.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES


 

 

 

 

 THỪA THIÊN - HUẾ  |  ĐÀ NẲNG |  CAM RANH - NHA TRANG

5/4 Thứ Năm (18/2 âl) Đến Đà Nẵng 9:30
Thăm viếng Chùa Pháp Lâm, Ban Trị Sự Thành Hội PG TP Đà Nẵng.
Phái đoàn về ở tại Chùa Quan Âm và Chùa Hương Sơn (Ngũ Hành Sơn).
19:00 - 21:30 Chia sẻ với Tăng ni & Phật tử tại Lễ Hội Quán Thế Âm, Chùa Quan Âm.

 

Đà Nẵng với Lễ hội Quán Thế Âm
 

  • 5.04.2007 - Minh Mẫn - Phù Sa (PSN)

Lạnh và mưa vẫn phủ trùm và kéo dài khắp phố Huế, đến tận chân hầm đèo mà khí hậu và ranh giới Thừa Thiên vẫn gắn liền làm một.

Chiếc xe bị nuốt chửng vào hầm như con Khủng Long nuốt vào ruột một cọng cỏ, hơn nửa tiếng, xe chui ra khỏi cái ánh sáng ởm ờ trong ruột quái vật kia, cuối đường hầm là một khung trời sáng trong xuất hiện. Huế và Đà Nẵng cách nhau một con hầm nhưng bầu trời và khí hậu, khung cảnh và con người, cách nhau cả một thế giới. Trên núi, dưới biển dệt thành bức tranh kỳ vĩ, do kiến trúc của thành phố Đà Nẵng mà cái đẹp vùng biển không thua gì thơ mộng của bờ bãi Nha Trang.

Đà Nẵng là một thành phố lớn nhưng không có những lợi thế để vươn lên; từ ngày chia gia tài, Quảng Nam là một người anh được thừa hưởng lắm của cải, nào là di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… có nguồn thu nhập du lịch thường xuyên, trong khi Đà Nẵng là đứa em, ngoài mãnh đất không lớn lắm, phải cung dưỡng nuôi nấng một lượng người nhà bằng sự cố gắng chật vật của khối óc, con tim và đôi tay mình. Nếu có khu công nghiệp thì so ra với Bình Phước chả có gì để nói. Thời gian không nhiều lắm, Đà Nẵng chuyển mình sau cơn ngủ Đông, đường sá, nhà cửa, xe cộ, tiện nghi cho người dân đồng bộ phát triển như một cơn mơ. Chiếc cầu treo trở thành biểu tượng một Đà Nẵng năng động và sáng tạo. Ngày xưa qua núi Ngũ Hành sơn bằng chiếc cầu cổ thời Pháp - Trịnh Minh Thế, giờ đây, vượt qua con sông Hàn kéo dài bằng nhiều chiếc cầu, chiếc cầu thu ngắn khoảng cách Đà Nẵng - Non Nước bằng một cầu mới là cầu Tuyên Sơn. Chiếc cầu và đoạn đường mới giúp cho bà con đi lại, nhất là tham dự lễ hội Quán Thế Âm một cách dễ dàng, thuận lợi.

Giờ đây, Đà Nẵng với những đường phố rộng thoáng, sạch sẽ lầu đài ngổn ngang, màu sắc rực rỡ về đêm, nhộn nhịp hoạt náo trong ngày. Con người Đà Nẵng chẳng lẽ vì thế mà họ lịch sự hơn từ bác phu xe, đến khách sạn, quán tiệm, ngay cả người đi đường khi cần hỏi thăm. So cùng thời gian, Huế vẫn trùm chăn ng yên, vẫn trầm cảm và trầm mịch, vẫn con người lam lũ, vẫn phố xá đìu hiu, vẫn đường sá chật hẹp với bao rác thải trên bờ, dưới sông. Chính quyền Huế đã làm được những gì?

6g sáng, một người bạn đưa tôi ra đèo để chứng kiến việc đón đoàn làng Mai, mãi đến 8 giờ mới có vài người đến trạm trung chuyển bằng xe gắn máy, cờ Phật Giáo, rồi xe cảnh sát cũng chui vào hầm, mất hút như trò ảo thuật. Hơn 9g, đoàn xe chở làng Mai đến cuối địa giới Huế, xe an ninh Thừa Thiên bàn giao phía bạn để quay về, Thiền sư được mời qua chiếc xe bốn chỗ màu đen, một trong bảy chiếc do tỉnh hội Phật Giáo Đà Nẵng đón đoàn, đủng đỉnh thế mà gần 11g trưa ngày 5/4/07 đoàn mới đến chùa Pháp Lâm, văn phòng Ban Trị S Thành hội Phật Giáo Đà Nẵng, giữa rừng cờ trên tay gần một ngàn tăng ni tín đồ hân hoan chờ đón. Riêng các huynh trưởng của Thành Phố đã trên 60, và đoàn sinh Gia Đình Phật T của chùa Pháp Lâm đã tới 200 em. Thiếu nữ  đội khăn đóng, áo dài màu khoai môn cầm hoa, ban thỉnh lễ nâng khay đèn, trầm và lọng, hai hàng người chiếm trọn con đường Ông Ích Khiêm, từ ngã tư vào đến chùa độ 500m; phóng viên ký giả nhộn nhàng như bầy ong ve vãn cánh hoa sặc sỡ. Cảnh sát sắc phục và thường phục cũng năng nỗ vui vẽ xen lẫn trong dân.

Hòa Thượng Giác Quang, phó Ban Trị S Phật Giáo Thừa Thiê - Huế cũng theo tiển đoàn về Đà Nẵng với một tình cảm riêng tư và sự tôn kính Sư Ông, nhìn khung cảnh đón rước Thiền sư của Phật Giáo Đà Nẵng, thầy cảm thấy chạnh lòng cho xứ Huế nghèo khốn vì cuộc sống, kéo theo sự nghèo nàn trong tình cảm đồng đạo giữa cái nôi Phật Giáo Việt Nam.

Trên chánh điện còn đang xây dựng dang dỡ, Thiền sư, Hòa Thượng Giác Quang ngồi  bên phải từ ngoài nhìn vào, Hòa Thượng Giác Viên, quyền trưởng Ban Trị S Phật Giáo Đà Nẵng và Hòa Thượng Viên Minh, phó Ban Trị S ngồi phía trái; bên dưới là đại chúng Tăng, hầu hết Phật tử Đà Nẵng đều ở bên dưới sân chùa. Ban Trị S ngõ lời tán thán chào mừng Thiền sư và đoàn, một đoạn, Hòa Thượng nói: “để không vuột khỏi tầm tay như chuyến về lần trước của Sư Ông, Ban Trị S Phật Giáo Đà Nẵng đã chủ động tranh thủ cung thỉnh Thiền sư đáo lai giáo huấn Phật Giáo mình, ngày ấy đã thành sự thật cho hôm nay…” Sư Ông cũng đáp lại bằng những lời lẽ vừa lòng chủ khách. Một thầy người Pháp thay mặt Tăng thân nói lên lời biết ơn đối với Phật Giáo Đà Nẵng. Hòa Thượng Giác Viên tặng hoa  Sư Ông, Thượng Tọa Từ Tánh tặng hoa làng Mai. Hai bên trao nhau quà kỷ niệm. Đặc biệt Hòa Thượng quyền trưởng Ban Trị S dâng lên Sư Ông bức tranh cát thật lớn vẽ chân dung Sư Ông, do nghệ nhân Nguyễn Long Bửu sáng tạo, một nghệ nhân duy nhất trong ngành mỹ thuật nầy, mọi người vỗ tay tán thưởng. Trên 60 bàn ăn, tầng dưới chánh điện được dọn sẳn để thiết đãi khách tăng. Đà Nẵng vẫn mát dịu, trời không nắng, không nóng.

 

Sau bửa độ ngọ, Tăng đoàn trực hướng quận Ngũ Hành Sơn, qua khỏi đường nhựa là lộ đúc bê tông vừa hoàn thành chạy dài vào đến chùa hàng cây số do Ban T Chức lễ hội Ngũ Hành Sơn của nhà nước tài trợ chào mừng Sư Ông và cúng dường lễ hôi; do Ban T Chức quy định chỗ đỗ xe, hành lý và Tăng thân làng Mai phải xuống và vác bộ vào thật vất vả vì quá xa. Trên đường từ thành phố Đà Nẵng vào, thỉnh thoảng có cổng vòm nhựa căng hơi băng ngang qua lộ, xuất hiện các tấm vải quảng cáo lễ hội Quán Thế Âm màu da trời, treo dọc trên cột điện, Khách xa đến tham dự băn khoăn tự hỏi phải chăng đây là lễ hội tôn giáo hay của nhà nước!

Tăng đoàn làng Mai phân tán về ngụ tại chùa Quan Âm, chùa Hương Sơn I và II, chùa Huệ Quang, chùa Long Hoa thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn, sinh hoạt chính thức tại lễ hội Quán Thế Âm.

Chùa Quán Thế Âm được cố Hòa Thượng Thích Pháp Nhãn khai sơn năm 1960, ngài là đệ tử của đức cố Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Cháu ngoại của ngài hiện là nữ bác sĩ Diệu Ngọc. Được biết, vào thời ấy, các hang động Ngũ Hành Sơn đều bị Kito giáo đến thương lượng mua lại, nhưng Hòa Thượng khai sơn không thuận. Cũng thời gian đó, có sự tranh chấp một bức hình nổi trên vách đá mà người Kito cho là đức mẹ Maria, hai bên phải đưa ra chính quyền xử kiện đòi quyền sở hữu, một chi tiết nhỏ đã giúp Phật Giáo thắng cuộc, đó là tòa sen ngài trụ trên đó hơi ẩn mờ! 

Lễ hội Quán Thế Âm có từ thời thập niên 1960, sau 1975 bị trì hoãn, năm 1996, sau khi sư huynh Huệ Hướng mất, thầy Huệ Vinh kế thừa trụ trì cùng cộng tác với thầy Huệ Tánh phục hoạt lễ hội Quán Thế Âm và làm cho sinh hoạt từ thiện của chùa Quán Âm được khởi sắc. Hiện nay hội viên từ thin đã lên đến 850 người, chùa thường xuyên mở khóa Bát quan Trai tu tập cho Phật tử, Lễ hội nầy được hợp tác bởi chính quyền quận Ngũ Hành Sơn và Công ty Chiến Thắng TP HCM tài trợ, một lá cờ lễ hội 400m2 căng ngang từ đỉnh núi Kim Sơn qua đỉnh núi Hoả Sơn.

Ngũ Hành Sơn nằm hướng Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách nhau trên dưới 10km. Khuôn viên chùa Quán Âm độ 3 mẫu, lưng tựa vách núi, mặt hướng ra dòng thủy lưu, một nhánh sông lớn xuôi ra biển. Cách phố cổ Hội An không xa lắm. Lễ Quán Thế Âm là lễ tôn giáo, nhà nước kết hợp hội hè vui chơi cho nhân dân nên gọi là lễ hội. Các trò giải trí như : đua thuyền, kéo co, hoa đăng, thiên đăng, du thuyền, thư pháp, ca nhạc, trà thiền, võ thuật… mang tính văn hoá nghệ thuật. Có cuộc chấm giải đạt kỷ lục cho các bộ môn giải trí văn hoá đó. Lễ hội kéo dài ba ngày hàng năm.

 

Tay trái của chùa nhìn ra sông nước là đài thờ  đức Quán Thế Âm, trước mặt chùa là sân khấu trình diễn văn nghệ và chỗ pháp thoại, cách 50m là chiếc trống lớn ra đến ngoài xa là hình bạch tượng làm bằng thạch cao và tượng Đề thính nằm hai bên lối  vào, có 2 em đóng vai Quán Âm và Phổ Hiền, một ngồi chấp tay bất động, trang phục màu trắng hồng, một bắt ấn chỉ Thiên, trang phục màu xanh da trời, mắt không nháy. Các hướng vào chùa đều có hình rồng uốn khúc. Chung quanh là các láng trại của các bộ môn nghệ thuật. Một căn phòng trưng bày thư pháp tranh ảnh, có trà thiền toạ đàm, các dãy bàn bán vé giải trí.. 3g chiều, chương trình giao lưu văn nghệ khá sôi nổi, sinh hoạt kéo dài của các bộ môn đến khi chập choạng màn đêm. Gió lùa từ sông nước tung bay các ngọn cờ ngũ sắc. Dọc đường đi, cách ranh rào bằng vài sợi dây căng dọc, mấy tấm chiếu trải đất, đặt cái bàn nhỏ, dĩa bánh ngọt, hạt dưa phục vụ khách thưởng ngoạn chén trà thuốc Bắc do hội từ thiện Quán Âm đảm trách. Hàng ăn và bãi giữ xe rãi rác khắp nơi. Các shop bày sản phẩm bằng đá cũng bắt mắt du khách.

Về đêm, người càng đông, Sư Ông giảng không nghe rõ từ các loa. Một dãy ánh sáng như đôm đốm chạy dài trên sông trông đẹp mắt, thỉnh thoảng vài chiếc hoa đăng bập bềnh trên nước,  nền trời sẩm tối, vài chiếc thiên đăng nhởn nha nhìn xuống lễ hội.

Một tấm bảng lớn giảng ý nghĩa lễ hội Quán Thế Âm. Qua nghi thức lễ hội ngày thứ hai, đoàn Tăng thân làng Mai niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Thiền sư giảng và đọc lời nguyện dâng lên đức đại từ. Có lẽ đây là lễ hội thành công với số lượng  trên 15 ngàn người tham dự mà không hề xẩy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Nhân viên cảnh sát sắc phục và thường phục, cùng với dân phòng trộn lẫn niềm vui cùng quần chúng.

Sự thành công mà khách tham dự từ phương xa không hề nghĩ đến, nhưng họ phải nghĩ đến người dân thành phố Đà Nẵng đã cởi mở, năng động , lịch thiệp cùng đưa Thành Phố đến tiến bộ, văn minh đầy ấn tượng. Phố cổ Hội An và cố đô Phú Xuân là hai đầu  làm nổi bậc chiếc đòn gánh  mà thành phố Đà Nẵng đang phải gánh gồng. Cái giống nhau giữa Đà Nẵng và Huế là dân lao động luôn nồng nặc mùi rượu khi điều khiển xe. Phải chăng văn minh của Đà Nẵng vẫn còn sót lại mùi nồng nặc cái bất cập không nên có. Hy vọng Đà Năng sẽ trọn vẹn không những năm không mà còn 6 không: không trộm cắp – không ăn xin – không đói nghèo – không cướp của giết người – không mù chữ, bây giờ có thể thêm là không ăn nhậu say sưa trong giờ làm việc.

 

MINH  MẪN
6/
04/07

 SÀI GÒN  |  LÂM ĐỒNG  |  BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.