.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Hà Nội và các thầy tu
Xin hãy ngưng đàn áp tu viện Phật giáo

Một cuộc đàn áp quy mô nhắm vào một nhóm nam và nữ tu sinh Phật Giáo đang xảy ra ở Việt Nam. Mục tiêu nhằm giải tán nhóm tu sinh Bát Nhã, đệ tử của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người đã từng bôn ba kêu gọi hòa binh cho Việt Nam từ những thập niên 60.

Sự phản đối ồn ào về sự kiện này ở trong nước cũng như ở hải ngoại đã khiến cho nhà cầm quyền Hà Nội khá nhức đầu. Thật ra nhà nước không cần phải hành xử như thế.

Ngày 27 tháng 9 năm 2009, một nhóm xã hội đen tới đánh bật 379 tu sinh nam và nữ ra khỏi tu viện của họ ở cao nguyên Trung Phần. Thể theo lời báo cáo của những người có mặt tại đấy: Cảnh sát Công an có mặt tại nơi xảy ra bạo động nhưng đã không đáp lại những lời kêu cấp cứu. Khoảng 130 nam tu sĩ bị tấn công bằng vũ lực và người ta gửi phụ nữ lực lưỡng đến khiêng và bóp vào chỗ kín của 4 thầy, họ lục tung và vất bỏ, đập tan tành máy móc và sách vỡ trong phòng của các thầy. Nhiều thầy đang ngồi thiền bị khiêng lên vất vào các chiếc taxi mà chánh quyền thuê để đưa họ về trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã. Nhờ tài xế thương tình, mở cửa để các thầy tự đi bộ 17 cây số về ngôi chùa ở thành phố gần nhất. Cùng ngày hơn 200 sư cô bị bao vây trong phòng của họ. Những côn đồ hăm dọa sẽ hãm hại nếu không rời tu viện nên các sư cô đành phải trốn thoát tu viện hừng sáng hôm sau.

Hằng trăm thầy tu, cả nam lẫn nữ tụ tập hôm sau tại ngôi chùa Phước Huệ tại thị xã Bảo Lộc dưới sự che chở của Thượng tọa Trụ trì Thích Thái Thuận. Nhưng Công an từ những tỉnh, huyện, làng xa, nơi gia đình tu sinh cư trú đến tận chùa này để ép buộc các tu sinh phải trở về lại nguyên quán, có khi bằng đe dọa, có khi bằng cách ép buộc cha mẹ và có khi tố cáo những điều không thật. Hai mươi bảy tu sinh đã bị buộc trở về nhà và Công an Cảnh sát vẫn còn lẫn quẫn quanh chùa dọa dẫm.

Chánh quyền phủ nhận, nói rằng không hề chen vào một cuộc xô xác nội bộ của hai nhóm Phật tử nhưng những nguồn tin từ chính quyền từ cả năm trước từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ cho biết rằng vì tăng sinh Bát Nhã đã tổ chức khóa tu không giấy phép và đã phát biểu những ý kiến “chính trị”. Tài liệu này cho biết là chính quyền tìm cách buộc những người gây rối (!) trở về quê của họ, đó là cách nhà nước đang làm bây giờ đây đối với tu sinh.

“Làm chính trị” là vì Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã phê bình về chính sách tôn giáo của Hà Nội. Cũng có thể vì chính quyền Hà Nội khá sợ ảnh hưởng quá lớn của Thiền Sư với trí thức và giới trẻ ở Việt Nam. Từ ngày thành lập tu viện năm 2005, Bát Nhã từ là một tu viện chỉ có vài người trong cái chùa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - được chính quyền yểm trợ, nay thành một tu viện có hằng trăm người trẻ đến tu tập vì ngưỡng mộ thiền sư Nhất Hạnh. Những người tu sinh trẻ này tuổi từ 15 đến 25, đến từ mọi thành phần trong xã hội Việt Nam. Tháng tháng có hằng trăm người đến tu tập với họ, cũng có khi lên tới hằng ngàn người trong những dịp đặc biệt hay những khóa tu tập.

Thiền sư Nhất Hạnh đã trở về nước sau hơn 39 năm bị lưu đày như là một dịp lớn để Việt Nam hướng dần về tự do tôn giáo và cho một xã hội ngày càng mở ra. Sự trở về này của Thiền Sư cũng đã giúp cho Việt Nam vượt thoát khỏi danh sách những nước được đặc biệt ưu tư về nhân quyền (Countries of Particular Concerns - CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và cũng để cho Việt Nam được bước vào Tổ Chức Thương Mãi Thế Giới (World Trade Organisation – WTO) năm 2007.

Sự kiện đàn áp này đã khiến cho người dân bình thường nhất cũng phản đối. Trong một nước mà lên tiếng chỉ trích chính quyền có nghĩa là đi tù... vậy mà hơn 400 nhà trí thức, khoa học gia, đảng viên đảng Cọng Sản và người dân thường trong số này có 200 người ở hải ngoại đã cùng đáp lời kêu gọi của nhà văn Hoàng Hưng thảo Thỉnh Nguyện Thư hôm 5 tháng 10 nói rằng sự đàn áp tu sinh ở Bát Nhã là một “sự kiện khẩn cấp đang đe dọa đất nước cả hai phía vừa bên trong và vừa đối ngoại". Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu nhà nước nên điều tra gấp về vụ Bát Nhã hầu che chở an ninh cho những tu sinh trẻ này và tiến hành xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm pháp theo đúng pháp luật. Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có thái độ ngay về sự kiện này.

Nhà nước có muốn giải tán nhóm tu sinh đang tu học hiền lành này, hay là nên gắng bước thêm một bước nữa để chở che cho quyền tự do tín ngưỡng như Công Ước Quốc Tế đòi hỏi về nhân quyền mà Việt Nam đã là thành viên ? Hiện tại Việt Nam đang là Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và sẽ là Chủ Tịch Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á Châu năm 2010. Thời gian thuận tiện nhất để cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo của Việt Nam trên những vấn đề nhân quyền quan trọng như vấn đề này.

Các thầy các sư cô vẫn mong mõi được trở về Bát Nhã để tu tập. Nhưng nếu không được thì nhà nước qua Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ít nhất là nên xác định lại là quyền tự do tu tập theo pháp môn mà tu sinh lựa chọn là hợp pháp và chỉ định cho họ nên đến tu tập ở một nơi nào khác và cho họ giấy tờ được sinh hoạt hợp pháp ở nơi tu học mới. Những tu sinh trẻ không mong mõi gì hơn là được phục vụ cho đất nước và nhân loại bằng cách tự mình tu tập thật đẹp và thật lành để cho mọi người cùng đi về hướng con đường ấy.

Chúng tôi thỉnh cầu Chính Quyền Hà Nội nên hành động ngay để giữ an toàn cho các thầy các sư cô Bát Nhã đang ở chùa Phước Huệ và cho phép tất cả công dân Việt Nam được quyền tu tập theo pháp môn mà họ chọn, không nên cản ngăn. Hành sử được như thế ta có thể cho thế giới thấy là sự phát triển kinh tế có thể đi đôi với sự tăng trưởng nếp sống tâm linh. Điều này càng làm nổi bật thế đứng của Việt Nam trên thế giới và chứng tỏ rằng những sợ hãi và nghi ngờ của chính phủ là không căn cứ.

 

Tỳ kheo Thích Chân Pháp Dung,
Trụ trì Tu viện Lộc Uyển ở Escondido California,
đại diện cho những Trung tâm tu học của Thiền sư Nhất Hạnh tại Hoa Kỳ.

 


PHÁP NẠN CHÙA Bát Nhã II rất mong đón nhận ở các bạn những: thư từ, ý kiến, nhận định, tường thuật, hình ảnh, âm thanh... Mỗi tiếng nói là một viên gạch xây nền công lý nước nhà, và nhất là góp phần quyết định cho sự sinh tồn của Tu viện Bát Nhã. Hãy gửi thư về chúng tôi qua địa chỉ: phusaonline@gmail.com Trân trọng cám ơn các bạn!


Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ĐẠO BỤT
TRONG
DÒNG
VĂN
HÓA
VIỆT

CHƯƠNG MỤC

PHẬT SỰ

PHÁP ĐÀM

VU Lan 2551

VESAK 2552 (2008)

VẤN ĐỀ GIÁO HỘI TN

ĐẠO BỤT HIỆN ĐẠI HÓA

THEO DẤU THIỀN SƯ 3 | 4 | 5 | 6

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ III | II

LIÊN MẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.