.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Hãy tự thắp đuốc mà đi ! (Siddhatta)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES


 

 

 

 

 THỪA THIÊN - HUẾ  |  ĐÀ NẲNG |  CAM RANH - NHA TRANG

Monk's return tests Vietnam's religious tolerance

Buddhist emissary Nhat Hanh makes his second visit to
Vietnam since being exiled in 1966.

 

Monk's return tests Vietnam's religious tolerance

Buddhist emissary Nhat Hanh makes his second visit to Vietnam since being exiled in 1966.

  • By Simon Montlake | Correspondent of The Christian Science Monitor

Four decades after leaving his homeland to preach nonviolence in the US – a nation then at war with his own – Vietnam's foremost Buddhist emissary to the West is back for what could be his final peace mission.

How Vietnam's rulers handle the visit by Thich Nhat Hanh, a scholar and bestselling author who teaches "socially engaged" Zen Buddhism, will offer an insight into the space for religious expression here. It could also show Vietnam's abiding adoration for an octogenarian monk who rose to fame in the turbulent 1960s and is trying to engage with a new generation of Vietnamese youths.

In recent years, Vietnam has eased restrictions on public worship while sticking to a policy of recognizing only six state-controlled faith organizations. Last year, the US State Department removed Vietnam from a list of countries of particular concern for religious freedom, citing improvements in the treatment of Protestant churches and other faiths. The move drew flak from human-rights groups that cite continued repression of worshipers, particularly in highland communities.

Buddhists are among those who have felt the sting of government coercion. Leaders of the outlawed United Buddhist Church of Vietnam (UBCV), which refused to join the official Buddhist organization after the defeat of US-backed South Vietnam in 1975, have been detained and harassed. Observers say the Vietnamese government recognizes the proclivity of temples for fomenting political activity; policymakers haven't forgotten how monks led antiwar protests in the 1960s,

Mr. Nhat Hanh was among those opposed to the war, an opposition he continued in exile in the US and France after he was barred from returning to Vietnam in 1966. He inspired Martin Luther King Jr. to take a stance against the war and led a Buddhist delegation to the 1969 Paris peace talks.

His 10-week visit to Vietnam, which began Feb. 20, is only his second since 1975 and was subject to six months of negotiations with authorities. Much of his schedule is devoted to teachings and monastic retreats, such as a recent gathering at a hillside temple in Bat Nha, about 87 miles from Ho Chi Minh City, formerly Saigon.

Far more ambitious and attention- grabbing are mass requiems being held in three cities, starting March 16 in Ho Chi Minh City. The chanting ceremonies are open to all faiths and to nonbelievers. Organizers say Nhat Hanh's aim is to heal the pain and suffering on both sides of a nation torn apart by decades of civil war.

"This meets the needs of Vietnamese people. It's time for reconciliation, for the real unification of the country," says Phap An, a monk and senior aide to Nhat Hanh.

The invitation extends even to Vietnam's Communist – and nominally atheist – rulers. "Marxists are invited to recite passages and statements from Marx which reflect his spirituality and his love for humanity," reads a statement from the organizers.

Aides say that they have received private encouragement from government officials who support his teachings. But few are likely to attend. Officials say overt displays of faith, while no longer taboo, are frowned upon by the ruling Communist Party.

Communist hard-liners aren't the only ones suspicious of Nhat Hanh. Exiled UBVC supporters have criticized his visit as lending credibility to a regime that jails dissident clergy. His aides argue, however, that backing the UBVC would end his ability to preach his message of reconciliation and peace.

Aides say the Zen master wants to seed a new wave of teachers in Vietnam who can spread his practices to a generation that may see Buddhism as old-fashioned. The newly ordained are between 16 and 32 years old – a deliberate policy, says Chan Kong, a nun, who calls them a young "Peace Corps" for Vietnam. "Our spiritual heritage has been lost to war and communism. We can bring it back," she says.

Still, the taboo against marrying Marxism and Buddhist spirituality remains. At one of Nhat Hanh's dawn ceremonies at the Bat Nha temple last week, a university student said he was was leery of telling his parents about his spiritual interests – or allowing a reporter to publish his name. His parents worked for the city government in Ho Chi Minh City, he said, and want him to follow suit.

 

Một Hòa thượng về nước, thử nghiệm khoan dung Tôn giáo tại Việt Nam

Sứ giả nhà Phật Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ hai sau 40 năm lưu vong.

  • 9.04.2007 - CNT chuyển ngữ | Phù Sa PSN

BÁT NHÃ VIỆT NAM - Sau 4 thập niên lưu vong và cổ suý đường lối bất bạo động tại Hoa Kỳ một nước đã tham chiến tại quê hương ông, vị Hòa Thượng Phật Giáo cao cấp từ phương Tây đã trở về Việt Nam lần thứ hai, và cũng có thể đây là sứ mạng hòa bình cuối cùng.

Thầy Thích Nhất Hạnh một học giả và cũng là một tác giả được ưa chuộng nhất, ông đã giảng dạy Phật Giáo Nhập Thế. Cách đối xử với Thầy sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn, thái độ của chánh quyền Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Và chúng ta cũng có thể thấy được sự ưu ái của người Việt Nam đối với một lão Hoà Thượng trên tám mươi tuổi, người đã nổi danh trong cơn sóng gió của thập niên 60 và đang tác động lôi cuốn thế hệ trẻ Việt nam.

Trong những năm gần đây, chính quyền đã nới lỏng phần nào về tín ngưỡng và chỉ nhìn nhận sáu tổ chức tôn giáo đã chịu sự kiểm soát mà thôi.. Năm ngoái, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xoá tên Việt Nam ra khỏi danh sách những quôc gia đàn áp tôn giáo, dẫn chứng rằng Việt nam đã có tiến bộ trong cách đối xử với những người theo Tin Lành và các đạo khác. Tổ chức Nhân Quyền  tuyên bố rằng các tín đồ tôn giáo vẫn bị đàn áp ở các cộng đồng miền cao nguyên.

Phật tử cũng nằm trong số những người bị đàn áp bởi chánh quyền. Các nhà lãnh đạo của tổ chức « bất hợp pháp » Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị cầm tù và áp bức. Sau khi miền Nam thất thủ năm 1975, GHPGVNTN đã từ chối kết hợp với cơ quan Phật Giáo được chinh phủ nhìn nhận. Các quan sát viên nói rằng, chính phủ Việt Nam nhận thức được ảnh hưởng chính trị của các chùa chiền và nhà càm quyền cũng không quên những cuộc biểu tình phản chiến hồi thập niên 60.

Thầy Nhất Hạnh là một trong những người chống chiến tranh, sau khi bị cấm không cho trở về Việt Nam, ông tiếp tục phản chiến trong thời gian lưu vong tại Pháp và Mỹ. Ông đã khơi nguồn cảm hứng cho Martin Luther King trong việc chống chiến tranh. Và dẫn đầu một phái đoàn Phật Giáo đến Hội đàm Paris năm 1969.

Chuyến viếng thăm 10 tuần, bắt đằu từ ngày 20 tháng Hai, đây là lần thứ hai ông về thăm Việt Nam kể từ năm 1975 và đã phải mất sáu tháng để điều đình với chính quyền. Phần lớn lịch  trình của ông nằm trong việc thuyết giảng và tổ chức các khóa tu chánh niệm, như mới đây  tại Tu Viện Bát Nhã ở vùng cao nguyên cách thành phố Hồ Chí Minh (Saigon) 87 dặm (139 km).

Đáng kể phải nói đến các buổi cầu siêu tại ba thành phố lớn, khởi đầu ngày 16 tháng ba ở thành phố Hồ Chí Minh. Lễ được tổ chức  cho tất cả các tín đồ và cả người ngoài đạo. Những  nhân vật trong ban tổ chức nói rằng : Mục đích là để xoa dịu sự đau khổ của cả hai miền đã gánh chịu, trong cuộc nội chiến tương tàn mấy chục năm qua.

Thầy Pháp Ấn, phụ tá cho thầy Nhất Hạnh nói rằng : Các buổi cầu siêu nầy đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, đã đến lúc phải  hoà giải và thực sự thống nhứt đất nước. Thơ mời đã được chuyển đến các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, dù họ là những người vô thần. Ban Tổ Chức cũng thông báo rằng, những người Marxist cũng được mời tham dự. Và những trích dẫn của Marx cững được đọc lên. Vì Marx cũng phản ảnh đời sống tâm linh và niềm yêu thương nhân loại.

Giới thân cận của Thầy nói rằng họ đã nhận được sự khích lệ kín đáo từ phía chính quyền. Nhưng có lẽ chỉ có một số ít quan chức tham dự. Mặc dù không còn là chuyện cấm đoán, nhưng họ vẫn chưa dám công khai vì không muốn phật lòng giới cầm quyền đảng Cộng Sản Việt Nam…

Những người bảo thủ trong đảng Cộng sản không phải là nhóm duy nhứt nghi ngờ thầy Nhất Hạnh, giới ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng lên tiếng chỉ trích rằng chuyến đi của Thầy sẽ làm tăng uy thế cho một chính thể đã bỏ tù những nhà tu đối kháng… Tuy nhiên những người thân cận của Thầy cho rằng, nếu Thầy đứng về phía GHPGVNTN, Thầy sẽ không còn hiệu quả trong việc truyền giảng về hoà bình và hoà giải dân tộc.

Những người nầy nói rằng Thiền Sư muốn gieo hạt giống để tạo nên những thầy tu giảng sư của thế hệ mới, họ đem truyền bá tư tưởng của Thầy đến những ai cho rằng Phật Giáo đã lỗi thời… Những người xuất gia mới nầy tuổi từ 16 đến 32 -một đường lối có chủ đích-. Sư cô Chân Không gọi họ là những thành viên hoà bình của Viet Nam… Sư Cô nói, chiến tranh và Cộng Sản đã làm mất tâm linh truyền thống của chúng ta. Chúng ta phải tái tạo lại…

Những mâu thuẫn ngăn cản sự kết hợp giữa chủ thuyết Cộng Sản và tinh thần Phật Giáo vẫn còn đó. Trong một buổi lễ ở tu viện Bát Nhã tuầu qua, một sinh viên cho biết, thật khó để nói với cha mẹ về vấn đề tâm linh, hoặc công khai cho biết tên trên báo chí về vấn đề nầy. Cha mẹ anh làm việc cho nhà nước và chỉ muốn anh theo chân họ.

 

 SÀI GÒN  |  LÂM ĐỒNG  |  BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.