng ra sàn. Lúc ấy, thầy Pháp Lâm mới mổ ruột thừa, và họ xô bình nước trúng người thầy Pháp Lâm. Thầy Pháp Lâm cũng hơi giận, chỉ tay vào mặt họ nhưng chúng tôi đã kịp thời ngăn lại, và kéo thầy Pháp Lâm ngồi xuống. Trong lúc ấy, cô gái mà tôi kể ở trên tới năn nỉ những người thanh niên kia, cô nói: “mấy người đừng làm như vậy, cứ để từ từ rồi mấy thầy đi, đừng đánh mấy thầy”. Cô can một hồi, mệt quá cô không can nữa mà ngồi bệt xuống ngay đó. Sau khi đánh đập, chửi bới, nghe tiếng còi của công an thổi bên dưới thì toàn bộ rút ra ngoài sân. Ra đến ngoài sân, họ la lên: có công an chúng bây ơi! Lúc ấy mấy anh công an xã vẫn còn cái còi trên miệng, chạy vào dòm qua, dòm lại thấy mấy thầy vẫn ngồi yên niệm Bụt, có một vài sư chú ngồi khóc thì mấy anh ấy đi xuống. Còn cô gái kia vẫn ngồi đó và cô khóc, hai hàng nước mắt cô chảy ra. Cô cũng hơi ngại ngùng vì hôm đó cô đã trót mặc bộ đồ hở hang rồi nên thế ngồi của cô rất khép kín. Rồi cô âm thầm đi xuống.

 

Xem tiếp...

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ăng s
 

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ

PHÁP NẠN BÁT NHÃ
HỒI TRỐNG BÁT NHÃ
Các sự kiện tại Bát Nhã
Help Bat Nha Monastery

Ký thỉnh nguyện thư giúp tu sinh Bát Nhã:
 Religious Freedom in Viet Nam
Liberté Religieuse au Vietnam

Xem phần tiếng Việt

Vidéos: Sự kiện Phước Huệ

  Lửa thiêng nung nóng trời Đông
(Để tri ân Ôn Phước Huệ) nhạc và lời Pháp Cẩn - Ngọc Mai trình bày.

Pháp Cẩn
Gửi anh | Tình yêu | Tuyên ngôn

Tiếng nói của TT Đức Nghi:
"Tướng CA Trần Tư đuổi LM ra khỏi VN

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.