.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Thư bạn đọc:

Thư hiệp thông của 1 người bạn Công giáo

  • PSN - 11.10.2009 | VÔ TÂM

Kính gửi : BBT Trang mạng Phù Sa,
Tôi không phải là một tín đồ Phật giáo, nhưng tôi quan tâm đến CON NGƯỜI và xã hội mà chúng ta đang sống. Qua mạng tôi được biết có vấn đề ở Tu viện Bát Nhã từ một năm qua, nhất là từ ngày, 27/09/2009, "nhân bão" đã làm cho gần 400 Tăng Thân Bát Nhã phải rời khỏi nơi tu hành của mình tôi thật xót xa và khâm phục các vị vô cùng, vì "HUYẾT THƯ" mà các Tăng Ni ở Lâm Đồng và câu trả lời của các Thầy ở Chùa phước Huệ với hai vị quan chức công an Lâm Đồng và Bảo Lộc quá dịu dàng, nhưng vô cùng cương quyết đã làm tôi vô cùng xúc động. Có danh nhân nào đó đã nói : "Trước một thiên tài người ta phải cúi đầu, trước một tấm lòng người ta phải quỳ gối", còn ở đây không phải một tấm lòng mà là hàng trăm tấm lòng ĐỒNG TÂM NHẤT TRÍ như MỘT, lẽ nào tôi không bái phục. Cũng từ ngày ấy tôi trở thành độc giả thường xuyên của trang phusaonline.free.fr . Phải nói cảm ơn Quý vị đã mau mắn kịp thời đưa tin, để những ai yêu mến CÔNG LÝ và SỰ THẬT được tỏ tường những gì đang xãy ra cho các Tăng Thân Bát Nhã, ở Lâm Đồng.
Ngày nào tôi cũng tâm niệm hướng lòng về các Tăng Thân Bát Nhã nguyện cầu theo cách của tôi cho các vị tiếp tục kiên trung theo CHÁNH PHÁP cho đến cùng. Xin HIỆP THÔNG cùng Quý vị.
Ngôn từ của tôi có gì không phải kính mong Quý vị lượng thứ cho.

SG,11/10/2009 (11 octobre 2009 04:59)
VÔ TÂM

+ Tôi xin gửi kèm theo đây bài "IM LẶNG LÀ VÀNG ?" của tác giả Mattheu Nguyễn đăng trên trang mạng huongvedaihoidanchua.net , vì có đề cập đến Tu viện Bát Nhã, nội dung đáng để các vị chức sắc và mọi người suy ngẫm .

imageIm lặng là vàng?

Nhà Thờ Tam Tòa hoang phế...

Biến cố Tam Tòa và tiếp sau đó, cho đến hôm nay, xảy ra nhiều diễn biến trong Giáo Hội, với ngổn ngang suy nghĩ... Nếu giải thích chỉ theo một chủ kiến nào đó, có thể đấy là cách nghĩ của "trí khôn thế gian", và chỉ dừng lại ở "suy diễn thế gian" mà thôi.

Phận làm con Chúa, tôi xác tín sự cần thiết phải duy trì tính chất hiệp nhất trong Giáo hội. Tôi không dám suy diễn về sự im lặng nơi này nơi kia, vì có thể sự im lặng cũng là một thử thách trong một giai đoạn, để tìm ra những hành động thích hợp sao cho duy trì và thúc đẩy đức tin nơi hàng triệu Giáo Dân.

Sự im lặng có giá trị và có sức mạnh, nếu trong thâm tâm không vướng sự sợ hãi. Nhưng nếu do sợ hãi, sự im lặng sẽ biến thành "khôn ngoan của thế gian", trong một trò chơi quyền lực mà thôi, và như vậy vô giá trị. Thậm chí còn nguy hại, vì im lặng ấy làm hoang mang Đức Tin nơi những Giáo Dân – nói rộng ra, nơi người dân “thấp cổ bé miệng” (dù họ không là Kitô hữu, nhưng họ luôn đau đáu đặt niềm cậy trông nơi các đấng bậc của các tôn giáo, vì chỉ còn mỗi niềm tin tâm linh làm cứu cánh trong muôn trùng bể dâu tối tăm hiện nay).

Còn sợ hãi, im lặng sẽ biến thành thỏa hiệp. Không sợ hãi, im lặng có thể là một bí nhiệm huyền diệu.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài nói:

“Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo Hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào, mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của người con Thiên Chúa", và "Thập Giá là biểu tượng cho sự hi sinh cứu chuộc con người, để mang lại cho sự sống một ý nghĩa mới mẻ, qua đó dạy cho chúng ta biết yêu thương, biết kính trọng sự sống. Tự do tôn giáo là cách biểu lộ cao nhất của quyền con người, đàn áp dập tắt nó là một tội ác".

Tôi nhìn thấy người dân ở Quảng Bình bị thương tích, bị khổ đau; tôi nhìn thấy ở Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên một yêu cầu đối với chính quyền không được dập tắt niềm tin tôn giáo khi ngài ủng hộ việc dựng Nhà Thờ, dựng Thập Giá tại Tam Tòa. Như vậy, lời nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang được chứng thực tại mảnh đất Quảng Bình, Tam Tòa.

Tôi chạnh lòng nghĩ thêm: hành vi trục xuất tu sinh Phật Giáo tại Tu Viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng, bộc lộ hành vi đàn áp dập tắt tôn giáo. Và, theo lời nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đây là một tội ác.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài còn làm Hồng Y tại Krakow, ngài đã lên tiếng ngay tại Nhà Thờ Chính Tòa, lúc đó Ba Lan còn đang sống trong chế độ Cộng Sản:

“Chính phủ không thể hủy bỏ những quyền mà con người sở đắc khi mới sinh ra. Chính phủ không thể thay thế cảm thức về công lý bằng dùi cui gậy gộc được. Chính phủ nào bôi nhọ thanh danh mình như thế thì rồi sẽ đi tới chỗ bị hủy diệt. Mọi sự vi phạm tới quyền tự do đều là việc phá vỡ trật tự luân lý và xã hội. Đối với những gia đình nào đã có những người mẹ, người cha, hoặc những đứa con đã phải chết để bảo vệ sự tự do; đối với tất cả những ai vì sự tự do mà phải chịu sự bất công đau khổ, thì tôi nói rằng những đau khổ mà họ phải chịu sẽ không trở thành vô ích. Giáo Hội vẫn luôn đồng hành với các con, vẫn luôn đứng về phía các con. Khốn cho chính phủ nào làm cho dân chúng của mình phải chết đói hoặc dùng những hình thức thủ tiêu, tra tấn dã man”.

Ngài nổi tiếng là mềm mỏng đối với nhà cầm quyền, không can dự vào chính trị, nhưng điều đó không ngăn cản ngài phải lên tiếng.

Như vậy, việc lên tiếng về hành xử của chính quyền ngay trong Thánh Đường, là một cách thức sống đạo, như lời Chúa nói: “Ai theo Ta, hãy vác Thánh Giá theo Ta”.

Dựa trên những chứng tá dẫn trên, tôi đang có được niềm tin vào tinh thần của sự hiệp nhất tối hậu, sâu xa của Đức Tin Kitô giáo.

MATTHEW NGUYỄN, 10.10.2009


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.