.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Chính sách tôn giáo
của Việt Nam qua vụ Bát Nhã

  • PSN - 21.10.2009
    Việt Hà, phóng viên RFA - 20.10.2009

Hôm 18-10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo. Bản thông cáo này nói đến sự việc xảy ra tại Tu viện Bát Nhã hồi cuối tháng 9 vừa qua khi hàng trăm tu sinh bị trục xuất khỏi đây.

Sự việc này đến nay vẫn còn gậy xôn xao dư luận trong ngoài nước. Bản thông cáo mới đây của tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng vụ trục xuất hơn 300 tu sinh khỏi tu viện Bát Nha, tỉnh Lâm đồng hồi cuối tháng 9 vừa qua là một dấu nhấn cho hành động đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.

Lên tiếng với đài Á châu tự do về vấn đề này, bà Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch nói:

“Chúng tôi đã quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam khi chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế hoạt động của các giáo phái không đăng ký, hoặc tìm cách ngăn cản không cho các tín đồ được thực hành tín ngưỡng.

Chúng tôi đặc biệt lo lắng về vụ tấn công vào tu viện Bát Nhã nơi hàng chục tu sinh bị trục xuất khỏi đây và phải tìm nơi trú ẩn ở một tu viện khác cách xa khoảng 16 km.

Chúng tôi nhìn thấy ở đây là một vụ tấn công nghiêm trọng đặc biệt vào một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã được nhà nước Việt Nam chào đón trở về thăm vài năm trước. Vì thế chúng tôi xác nhận đây là một bước lùi thực sự ở Việt Nam.”

Tu viện Bát Nhã được thành lập năm 1995 bởi thượng tọa Thích Đức Nghi. Năm 2007, ông đồng ý cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tại Pháp xây dựng nơi này thành một trung tâm tu học Phật giáo theo pháp môn Làng mai. Tu viện này có khoảng 400 thầy, sư cô và tăng sinh tu học.

Vào tháng 6 năm nay, điện và nước của tu viện này bị cắt, sau khi thựợng toạ Đức Nghi không bảo lãnh cho các tăng sinh và tu sĩ lưu trú tu học tại tu viện nữa. Người từ bên ngoài đến chửi bới, dọa nạn và lấy thức ăn, đồ dùng của họ.

Đỉnh điểm của vụ xung đột là vào hồi cuối tháng 9, khi một nhóm đông người bao gồm côn đồ và công an mặc thường phục đến đập phá đồ đạc, đánh đập các tu sinh, đuổi họ ra ngoài.

Cũng theo báo cáo này của Tổ chức Theo dõi nhân quyền thì có 2 tu sĩ là thầy Pháp Hội và Pháp Sĩ bị công an bắt giữ và đến bây giờ vẫn chưa biết tung tích ở đâu. Hơn 200 tăng sinh, trong đó hơn một nửa là ni cô, những người tu theo pháp môn Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã phải chạy khỏi tu viện và đến lánh nạn tạm thời tại một tu viện gần đó là tu viện Phước Huệ.

Chính sách tôn giáo?

Một trong những cách giải thích nguyên do sâu xa của vụ đàn áp tại tu viện Bát nhã được cho là bắt nguồn từ những đề xuất của thiền sư Thích Nhất Hạnh với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, trong chuyến thăm gần nhất về Việt Nam của phái đoàn tăng thân Làng Mai hồi năm 2007.

Theo đó, thiền sư Thích Nhất Hạnh đề nghị 10 điểm cải cách tôn giáo, torng đó có những đề nghị quan trọng như, chấm dứt toàn bộ việc theo dõi các hoạt động tôn giáo, giải tán Ban tôn giáo chính phủ, mà trước tiên là công an tôn giáo, cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo được hoạt động tự do theo khuôn khổ luật pháp và như mọi tổ chức xã hội, văn hóa và công nghiệp khác.

Cũng có người nói rằng việc thiền sư Thích Nhất Hạnh công khai ủng hộ Đức Đạt Lai Lat Ma của Tây tạng khiến Trung quốc tạo sức ép lên Hà Nội cũng được cho là có liên quan đến chuyện ở tu viện Bát Nhã.

Trong buổi họp báo ngày 8 tháng 10 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã phủ nhận mọi tin tức liên quan đến tu viện Bát Nhã. Bà khẳng định rằng ‘không có cái gọi là Việt Nam ép bốn trăm người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã’ và thông tin ‘đã xảy ra đụng độ giữa các sư thầy sư cô tại tu viện Bát Nhã và chính quyền làm một số người bị thương và bị bắt’ là hoàn toàn sai sự thật.

Bà Nga nói rằng những tu sĩ theo pháp môn Làng mai đã tổ chức khoá tu tại chùa Bát Nhã mà không xin phép Giáo Hội Phật Giáo Việt nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số người tới tu cũng không đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật, rằng việc làm này là vi phạm quy định về thủ tục hành chánh của Việt Nam, vi phạm giới luật Hiến Chương Giáo hội phật giáo Việt Nam.

Cũng theo bà Sophie Richardson của tổ chức Theo dõi Nhân quyền gọi tắt là HRW thì chính phủ Việt Nam luôn có thái độ thù nghịch đối với tất cả các tổ chức hoạt động độc lập không thuộc chính phủ. Human Rights Watch có những bằng chứng cho thấy Việt Nam sau khi được gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới WTO và được Hoa Kỳ bỏ tên ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt thì liền có những hành động đàn áp tự do tôn giáo, nhân quyền rõ rệt, và đây là những bước thụt lùi của Việt nam.

Khi được hỏi vậy cộng đồng quốc tế cần phải làm gì để tạo sức ép lên chính quyền Việt nam, buộc họ phải tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, bà Sophie Richardson cho biết:

“Một điều cần phải làm là các nhà tài trợ cho Việt Nam và các thành viên của Hội đồng bảo an nơi Việt nam cũng là một thành viên không thường trực, cần chỉ ra cho Việt Nam thấy là họ cần phải coi trọng cộng đồng quốc tế, cần phải tôn trọng các nghĩa vụ của mình không chỉ các nghĩa vụ mà họ cho rằng họ có thể giữ được mà thôi.

Sự việc Bát Nhã cho thấy chính phủ Mỹ đã sai khi không để Việt nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt bởi vì danh sách này là dành cho các nước có các vấn đề đàn áp tự do tôn giáo nghiêm trọng. Nếu chính phủ Mỹ không thể để Việt Nam lại vào danh sách này thì điều đó cho thấy rằng, việc bị đưa vào danh sách CPC rút cuộc chẳng có ý nghĩa gì hết.”

Tuy nhiên bà Sophie Richardson cũng thừa nhận rằng mặc dù cộng đồng quốc tế nói chung, Hoa Kỳ nói riêng có các biện pháp nhất định để tạo sức ép lên Việt Nam, nhưng để có được nhân quyền và tự do tôn giáo thực sự tại Việt nam thì cần đòi hỏi một cuộc đấu tranh lâu dài.


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.