
Ghi
âm PVTV |
- Quốc hội Âu châu nên mở phiên
họp đặc biệt về Tây Tạng, và gửi 1 phái đoàn đa quốc gia đến
Lhassa tìm hiểu sự kiện..;
- Các nước Tây phương nên can
thiệp để đức Đạt Lai Lạt Ma cũng được về viếng thăm, thuyết pháp,
giảng dạy và tổ chức những khóa tu như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã
được về Việt Nam giảng dạy và hoằng pháp..;
- Dân chúng Tây Tạng và Phật tử
Trung Quốc cần được thấy nhân cách của đức Đạt Lai Lạt Ma, và dù
chỉ giảng dạy Phật pháp và khuyến khích bảo tồn di sản văn hóa Tây
Tạng mà không cần nói đến chính trị, ngài cũng đã có thể đem lại
rất nhiều hạnh phúc cho dân chúng và quê hương ngài rồi;
- Sẳn sàng theo đức Đạt Lại Lạt
Ma cùng đi Tây Tạng để ủng hộ ngài và cũng sẽ cùng ngài dạy Phật
pháp cho Phật tử Tây Tạng nếu được phép.
- Phật tử Tây Tạng đừng nên tuyệt
vọng bởi vì Việt Nam ngày xưa tuy bị nội thuộc Trung quốc gần 1000
năm nhưng cuối cùng cũng đã dành được độc lập cho mình;
- Nhà nước Việt Nam nên cho phép
ban tổ chức Ngày Lễ Phật đản Quốc tế mời đức Đatlai Latma về Việt
Nam dự lễ Phật đản vào tháng Năm sắp tới. Điều này sẽ đem hạnh
phúc thật nhiều cho Phật tử Việt Nam và cũng để chứng tỏ Việt Nam
có lập trường về Tây Tạng rất khác với Trung quốc...
Đó là những đề nghị chính yếu của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong
cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Ý quốc vào sáng thứ Năm
(20.03.2008) tại thành phố Roma.
Diễn biến tình hình Tây Tạng sau ngày 20.03.2008:
21.03: Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, kêu
gọi cộng đồng quốc tế hãy lên án sự cai trị của
Trung Quốc ở Tây Tạng.
Việt Nam, Kampuchea, và Bangladesh lên
tiếng ủng hộ các biện pháp mà nhà cầm quyền Trung Quốc thực
hiện để ổn định tình hình tại Tây Tạng.
25.03:
Tổng
thống Pháp Nicolas Sarkozy là nguyên thủ quốc gia đầu tiên ở
châu Âu tuyên bố không loại trừ khả năng tẩy chay lễ khai mạc
Olympics Bắc Kinh.
26.03: Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush kêu gọi Bắc
Kinh mở đối thoại với lãnh tụ tinh thần của người Tây
Tạng, ông Bush nêu quan ngại về tình hình Tây Tạng và
kêu gọi Bắc Kinh cho phép các nhà báo và ngoại giao
đoàn tới nơi đây.
Phó
thủ tướng Bỉ, Didier Reynders tuyên bố chính phủ Bỉ 'không
loại trừ khả năng tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh' dù vào thời
điểm này thì đấy chưa phải là quan điểm chính thức của nội
các.
Bộ
Ngoại giao Anh lên tiếng phê phán 'vi phạm quyền con người ở
Trung Quốc' và Bộ trưởng David Milliband nói 'việc thế giới lo
ngại về Tây Tạng là hoàn toàn đúng đắn'.
Trung Quốc cho phép 26 nhà báo từ 19 tổ chức như AP (Mỹ),
Financial Times (Anh), South China Morning Post (Hong Kong) và
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan vào Tây Tạng.
28.03:
Trung Quốc cho phép một số ít các nhà ngoại giao nước
ngoài tới Tây Tạng. Anh, Pháp và Hoa Kỳ nằm trong số
các nước được mời tham gia chuyến đi hai ngày tới thủ
phủ Lhasa của Tây Tạng.
Tổng Thống Cộng Hòa Czech, Vaclav Klaus;
Thủ
tướng Slovakia (Robert Fico)
và Thủ tướng Ba Lan, Donal Tusk, cho biết họ đã từ chối lời
mời đến dự Olympic, nhằm bày tỏ phản đối việc chính phủ Trung
Quốc đàn áp các cuộc biểu tình tại Tây Tạng.
29.03:
Tổng
thống Horst Köhler,
và
thủ
tướng Angela Merkel
của Đức quốc
tuyên bố
không tham dự lễ khai mac Olympic Bắc Kinh để bày tỏ sự phản
đối nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp dã man cuôc biểu tình của
nhân dân Tây Tạng.
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của các nước
Liên Hiệp Châu Âu họp đặc biệt về vấn đề Tây Tạng đã tỏ dấu
hiệu cho thấy là họ đang xem xét những biện pháp phản đối hành
động nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình của
nhân dân Tây Tạng, trong đó có khả năng tẩy chay một phần
Olympic Bắc Kinh. |
[PSN/ROMA/30.03.2008]
Khi tăng đoàn Làng Mai do thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu vừa đặt
chân tới thành phố Roma (La Mã) trong chuyến hoằng pháp 14 ngày
tại Ý quốc thì cuộc tuần hành trong ôn hòa của 600 nhà sư Tây Tạng
nhân kỷ niệm 49 năm cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của Trung
quốc đã diễn ra đến ngày thứ 8. Thủ phủ Lhassa đã bị xe tăng,
thiết giáp và quân đội Trung quốc cắt đứt với thế giới bên ngoài;
Đàn áp đẫm máu đã xảy ra, thi thể của hàng trăm nạn nhân mà đa số
là thanh niên cũng như giới tu sĩ Phật giáo Tây Tạng nằm rải rác
khắp đường phồ Lhassa.
Trước tình cảnh đó, chỉ hai ngày sau khi yên vị, Tăng Đoàn đã
tổ chức một cuộc thiền hành công cộng cho Hòa bình do Thiền Sư dẫn
đầu với sự hưởng ứng của hơn 3000 cư dân của thành phố Roma, thủ
phủ truyền thống Cơ Đốc La Mã trên thế giới. Cuộc thiền hành đã
diễn ra vào lúc 10 giờ 30 phút, sáng ngày 20 tháng 3 năm 2008.
Ba ngàn người cùng đi trong im lặng, mà mỗi bước chân là một
niệm cho Hòa bình tự thân trên lộ trình nhiều cây số, đồng loạt và
liên tục trong nhiều giờ trên thành phố đã làm ra không biết bao
nhiêu là năng lượng yên bình. Tất cả năng lượng đó đã được chuyển
tới tới Lhassa xoa dịu đau nhức, chia xẻ yêu thương, hiểu biết cho
nạn nhân và cả tác nhân gây ra đau khổ trong những ngày qua.
Ngay sau đó, đài truyền hình quốc gia Ý Đại Lợi đã có cuộc
phỏng vấn về vấn đề nóng bỏng mà cả thế giới cùng quan tâm này.
Nội dung cuộc phỏng vấn đã được chiếu lại trong các bản tin chính
thức vào các buổi trưa (13:30) và tối (20:30) trong ngày
21.03.2008.
Sau khi trả lời những câu hỏi có tính thời sự thiền sư Thích
Nhất Hạnh đã đưa ra hai đề nghị chính yếu :
1.
Quốc hội Âu châu nên mở một phiên họp đặc biệt về tình hình
Tây Tạng và gửi một phái đoàn nhiều nước về Lhassa và các địa điểm
đau nhức khác để thực tập lắng nghe những khổ đau của cả các phía
và về báo cáo lại cho Tây phương.
2.
Các nước Tây phương nên can thiệp để đức Đạt Lai Lạt Ma cũng
được về viếng thăm, thuyết pháp, giảng dạy và tổ chức những khóa
tu như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được về Việt Nam giảng dạy và
hoằng pháp. Nếu thiền sư Thích Nhất Hạnh được về Việt Nam giảng
dạy thì đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phải được Trung quốc cho về giảng
dạy. Dân chúng Tây Tạng và Phật tử Trung Quốc cần được thấy nhân
cách của đức Đạt Lai Lạt Ma, và dù chỉ giảng dạy Phật pháp và
khuyến khích bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng mà không cần nói đến
chính trị, ngài cũng đã có thể đem lại rất nhiều hạnh phúc cho dân
chúng và quê hương ngài rồi. Nếu áp lực các nước Tây phương đủ
mạnh như trong trường hợp thiền sư Thích Nhất Hạnh thì chuyện đức
Đạt Lai Lạt Ma về nước cũng sẽ được xảy ra.

Hơn
3000 cư dân thành Rome, thiền hành trên đường phố thủ đô hôm
20.03.2008.

Một
phần của 890 thiền sinh Ý tại giảng đường của trung tâm
Castelfusano, Rome.

Hơn
400 người Ý quy y Tam Bảo và xin thọ trì 5 giới sau 5 ngày tu
học với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai.

Sách
của Thiền Sư được bày bán trong một hiệu sách giữa trung tâm
thủ đô Rome.

Thiền sinh Napoli (1 thành phố cực nam nước Ý) vẫy tay chào
Thiền Sư và Tăng Đoàn sau buổi thiền hành công cộng tại công
trường Plebiscita, hôm 29.03.2008. |
Ngoài ra (trong buổi phỏng vấn), thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng
đề nghị nhà nước Việt Nam nên cho phép ban tổ chức Ngày Lễ Phật
đản Quốc tế mời đức Đạt Lai Lạt Ma về Việt Nam dự lễ Phật đản vào
tháng Năm sắp tới. Điều này sẽ đem hạnh phúc thật nhiều cho Phật
tử Việt Nam và cũng để chứng tỏ Việt Nam có lập trường về Tây Tạng
rất khác với Trung quốc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng nhắn Phật tử Tây Tạng
là đừng nên tuyệt vọng bởi vì Việt Nam ngày xưa tuy bị nội thuộc
Trung quốc gần 1000 năm nhưng cuối cùng cũng đã dành được độc lập
cho mình.
Được biết trong chuyến đi hoằng pháp này của tăng thân Làng Mai
tại Ý đại lợi, một khóa tu có 890 thiền sinh Ý tham dự đã được tổ
chức tại trung tâm Castelfusano ở thủ đô Rome, đem lại hạnh phúc
cho mọi người. Ngày chót của Khóa Tu cũng có hàng trăm người xin
quy y thọ trì năm giới. Sau đó phái đoàn đã đi Napoli, miền cực
Nam nước Ý.
Ngày 27.03. 2008, trong buổi họp báo tại tòa thị sảnh Napoli,
thiền sư Thích Nhầt Hạnh đã lập lại những điều đã nói với đài I
truyền hình Ý, nhưng Thiền Sư có thêm rằng Thiền Sư sẽ sẳn sàng
theo Đức Đạt Lại Lạt Ma cùng đi Tây Tạng để ủng hộ ngài và cũng sẽ
cùng ngài dạy Phật pháp cho Phật tử Tây Tạng nếu được phép. Nhật
báo Il Manifesto, nhật báo El Corriere della Sera và nhật báo La
Republica ngày 28.03.2008 đều dành riêng nửa trang thật to của
nhật báo để đăng hình ông thầy tu Việt Nam với đề nghị khá độc
đáo về Tây Tạng.
Ngày 28.03.2008 lúc 9 giờ 30 sáng, 500 người trẻ từ 16 đến 19 tuổi
được giáo sư các trường mình đưa tới Rạp Xi Nê Modernissimo tại
Napoli để được thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh dạy cách làm chủ
được những cảm xúc mạnh của mình như sợ hãi, giận dữ, tuyệt vọng…
Các cháu và các giáo sư vô cùng hạnh phúc vì cách giảng dạy rất dễ
nhớ và có thể thực hành được. Tất cả các cháu đều được quý thầy
quý sư cô Làng Mai hướng dẫn tập hát bài Thở vào thở ra, Là
Hoa Tươi Mát, Là Núi Vững Vàng bằng tiếng Ý.
14 giờ cùng ngày, tăng thân Làng Mai được các bạn đưa đi thăm
thành phố Pompei. Thành phố này, cách đây 1000 năm, đã bị thạch
hỏa của núi lửa Vesuvo phủ lên và làm cho nguyên thành phố biến
thành than hồng rồi hóa thạch. Riêng sư cô Chân Không và một nhóm
tăng thân Napoli đã đến Phòng khánh tiết của bảo tàng viện
Pignatelli của Napoli lúc 17 giờ 30 chiều để hướng dẫn thiền lạy
cho hơn 1000 người. Số người đến tham dự quá đông nên lúc 17 giờ
ban tổ chức bị buộc phải từ chối dòng người cứ tiếp tục đổ tới
không ngừng. Sau buổi thiền lạy, rất đông người tham dự đã đến xin
bái tạ Sư cô vì pháp môn quá mầu nhiệm.
Sáng 29.03.2008, Thiền Sư đã thuyết pháp tại Rạp Hát lớn của thành
phố với 1500 người đến nghe. Sau đó mọi người theo Thiền Sư ra
công trường Plebiscita để cùng đi thiền hành đến tận công viên sát
bờ biển. Tại đây mọi người đều quyến luyến không muốn rời Thiền Sư
và tăng thân Làng Mai. Hơn hai ngàn người cùng đứng giữa công viên
hát Thở vào thở ra, là hoa tươi mát, là núi vững vàng…
để tiển đưa Sư Ông và Tăng Thân. Tình người ở Napoli rất đậm
đà. Về đến đây tăng thân mới biết rằng bài hát Trở Về Mái
Nhà Xưa, nhạc ngoại quốc lời Việt mà nhiều người Việt Nam
rất thích vốn là từ bản nhạc Trở Về Suriento, Napoli,
lời hát và nhạc gốc là tiếng Ý cũng đậm đà tình cảm như lời Việt.
|