.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP Thành hộiƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nGHiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nGHĩa quốc gia quá khích, chủ nGHĩa phát xít, chủ nGHĩa cộng sản và chủ nGHĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nGHĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nGHĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nGHĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 6. Sau chuyến đi

Tường thuật của học trò người Mỹ
về chuyến đi 2007 của thiền sư Thích Nhất Hạnh:

Trích đoạn chia sẻ của David Nelson Victoria Emerson

  • 15.06.2007 - Nguồn Thế kỷ 21 số tháng 6.2007

PS: Nhắc đến David Nelson chắc bạn đọc Phù Sa không quên những bộ ảnh đẹp và sống động của anh ghi lại từng giây phút nhiệm mầu, hay những phong cảnh thân thương nơi quê mẹ của chúng ta qua ống kính và góc nhìn của anh trong suốt cuộc hành trình dài của chuyến hoằng pháp lần thứ hai sau hàng chục năm xa cách của vị thiền sư người Việt, đồng thời cũng là vị Thầy tâm linh của anh và chị Victoria Emerson, một hành giả đang trên đường trở thành cư sĩ của dòng tu Tiếp Hiện.

Xem ảnh của David Neson

… Hôm nay ngồi trong chiếc xe bụi bặm của tôi tại California, tâm tôi vang lên vài câu hỏi: “Cuộc hành hương về quê của Thầy sẽ tạo ra những kết quả nào? Cuộc du hành khắp nước (Việt Nam) để giảng dạy, hướng dẫn cho bao người thực tập cũng như làm các trai đàn giải oan, hàn gắn những vết thương sâu thẳm trong lòng bao người, bao gia đình - những vết thương do chiến tranh thời quá khứ, tất cả có ý nghĩa ra sao?”

Tôi đã tận mắt, nhìn thấy bao người được hưởng kết quả của phép thực tập thiền hành, thiền thở, tập sống tỉnh thức với Thầy. Họ tìm lại được niềm vui và hạnh phúc trong những giờ phút hiện tại. Thật là những kinh nghiệm không thể quên. Khi nào thì các xã hội quá nhiều nỗi khổ -ngay cả Hoa Kỳ-  sẽ sẵn sàng để hàn gắn các vết thương? Ai là người có khả năng và trái tim vĩ đại để giúp họ?

Tại Việt Nam, dù không được thông tin qua báo chí (vì thông tin bị chính quyền kiểm soát) về các trai đàn chẩn tế giải oan, hàng chục ngàn người vẫn tới tham dự các buổi lễ siêu độ cho những oan hồn nạn nhân của hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ v.v… Đã chứng kiến tận nơi, đã tham dự cùng thầy Nhất Hạnh những buổi lễ biểu hiện tình thương lớn lao của Thầy dành cho người Việt Nam, nếu không nói là cho muôn loài, cây cỏ và đất đá, chúng tôi phải làm sao để có thể tiếp tục thể hiện được tấm lòng từ bi đó? Chúng tôi, những người trong tăng thân Tây phương, đã bỏ bao tiền bạc và thì giờ để theo bước chân Thầy.

Thực ra, thầy Nhất Hạnh có thể chỉ sống tại Làng Mai để bảo tồn năng lượng quý báu cho tự thân, lâu lâu giảng pháp thoại và tiếp tục viết sách, truyền bá những tri giác của người. Vì sao mà vị sư già trên 80 tuổi lại có được năng lực thể chất và tâm linh cùng với lòng từ bi vô hạn của một vị Bồ Tát, để mà cố gắng chữa lành những vết thương cho quê hương của ông? Chính chúng tôi, người Tây Phương, nhiều lúc cũng bị kiệt sức (thể chất và tinh thần) vì phải sinh hoạt theo chương trình của tăng đoàn. Hình như thầy chỉ việc dùng khả năng của đức Phật, có sẵn trong mình ông, nên thầy mới có được sức mạnh và những tri kiến, đi trên con đường cứu khổ đó…

Trong các buổi pháp thoại áp chót gần Hà Nội, Thầy giảng về Kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương và vài kinh khác, trong đó có Kinh quán niệm hơi thở; Kinh người biết sống một mình… Những người tới tham dự thuộc giới kỹ nghệ và doanh thương Việt Nam, đã học bằng những kinh nghiệm thực tế của thầy trò chúng tôi ở phương Tây -nơi mà sự tìm cầu hạnh phúc qua tiền tài, quyền lực và danh vọng, sắc dục v.v…- đã nhiều phần chỉ đưa tới khổ não. Đạo Phật rất hấp dẫn chúng tôi, người Tây phương, vì nó rất khoa học, và nó giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề nội tâm, cũng như các vấn đề về môi trường…

Thầy luôn luôn nhắc nhở, nói đi nói lại hoài rằng con người và môi trường cùng chia sẻ với nhau chung một số phận. Nếu chúng ta tiếp tục làm ô nhiễm và tàn phá môi trường thiên nhiên, là chúng ta sẽ đi tới chỗ tự hủy diệt mà thôi…

Trong bài pháp thoại chót tại chùa Trung Hậu, thầy đã giảng thật kỹ lưỡng, nhấn mạnh về đề tài Thương Yêu cho thính chúng tỉnh Vĩnh Phúc. Thương yêu làm bằng các yếu tố hiểu biết, từ bi và trí tuệ. Tình yêu và liên hệ không phải chỉ là vấn đề cá nhân – đó là đề tài người Tây phương chúng tôi ai cũng cần thực tập.  Liên hệ, thương yêu, là chuyện tương quan với gia đình và xã hội. Hạnh phúc của gia đình và xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thương yêu. Cha mẹ và con cái phải học cách lắng nghe và nói những lời ái ngữ để thật sự hiểu mình và thấy được mình có trong ngừơi kia…

Thầy đã nói : hiện nay nhiều trẻ 14 – 15 tuổi, vì bắt chước theo Ti-Vi và vài loại âm nhạc giải trí mới, đã vướng vào sắc dục quá sớm mà không hiểu Tình Yêu nghĩa là gì. Sự đau khổ, thất vọng của chúng sẽ được truyền xuống thế hệ sau, và con cháu của chúng sẽ lại đi vào con đường nhiều khổ lụy đó.

Cuối bài pháp thọai, Thầy cho rằng bài học về Tứ Vô Lượng Tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả) cần phải được giảng đi giảng lại nhiều lần cho tuổi trẻ, để chúng được sống Hạnh phúc – sau khi hiểu thế nào là Tình thương yêu chân chính, đích thực. Thương yêu nhau là làm bạn nhau – một tình bạn chân thực giữa người với người.

Sau buổi pháp thoại, vị thầy già trụ trì chùa Trung Hậu đã lên tiếng, nói rằng nhờ bao đời phúc ấm của tổ tiên nên thính chúng tại đây mới được nghe Thầy giảng một bài pháp đặc biệt hay và nhiều năng lượng đến như vậy.

Sau mỗi khóa tu (ba tuần) trong chuyến hành hương theo chân Thích Nhất Hạnh, các cư sĩ được yêu cầu viết lại công phu tu tập và các thành quả của họ để tới cuối khóa trình lên Thầy. Sau ba tháng theo thầy, chúng tôi cuối cùng phải từ biệt, không thể theo Thầy đi hoằng pháp tiếp tại Hồng Kông và Thái Lan… Tôi thật sự kinh ngạc khi biết Thầy sẽ tiếp tục hoằng pháp tại Âu và Mỹ Châu, sau khi từ Á Châu trở về Làng Mai nghỉ ngơi ít bữa… Tôi cầu mong cho Thầy và tăng đòan luôn giữ được sức khỏe và may mắn trên con đường Bồ Tát của họ.

David Nelson – tháng 5/2007

----------------------------------------------

Trích bài của Victoria Emerson:

“…Tôi là một người sanh ra tại Hoa Kỳ. Tổ tiên tôi có gốc rễ từ nhiều sắc dân như Đức, Ái Nhĩ Lan, Pháp và Anh. Tôi theo Thiên chúa giáo, đi tìm gốc rễ tâm linh trong nhiều nhà thờ khác nhau, nhưng chưa từng nghĩ mình sẽ theo đạo Phật…

Nay, tôi đã học và thực tập đạo Bụt theo thầy Nhất Hạnh được năm năm. Hầu như mỗi ngày tôi lại khám phá ra một vài điều mới lạ trong tôi hay trong những người sống gần tôi. Đã đọc khoảng 15 cuốn sách và tu học nhiều khóa tại Làng Mai, Lộc Uyển v.v... tôi được nghe Thầy giảng nhiều lần về chữ tăng thân (Sangha), và tôi nghĩ mình đã hiểu ý nghĩa chữ đó:  Sangha giống như một gia đình tâm linh, trong đó mọi người cùng thực tập đạo Tỉnh Thức. Tôi thực tập theo ba tăng thân tại miền Nam California. Trong đó, tôi được học hỏi và hướng dẫn về Kinh điển, Giới luật, sự chấp nhận, tình bằng hữu… Tôi hiểu được giá trị của tinh thần muốn học hỏi và chuyển hóa của mỗi người trong tăng thân, cũng như tinh thần giúp ích đồng loại của họ.

Nhưng mãi tới khi tôi theo thầy Nhất Hạnh đi Việt Nam gần đây, tôi mới hiểu và sống trọn vẹn ý nghĩa sâu xa của hai tiếng Tăng Thân. Tôi rất may mắn được tham dự vào phái đoàn các cư sĩ đi theo Thầy về hoằng pháp tại quê hương của Thầy lần thứ hai vào tháng 3/2007…

Mỗi buổi sáng, chúng tôi tới địa điểm mà Thầy sẽ nói pháp, đứng phía sau các thầy cô trong tăng đoàn Làng Mai để đi vô chùa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều người Việt Nam vái chào chúng tôi, những cư sĩ Tây phương. Chẳng bao lâu tôi hiểu ra: chúng tôi đều có liên hệ với nhau hết. Tôi hiểu họ chào chúng tôi như để cảm ơn phái đoàn quốc tế từ bao nhiêu xứ đã tới Việt Nam để hỗ trợ cho công việc mà Thầy Nhất Hạnh làm cho xứ sở của họ.

… Tôi từ từ hiểu rằng qua liên hệ của tăng thân, chúng tôi tiếp sức cho nhau, tạo ra năng lượng cho nhau. Mỗi ngày tới chùa, Thầy cần chúng tôi chung quanh để hỗ trợ, để có thêm năng lượng. Lúc nào tôi cũng thấy Thầy khỏe khoắn, hạnh phúc. Thầy có chung quanh “gia đình” – có tăng thân của người. Tôi chợt hiểu sự thiếu thốn tình gia đình của riêng tôi, khi mới lớn lên và cha mẹ quá bận rộn với công việc. Trong gia đình tăng thân mới thành lập đây, sự hỗ trợ nhau thật sự đáng quý, ai cũng có tấm lòng mở rộng, mọi người đều hết lòng chăm sóc cho nhau. Chúng tôi biết luôn luôn có người lo lắng dùm để chuyến đi của chúng tôi được thoải mái. Cảm giác được an ổn đó khiến chúng tôi có thêm hạnh phúc.

Tôi nhận ra rõ hơn tình tăng thân khi tôi bị trúng độc vì ăn một trái cây chưa rửa kỹ. Chỉ trong giây lát, chung quanh tôi bao nhiêu là tăng thân. Nào tăng thân người Việt, nào người Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Đức… ai cũng hỏi han, giúp đỡ tôi hết lòng. Tuy bị đau bụng, nhưng tôi thật sung sướng.

Thời tiết Việt Nam thật khắc nghiệt, nóng khủng khiếp. Chúng tôi mặc áo tràng màu xám nhạt, tuy vải mỏng nhưng luôn ướt đẫm mồ hôi. Tôi tự hỏi, không hiểu sao thầy và các tăng ni chịu nổi cái nóng với bộ đồ nâu và thêm lễ phục màu vàng khoác ngoài nữa? Nhưng hình như thời tiết không làm phiền chi họ. Bao giờ Thầy cũng tươi cười khi đi vô, như một bông sen trong hồ nước mát vậy.

Vì đâu mà thầy luôn luôn bình thản, thanh tịnh và thánh thiện như vậy được? Đối với tôi, Thầy thể hiện những gì đức Phật đã chỉ dạy. Thầy sống từng giây phút hiện tại. Có thể ông cảm thấy nóng, nhưng ông sống trong hiện tại, với cái nóng đó, chung quanh có học trò… thật là tuyệt diệu. Tôi bắt đầu hiểu rằng muốn sống được với hiện tại giống như Thầy, chúng tôi cần có tăng thân. Thầy lấy năng lượng của tăng thân quanh người, và tôi cũng vậy. Chuyện làm việc và sống cô độc trong văn hóa Bắc Mỹ, thật không hợp lý chút nào…

(Victoria Emerson, đang tập sự để trở thành một cư sĩ Tiếp Hiện).


 

 >>Xem tiếp>>  2. THỪA THIÊN - HUẾ,   ĐÀ NẴNG,  NHA TRANG
 >>Xem tiếp>>  1. SÀI GÒN,   LÂM ĐỒNG,   BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.