.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 

 

 TRƯỚC PHÚT LÊN ĐƯỜNG 


Tìm mộ, bốc mộ và giải oan.

 

  • 1.02.2007 | Tiểu Huyền

Bà Sáu mất ông Dương, anh trai của bà, từ cuối năm 1951, trong mặt trận Việt Minh đánh giặc Tây, tại tỉnh Ninh Bình. Bà cũng mất ông Trọng, một nguời anh khác, trong chiến truờng Pleiku, hai muơi năm sau đó, trong chiến tuyến Việt Nam Cộng Hòa, đánh nhau với Cộng Sản!

Gia đình bà Sáu mất nguời thân yêu trong cả hai phe Quốc-Cộng, cũng không phải là chuyện hiếm hoi, mà giống như rất nhiều gia đình Việt Nam khác trong ba thập niên chiến tranh Nam-Bắc vừa qua (1945-1975). Bà Sáu vẫn tự cho gia đình bà cũng có may mắn, không phải khóc thêm moat nạn nhân chiến tranh nào khác sau ngày 30 tháng 4, 1975. Bà chỉ mất một số bạn bè cùng con cái họ, bị chết trong Thái Bình Dương, khi họ liều thân vuợt biển...

Gia đình bà Sáu không bao giờ tìm đuợc mộ của ông Duơng. Mộ của ông Trọng trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay mới đuợc giải tỏa, không bị coi là khu quân sự nữa, hy vọng sẽ đuợc thăm viếng dễ dàng hơn – hay sẽ tốn kém tiền đút lót nhiều hơn thì chưa biết. Sống với truyền thống thờ cúng tổ tiên, bà Sáu để thờ hình cả hai ông anh trong khám thờ các cụ. Một ông đội nón cối của quân kháng chiến, một ông đội mũ sĩ quan quân lực Viêt Nam Cộng Hòa. Bà tin tuởng một cách tự nhiên rằng huơng hồn của hai ông anh dù đã đầu thai kiếp khác, hay đang sinh họat ở cõi nào chăng nữa, vẫn là những con nguời hòa hợp, vui vẻ với nhau như khi còn là anh em một nhà.

Học theo đạo Phật, bà Sáu hiểu rằng nghiệp lực của mỗi nguời một khác, và khi còn sống, thì không ai biết truớc rằng thần thức của nguời chết sẽ đi về đâu. Vậy nên nhớ tuởng tới nguời thân, bà Sáu luôn luôn cầu nguyện chư Phật và Bồ Tát huớng dẫn cho các cụ thân sinh và hai ông anh của bà biết đi theo con đuờng từ bi, trí tuệ của quý ngài. Việc tìm mộ, bốc mộ, dời mộ hay hỏa táng xuơng cốt để đem vô chùa...đối với bà Sáu, có lẽ không quan trọng bằng việc chăm chỉ cầu nguyện cho huơng linh nguời đã khuất. Suy nghĩ cá nhân của bà Sáu gần đây, đã đuợc ông Trần Nhã, nhà ngọai cảm danh tiếng trong nuớc nói lên bằng hành động của ông.


Bỏ nghề ngọai cảm để tu thiền?

Ông Trần Nhã, nổi tiếng từ thập niên 1990 tại Việt Nam, là một nguời có khả năng giúp nhiều gia đình tìm đuợc mộ phần nguời thân bị thất lạc trong chiến tranh, dù nguời đó đã chết trong chiến trận, không ai hay biết thời gian hoặc nơi chốn. Danh xưng của nguời Việt trong nuớc tặng cho ông Trần Nhã là “chuyên viên ngọai cảm” thuợng thặng.

Theo lời tuờng thuật của ông, tình cờ sau một trận ốm nặng, bỗng nhiên ông Trần Nhã thấy mình có khả năng tìm đuợc những con nguời nằm trong các ngôi mộ không tên. Với tấm lòng muốn giúp gia đình các bạn đồng ngũ đã bỏ xác trong chiến trận, ông huớng dẫn họ đi tìm mộ thân nhân. Từ thập niên 1990, ông Trần Nhã trở nên danh tiếng khắp nuớc. Và sau ông có thêm khá nhiều nguời có khả năng này – gây nên một phong trào đi tìm mộ, bốc mộ các tử sĩ tại miền Bắc. Con số các tử sĩ mà gia đình không biết mồ mả, riêng của quân đội Bắc Việt, có thể lên tới mấy trăm ngàn nguời.

Chúng tôi đuợc một nguời em họ, chú Minh, tả lại trung thực việc chú đuợc ông Trần Nhã giúp đi tìm ngôi mộ của ông nội chú trong cánh đồng một làng xa với quê chú. Chú Minh chỉ biết mơ hồ tên cái làng đó mà không biết thêm chi tiết nào khác. Chuyện này xảy ra vào cuối thập niên 1990, khi đó, ông Trần Nhã đã có điện thọai cầm tay để nói chuyện, chỉ dẫn cho chú Minh đi từng buớc trong cánh đồng làng kia, để rồi cuối cùng tìm tới một ngôi mộ lớn (có mối đùn). Chú Minh sắm sửa lễ vật, cùng với vài nguời anh em họ xa, thành tâm đi tìm mộ ông nội trong một làng quê vùng Sơn Tây (gần chùa Thầy, Bắc Việt). Trong khi chỉ dẫn cho chú, ông Trần Nhã vẫn ngồi ở trong nhà ông, tại Sài-gon, chỉ dẫn cho chú qua nhiều dấu hiệu như: hỏi thăm gia đình đang sống tại đầu cánh đồng, đi theo con buớm đang bay phía truớc, rẽ vô con đuờng đất có cống ngầm, đi về huớng hàng bán trà nuớc ở ngã ba nọ... Cuối cùng, chú Minh tới một ngôi mộ “rất phát” và ông Trần Nhã hỏi: chú có thấy một con nghé gặm cỏ gần đó thì mới đúng. Chú Minh sống ở Mỹ lâu, nhìn thấy con trâu con, nhớ lầm đó là con bê (bò con), nên chú Minh đã trả lời ông Nhã: “ Tôi chỉ nhìn thấy một “con bê” chứ không thấy “con nghé”ù! Sau vài câu trao đổi nữa, ông Nhã mới biết “con bê” chú Minh nói, chính thực là con nghé mà ông đã nhìn thấy trong tâm thức ông! Sau khi cúng kiếng ông nội theo lời chỉ dẫn của ông Nhã, chú Minh thắp nhang và để ly nuớc trên ngôi mộ, chú đã nhìn thấy phía ngòai cái ly đó, hình ảnh mờ ảo của ông nội, cổ áo the có hai lớp đen trắng, như các nhà nho thế kỷ truớc!

Chú Minh khi thuật lại câu chuyện trên, cũng có thắc mắc rất lớn: vậy thì ông nội của em chưa siêu thóat lên cõi Phật, chưa đầu thai sang kiếp khác sau khi đã mất cả trăm năm rồi? Hay hình ảnh ngôi mộ và hình cổ áo của cụ, mà ông Nhã thấy từ xa, đó chỉ là một phần nhỏ của tâm thức cụ, biểu hiện ra truớc lòng thành của con cháu mà thôi? Có lẽ thần thức của cụ bây giờ có khả năng biến hóa ra nhiều hình tuớng, sinh họat ở nhiều “thế giới” khác nhau hay chăng?

Không ai trả lời đuợc thắc mắc của chú Minh, cũng là thắc mắc của nhiều nguời khác, kể cả ông Trần Nhã. Cuối năm 2006, chú em tôi trong chuyến về thăm quê hương, lại đi thăm ông chuyên viên ngoại cảm. Ông Trần Nhã cho biết đã bỏ nghề tìm mộ vài năm nay, và hiện ông theo đạo Phật. Lý do bỏ nghề Ngọai cảm, theo ông Trần Nhã, vì sau nhiều năm, tìm đuợc rất nhiều ngôi mộ, ông nhận ra rằng: “Vấn đề không phải ở chuyện tìm mộ, bốc mộ hay mang tro cốt về nhà thờ cúng.” Ông Nhã luôn luôn nung nấu trong lòng một nỗi thắc mắc: “Sau khi tìm và bốc đuợc mộ, rồi sao? Liệu nguời chết có đuợc siêu thóat, nguời sống có biết sống thiện lành và hạnh phúc hơn chăng?...”

Những thắc mắc về đời sống tâm linh đã đưa ông Nhã đi tìm hiểu về đạo Phật. Ông đi nghe các buổi giảng pháp của Thiền sư Thích Thanh Từ (viện truởng tu viện Trúc Lâm, Đà-lạt và các Chiếu (Linh Chiếu, Thuờng Chiếu v.v... ở Long Thành), và ông Trần Nhã quyết định bỏ hẳn nghề ngọai cảm để tu tại gia. Hiện ông chỉ lo ấn hành kinh sách Phật giáo để tặng cho bà con nào muốn tu tâm duỡng tánh mà thôi.


Cầu siêu cho tiêu tán oan khiên?

Chúng ta cũng như nhà ngạoi cảm Trần Nhã, đều không hiểu đuợc chuyện cầu siêu, tế lễ v.v.. có những hệ quả như thế nào. Có lẽ chuyện bốc mộ, cúng lễ, chỉ là một hình thức khởi đầu, giúp chúng ta đi sâu vào huớng tu tâm duỡng tánh. Nếu nguời ta chỉ thỏa mãn với chuyện tìm cho đuợc ngôi mộ của nguời thân để cúng lễ cho cụ thể, thì cuộc sống của họ cũng không khác truớc chi cả – vẫn đầy rẫy phiền lụy vì Tham, Sân, Si.

Thế giới này đâu phải chỉ là thế giới mà nguời sống chúng ta nhìn thấy, nghe thấy? Những nguời đã chết, đâu có nghĩa là họ không còn hiện hữu trong hình tuớng khác, quanh quất trong vũ trụ này? Tâm thức hay linh hồn của họ đang rong chơi thanh thản hay đang vất vuởng khổ đau, mình làm sao biết đuợc? Vậy nên chúng ta có truyền thống từ ngàn năm xưa, coi việc mồ mả, tế lễ nguời chết là chuyện rất hệ trọng, cần phải làm.

Người Việt Nam ta cũng có truyền thống không phân biệt nguời thân kẻ lạ khi họ đã chết. Vào ngày Rằm Tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân, hầu như mọi nhà đều có mâm xôi, cháo để cúng tế tất cả các oan hồn, không phải chỉ cúng nguời thân. Các chùa chiền làm những Đàn Tràng giải oan trong chiều huớng cầu siêu cho tất cả những ai đã chết, đuợc tiêu trừ mọi nghiệp chuớng. Nhờ vào từ lực hùng mạnh của chư tăng đạo hạnh tế lễ các đàn tràng mà các oan hồn dễ đuợc siêu thóat hơn. Truyện cổ Phật giáo kể về Bồ Tát Mục Kiền Liên, muốn cứu mẹ bị đọa địa ngục, đã phải lập đàn tràng, nhờ đức Phật Thích Ca và chư tăng huynh đệ cùng tế lễ, cầu siêu – vì tuy đã là một cao tăng, sức mạnh cá nhân của ngài vẫn không đủ để giúp mẹ giải nghiệp.

Sau khi làm nghề ngọai cảm nhiều năm, giúp đuợc nhiều bà con, ông Trần Nhã “ngộ” ra là muốn sống an vui với nguời thân kế bên, muốn hỗ trợ cho nguời thân đã chết, ngòai chuyện cầu nguyện cho họ, không gì bằng chính chúng ta phải tu theo đức Phật để chuyển hóa cho tâm mình đuợc trong sáng, thiện lành. Nếu có một cuộc sống tâm linh đàng hòang, nguời ta mới có thể cải thiện những nghiệp dĩ khổ đau cho chính mình và cho nguời thân, dù đó là nguời đang sống hay đã chết.


Đàn tràng giải oan có thể giúp cả dân tộc?

Chiến tranh Việt nam đã giết chết nhiều triệu binh sĩ và thuờng dân ở cả hai miền. Khổ đau và oan khiên chất ngất, khiến cho bao gia đình vẫn còn đang sống trong phiền muộn não nề. Những đau khổ mà chúng ta gặp phải, có khi nó bắt nguồn từ rất xa. Nhiều nguời cho rằng, tổ tiên chúng ta trong cuộc Nam tiến, đã tiêu diệt hai quốc gia: Champa (Chàm – thế kỷ 15) và Thủy Chân Lạp (đời chúa Nguyễn, thế kỷ 17). Dĩ nhiên trong cuộc xâm lấn, các cụ đã gây ra bao chết chóc, điêu linh cho những nguời thua trận.

Nhiều thức giả nghĩ rằng do Nhân-Quả, nên mấy thế kỷ sau, chúng ta mới phải kinh qua nhiều đau thuơng như vậy trong và sau cuộc chiến tranh Nam-Bắc mới nay. Oan trái lại chồng chất thêm, khiến cho tới nay, sau 31 năm chấm dứt chiến tranh, vẫn còn nhiều nguời không thể tha thứ, không thèm nhìn mặt nguời phe khác! Có thể những nỗi oan khổ của dân tộc nói chung vẫn còn đang tác hại mạnh mẽ trên tâm thức nhiều nguời, nên sự kỳ thị, chia rẽ và chống đối nhau vẫn còn xảy ra trong các cộng đồng nguời Việt khắp nơi. Riêng trong nuớc thì nạn tham nhũng làm cho kinh tế không thể phát triển kịp với đà gia tăng dân số; không chạy đua nổi với các xứ lân bang. Với rất nhiều nguời tài trí, có từ tâm, khi ra hải ngoại dân Việt Nam không thua kém bất cứ giống dân nào, vậy mà hầu hết dân trong nuớc (hơn 80 triệu nguời) vẫn phải sống cơ cực như dân các nuớc nghèo đói, lạc hậu nhất thế giới!

Môn học về Tâm lý Phật giáo (Duy Thức hay Duy Biểu) giải thích về những khổ đau chung của nguời Việt, cho rằng: những khi bỗng nhiên chúng ta trở nên tàn nhẫn, mắng chửi hay đánh đập cả con mình – đó là vì trong tâm thức tiềm ẩn (tàng thức), chúng ta vẫn chôn vùi những hạt giống của khổ đau, sân hận mà chúng ta đã phải gánh chịu vì chiến tranh – hoặc đó là những oan khiên từ thời cụ kỵ, ông bà truyền lại. Khoa học nói tới những di thể DNA truyền từ đời này qua đời khác các đặc tính thiện hay bất thiện của mỗi dòng họ.

Các vị thiền sư trong đạo Phật đưa ra giải pháp: phải tu tâm duỡng tánh, nhất là thực tập Chánh niệm (có ý thức về mọi chuyện), để giúp cho các hạt giống khổ đau kia hiện lên ý thức. Như vậy chúng ta mới có cơ hội nhận diện, nhìn sâu vào chúng để hiểu, để thương và để chuyển hóa chúng...Như vậy chúng ta có thể tự hòa giải với chính mình, giúp mình sống an vui và tạo hạnh phúc cho nguời thân. Có trí tuệ và từ bi để hiểu rằng mọi sự đều tuơng quan, đều liên hệ với nhau, chúng ta sẽ chữa trị đuợc tận gốc rễ những niềm đau nỗi khổ và chúng ta mới có cơ hội xóa hết đau thuơng, hận thù. Đây là phép trị liệu tâm lý rất khoa học, không phải chỉ là chuyện cầu nguyện xuông.

Làm sao để hóa giải đuợc những oan khiên mà chúng ta đang gánh chịu, là mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo tâm linh, tôn giáo. Có lẽ đó là lý do khiến cho tăng đòan Làng Mai đã hợp tác với các vị tôn túc trong và ngòai nuớc để thành lập ban tổ chức các đàn tràng chẩn tế giải oan cho dân tộc trong dịp Thiền sư Nhất Hạnh và tăng đòan về hoằng hóa Phật pháp ba tháng đầu năm Đinh Hợi tại Việt Nam.

Ba đại Trai Đàn Giải Oan này (tên đầy đủ là Thủy Lục Bình Đẳng Giải Oan Cứu Bạt Trai Đàn) sẽ đuợc tổ chức tại ba miền, theo nghi lễ truyền thống của các địa phuơng Nam, Trung, Bắc:
- Trai đàn chẩn tế giải oan thứ nhất: tại chùa Vĩnh Nghiêm, Saigon – suốt ba ngày từ 16 tới 18 tháng 3, 2007.
- Trai đàn chẩn tế giải oan thứ hai: tại chùa Diệu Đế-Huế, trong ba ngày từ 2 tới 4 tháng 4, 2007.
- Trai đàn chẩn tế giải oan thứ ba: tại Phật học viện Sóc Sơn - Hà-nội, trong ba ngày từ 20 tới 22 tháng 4, 2007.

Trong bản phổ cáo về "Thủy Lục Giải Oan Bình Đẳng Cứu Bạt Trai Đàn" trên trang nhà Làng Mai (www.langmai.org), chúng tôi đọc được như sau:

« Các đại trai đàn này là để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế...

"Chiến trường Việt Nam trong cuộc chiến đã là những chiến trường đẫm máu nhất từ trước đến nay. Hàng triệu người đã trở thành thuyền nhân, gần nửa triệu đồng bào đã bị thiệt mạng trên biển cả. Hàng ngàn người đã chết oan ức dần mòn trong những nơi giam hãm. Đất nước và dân tộc ta đã gánh chịu biết bao đau thương và oan khổ mà chưa có cơ hội nói lên được.

"Nạn nhân nào của cuộc chiến cũng là người đồng bào xấu số của chúng ta. Chúng ta sẽ đồng tâm cầu siêu cho tất cả, trong tinh thần bao dung và không kỳ thị của Đức Thế Tôn. Theo giáo pháp của Đức Thế Tôn, cũng như theo nguyên tắc của khoa tâm lý trị liệu, nếu chúng ta cứ dồn nén mãi những nỗi khổ niềm đau của chúng ta xuống vùng vô thức thì chúng ta không có cơ hội chữa lành được thương tích trong lòng. Vì vậy, đưa những niềm đau nỗi khổ này lên vùng ý thức để nhận diện. để khóc thương, cầu nguyện và chấp nhận là sự thực tập cần thiết. Đó là sự thực tập của Đại Trai Đàn Giải Oan, được thực hiện trong tình huynh đệ, xóa bỏ hận thù, không oán hờn, không trách móc, không buộc tội, chấp nhận nhau và tha thứ cho nhau. Chính đây là Cam Lộ Tịnh Thủy của đạo Phật nhiệm mầu... »

Tăng đoàn Làng Mai cho biết, họ cũng sẽ tổ chức những lễ vớt vong long trọng và thành kính cho thuyền nhân thiệt mạng ngoài biển cả và đem linh vị chư vị thuyền nhân về thiết trí tại các Đại Trai Đàn.

Thông báo của Làng Mai cũng nhắn nhủ đồng bào, không phân biệt tôn giáo, dù sống trong hay ngòai nuớc Việt, cũng nên « thiết lập bàn thờ trong gia đình để thắp hương và hộ niệm trong suốt thời gian các Đại Trai Đàn Chẩn Tế được cử hành... Đây là sự hỗ trợ cho trai đàn đuợc thêm năng luợng trong việc cầu nguyện cho các sinh linh, oan hồn đuợc siêu thóat. Và cũng là thiện duyên để con cháu chúng ta biết đuợc một nét văn hóa đẹp đẽ, của nguời Việt.

Ngòai các vị tôn túc tham dự trai đàn hay hỗ trợ từ xa, tăng đòan Làng Mai cho biết « Sẽ có gần 847 nhóm thiền sinh (tăng thân) thuộc đạo tràng Mai thôn, trong 47 quốc gia ; cũng sẽ tổ chức cầu nguyện và hộ niệm trong thời gian này...

Ban tổ chức Trai đàn giải oan đã đưa lên trang nhà Làng Mai một mẫu bàn thờ Tiếp Linh và Giải Oan giản dị, để mọi gia đình đều có thể làm một bàn thờ tại gia, cầu nguyện trong những ngày trai đàn diễn ra tại Việt Nam. Mọi nguời cũng có thể tải xuống những bài chú nguyện, tụng niệm của chư tăng ni, để khi cúng lễ tại gia, có thể nghe và tụng theo, đuợc huởng năng luợng thanh tịnh và hùng mạnh của các vị tôn túc. Ai muốn biết rõ chi tiết về cách thiết lập bàn thờ, cách thỉnh linh và cầu siêu, xin vào www.langmai.org, đọc mục « Những điều cần biết về Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan ».

Cũng theo tin của Trang nhà Làng Mai, ban tổ chức các Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan bắt đầu nhận đơn xin cầu siêu trong trai đàn. Quý vị có thể gửi tên, tuổi, ngày sanh, ngày và nơi bị nạn của thân nhân vào các địa chỉ trên trang nhà Làng Mai, hoặc về một trong các địa chỉ sau đây:
- Chùa Từ Nghiêm: 13 Martineau - F 33580 Dieulivol- FRANCE
- Chùa Từ Hiếu, Ban Trai Đàn: Thôn Thượng 2 - xã Thủy Xuân - huyện Hương Thủy, Thừa Thiên, Việt Nam
- Tu viện Bát Nhã, ban Trai Đàn: thôn 13, xã Đamb'ri- Huyện Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Theo tin từ Làng Mai, phần tịnh tài do đồng bào cúng duờng sẽ đuợc dùng để nhân danh nguời tặng, bố thí cho nguời nghèo khổ (1000 phần quà trong mỗi trai đàn), và dùng để phóng sinh chim, cá...tạo phuớc đức cho nguời còn sống cũng như đã khuất. Vì danh sách nguời xin cầu siêu rất đông, nên tên tuổi nguời quá cố sẽ đuợc niêm yết trên các linh vị và sẽ đuợc quý vị tăng ni chú nguyện trong các thời tụng kinh.


Đã đăng báo Ngày Nay - Houston số ra cuối Jan 07
 

 Bạn có ý kiến, nhận định, ... mời bấm vào đây.

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.