.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 

 

 ĐẾN SÀI GÒN

 


Friday, Mar. 02, 2007

Xung đột giữa những thầy tu Việt Nam (The Fighting Monks of Vietnam)

By Kay Johnson/Hanoi - Dịch Việt : TM và TỊNH Ý

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1595721,00.html

Là một học gia nổi tiếng trên thế giới, nhà sư Thích Nhất Hạnh đã trở thành gần đồng nghĩa với nhóm từ «hòa giải và trị liệu».

Bị cấm về nước bỡi cả hai chính quyền Bắc và Nam Việt Nam, từ những năm 1960s, ông đã cô đọng quan niệm TỈNH THỨC và PHẬT GIÁO DẤN THÂN vào sự quay lại chính mình, giúp cho nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng bình an nội tâm, sau những đổ vỡ từ chiến tranh VN.

Ông đã cho ra đời hơn 80 cuốn sách, cất nhiều tu viện trên đất Pháp, cũng như ở Hoa Kỳ, và được ghi danh vào số những nhân vật có thể nhận giải NOBEL Hòa bình, do mục sư Martin LUTHER KING jr, người đã từng tuyên bố : Lập trường phản chiến của ông đến từ những giáo lý của thiền sư (Zen Master’s teachings).

Giờ đã ở tuổi 80, Nhất Hạnh chuyển sang sự hàn gắn những vết thương chiến tranh, còn lại trên vùng đất chôn nhau cắt rún của ông, dưới sự quản trị của nhà cầm quyền cộng sản. Nhưng sứ mạng nầy lại gặp phải một đối lực đáng ngạc nhiên từ những đồng đạo của ông.

Tuần rồi, Nhất Hạnh đến cựu thành phố Sài Gòn, cho khuôn khổ một vòng hoằng hóa 10 tuần lễ. Đây là lần thứ nhì trong 2 năm. Chương trình gồm một loạt những buổi cầu kinh cộng đồng suốt 3 ngày, theo nghi thức Phật giáo. Lễ thứ nhất bắt đầu vào ngày 16/03, cầu nguyện không phân biệt cho những người chết ở cả hai phía chiến tranh VN, một sự tổng cầu siêu vong linh chưa từng có. Và đối với những người ủng hộ ông : Đó là một «tiếng gọi» nhảy vọt, hướng đến quan hệ giữa Phật Giáo và những người đối tác, kể cả cộng sản.

Nhưng phía bị ngăn cấm, là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), lại nhìn công việc về nước hành hương (giải oan) của thầy Nhất Hạnh như một hành động phản bội, không xem đó là một sự giải tỏa. Hai giáo phẩm cao nhất của GHPGVNTN là các hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ đang bị quản thúc tại chùa vì đòi hỏi dân chủ và chống lại việc kiểm soát khắc khe tôn giáo, đã thiết lập ngay khi cộng sản chiến thắng năm 1975, của nhà cầm quyền. Một phát ngôn viên của Giáo hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, ông Võ Văn Ái, đã nói : Ông bị «sốc» vì thầy Nhất Hạnh muốn làm việc với  nhà nước đàn áp đồng đạo (PS : sic).

Theo Võ Văn Ái, nhân danh Phòng Thông Tin PGTN tại Paris thì : «Chuyến đi của Nhất Hạnh được giàn dựng bỡi chính quyền Hà Nội, để che dấu sự đàn áp GHPGVNTN, và tạo cảm giác có tự do tôn giáo tại VN (PS : sic). Liên quan đến chương trình «cầu siêu giải oan». Võ Văn Ái đề nghị : Hiện tại nên nghĩ đến người sống, đừng nghĩ đến người chết.

Sự tranh cải tự bôi mặt (pit) để những nhân vật Phật giáo Việt Nam nổi tiếng chống đối nhau. Vị Tăng Thống Phật Giáo Thống Nhất, Thích Huyền Quang (87 tuổi), đang sống trong một tu viện ở Trung Việt, gần đây bị đau yếu. Nhưng vị đứng hàng thứ hai, Thích Quảng Độ (77 tuổi), là thành phần đối lập có tầm vóc, đang vẫn làm việc tại một tu viện thành phố Hồ Chi Minh (trước là Sài Gòn). Ông đòi Phật giáo phải được tự do, ngoài sự kiểm soát của nhà nước. (Phỏng chừng thì có 80% trong số 84 triệu dân VN theo đạo Phật, nhưng khi chiến tranh kết thúc, guồng máy cầm quyền đảng csvn lại xếp gọn đạo Phật, một tôn giáo có nhiều tông phái, thành một «giáo hội» để nhà nước chỉ huy).

Thích Quảng Độ đã bí mật gởi nhiều thông điệp ra những người ủng hộ ông ở Paris, để sau đó được sắp đặt kế hoạch, rồi chuyển ngược lại VN thi hành. Từ đó có việc HT. Thích Quảng Độ đưọc vận động ghi danh tiến cử lãnh giải NOBEL nhiều lần.

Dù đang chủ tâm giam hãm những nhà ly khai Phật giáo, các lãnh đạo cs Hà Nội vẫn làm việc ráo riết để đánh tan tiếng xấu là một nước ngược đãi tôn giáo. Năm 2004, sau khi bị Hoa Kỳ ghi vào danh sách những quốc gia đặc biệt đáng quan tâm (Countries of Particular Concern), vì lý do bế tắc tự do tôn giáo. (Như Bắc Hàn, Ba Tư, Ả-Rập Saudi, và Trung Cộng).

Hà Nội đã thông qua một luật mới, phát họa đường lối đối xử với các tôn giáo không theo nhà nước, để được (thế giới) chính thức chấp nhận. Tiếp theo, họ cho phép Thích Nhất Hạnh về VN lần thứ nhất, sau 40 năm cách biệt. Và năm ngoái, Hoa Thịnh Đốn cũng xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen về tự do tôn giáo.

Phe Phật Giáo Thống Nhất vẫn nói : «Chiến lược của csvn  là đề cao việc giảng pháp phi chính trị của thầy Nhất Hạnh, để hạ thấp vai trò những người lãnh đạo tôn giáo hợp pháp, đã chịu đựng suốt cuộc chiến. Nhưng những người ủng hộ thầy Nhất Hạnh lại bảo rằng : Thầy chỉ muốn cải thiện thực trạng Phật Giáo trong quần chúng VN hiện nay, nhất là đa số bình dân. Họ cho rằng cả hai nhà lãnh đạo Phật Giáo bị quản thúc, từ chối không tiếp thầy Nhất Hạnh trong chuyến thăm thứ nhất (2005), là một hành động lầm lẫn.

HT.Thích Quảng Độ đã bác bỏ việc mở cửa tiếp xúc, còn HT. Huyền Quang, Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thì nhập thất, khi thầy Nhất Hạnh dẫn phái đoàn đến thăm. Chân Pháp Ấn, phát ngôn viên của thầy Nhất Hạnh, phát biểu về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như sau : Chúng tôi hiểu rõ các Ngài đang ở trong vị thế khó xử, nên đã ngồi xuống bên ngoài cốc HT.Huyền Quang để tụng kinh, biểu lộ tinh thần kính thương.

Những người làm việc với thầy Nhất Hạnh cũng nói rằng  thầy đã phải chấp nhận sự bưng bít, cản lối của chế độ cs. Thoạt đầu, những khóa lễ đã được phổ biến bằng tiếng Việt như những buổi cầu kinh giải oan để CỞI MỞ cho TẤT CẢ NHỮNG NỖI ĐAU KHỔ BẤT CÔNG. Nhưng nhà cầm quyên csvn đã phản đối, viện cớ là không hợp lẽ để cầu nguyện đồng đều cho những binh sĩ Hoa Kỳ ủng hộ quân đội miền Nam, nghĩa là không được ghi có những vong linh lính Mỹ vào đó.

Ông Bui Huu Duoc, giám đốc ủy ban đặc trách tôn giáo của chính phủ nói : Tinh thần VN không đống ý chuyện cầu nguyện cho lính đế quốc ngoại bang, đến giết hàng triệu người Việt. Vì vậy thầy Nhất Hạnh phải đổi tên các cuộc lễ, thành đơn giản là Câu Kinh Đại Giải Oan cho người Việt chết trong chiến tranh.. Nhưng những người ủng hộ thầy Nhất Hạnh thì cho rằng đổi từ ngữ, nhưng tinh thần vẫn vậy. 

Trên thực tế, sự xung đột giữa những nhà lãnh đạo Phật giáo VN trong hiện tại, phản ảnh một thực trạng bế tắc mới. Nhưng bên trong, quần chúng bình dân VN có tín ngưỡng lại hoan hỷ một điều : Đó là được tự do (hướng về người chết) MỘT SỰ TỰ DO CHƯA TỪNG CÓ trong xã hội cộng sản (unprecedented freedom).

Té ra, ngay cả một dấu hiệu (ám chỉ) có tính cách tích cực chính trị cũng vì thế bị dập tắc ! Thử nhắc lại lời nói của Carl THAYER, giáo sư và là chuyên gia về VN thuộc Học Viện Cao Đẳng Quốc Phòng, Úc Đại Lợi : Bao lâu bạn còn làm theo qui luật, và tôn trọng chế độ, thì người ta còn để cho bạn ở thế đơn độc. VÀ NẾU NHỮNG NHÀ CẦM ĐẦU TÔN GIÁO (tại Việt Nam) CỨ ĐÁNH NHAU, THI CHẾ ĐỘ CS SẼ HÀI LÒNG HƠN NỮA.

KJ.

 

The Fighting Monks of Vietnam

As a world-renowned Buddhist scholar, Vietnamese monk Thich Nhat Hanh has become almost synonymous with the words reconciliation and healing. Exiled by both North and South in the 1960s, he focused his concepts of mindfulness and "engaged Buddhism" into retreats for American veterans struggling to build inner peace from the ravages of the Vietnam War. He's published more than 80 books, built monasteries in France and the U.S. and was nominated for a Nobel Peace Prize by Martin Luther King Jr., who said his anti-war stance was inspired by the Zen master's teachings.

Now, at age 80, Nhat Hanh has turned his attention to healing the wounds of war in his communist-run native land. But his mission faces opposition from a surprising front — fellow Vietnamese Buddhists. Last week, Nhat Hanh arrived in the former Saigon for a 10-week tour, his second in two years. His plans include a series of three-day Buddhist mass-chanting ceremonies, the first starting March 16, to pray for the dead on all sides of the Vietnam War, unprecedented "Grand Requiem" ceremonies that Nhat Hanh's followers hail as a leap forward in Communist-Buddhist relations.

But the banned Unified Buddhist Church of Vietnam sees Nhat Hanh's pilgrimage as betrayal, not breakthrough. The UBCV's two top officials, Thich Huyen Quang, and Thich Quang Do ("Thich" is an honorific held by most Vietnamese monks) have been under house arrest in their respective monasteries due to their pro-democracy stance and opposition to strict government control of religion, which was established after the communists won the war in 1975. A spokesman for the outlawed sect said he is "shocked" that Nhat Hanh is willing to work with his co-religionists' oppressors. "I believe Thich Nhat Hanh's trip is manipulated by the Hanoi government to hide its repression of the Unified Buddhist Church and create a false impression of religious freedom in Vietnam," said Vo Van Ai, a Paris-based spokesman for the UBCV. About the Requiem plans, Ai said pointedly, "I think it is time to think about the living, not only the dead."

The controversy pits Vietnam's best-known Buddhists against each other. The Unified Buddhists' patriarch, 87-year-old Thich Huyen Quang, who lives in a monastery in central Vietnam, has been ailing recently, but his deputy, Thich Quang Do, 77, has been a high-profile dissident operating out a monastery in Ho Chi Minh City (formerly Saigon) and proponent of Buddhism free of state control. (An estimated 80% of Vietnam's 84 million people are Buddhist, but after the Vietnam war the Communist Party folded the religion's many sects into one state-controlled church.) Quang Do smuggled his messages to his supporters in Paris who then channel the word back to Vietnam. He has been nominated for the Nobel Peace Prize several times.

Despite the sequestration of the dissident Buddhists, Hanoi's communist leaders have been working hard to dispel the country's reputation for persecuting religion. After the U.S. in 2004 placed Vietnam on its list of "Countries of Particular Concern" for blocking religious freedom (North Korea, Iran, Saudi Arabia and China are all on the list), Hanoi passed a new law outlining ways for non-state religions to gain official approval. The next year, it allowed Nhat Hanh to return to Vietnam for the first time in 40 years. Late last year, Washington removed Vietnam from the religious-freedom blacklist.

The Unified Buddhists say the Communist Party's strategy is to promote Nhat Hanh's non-political teachings in order to sideline the religion's legitimate leaders, those who stayed during the war. But Nhat Hanh's followers say that he only wants to promote Buddhism among ordinary Vietnamese and point out that both of the banned sect's leaders refused to meet with Nhat Hanh during his first visit in 2005. Quang Do rejected overtures for a meeting and when Nhat Hanh led a delegation to the monastery where Huyen Quang is confined, the UBCV patriarch locked himself in his room and refused to come out. "We understand for sure that they are in a difficult position," Nhat Hanh's spokesman Phap An said of the UBCV leaders. "We just sat there outside and sang the songs to [Huyen Quang] to express our love."

Thich Nhat Hanh's followers say he has also has had to contend with communist obstruction. Originally, the Grand Requiem ceremonies were to be billed in Vietnamese as the "Grand Requiem for Praying Equally for All to Untie the Knots of Unjust Suffering." But Vietnamese officials objected, saying it was improper to "equally" pray for soldiers in the U.S.-backed South Vietnam army, not to mention American soldiers. "The spirit of the Vietnamese people doesn't agree with the idea of praying for foreign imperialists coming to kill millions of Vietnamese," says Bui Huu Duoc, director of the government's Religious Affairs Committee for Buddhism. So Nhat Hanh agreed to change the name to simply "Grand Requiem For Praying," though his supporters say the spirit of the ceremony remains the same.

In fact, Vietnam's clash of Buddhist leaders reflects the country's new religious reality in which ordinary worshipers are enjoying unprecedented freedom. Still, even a hint of political activism is snuffed out. "As long as you play by the rules and are loyal to the regime, they'll leave you alone," says Carl Thayer, a professor and Vietnam expert at Australia's Defence Academy. And if religious leaders focus on fighting each other, the regime must be even more pleased.

 


 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.