.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Tình và Nghĩa

  • PSN - 24.10.2009 | Chánh Minh

Tôi không phải tu sĩ, chỉ là một người bình thường thích nghiên cứu Phật học, nên khi đọc tâm sự “đằng sau ánh hào quang” của tập sự nữ TMT, đăng trên trang nhà www.phusa.info ngày 20-10-2009, tôi hết sức xúc động. Đây không phải chỉ một trường hợp đang xẩy ra tại tu viện Bát Nhã hay Việt Nam, có thể đã xẩy ra nhiều trường hợp tương tự như cô TMT, nhưng nạn nhân đã không giám trình bày ra mà thôi. Tôi xin tạm tóm tắt hoàn cảnh thật đặc biệt của cô, rồi sau đó thử tìm một vài giải pháp hy vọng có thể giúp cô chọn con đường nào hợp tình và hợp nghĩa.

1. Hoàn cảnh:

Cô trót sinh ra trong một gia đình truyền thống là đảng viên Cộng sản, giàu có và được chiều chuộng như một công chúa. Từ bao năm nay, song thân muốn cô học giỏi ra trường theo chân ông bác làm ngân hàng, ngoan ngoản vài năm để rồi đuợc vào đảng…và khi đó tha hồ “ngồi chỗ mát ăn bát vàng”. Ngoài ra họ cũng muốn cô sẽ lập gia đình với một người bạn học hiền lành tử tế, sống một cuộc đời đầy đủ vật chất mà bao cô gái khác hằng mơ ước. Nhưng tốt nghiệp xong cô không làm ngân hàng, cũng không làm cho một cơ quan nhà nước nào cả. Cô biết cô đã chọn sai nghề. Cô đi làm cái nghề tay trái là viết lách cho một công ty sách.

Thế nhưng cô cảm thấy chẳng hạnh phúc, trái lại còn bị trầm cảm qua những năm tháng sống trong gia đình cha mẹ. Khi thực tập tu học với tăng thân Bát Nhã, cô thấy đời mình có ý nghĩa hơn chứ không phải chỉ  “lớn lên, đi học, kiếm tiền, kiếm quyền... chờ ăn, chờ chồng rồi chờ chết!”. Cô muốn được sống với những gì có thật trong lòng, tự cô làm chủ lấy cuộc đời mình và càng không muốn đóng kịch vâng lời cha mẹ để được sống yên thân một cách ích kỷ. Nói tóm lại cô muốn sống một cuộc đời vị tha như một người xuất gia, vừa giúp mình và giúp người. Tình yêu với Thế Tôn bắt đầu từ đó và cô quyết định chấm dứt tình cảm với người bạn trai. Khi cô xin phép song thân xuất gia với tăng thân Bát Nhã, các vị như bị cú “sốc” bởi vì không bao giờ ngờ một người con gái ngoan hiền và được cha mẹ cưng chiều như một tiểu công chúa, nay lại thốt ra những lời “điên dại” như vậy. Nếu ông bà đồng ý thì sẽ đưa đến những hệ quả tai hại cho gia đình và  họ  hàng không thể lường được. Ông bà đều là chủ doanh nghiệp có tiếng tại thành phố HCM. Họ hàng bên nội đều là những cán bộ ưu tú, có thế lực. Đi tu đã là không được, huống hồ xuất gia với tăng thân Bát Nhã lại càng cấm kỵ hơn nữa, bởi vì gia đình đã đoán biết pháp nạn Bát Nhã sẽ kết thúc như thế nào: “Cửa đó là cửa tử, ai cũng ngầm biết là như vậy, … Người ta đã muốn triệt thì tất nhiên là sẽ triệt, vấn đề chỉ là sớm hay muộn…”

Dó đó song thân cô và tất cả bà con họ hàng không bao giờ chấp nhận việc cô xuất gia với tăng thân Bát Nhã. Cả dòng họ đều là những đảng viên trung kiên đã tìm cách gây áp lực cha mẹ cô: Phải khai trừ cô ra khỏi dòng tộc, nếu cô tự ý bỏ nhà xuất gia. Đây chẳng khác chi một bản án tử hình đối với cô, một người con gái trẻ và ngây thơ, nếu đi theo tiếng gọi con tim, cô sẽ trở nên một người con bất hiếu (hiểu theo nghĩa thông thường). Cô sẽ chọn con đường nào đây giữa tình yêu Thế Tôn cao cả hay tình nghĩa và ân nghĩa cha mẹ?
 

2. Giải pháp:

2.1  Bỏ nhà xuất gia với tăng thân Bát Nhã, cắt đứt liên hệ với gia đình dòng tộc: Cô sẽ thỏa mãn ước mơ của mình. Nếu cô thành công trong việc tu hành, có thể sau này song thân sẽ nghĩ lại và tha thứ cô. Giải pháp này lý tưởng, nếu cô không bao giờ nghĩ hay ân hận mình đã bất hiếu với cha mẹ.

2.2  Nghe theo lời cha mẹ cho tròn chữ hiếu: Suốt cuộc đời cô sẽ không có hạnh phúc như cô mong muốn.

2.3  Tu là sống tùy duyên, không cưỡng cầu: Ái và Hữu là hai trong 12 nhân duyên mà Đức Phật đã dạy làm cho con người khổ và rơi vào sáu nẻo luân hồi. Cô muốn xuất gia theo Phật ngay lúc này nhưng song thân không chấp thuận, thế là cô nhận thức có khổ rồi. Trong hoàn cảnh không thuận tiện nói trên, thay vì xuất gia lúc còn trẻ, cô có thể làm một cư sĩ hay Phật tử tham dự các khóa tu do tăng thân Bát Nhã tổ chức hay bất kỳ một tăng thân nào mà cô thấy hợp với căn cơ mình. Nếu chấp hay ràng buộc vào một tăng thân nào đó khi mình chưa đủ thuận duyên, chỉ đem lại khổ đau cho mình và kẻ khác thay vì hạnh phúc. Ngài Duy Ma Cật chính là vị Đại Bồ Tát nhưng hiện thân cư sĩ, một vị trưởng giả giàu có ở cõi Ta bà nầy để cho chúng sinh thấy chẳng những hàng xuất gia mới thực hành được đạo Bụt mà hàng cư sĩ đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thực hành được đạo Bụt.

Cô đã thắp cho mình một ngọn nến Chánh pháp để soi đường như lời Phật dạy, vậy chỉ cần đức “kiên nhẫn” giúp cô chờ đợi duyên lành sẽ đến một ngày nào đó, thì việc xuất gia cũng sẽ toại nguyện mà thôi. Ngay trong các vị sư, có vị xuất gia lúc còn trẻ, nhưng có vị xuất gia khi đã lớn tuổi hoặc sau khi đã lập gia đình, mỗi người một hoàn cảnh, tùy duyên. Biết đâu đây cũng là thời gian thử thách chí nguyện của cô, nếu chí nguyện cô luôn luôn kiên cố hay ngọn nến trong tâm cô vẫn thắp sáng thì chắc chắn cô sẽ đạt được như hạnh nguyện.

Cô lại là một người có trình độ Đại học và có điều kiện. Nếu có thể, cô xin phép song thân được ra ngoại quốc du học một ngành nào đó để mở rộng kiến thức và giúp đời. Biết đâu cô sẽ có duyên tu tập với các tăng thân Làng Mai (Pháp), Lộc Uyển (Cali, Mỹ), Bích Nham (Pine Bush, New York) hay Viện Phật học ứng dụng Châu Âu (Waldbrol, Đức) v.v… Biết đâu và biết đâu…cô sẽ gặp thiện duyên để rồi xuất gia ở nước ngoài thay vì xuất gia với tăng thân Bát Nhã tại Việt Nam như hiện nay. Lẽ  dĩ  nhiên cô không muốn rời tăng thân Bát Nhã ngay lúc này, đó cũng là điều dễ hiểu thôi. Theo lời tiết lộ của thân sinh cô, chính quyền nhất quyết sẽ triệt hạ tăng thân Bát Nhã, vấn đề là sớm hay muộn mà thôi. Công văn 429 của Ban Trị Sự Giáo Hội Trung Ương mới đây cũng đã xác quyết số phận khoảng 200 tăng ni Bát Nhã hiện đang tá túc tại chùa Phước Huệ, trong đó cô cũng là một thành phần: "Vấn đề phân tán của các tăng ni trên cần phải có thời gian để liên hệ với Ban Trị sự, thân nhân của các tăng ni theo từng địa phương. Do đó, cần được lưu lại một thời gian nhất định, đến tháng 12/2009." Từ nay đến tháng 12 là thời gian mà BTS Giáo Hội Trung Ương chuẩn bị để giải tán tăng thân Bát Nhã.    

Ngày nay Phật giáo cũng cần những người có kiến thức uyên bác, do đó việc đi du học của cô vừa hợp thời, hợp lý và giải quyết được vấn đề lập gia đình mà  song thân cô yêu cầu,  nếu cô chưa muốn hay không muốn.

Theo tôi giải pháp số 3, tuy không phải là giải pháp lý tưởng, nhưng có thể giúp cô vẹn đôi đường trong hoàn cảnh của cô hiện nay: tình yêu với Thế Tôn và ân nghĩa cũng như tình nghĩa đối với cha mẹ ngay bây giờ. Tình yêu Thế Tôn thì cao xa và lâu dài, còn tình yêu cha mẹ lúc còn sống để đền ơn báo đáp chữ hiếu thì chẳng được bao lâu vì cuộc đời vốn vô thường. Bây giờ song thân đang còn khỏe mạnh, nhà cao cửa lớn và dựa vào quyền lực họ  hàng, nhưng một ngày nào đó tất cả sẽ trở về với cát bụi… Song thân cô vì không hiểu mà thương cô theo ý riêng của người, hóa ra thương mù quáng làm cho cô đau khổ. Ngược lại, cô rất thương song thân nhưng có hiểu hết nỗi khổ của cha mẹ khi bất đắc dĩ phải viết giấy từ cô? Có cha mẹ nào muốn điều đó đâu, nhưng hoàn cảnh gia đình, bà con, gia tộc sống trong một xã hội chỉ biết đặt quyền lợi vật chất và phe đảng lên trên hết mà chẳng xem trọng giá trị đạo lý con người. Mỗi người là một móc xích trong guồng máy khổng lồ, nếu tách ra đương nhiên sẽ bị nghiền nát. Chắc chắn song thân cô không có đủ can đảm tách ra để từ bỏ của cải tiền bạc và  địa vị như cô, nhất là không muốn bị khai trừ khỏi dòng họ, một điều mà ông bà chúng ta xem nặng. Nếu con cái và cha mẹ  đều biết hiểu và thương thì đâu có chuyện xẩy ra thảm kịch trong gia đình. Nói rộng ra, nếu mọi người đều biết thực hành hiểu và thương thì xã hội hay quốc gia sẽ an lạc biết bao!

Giải pháp số 3 là tu tùy duyên mà Vua Trần Nhân Tông, một vị Đầu đà thiền phái Trúc Lâm đã viết bốn câu kệ trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo:    

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
(Ở đời vui đạo, hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.)

Hai câu đầu nói lên cái pháp môn tu thiền của Vua Trần Nhân Tông, tu là sống vui ở đời tùy duyên, không cưỡng cầu như khi đói thì ăn, mệt thì ngủ. Hai câu kết ngài muốn nói Phật tính đã có sẵn trong tâm mỗi người, tìm kiếm đi đâu vô ích, đứng trước cảnh mà tâm không dính mắc hay vọng động, tức đã  đạt đạo rồi, còn hỏi thiền làm gì nữa.

Tôi hy vọng những phân tích thô thiển trên đây sẽ giúp cô chọn một quyết định thích hợp. Kính chúc cô thân tâm an lạc.

Chánh Minh
Quận Cam, USA 22-10-2009               


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.