.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 

 

 ĐẾN SÀI GÒN


 

Nhà sư bị lưu đày quay về cầu nguyện cho người chết.

 

  • Exiled Vietnamese monk returns to pray for the dead
    Bài của Justin HUGGLER, thông tín viên Châu Á, của nhật báo The Independent, Anh quốc có số phát hành mỗi ngày 230 000 ấn bản
    TM và TỊNH Ý chuyển ngữ

 

Tuần nầy, nhà sư bị lưu đày nổi tiếng nhất VN đã hồi hương, để hướng dẫn các cuộc cầu nguyện, cho những nạn nhân đã chết trong chiến tranh, kết thúc hơn 30 năm qua, nhưng vẫn còn ám ảnh quốc gia nầy.

Ông là một nhà sư Phật giáo 80 tuổi, sống biệt xứ hằng 4 thập niên, và người ta hy vọng nhiều đám đông dân chúng sẽ tụ tập, để hoan nghinh nơi nào ông đặt chân đến. Đó là thiền sư Nhất Hạnh, một nhà vận động cho hòa bình nổi tiếng nhất VN, mà trừ đức Đạt Lai Lạt Ma ra, có lẽ ông là nhà lãnh đạo Phật giáo ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Như Đạt Lai Lạt Ma, ông đã trải qua nửa cuộc đời sống lưu đày. và là tác giả có sách bán chạy nhất, được đón mời ở Âu Châu và Hoa Kỳ, nhưng ông lại bị cấm quay về nước, bỡi chính quyền miền Nam VN, từng được Hoa Kỳ ủng hộ (trước đây), và bỡi chế độ công sản sau đó.

Thầy Nhất Hạnh chính là người đã gợi ý cho mục sư Martin LUTHER KING đứng ra công khai chống chiến tranh VN. Ông là bạn thân của cố HT Thích Quảng Đức, người đã làm cho thế giới chú ý khi tự thiêu trước ống kính truyền hình năm 1963, để chống lại sự ngược đãi PG tại VN.

Nhưng hiện tại thầy Nhất Hạnh về nước không phải để lãnh đạo (phong trào) chống đối. Mục đích,  theo nguồn tin từ tu viện của ông tại Pháp, là hoà giải. Trọng tâm của chuyến đi kỳ nầy sẽ là 3 khóa cầu nguyện rất lớn cho những người chết vì chiến tranh. Những cộng sự viên của ông đã kêu gọi quần chúng từ mọi tín ngưỡng, hãy tham gia cầu nguyện, kể cả những người cộng sản vô thần, cũng có thể đến để đọc những câu của Marx.

Năm 2005, khi Nhất Hạnh được phép trở về VN lần thứ nhất, dân chúng tấp nập đón chào ông như một ngôi sao nhạc rock, ngay lúc phi cơ ngừng bánh tại phi trường. Những người hưởng ứng chen lấn, mới rờ được chéo áo ông. Nhà cầm quyền cs rất nghiêm nhặt trong việc để một nhà đấu tranh hoà bình về nước. Họ chỉ cho ông ở 3 tháng, và được phép diễn thuyết trong những ngôi chùa nhỏ, chứ không phải trước những đám đông thính giả. Nhưng lần nầy, họ để ông đi xa hơn một chút, là hướng dẫn cầu nguyện tại những cuộc lễ đông đảo quần chúng.

Thầy Pháp Hải, Làng Mai nói : «Sau chuyến đi thứ nhất, họ (chính quyền csvn) đã cởi mở hơn nhiều. Tôi không nói là 100%, nhưng cởi mở nhiều hơn trước». Làng Mai là nơi thầy Nhất Hạnh sáng lập để sống lưu đày ở Pháp, và hiện tại thầy vẫn còn ngụ.

Trong một cuộc phỏng vấn sau chưyến đi năm 2005, thầy Nhất Hạnh tuyên bố :

- Chính quyền (csvn) đã làm nhiều điều ác, tạo nên vô số bất công. Khi họ cho phép tôi hồi hương, không có nghĩa là họ đã hiểu tôi, hoặc họ xem tôi như bạn, mà họ làm việc ấy với mục đích lợi dụng chính trị, mới để cho một người như tôi hồi hương. Và tôi cũng thừa biết. Nhưng tôi trở về với mục đích giúp đỡ… không phải chỉ giúp đỡ những người vô tội, nạn nhân của bạo động, của bất công, mà tôi còn giúp cả những kẻ tạo ra bất công nữa» 

Là một tín đồ Phật giáo thiền sư Nhất Hạnh đã bị xem là kẻ thù của cả hai phía trong cuộc chiến Việt Nam. Mặc dù Phật giáo là tôn giáo lớn nhất, nhưng vẫn bị đàn áp bởi chính phủ công giáo miền Nam Việt Nam.

Khoảng năm 1966, Nhất Hạnh nổi tiếng là một nhà đấu tranh cho hòa bình, và ông đã sang Hoa Kỳ gây phong trào phản chiến. Chính quyền miền Nam VN đã từ chối việc ông về nước. Sau cùng là năm 1975 Sài Gòn sụp đổ, cộng sản cũng tỏ rõ rằng họ chẳng muốn ông về. Từ đó ông đã định cư tại Pháp, và lập ra Làng Mai (Village Plum).

Ngày nay, ông được tôn kính như vị thầy dạy Phật giáo tại Âu Châu, và Hoa Kỳ, nơi ông đã lập được 2 tu viện. Những người theo gọi ông là Thầy. Qua lời dạy, Nhất Hạnh trước tiên un đúc tinh thần Phật Giáo Dấn Thân (Engaged Buddhism), cứu đời là mtộ phnầ không thể tách rời trong thiền đạo Phật giáo. Một số người cho đó là sáng kiến của ông, nhưng ông khẳng định tinh thần ấy được truyền thừa từ một vị vua VN hồi thế kỷ 13.

Trước khi bị lưu đày, ông đã sáng lập được trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (School of Youth for Social Service), với nhiều đoàn người làm việc cho hòa bình, dựng lên những trường học và y viện nông thôn, giúp đỡ dân chúng xây dựng xóm làng.

Là một người đấu tranh cho hòa bình, ông đã đi đầu trong những cuộc tuần hành chống chiến tranh Iraq, và công khai ủng hộ bà Cindy Sheehan, mẹ của một quân nhân bi chết tại Iraq. Người mẹ nầy đã cắm lều phản đối chiến tranh, bên ngoài trang trại của Georges BUSH, thuộc hạt Crawford, tiểu bang Taxas.

Nhất Hạnh đã trở thành nhân vật thế giới mà Tây Phương hâm mộ, chỉ kể từ khi được mục sư Martin LUTHER KING đề nghị ghi tên vào danh sách những «danh nhân» dự giải NOBEL hòa bình năm 1967. Lúc đó, ủy ban tổ chức giải NOBEL quyết định hoãn sang năm sau, nhưng LUTHER KING không biết, cứ công bố tên Nhất Hạnh.

Dù cho những người ủng hộ, xem ông như 1 ngôi sao nhạc ROCK, nhưng không phải mọi người VN đều ưu ái các chuyến về thăm VN của ông. Những lực lượng chống cộng đã kết tội ông, dựa trên thế đứng chống chiến tranh, và họ bảo rằng «về thăm VN là tiếp tay cho nhà cầm quyền cs tuyên truyền».

Thầy Pháp Hải nói : «Mục đích của thầy chúng tôi là hòa giải những người chống cộng với những người theo cộng. Chúng tôi muốn giải hòa tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, để cùng nhau đi tới.

 

MT-TY chuyển ngữ

 

---------------------------------------

 

Exiled Vietnamese monk returns to pray for the dead

This week, Vietnam's most famous exile has returned home - to lead prayers for the dead of a war that ended more than 30 years ago but still haunts the country.

He is an 80-year-old Buddhist monk who has lived outside the country for four decades, and massive crowds are expected to greet him everywhere he goes. Zen master Thich Nhat Hanh is Vietnam's best-known peace activist and, after the Dalai Lama, is probably the most influential Buddhist spiritual leader in the world.

Like the Dalai Lama, he has spent half his life in exile. A best-selling author, he is feted in Europe and the US, but he was barred from his own land by the US-backed South Vietnamese government and the communist regime that displaced it.

It was Nhat Hanh who inspired the Rev Martin Luther King to come out publicly against the Vietnam War. He was a close personal friend of Thich Quang Duc, the Buddhist monk who captured the world's attention when he burnt himself to death in front of television cameras in 1963 to protest against the persecution of Vietnam's Buddhists.

But Nhat Hanh is not going home to lead any protests. The purpose of his visit, according to the monastery where he is based in France, is reconciliation. At the heart of the trip will be three huge prayer sessions for the dead of the war. His followers have called for people of all faiths to join with their own prayers, and even for atheist communists to read favourite passages from Marx.

When Nhat Hanh was allowed back into Vietnam for the first time in 2005, he was mobbed like a rock star the moment his plane arrived. His followers flocked just to touch the hem of his robes. But the communist government was wary of letting the peace activist in. It allowed him to stay only three months, and let him make speeches only inside small pagodas, not in front of any large audiences. This time it is letting him go a little further, conducting prayers at mass ceremonies.

"After the first trip they have been a lot more open. I wouldn't say 100 per cent, but it's a lot better than before," said Brother Phap Hay at Plum Village, the monastery Nhat Hanh founded in France when he went into exile, and where he still lives.

"The government has done many wrong things - a lot of injustice," Nhat Hanh said in an interview after his first trip back in 2005. "When they allow you to go home, that does not mean they have understood you or that they look at you now as a friend. But they do it politically because they are gaining something by allowing a person like you to come home. And you know that. But you go home with the intention to help ... not only innocent people, victims of violence, of injustice, but you have the intention to help those who have done injustice to other people."

Nhat Hanh emerged from a group that was trapped between two sides in the Vietnam War: the Buddhist monks. Although Buddhism is the biggest religion in Vietnam, it was suppressed under the Catholic South Vietnamese government.

By 1966, Nhat Hanh was a renowned peace activist and he travelled to the US to campaign against the war. The South Vietnamese government refused to let him back into the country. When Saigon finally fell in 1975, the communists made it clear he was no more welcome under their regime. So he settled in France and founded Plum Village.

Today he is revered as a Buddhist teacher in Europe, and in the US, where he has founded two monasteries. His followers call him Brother Thay, which means teacher in Vietnamese.

In his teachings, Nhat Hanh was the first to coin the phrase Engaged Buddhism, the belief that social work and good deeds are an integral part of Buddhist meditation. Though some have credited him with the concept itself as well as the name, he insists it came from a 13th-century Vietnamese king.

Before he was exiled from Vietnam, he founded the School of Youth for Social Service, a corps of peace workers who set up schools and clinics in rural areas, and helped rebuild villages.

He is still a peace activist. He led marches against the Iraq war and publicly embraced Cindy Sheehan, the mother of a soldier killed in Iraq who staged an extended protest outside George Bush's ranch at Crawford, Texas.

But he has not always been as universally admired in the West as he is today. When Martin Luther King nominated him for the Nobel Peace Prize in 1967, the Nobel committee decided not to award a prize that year. King purposely ignored a request from the committee not to reveal that he had nominated Nhat Hanh, and made it public.

And even though his followers treat him like a rock star, not everybody in Vietnam is as enamoured of his return visits. Anti-communist forces have condemned him for his stance against the war, and said that by returning he has handed the communist authorities a propaganda coup.

"Our teacher's purpose is to reconcile," says Brother Phap Hay. "We want to reconcile the anti-communists and the communists. We want to reconcile all that happened in the past so we can go forward together."


 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.