.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 

 

 ĐẾN SÀI GÒN

28/2 Thứ Tư (12/1 âl) đến 4/3 (16/1 âl)
       
Khóa tu Cư Sĩ tại Tu Viện Bát Nhã
       
Chiều ngày thứ Tư 28-2-2007 đến ngày Chủ nhật 4-3-2007

 


Đường về Bát Nhã

 

  • Minh Mẫn - PSN 1.03.2007


2 giờ sáng ngày 12 âm lịch, tháng giêng, năm con Heo, vào ngày 28/02/07, đoàn người tham dự khóa tu tại Bát Nhã, Bảo Lộc cho cư sĩ, đã trú qua đêm tại chùa Pháp Vân. Đồng loạt thức dậy, chuẩn bị cho chuyến hành trình Tâm Linh.

Tuy chùa nằm trong thành phố, nhung về đêm thật yên tĩnh; trên sân thượng, gió lộng bốn bề. Một vài người không ngũ, suốt đêm rù rì tâm sự. Hơn 3 giờ sáng, tất cả lũ lượt kéo nhau xuống lầu, tràn ra cổng, tìm xe theo phiếu chỉ dẫn. Chiếc xe thứ 12, mãi đến 6g mới lăn bánh, vì phải chờ đón một số khách đến trể, nguyên nhân, lúc đầu hàng trăm người đăng ký tại Bát Nhã, đi tự túc, Ban tổ chức xét thấy bất tiện, vì từ Bảo Lộc vào chùa không có xe lớn, nếu xe ôm thì không đủ cho hàng trăm lượt người, như thế sẽ không kịp thời khoá, vì thế tổ chức khởi hành tập thể tại Pháp Vân, lăn bánh lúc 4g sáng thay vì 6g như đã định, để khỏi kẹt xe trong thành phố, một số người không nhận được tin, một số đăng ký tên mình, lại để người nhà đi, hoặc bạn bè mang tên khác, vì thế BTC khó kiểm soát, có ngưới đến trể, phải dồn người xe sau lên cho đủ chuyến để chạy, cứ thế, những trục trặc ngoài dự tính đã làm trở ngại hết mấy giờ, nhưng ai cũng hoan hỷ. Ra đến nghĩa trang liệt sĩ, khỏi Suối Tiên, đậu thêm một giờ nữa, khách đi trể phải thuê Taxi đuổi theo. Có lẽ, lần đầu tiên tổ chức đưa đón số lượng 600 người tại TP như thế, nên thiếu kinh nghiệm. Mọi người thầm nghĩ – liệu Bát Nhã tiếp đón trên 5000 người có được chu tất chăng!

Về đến Blao, đúng 12g cùng ngày, theo sự chỉ dẫn của các anh chị Tiếp Hiện, xe số 1 đến số 6, dùng cơm tại Bát Nhã, xe số 7 đến 12 ăn trưa tại chùa Phước Huệ; một ngôi chùa vào năm 1969, tôi từng dạy học tại tỉnh hội, TT Huệ Giải là Chánh Đại Diện GH lúc bấy giờ, gần 40 năm xa cách, nay trở lại, chùa xây dựng quy mô hơn, nhưng có vẻ hiu quạnh quá. Tháp của thầy Huệ Giải như một chứng tích vô thường, nằm trước sân; phía sau hậu liêu, thấp thoáng vài vị tăng xa lạ. Sát vách rào chùa, ngôi nhà thờ cũng vươn mình đội cây Thập ác cao hơn nóc chùa một tí. Trên con đường vào thị xã Bảo Lộc, qua Đại Lão, thỉnh thoảng vài ngọn đồi mọc lên thập tự giá hoặc tượng Thánh như xác định lãnh thổ mà trước 1975 chưa có mặt. PG hay các tôn giáo khác chưa có dấu hiệu phát triển nơi đây. Sinh hoạt thành phố Blao vẫn trầm lặng như thuở nào, tuy dân cư có nới rộng quanh vòng đai ở Damb’ri, Damb’ rong…

Vào đến Bát Nhã hơn một giờ trưa, không gian thoáng đảng, đồi thông thoai thoải nối dài diện tích chùa mà 30 mẫu như chưa đủ chứa số người tham dự. Không khí dể chịụ. Từng gốc thông, đều có bóng người, vì trong chánh điện, trong thiền đường, vỉa hè nhà Tăng đều không đủ cho người cư trú. Từ các tỉnh phía Bắc đến các vùng miền Tây, miền Đông Nam bộ đều có người đáp xe đến tham dự khóa tu.

Năm 2005, khi sư ông về thăm quê lần đầu, nơi đây vẫn còn hoang sơ, cơ sở vật chất chưa có gì để nói, nhưng khi Thiền sư Nhất Hạnh chấp nhận sự phát tâm hiến cúng của TT Đức Nghi, tọa chủ nơi đây; cơ sở bắt đầu phát triển, xây dựng đồ sộ, đủ chổ cho sư ông và đoàn Tăng Thân về lưu trú.

Khóa tu cho cư sĩ, lần đầu tổ chức tại đây, phòng ốc chưa xây kịp, không thể đáp ứng nơi ăn chốn ở cho gần 6 ngàn người trong nước lẫn ngoài nước về tham dự. Ngôi Thiền đường còn thơm nước sơn, nền gạch men chưa đậm vết chân người, được xây vội vả về đêm cho kịp khóa tu, nhưng địa phương cũng đã giúp đỡ công trình sớm hoàn tất trước thời hạn giấy phép được cấp.

Những ông bà cụ các tỉnh quê, nhất là phía Bắc và miền Trung, có vẻ thích thú mãn nguyện trước không khí trang nghiêm của Thiền môn mà những chùa địa phương không có được;

Những Phật tử nước ngoài tỏ ra thuần thành, thú vị khi gác bỏ mọi chuyện hơn thua tất bật trong xã hội công nghiệp, về hòa nhập sinh hoạt tập thể có nề nếp, có ý thức, mà pháp tu giúp cho họ cảm nhận được an lạc hiện tiền.

Các sinh viên, giới trí thức như tìm được lối ra mà kiến thức học đường, kinh nghiệm công sở là vòng lẩn quẩn bế tắt, lạt lẽo, vô vị của đời thường.

Một số phóng viên, ký giả đã bám được của lạ để truyền tải thông tin, báo hiệu một hiện tượng thông thoáng trong sự cởi mở về tự do hành đạo mà xã hội đang tiến bộ.

Nhiều người gia cảnh eo hẹp, làm ngày nào, ăn ngày đó, thế mà tự động ngưng việc, bỏ nhà, hối hả tham gia khoá tu. Có cả công nhân viên chức xin nghĩ phép, tham dư.

Bát Nhã như tiếng gọi Tâm Linh mà những tâm hồn tin Phật, ham tu, đều được thỏa mãn niềm tin. Những người đi xe con lên tận sân chùa, bỏ xe vào một góc, hòa nhập vào dòng người xa lạ, nhập chung một đại gia đình, họ quên bẳn những tiện nghi đời thường, kẻ hầu người hạ nơi chốn giàu sang, ở đây, họ ăn chay, nằm đất, lây lất vỉa hè, không mùng mền chiếu gối, chịu cái lạnh vùng cao nguyên về đêm, gió núi từng cơn lùa qua da thịt hàng ngàn người vui vẻ mỉm cười trong giấc ngủ với chiếc áo lam mỏng manh.

Tiếng kẻng báo cơm, đoàn người lũ lượt bốn hướng, chẩm rải bước đi trong chánh niệm, tiến về các dãy bàn bày sẳn thức ăn tự chọn, đặt dưới bóng mát hàng thông, sắp hàng đến lấy thức ăn, tìm đến các gốc cây, ăn trong chánh niệm.

Các cư sĩ nước ngoài, gồm nhiều quốc tịch, có vị là bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư, thương gia, chuyên gia, cũng mặc áo dài lam, từ tốn bước đi, tay cầm bát cơm, hòa lẫn mọi người, ngồi rải rác dưới bóng cây, nhập cùng mây ngàn tận hưởng thiền thực. Trông họ sinh hoạt thuần thục hơn những người bản xứ tham dự khoá tu lần đầu. Họ đã theo sư ông và tăng đoàn tu tại làng Mai và du hóa khắp nơi, nhiều năm.

Các sư mắt xanh mũi lỏ cũng đẩy xe cơm phục vụ đại chúng, có người ngẩm nghĩ cười thầm: Đời sống vật chất đầy đủ của Tây Phương không muốn, lại muốn đầu trần chân đất, ăn chay đạm bạc, tiền không giữ, tư trang không có, theo Thiền sư VN, về VN, chấp lao phục dịch cho người VN tu tập trên mãnh đất VN xa lạ..

Ngày thứ 2 của khóa tu, dòng người các nơi tiếp tục đổ về mà không cần đăng ký, vì Ban tổ chức khóa sổ khi số lượng đã lên trên 2 ngàn người, vì ngại rằng không chu cấp đầy đủ cho người tham dự, nhưng mọi người vẫn tiếp tục tự nguyện đến với đạo tràng Bát Nhã. Nhà bếp được báo khẩu phần đã lên đến 6 ngàn.

Từ 2g sáng, quý thầy, quý cô và một số Phật tử đã lo nấu điểm tâm cho khóa sinh. Nhà bếp do chúng thường trú Bát Nhã phục vụ. Ngoài tiếng động cơ xe tải lương thực, và tiếng gió núi đại ngàn. Không còn nghe tiếng động nào khác của 6 ngàn người hiện diện. Từ nhà bếp đến khóa sinh làm việc trong im lặng, cần thiết để trao đổi, chỉ nói thật nhỏ vừa đủ nghe. Người đang chấp lao phục dịch hay đang đi, khi nghe tiếng chuông, tất cả ngưng lại, theo dỏi hơi thở, nhiếp tâm vào thân, đó là pháp thực tập để an tâm giúp người tại gia hạn chế nhiều chi phối. Có người bảo: Pháp tu của Thiền sư Nhất Hạnh là ngoại đạo, không có trong Nykaya, không nói đến Nhân Quả, đến Bát Chánh Đạo…Nếu không Nhân Quả thì tu làm gì, một pháp hành đem lại an lạc và nhiếp tâm thì cần gì phải nói đến Bát chánh Đạo hay dùng từ Nhân quả. Một minh sư không chỉ truyền đạt nguyên xi lời Phật dạy mà còn biết chế tác một pháp hành trên căn bản giáo lý, thích ứng với trình độ, căn cơ của thời, xứ mà giáo hoá, vì mỗi pháp thích ứng cho một thời đại tuy giáo lý thì vĩnh hằng.

Sau buổi điểm tâm, làng Mai hướng dẫn khoá sinh nghi cách sinh hoạt khóa tu, chia từng nhóm gọi là gia đình, có tu sĩ làng Mai hướng dẫn, đi Thiền hành và xướng tụng Bồ Tát Quán Thế Âm, cách buông thư, theo dỏi hơi thở…
 

Ai có về Bát Nhã mới thầy công đức to lớn của TT Đức Nghi, người khai sáng ngôi Già Lam nầy; Khi Bát Nhã còn là ngôi thảo am, ngài dấn thân vào cùng đồng bào sắc tộc, độ cho hơn chục em xuất gia tu học, mở trên 26 cơ sở giữ trẻ, lớp học dạy miễn phí cho đồng bào nghèo và con em sắc tộc.tại các buôn làng, thầy trả lương cho giáo viên và người làm công tác từ thiện, sau nầy làng Mai cũng bổ cử các sư cô về hổ trợ trong việc dạy dổ. Thầy là gương sáng trong công tác từ thiện của Bảo Lộc, được địa phương tán thán ghi nhận.

Khi Bát Nhã biến thành trung tâm tu học theo pháp môn của Thiền sư Nhất Hạnh, Bát Nhã đã thâu nhận trên 300 tăng ni thường trú, Thiện nam tín nữ khắp nơi thường lai vãng tham bái; có tận mắt chứng kiến những công trình xây dựng, tuy không bề thế, nhưng không ít khó khăn từ buổi đầu, và còn vô số việc trước mắt đáp ứng mọi nhu cầu tương lai cho một làng tu, song song với công việc từ thiện cho quần chúng, mới thấy được tâm chất của một bậc luôn hy sinh vì lợi ích cho mọi người. Vừa đôn đốc công việc tại nội viện, vừa có mặt thuờng xuyên trong các buôn sóc, vừa chăm bón nội lực tự thân, phải nói rằng, hiện nay, tìm được vị chân tu như thế quả rất hiếm.

Bát Nhã đang vào mùa tu cho Phật tử tại gia, chư tăng làng Mai hướng dẫn cư sĩ sinh hoạt thường nhật trong chánh niệm, chuyển hoá không nhỏ cho những nội kết tự thân, mắc mứu với quan hệ xã hội cũng như gia đình, giúp vô số người tham gia khóa tu, có một lối thoát nhẹ nhàng trong cuộc sống, mà không phải chối bỏ, trốn chạy cuộc đời, và có một hướng đi ý nghĩa của đời người, trở thành người tốt cho gia đình, người gương mẫu cho xã hội, người hữu ích cho đất nước và một người có đạo đức đúng nghĩa không cần danh xưng tôn giáo.

Bát Nhã thật sự đã có chổ đứng trong cộng đồng dân tộc chỉ một thời gian chưa tới 2 năm. Về đến Bát Nhã, người ta vững tin rằng- không chỉ năm hay sáu ngàn người mà hơn thế nữa, vẫn có thể chu tất trong tương lai, khi mà cơ sở vật chất được tiếp tục xây dựng, không phải ăn bờ ngủ bụi mà còn được tắm mình, đượm nhuần trong pháp hành an lạc hiện tại trong từng bước đi, vật chất và tâm linh sẽ di vào biển Trí Tuệ Bát Nhã. Sau khóa tu 5 ngày cho cư sĩ, là lể Hoa Hồng báo ân cha mẹ, Khất Thực Cổ Phật và khoá tu dành riêng cho tu sĩ đã được trên hai ngàn vị đăng ký.

Khí hậu, cảnh quan và tình người hoà cùng Bát Nhã xuân Đinh Hợi 2007 đi vào tâm khảm khoá sinh một cách ấn tượng, thật tuyệt vời.



MINH MẪN
1/03/2007



 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.