.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES


 

 

 

 

 THỪA THIÊN - HUẾ  |  ĐÀ NẲNG |  CAM RANH - NHA TRANG

24/3 Thứ Bảy (6/2 âl) Nghỉ ngơi


Kỷ niệm ấu thời

 

  • 24.03.2007 - Bài và ảnh Minh Mẫn - Phù Sa (PSN)

Những dấu chân thời thơ ấu 1

Những dấu chân thời thơ ấu 2

Những dấu chân thời thơ ấu 3

Những dấu chân thời thơ ấu 4

Trời sáng mát dịu, không có sương mù như hôm qua. Cảnh vật còn ngái ngũ trong màn đêm; tiếng đại Hồng chung nhẹ ngân như từng ngân nhẹ suốt hàng thế kỷ,  ngày Từ Hiếu có mặt..

Thời chiến, Pháp đi càn, dân chạy giặc bỏ vườn hoang  nhà trống,  cư dân thưa thớt, lúc bấy giờ Từ Hiếu cheo leo hiu quạnh một góc núi , cây cỏ rậm rạp, trong chùa chỉ vài thầy trò và dì Tư nấu ăn, khuya chiều vẫn vang vọng chuông mõ, thầy trò cố bám trụ giữ chùa. Sư ông kể: Ngày ấy, ba người lính Pháp, có một sĩ quan, họ lái xe jeep vào rừng thông cưa đốn tự nhiên, chú điệu chạy vào báo, thầy Chánh Kiến không biết tiếng Tây, nhờ thầy ra nói chuyện – các ông có biết rằng các ông cưa cây của chùa không? Người Pháp nhìn thầy từ đầu đến chân để thẩm định chú điệu này gan lớn bằng người chú chăng, hai lính Pháp vẫn tiếp tục cưa cây, do tính cương quyết của thầy, chiếc cây thứ ba vừa bị hạ, cũng là cây cuối cùng, họ mang đi làm cầu cống cho xe qua. Sư ông vừa chỉ rừng thông đối diện cổng chùa vừa nói. Thầy trò ngồi xúm quanh dưới tán thông, sư ông kể tếp : Có hôm  một người lính Tây ốm đói như vừa sốt rét, tuổi không hơn thầy bao nhiêu, bắt chùa đưa vào lục soát nhà bếp, thấy nửa bao gạo, anh ta bắt thầy vác ra xe thế là thầy lo chiều nay cả chùa nhịn đói; nhưng không, sư ông của thầy đào lên một lu lúa khác đã chôn dấu. Sư ông thầy vừa đào vừa than : Sống sao mà khổ quá, còn sống còn khổ, chết mới hết khổ, rôi sư ông thầy lại nói - chết rồi ai hết khổ? nó biến thành một công án!

Từ trong chùa, thầy trò thong dong ra cổng, đến hồ bán ngyệt, sư ông ngồi lại nhìn từng thân cây, từng ngọn sao, sư ông kể, đây là chỗ thầy ngồi gọt mít, phải gọt dưới nước mít không đen, chả hiểu tại sao thầy luôn ngồi bên nầy, sư ông chỉ ngay đường xuống hồ. Ngôi tháp cổ, tầng trên có cửa vòm đủ người chui vào, nằm xéo cổng chùa cách độ hơn trăm thước : Các con biết không, lúc nhỏ, thầy bắt thang leo lên tháp, chui vào trong xem các cốt tượng, tượng nào còn đẹp, thầy đem về tu bổ lại. Vì chứa cốt tượng hư và kinh sách cũ rách nên gọi là Bảo tháp. Bên tay trái chạy về dốc trên là chùa Diệu Nghiêm, thuộc  nhánh  nằm trên đất của chùa Từ Hiếu.

Khi vòng xuống lại cổng Tam Quan, sư ông nhìn nó một cách thân thương, vì chính cổng nầy đã tạo cho sư ông một ấn tượng khi được mẹ dắt vào cửa Phật, nơi đây, sư ông phải xuống suối tắm rữa sạch sẽ trước khi vào bái bạch thầy mình; con suối gần Tam quan vẫn róc rách ca suốt hàng thế kỷ.

Quẹo tay trái, vào khỏi cổng, đến một giếng cạn, nơi đây là chổ tắm giặt của chùa, chiếc cối đá dùng làm thau giặt áo, vẫn còn nằm một góc bờ cỏ, phủ rêu xanh,  giếng cũng xây cao hơn, không còn tự nhiên của những vò đá quanh miệng. Nước giếng chỉ cách một sãi tay, mát trong và lạnh. Sư ông nhắc lại từng cây khế, cây Bùi, cây Dầu sỡ, cứ đến mùa  Người phải hái Bùi đem cúng các chùa ở Huế, ngày xưa đi bộ, không dép, không xe, vì thế chân bị phong thấp nứt nẻ đau nhức; trái dầu sỡ lấy hột bỏ vào cối đâm nhuyển lấy dầu nấu ăn. Đặc biệt là khế, chính tay sư cố hái cho thì ăn ngọt, trộm mà ăn thì chua, thật ra sư cố biết trái chín ngọt sẽ ngã màu nào đó. Nơi chỗ lên chùa, khỏi hồ bán nguyệt một tầm tay là chổ trồng khóm, thầy ăn trộm khi quá khát nước, giờ thầy phát lồ trước hội chúng, mọi người đều cười ồ! Thầy chỉ về cánh trái của chùa : Nơi kia là chuồng bò, các điệu vào là phải giữ bò, sáng mở cổng lùa bò ra núi, gói theo cơm trưa, khi cắt đầy mấy bao cỏ, thầy lấy kinh ra học, khi nghe tiếng kẻng công phu chiều vọng vào núi, thầy lùa bò về, tắm rữa, nuôi bò để lấy phân làm ruộng; có hôm chú bò nghe theo tiếng gọi của tình yêu, bỏ thầy chạy mất, thật khốn khổ thầy đuổi theo và nhờ dân giúp phụ. Cũng có cái giếng cho bò uống va tắm. Trong khi giếng bên trên để nấu ăn, và những vại nước lọc kia để nấu trà cho sư cố! Thầy nhớ có lần buồn ngũ, thầy mang nước cho sư ông khách mà cái khay lật ngược, sư cố nhắc khéo thầy. Một hôm, sư ông khách không còn đủ răng, thầy đứng hầu, sư ông kêu lại bảo thầy ngữa tay ra, sư ông khách gắp bỏ vào tay thầy cái chả giò chiên rồi nói, chú thấy tôi còn cái răng nào không? Có hôm, thầy dọn cơm cho sư cố, ăn xong, ngài hỏi, chùa mình còn tre không, dạ còn nhiều, chú hạ một cây, thưa,... thưa thầy làm gì ạ?, làm vài đôi đũa, thầy sực nhớ dọn ăn thiếu đũa.

o hậu liêu, Đông lang, ngài chỉ bộ sạp, chỗ của sư cố ngồi, giờ đây vẫn còn nguyên vẹn, tuy không còn người, khi đi qua cũng nghiêng mình kính cẩn; phòng thờ sư cố, hình sư cố do chính tay sư ông thuê người làm từ Sài Gòn mang về một cách trang trọng... Một hậu liêu khác là chỗ lúc bé sư ông bị sốt rét nằm co quắp đơn điệu, khi hết bệnh, dì Tư cho ăn hai chén cháo trắng thấy ngon hơn lúc bình thường. Cái cột tiền đình, xưa kia màu trắng, thầy dùng mực đen viết : Nguyện độ nhất thiết chúng sanh, nếu sư cố bắt gặp chắc sẽ bị phạt! khẩu khí tự phát như thế khi còn nhỏ, giống Lý Công Uẩn phạt di lý tượng Hộ Pháp vậy. 

Mãi đến khi thầy được gửi đi học, ở lại chú Dương phải gánh nhiều việc, ngoài việc thỉnh chuông hằng bữa, chú Dương có hạnh của một Bồ Tát!

Chùa Từ Hiếu là nơi in ấn kinh bằng bản mộc phổ biến cho các chùa ở Huế, sư ông hướng dẫn chúng xuống phòng để xem thực tập in kinh, không còn trên giấy bổi mà giấy trắng láng ngày nay.

Trên chùa, quý thầy đang cúng ngọ, giọng Huế tán rơi thâm trầm thiền vị, các du khách nước ngoài ngẩn ngơ đứng nghe. Chúng đệ tử còn ngậm ngùi những kỷ niệm ấu thời của vị thầy suốt đời hy sinh cho đạo pháp và dân tộc và suốt đời vẫn hứng chịu lắm đàm tiếu vô lý. Thiền sư luôn chánh niệm từng bước chân và hơi thở, nhưng quá khứ, đạo hạnh và tình tự dân tộc vẫn theo hơi thở của thiền sư đi suốt cuộc đời, giờ đây, pháp tử pháp tôn, ngoài việc truyền thừa pháp môn, còn được trao lại bao kỷ niệm một thời làm điệu của thiền sư! Vì hôm nay là ngày nghỉ ngơi sau chuyến từ Nam về Trung, sư ông tận dụng thời giờ để tâm sự với núi đồi Dương Xuân một thời.

  

MINH  MẪN
2
4/3/07

 SÀI GÒN  |  LÂM ĐỒNG  |  BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.