.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Viễn tượng tương lai văn hóa Phật giáo VN tt.

  • PSN - 25.10.2009 | Thích Phong Định

Hạt lúa trên ruộng đất này

Từ những năm đầu của kỷ nguyện mới, của thế kỷ 21, giới tu sĩ trẻ và thanh niên trẻ Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc tư duy và tuyệt vọng lý tưởng. Thanh niên chỉ còn một con đường duy nhất là chạy theo lý tưởng đồng tiền, mục đích, trước hết cho bản thân, và hơn thế nữa để thoả mãn cho một chế độ tham nhũng chuyên chế. Đồng tiền là tiếng nói của đạo đức cho xã hội Việt Nam. Những vấn đề này, không còn là chuyện khép kín mà nó là một mục tiêu công khai, thậm chí và là một điều cần thiết cho sự tồn tại. Chính sách và cơ chế xã hội Việt Nam huấn luyện thanh niên theo vết lăn trên đường mòn qua nhiều thập niên.

Thiền Sư Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai đã mang hạt giống của niềm tin, của lý tưởng gieo trồng trên mảnh đất Việt Nam. Bát Nhã được nảy mầm. Hi vọng được cấy trên những đôi mắt thanh niên Việt Nam. Thiền Sư Nhất Hạnh là một người nông dân thực thụ đẳng cấp. Thiền sư đã nghiên cứu và thử nghiệm hạt giống  mới trên nhiều vùng đất khác nhau. Hơn 39 năm thách thức và miệt mài, ông Thầy tu thiền này đã mang tặng cho quê hương của Thiền sư.
 

Phúc Âm là Tin vui

Tôi muốn mời các bạn nghe lại ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh, nhạc phẩm Phúc Âm Buồn. Nơi đó, là một người trẻ, hẳn các bạn sẽ cảm thấy một điều xót xa. Hình ảnh của nhạc sĩ vẽ lên rằng chính quê hương của ông vẫn có “người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này” Chúng ta phải chuẩn bị ruộng của mình như thế nào? Bát Nhã là hạt giống tốt; nhưng chúng ta đã không chuẩn bị ruộng đất một cách kỹ lưỡng để cơ hội nảy mầm được tươi tốt. Vì chúng ta, thanh niên Việt Nam, đang ngủ say để mặt cho số phận của hạt giống Bát Nhã âm thầm và một mình. Ruộng đất của Việt Nam đã bị bỏ hoang và cấm đoán, tư duy cải tạo ruộng đất đã bị cấm đoán và niêm phong. Tự do đã trở thành huyền thoại. Chúng ta đã không có chuẩn bị và chúng ta tưởng rằng ruộng vườn Việt Nam đã sẵn sàng đón hạt giống mới này.

Chúng ta đã sẵn sàng đón nhận hạt giống Bát Nhã chưa? Nếu đã sẵn sàng, vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không đứng lên, vươn vai và làm cho đất Việt Nam tươi tốt, cho hạt giống nảy mầm. Ruộng nhà Việt Nam đã bỏ hoang từ hơn nửa thế kỷ qua rồi bạn trẻ Việt Nam ơi.

Trong Tân Ước của Thánh Kinh, phúc âm nghĩa là tin vui, tin vui của sự cứu rỗi. Nhưng giữa cuộc chiếnViệt Nam của những năm 60 trở đi càng khốc liệt, những tin vui hòa bình được rao giảng khắp nơi của những cuộc đàm phán Bắc Nam. Nhưng cũng chỉ là những tin vui chết non. Nhạc sĩ họ Trịnh đã viết bài Phúc Âm Buồn vào những năm tháng đó (1965) như một niềm tuyệt vọng, không lối thoát. Chúng ta giờ đây cũng đã có niềm tin vui trong tay và là một thực tại trên quê hương của mình.

Niềm vui đang trong tay chúng ta, anh em ơi, đợi chờ gì nữa?
 

Vết thương của Quê hương đang được phục hồi

Chúng ta đang là bước tiếp nối rất quan trọng của thời cuộc và tương lai căn nhà Việt Nam. Chúng ta không thể “không kêu than buốt xương da mình”. Vết thương của quê hương đang được phục hồi và đang được chữa trị.  Quê hương Việt Nam không phải là một loại ký ức của “chùm khế ngọt” hay là “con diều biếc”. Mà quê hương Việt Nam đang nằm trong tay của tầng lớp thanh niên hôm nay. Trang sử hôm nay là do các anh viết lên cho ngày mai.

Chúng ta không thể sống mà thiếu quê hương. Chúng ta không thể sống mà “trong tim máu tuôn ra ngoài” được. Đã tới lúc chúng ta lên  tiếng và cùng nhau đưa cao quê hương mình bằng lý tưởng của một người trẻ. Lý tưởng cách mạng cộng sản đã chết từ cuối những năm 80 rồi các bạn ạ. Hiện tại chỉ là những hơi thở thoi thóp và lạnh nhạt của một sự tan rã và những cố gắng bám víu và “bản cựu ước của cọng sản Việt Nam”.

Lên tiếng cho công bình, nhân phẩm và quyền được làm người là một hành động của bồ tát Phổ Hiền.
 

Tác Viên Phụng Sự Xã hội

Chúng ta giờ đây là những tác viên phụng sự dân tộc và xã hội Việt Nam. Các anh, các chị tác viên hãy cùng nhau thực tập giới thứ chín trong văn kiện mười bốn giới Tiếp Hiện một cách khế cơ và đây là thời điểm phát huy văn bản đó. “Ý thức được rằng lời nói có thể tạo ra khổ đau hay hạnh phúc, con xin nguyện luyện tập để chỉ nói những lời nói chân thật có tác dụng hòa giải, gây niềm tin tưởng và hy vọng. Con nguyện không nói dối để mưu cầu tài lợi và sự kính phục, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù, không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những gì con không biết rõ. Con nguyện can đảm nói ra sự thật về những tình trạng bất công, dù hành động này có thể mang lại những đe dọa cho sự an thân của mình” Đây là thời điểm thích hợp nhất để đưa giới này lên cao. Tăng em tu sĩ Bát Nhã cũng phải thực tập giới này để cho giới pháp này càng hiệu dụng.

Ai là tác viên? Thanh niên Việt Nam là những tác viên mạnh mẽ nhất.
 

Còn bao lâu…

Một công án mạnh mẽ nhất, một thông điệp mà nhạc sĩ họ Trịnh gởi cho chúng ta qua nhiều thập niên qua “Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây? Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này? Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người? Còn bao lâu cho tôi xa em, xa anh, xa tôi?” Chúng ta sẽ đợi chờ cho tương lai Văn Hoá Việt Nam bao lâu. Bây giờ hoặc là không bao giờ hết.

Sống trên quê hương mà chúng ta bị lưu đày, từ suy nghĩ đến những ước mơ tương lai của chính mình. Sống trên quê hương mà phải đợi chờ ngày để thấy thanh bình. Sống trên quê hương mà chúng ta chỉ còn chờ “thiên thu” – cái chết, để đưa thân xác này đi. Sống trên quê hương mà mây đen u ám vây trong hồn người, vây trong hồn văn hóa đất nước và bủa giăng trên hồn sống của dân tộc. Sống trên quê hương chính mình mà anh em xa cách, huynh đệ tương tàn.

Còn bao lâu, còn bao lâu cho tương lai rạng ngời của Việt Nam?! Còn bao lâu cho thân thể Việt Nam mới được yên thân. Đáng thương cho chính mình.

Tôi muốn mời thanh niên Việt Nam nghe lại bài Phúc Âm Buồn - Trịnh Công Sơn để thấy những ray rứt trong lòng người thanh niên này một thời gian truân với chính quê hương của mình. Để anh em thanh niên cùng đứng lên, cất cao một tiếng nói.

Nhấc chân cao cho thế đứng thêm cao!
 

Thích Phong Định
Tháng 10 ngày 24 năm 2009

Bài cùng tác giả:
-
Viễn tượng tương lai văn hóa Phật giáo VN
-
Từ sự kiện Bát Nhã suy nghĩ về viễn tượng Phật giáo Việt Nam (tt)
-
Từ sự kiện Bát Nhã suy nghĩ về viễn tượng Phật giáo Việt Nam
-
Sự thật không còn cho thanh niên Việt Nam


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.