.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES


 

 

 

 

 THỪA THIÊN - HUẾ  |  ĐÀ NẲNG |  CAM RANH - NHA TRANG

1/4  Chủ nhật (14/2 âl)
Sáng: Bố tát tại Chùa Linh Quang
Chiều: Pháp thoại tại Trung tâm Festival Huế


Thổn thức sông Hương
 

  • 1.04.2007 - Minh Mẫn - Phù Sa (PSN)

Kiểm tra kỷ thuật lần chót

Bên trong hội trường

Bên ngài theo dõi qua màn hình

3g chiều, trời vẫn còn đổ lửa, Huế và các tỉnh phía Nam nóng kinh người, hàn thử biểu lên 39 độ bách phân. Bộ phận kỷ thuật, âm thanh, ánh sáng, thâu hình của làng Mai đã có mặt tại hội trường Festival Huế rất sớm. Các sư cô trẻ chạy điện, bắt giây, điều khiển máy móc trông rất kỷ thuật.

Tăng chúng Từ Hiếu và Phật tử đã kéo nhau tìm phương tiện đến hội trường, một địa điểm nằm bên Sông Hương, chu vi sân rộng thoáng. Các ghế nhựa đã sắp sẳn đầy sân dưới nắng chiều chói chang. Bên trong thính phòng chứa độ 200 chiếc ghế xếp bọc vải vàng, dành cho khách mời, phần lớn các ban ngành, giới trí thức và các tu sĩ. Buổi pháp thoại được sự tài trợ đông đảo các tầng lớp, đặc biệt là công ty khách sạn Hương Giang và ông giám đốc Festival Huế. Pháp thoại tổ chức bất cứ nơi đâu, làng Mai luôn chủ động về âm thanh, một hệ thống máy móc hiện đại đem theo từ bên Làng, do quý thầy, quý sư cô điều khiển thành thạo. Ngay khi điện bị cúp, vẫn có máy phát riêng, như ở Nam Giao, đoàn không xử dụng điện công cộng!

Ban Trị Sự Thừa Thiên - Huế phân bố các khâu sinh hoạt của đoàn tại Huế khá khoa học, trách nhiệm tổ chức pháp thoại do Hòa thượng Hải Ấn chùa Từ Đàm đảm trách, chẩn tế thì do Hòa thượng Liên Hòa chùa Trúc lâm bố trí. Hòa thượng Huệ Ấn (Phổ Quang), Hòa thượng Thanh Liên (Từ Hoá) làm đệ nhất và đệ nhị sám chủ.

5g. Sư Ông và một số tôn túc tại thành phố Huế quang lâm, làm ngưng nửa chừng bài hát do một thầy bên Làng hướng dẫn thực tập. Hòa thượng Khế Chơn vài lời giới thiệu về Sư Ông và tán thán công đức hoằng hoá của Sư Ông. Trước khi đoàn làng Mai xướng bài Tào Khê và danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, Sư Ông giải thích ý nghĩa suối Tào Khê và công năng của nó.

Quyền Lực và Hạnh Phúc” đó là chủ đề  buổi pháp thoại, cán bộ, doanh nhân, giáo sư, nhà văn... rất chú ý mà trước mấy hôm được biết là chủ đề đặc biệt, ai cũng ngở Sư Ông sẽ nói về chính trị cho các quan chức có quyền lực, Người nói : Ai cũng nghĩ có quyền lực là có hạnh phúc, trong chúng ta ai cũng có quyền lực, quyền làm Cha, làm Thầy, làm Giám đốc, Tổng bí thư … nhưng vì chúng ta xử dụng quyền lực sai nên gây khổ đau cho mình và cho mọi người, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Ví dụ Tổng thống G.W Bush, người nhiều quyền lực nhất thế giới, nhưng  bản thân ông ta không những không có hạnh phúc mà còn khổ đau, gặp nhiều khó khăn, bức xúc vì Iraq. Người có quyền lực nhất thế giới cũng không giải quyết hết những phức tạp của thế giới, vì thế càng chạy theo quyền lực càng đánh mất hạnh phúc, nếu quyền lực đó không đủ ba đức tính : Đoạn dức – Trí đức – Ân đức. Sư ông dẫn chứng một số câu chuyện tại Mỹ giàu có và danh vọng ham đeo đuổi bóng dáng quyền lực mà đánh mất hạnh phúc bản thân và gia đình, một viên nữ cảnh sát Mỹ, đã tham gia các khoá tu làng Mai, về áp dụng các đức tính đó trong ngiệp vụ, đã cảm hoá tội phạm và đồng nghiệp rất nhiều, sau đó, cô ta đã tổ chức trên 400 khoá tu cho đồng nghiệp khắp các tiểu bang. Nữ cảnh sát đó cũng có mặt theo đoàn, được giới thiệu phát biểu. Cô ta có gương mặt và dáng dấp của một nhà quân sự mất đi ít nhiều nữ tính. Cô ta thuật lại quá trình tham dự tu tập, nói lên lòng biết ơn vị thầy mà cô ta tôn kính nhất, nói đến kinh nghiệm áp dụng ba đức tính trong nghiệp vụ, thậm chí bắt tội phạm vái đồng bào mình để tạ lỗi trước khi bị dẫn độ. Cô ta hài hước, nếu ngày nào đó công dân Mỹ đều ý thức đạo đức và biết xử sự tốt đẹp, có lẽ ngày ấy cảnh sát Mỹ sẽ rãnh rỗi hơn! Và cô ta cám ơn người VN, đất nước VN và tăng thân làng Mai đã ưu ái cô, giúp cô, cô nguyện : con sẽ mang đất nước của Thầy, con người của đất nước Thầy, đi bất cứ nơi nào để những bước chân thực tập con  làm lợi ích cho đất nước và người của đất nước Thầy con! Cô nói bằng sư hãnh diện, sung sướng và xúc động. Một người đàn ông nói giọng Huế ngồi cạnh tôi thì thầm với người đàn bà ngồi bên tay phải : Người nước ngoài lại là một cảnh sát còn biết áp dụng sự tu tập của Sư Ông, tại sao mấy thầy mình không biết áp dụng cho Phật Giáo Việt Nam tốt đẹp hơn!

Sư Ông đã cảm hoá rất nhiều những người đang nắm quyền lực tại Mỹ, những cảnh sát để thực hành tu tập của làng Mai mà không cần thờ Phật quy y theo nghi thức tôn giáo. Sư Ông làm mới Phật Giáo trong xã hội phương Tây, thay vì quy y, là bản cam kết (ký hợp đồng) nguyện giữ những điều thiện lành trong cuộc sống và quay về với ba đức tính thánh thiện của mỗi người.

Sau thời pháp thoại, Sư Ông dành thời gian để thính chúng đặt câu hỏi, phần lớn vì họ chưa nắm rõ nội dung pháp thoại, nên câu hỏi không sâu sắc. Một vị trí thức có mặt trong những năm đất nước lâm vào cuộc chiến đã hỏi: nội dung bài thơ mà con không nhớ hết, nhưng một câu trong bài thơ của Sư Ông lúc bấy giờ đã làm cho những kẻ lâm chiến đều chống đối vì hiểu sai, đó là - một mũi tên làm rơi hai lá cờ, xin Sư Ông giải thích! Sư Ông đáp : - tinh thần Phật Giáo là tinh thần trung đạo, không thiên tả cũng không thiên hữu nên không kẹt một phía, chính tinh thần trung đạo đó đã vượt khỏi tính nhị biên. Có không, còn mất, được thua, đúng sai… đều bị rơi rụng.

Một câu hỏi khác : Bạch Sư Ông, đất nước còn nghèo, làm sao pháp của Sư Ông giúp cho dân tộc tiến nhanh theo đà tiến hoa thế giới? Sư Ông đáp : vấn đề tha hoá nhân sự là vấn đề cơ bản làm đất nước chậm tiến chứ không phải pháp môn nào có thể chuyển hoá cho đất nước tiến nhanh được, vì thế muốn đất nước tiến nanh, phải chuyển hoá con người đang có quyền lực.

Một vị tăng hỏi câu trong Lâm Tế ngữ lục : Tùy xứ đắc chủ, lạc xứ đắc chân? Và nhiều câu mà thời gian không đủ để giải đáp.

Bên ngoài sân, hàng ngàn người ngồi chật khuôn viên Festival theo dõi màn hình rộng, âm thanh bố trí đủ cho mọi góc độ nghe rõ. Bầu trời lên trăng tự bao giờ, gió sông Hương từng cơn xua tan cái ngột ngạt của ngày; xe hai bánh, xe du lịch, xe nhiều chỗ đậu khắp nơi. Tuy giữa phố phường, nhưng bầu không gian yên tĩnh một góc xứ Thần kinh. Tuy thông tin cuộc Pháp thoại nhiều người dân chưa biết hết, nhưng  khi diễn ra, lượng người có mặt như một sự kiện bất ngờ.

Sư Ông kết thúc buổi pháp thoại, Hòa thượng Hải Ấn thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cảm tạ Sư Ông, cảm tạ các nhà tài trợ; Sư Ông tặng thư pháp và sách dĩa cho hai nhà tài trợ chính – khách sạn Hương Giang và Festival Huế. Trong hội trường và ngoài sân đều tỏ ra phấn kích. Mọi người đứng lên chắp tay nghinh tiển Sư Ông, chư tôn túc và đoàn hồi cư.

Huế, sau một ngày oi bức, trời về đêm dẫu sao cũng dễ chịu, quý thầy và Phật tử về Diệu Đế phụ giúp trang trí thiết lập Đại Đàn chẩn tế siêu bạt. Tất cả đều thức khuya để làm việc theo khả năng, vì bao vong linh chiến sĩ đôi bờ, bao oan hồn bất đắc kỳ tử đang chờ đợi sự cứu bạt của chư tăng hầu giúp cho kẻ mất người sống đều được giải toả mọi tâm lý vướng víu. Bầu không khí những ngày tới của cố đô chắc phải thanh thản hơn. Phật Giáo Huế mỗi người đang mang một thổn thức riêng, nhưng cái thổn thức chung của Huế vẫn là sự an lành thịnh vượng cho quê hương. Nước sông Hương  cũng đang thổn thức giữa màn đêm ngự trị, cái thổn thức của sóng nước sông Hương cũng nhẹ nhàn như sự hổn thức của người dân xứ Huế, muốn được nói lên điều họ muốn nói cho sự đoàn kết của Phật Giáo lẫn quê hương trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay mà dân tộc phải đương đầu.

Trên guơng mặt hàng ngàn người có mặt đêm nay toát lên vẽ nhẹ nhàn mãn nguyện như vừa trút bỏ cái u uẩn của lòng mình. Ngoài đường, dòng xe cộ và người đi bộ cho thấy một hiện tượng quy tụ đông đảo giữa phố Huế hiện nay là việc hiếm như cái hiếm của một thổn thức của Huế hiện nay.

 

MINH  MẪN
1/4/07

 SÀI GÒN  |  LÂM ĐỒNG  |  BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.