.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

     TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Bát Nhã tại Hội sách Frankfurt

  • PSN - 24.10.2009 | Ngọc Lâm

Hội chợ sách quốc tế thường niên Frankfurt 2009 đã chính thức khai mạc chiều ngày 13/10 và sẽ kéo dài tới ngày 18/10 tại trung tâm thành phố Frankfurt - Cộng Hoà Liên bang Đức.

Tham dự có 7314 nhà xuất bản, công ty phát hành và các nhà phân phối sách đến từ hơn 100 quốc gia. Năm nay khách danh dự là Trung Quốc nên từ nhiều tuần trước dư luận đã rất sôi nổi về sự có mặt hay không được có mặt của một số các nhà văn "ly khai" Trung Quốc. Đồng thời, vấn đề "Nhân quyền" và "Giá trị của quyền tư do phát biểu" đã làm cho không khí của hội chợ luôn thoáng căng thẳng, nhất là tại những gian hàng của các tổ chức phi chính phủ.

Hàng năm, tôi có thói quen dừng chân tại những gian triển lãm của các nhà xuất bản sách Thiền Sư Nhất Hạnh. Từ suốt gần 20 năm nay thầy Nhất Hạnh có lẽ là người Việt Nam duy nhất có số lượng sách được dịch và được độc giả Đức hâm mộ đạt tới một con số rất đáng kể. Sách của Thầy luôn được bày ở những kệ giữa các gian triển lãm và lần nào nhìn thấy sách Thầy, đọc những giòng văn trong sáng lưu chuyển giáo lý thâm sâu của đạo Phật bằng những từ ngữ giản dị đượm thiền vị, tôi như dừng lại giữa sự xô bồ của thế giới chung quanh, để thưởng thức từng giọt nước cam lồ ngọt ngào, thanh tịnh. Lần nào tôi cũng cảm nhận len lén trong tôi chút hãnh diện dân tộc nhưng mạnh mẽ hơn nhiều là lòng tin tưởng ở sự thành công của quê hương Việt Nam, khi truyền thống đạo đức được xử dụng thay vũ khí để xây dựng, để đạt tới thanh bình, thịnh vượng.

Trưa ngày 14/10 tôi rảo bước đến gian triển lãm của nhà xuất bản Kamphausen vì vừa được một người bạn ký giả báo tin rằng tại đây anh thấy bên cạnh sách Thiền sư Nhất Hạnh có những tờ bướm (Flyer) do các học trò của Thầy tại Đức loan báo và kêu gọi ủng hộ cho tăng đoàn Bát Nhã đang lâm pháp nạn. Nhờ dịp này tôi may mắn được gặp Nha sĩ Thục Quyên, phát ngôn nhân của nhóm Help Bat Nha
Germany, đang đứng nói chuyện với ông Kamphausen và vài nhân viên của nhà xuất bản. Mọi người đều tỏ vẻ rất xúc động. Chị Thục Quyên cho biết một người học trò Đức của thiền sư Nhất Hạnh, anh K.R tại Berlin, đã đưa tin Bát Nhã đến và ông Kamphausen đã lập tức viết ra tờ nhận định và phát biểu chính thức sau:
"Sự khai mở đời sống tâm linh là một trong những nhu cầu căn bản của con người. Từ 26 năm nay, nhóm truyền thông J. Kamphausen, với nhà xuất bản của mình, đã tham gia vào công việc mở ra cánh cửa của kho tàng tâm linh nhân loại cho một quần chúng rộng lớn trên đường đi tìm cho mình một chiều hướng tâm linh.
Thầy Thích Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật giáo người Việt Nam, là một trong những tác giả quan trọng nhất của nhà xuất bản chúng tôi. Thầy đã mang tới cho rất nhiều người, không những chỉ ở trong “vùng nói tiếng Đức, cơ hội làm quen với đạo Phật và qua đấy thầy đã góp một phần rất quan trọng vào sự truyền thông giữa các dân tộc”.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc và lo lắng vì những diễn biến đã xảy ra gần đây tại tu viện Bát Nhã, nơi mà các thầy và các sư cô theo truyền thống của thầy Thích Nhất Hạnh không những đang bị chính phủ Việt Nam ngăn cản trong sự tu tập mà còn bị trục xuất ra khỏi tu viện.
Trong danh nghĩa của một cộng đồng sống hoà bình trên thế giới, chúng tôi mong rằng: Tất cả mọi người, ở mọi nơi trên trái đất, đều có được cơ hội để tự do sống đời sống tâm linh của mình. Chúng tôi ủng hộ thầy Thích Nhất Hạnh và những người thực tập theo gương của thầy. Chúng tôi hy vọng, những khó khăn hiện nay được giải quyết trên cơ bản hoà bình và tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên".
Nhóm truyền thông J. Kamphausen,
Bielefeld.

Chị Thục Quyên cũng cho biết tất cả các nhà xuất bản chính cuả Thiền sư như Koesel Verlag, Herder, Fischer-Barth đều rất xúc động và theo gương của Kamphausen, để bên cạnh sách của Thầy những tờ kêu gọi ủng hộ tu viện Bát Nhã trong cuộc đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, tự do phát biểu ý kiến, cho quyền làm người sống trong một xã hội có luật pháp công minh che chở. Phù hợp với lời phát biểu của bà Thủ tướng Merkel khi tuyên bố khai mạc Hôi chợ Sách Frankfurt năm nay.

Sáng hôm sau, ngày 15/10 vì biết chị Thục Quyên có hẹn với ký giả FlorianGodovits của tờ The Epoch Times lúc 10 giờ, tôi thu xếp nghỉ việc để trở lại Hôi chợ. Tại gian triển lãm của Hiệp hội Nhân Quyền quốc tế, chị Thục Quyên với tư cách phát ngôn nhân của nhóm Help Bat Nha Germany cho biết nhóm này gồm một số thiền sinh người Đức và ngươi Đức gốc Việt của Thiền Sư Nhất Hạnh với sự hổ trợ cuả một vài phóng viên hâm mộ con đường tranh đấu bất bạo động cho Hoà Bình của Thầy từ những năm 60, song song với mục sư Martin Luther King. Ngoài ra tại Mỹ, Canada, Úc và Anh có nhóm Help Bat Nha Organisation, và tại Pháp và Bỉ có Help Bat Nha France. Chị Thục Quyên đã đưa tài liệu tóm tắt những diễn biến cuộc đàn áp tại Bát Nhã cho ông Godovits biết hầu hết tất cả các toà đại sứ Âu Châu tại Hà Nội, tất cả các chính phủ, đảng phái, cũng như các tổ chức phi chính phủ đều được thông báo như Amnesty International, các Tổ chức Nhân Quyền v.v... và thế giới đang theo dõi rất kỹ những diễn biến tại Việt Nam. Gần đây nhất, chính phủ Obama trong chiều hướng bảo vệ Tự do và Nhân quyền đã gởi phái đoàn từ toà đai sứ Mỹ tại Ha Nội đến tận nơi để quan sát tình hình, thăm tăng thân Bát Nhã đang tỵ nạn tại chùa Phước Huệ. Sau đó phái đoàn đã chính thức lên tiếng yêu cầu chính phủ VN phải giữ những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về dân chủ và nhân quyền. Chị Thục Quyên tin rằng các bộ ngoại giao các nước Âu Châu và Quốc Hội Âu Châu sẽ không chỉ lưu ý tới sự việc mà sẽ chính thức lên tiếng can thiệp trong thời gian tới. Trả lời câu hỏi của ký giả Godovits về tin hành lang Tu Viện Bát Nhã gặp nạn vì địa điểm quá đẹp và tiện lợi cho viêc khai thác một mỏ Bauxite gần đó, chị Thục Quyên cho biết có nghe qua nhưng chưa có cơ hội kiểm chứng . Tuy nhiên, chị nói, nếu đây là sự thật thì chị tha thiết kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam bỏ cái lợi trước mắt mà nhìn về tương lai sống còn của dân tộc. Những độc giả, những cảm tình viên, những học trò khắp năm châu bốn bể của Thiền sư Nhất Hạnh, Tăng thân Làng Mai và của tăng thân Bát Nhã là những "du khách" quí báu nhất mà bất cứ một quốc gia, một xã hội nào có thể mong nhận được. Vì họ là những người sang thăm và mang những lợi nhuận đóng góp tới VN với một tinh thần kính nể, khâm phục dân tộc VN, mà không hề xâm phạm tới đất đai, làm ô nhiễm môi trường để mong trục lợi riêng.

Tôi đã xin phép mời chị Thục Quyên một ly trà trước khi theo chị vào dự buổi họp báo của nhóm "Ký giả không biên giới" Đề tài của cuộc họp báo là "Tự do báo chí và tự do truyền tin bằng Internet tại Trung Quốc" Trong phần phát biểu ý kiến, chị Thục Quyên đã lên tiếng đồng ý với các ông Hano của đài truyền hình đức ZDF, ông Shi Ming, ký giả đặc biệt chuyên về các vấn đề Trung Hoa tại Đức, vể tình hình kiểm duyệt báo chí rất ngặt nghèo tại Trung Quốc cũng như tại VN. Điển hình chị đã lược thuật về sự đàn áp Bát Nhã mà hàng trăm tờ báo tại VN không được phép loan tin. Tuy nhiên nhờ hình ảnh và tin tức qua Internet nên mọi diễn biến đã được chuyển qua xứ ngoài không thiếu một chi tiết nào.

Chị Thục Quyên cũng nhấn mạnh khía cạnh tích cực của dân chúng trong việc truyền tin và đã chứng minh sự yên lặng của ngành báo chí VN là do cấm đoán của chính phủ. Những chữ ký của các nhân vật trong ngành truyền tin VN trong "Thỉnh nguyện thư về việc giải quyết vụ tu viện Bát Nhã bị khủng bố" là chứng minh hùng hồn cho lòng dũng cảm và tinh thần đạo đức của những người trong ngành này. Sau buổi họp báo, chị đã nói chuyện riêng với ông Vincent Brossel, người đảm trách văn phòng Á-Đông và vùng Thái Bình Dương của "Ký giả không biên giới", và hứa sẽ chuyển đến ông này danh sách những người ký thỉnh nguyện thư.

Vì phải rời Hội chợ sách lúc
15:30 chiều, chị Thục Quyên đã không ở lại tham dự được cuộc họp báo lúc 16:00 tại gian triển lãm cuả nhà xuất bản Kamphausen vừa được ông Kamphausen quyết định tổ chức để loan tin và nhấn mạnh đến sự ủng hộ Thiền Sư Nhất Hạnh và tăng thân Bát Nhã.

Trước khi ra về, có lẽ vì thấy toy buồn,chị Thục Quyên cười nhẹ và nhắc nhở: Sen trắng tinh và thơm ngát mọc lên từ bùn. Bốn chục năm nay, anh có bao giờ thấy có sự hoà hợp từ mọi thành phần xã hội Việt Nam, trong và ngoài nước như bây giờ chưa? Một dân tôc đã từng thắng quân Nguyên chắc chắn có sức mạnh tiềm tàng từ muôn thưở. Bây giờ là lúc hữu sự, anh có thấy anh hùng xuất hiện khắp mọi nơi không? Rồi anh xem, các vị trong giới cầm quyền VN sẽ nghe lời con cháu của họ, những lời yêu quê hương xuất phát từ lớp người trẻ có lý tưởng không bị chi phối bởi những chia rẽ đảng phái, hối lộ, tham nhũng.

Tiễn chị Thục Quyên ra xe lửa về München, tôi cảm thấy trong mình ngọn lửa thúc dục của 35 năm về trước. Những người đã trên lục tuần như tôi phải nhanh chóng cất tiếng để mai đây khỏi là những hổ thẹn cho thế hệ tới, vì mình đã nhút nhát hay ù lì hay vì thất vọng đã không đạt được lý tửơng của tuổi trẻ mà giờ đứng bàng quang, không nhất quyết nhận lãnh trách nhiệm của mình, để dân tộc mất một dịp bằng vàng, quên mọi chia rẽ, thù hận, cùng nắm tay xây dựng đất nước.

Tôi cám ơn Thầy Nhất Hạnh đã chỉ cho tôi con đường tranh đấu cho hoà bình mà vẫn giữ tình người, không thù hận. Cám ơn tăng thân Bát Nhã đã là hiện thân của lòng từ bi, chịu cảnh vùi dập mà không chút than oán. Tôi cám ơn những người người mẹ, người chú người chị Lâm Đồng đã dấu từng nắm xôi, ngụm nước, nuôi nấng 400 người tu trẻ từ mấy tháng nay, và cám ơn biết bao thân hào nhân sĩ đang lên tiếng bảo bọc, giữ vững truyền thống "Lá lành đùm lá rách" của ông cha ta đề lại. Tất cả qúi vị cho tôi niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh bất khuất cùa nền đạo đức ngàn đời dân tộc Việt
Nam.

Ngọc Lâm


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.