.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)


TRANG NHÀ LÀNG MAI

THEO DẤU THIỀN SƯ III

CẬP NHẬT TRUYỀN THÔNG CHUYẾN HÀNH HÓA CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ TĂNG THÂN ĐẠO TRÀNG MAI THÔN TẠI VIỆT NAM - HONG KONG & THÁI LAN TỪ 20 THÁNG 2 ĐẾN 1 THÁNG 6 NĂM 2007
 

TIME MAGAZINE NÓI VỀ
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

... Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta.

Bằng kinh nGHiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nGHĩa quốc gia quá khích, chủ nGHĩa phát xít, chủ nGHĩa cộng sản và chủ nGHĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ. Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”. Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nGHĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam. (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Những giáo nGHĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nGHĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh.

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

 6. Sau chuyến đi

Cây trên sườn núi

  • Tiểu Huyền - Thế kỷ 21 số tháng 6 năm 2007

Trong tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc), ngày 3 tháng 3 năm 2007 vừa qua, khi một thiền sinh hỏi “Vì sao Đề Bà Đạt Đa, chuyên phá đức Phật, lại cũng đuợc coi là có công đức? Như vậy nếu con cũng phá thì có được coi là có công đức hay không” Thiền sư Nhất Hạnh đã trả lời:

“Đức Thế Tôn có nói rằng là Đề Bà Đạt Đa, nguời gây ra khó khăn cho tăng đòan, cho đức Thề Tôn, cũng đóng góp một phần nào đó cho sự lớn mạnh của tăng đòan và của đức Thế tôn. Nó có nghĩa là khi mình tu học mà gặp những trở ngại thì mình có cái duyên để tu tập thêm ngõ hầu vượt thắng trở ngại đó. Và những trở ngại đó làm cho mình lớn lên, mình học hỏi, mình vuợt thắng đuợc những trở ngại đó. Con đuờng tu luôn luôn có những trở ngại...

“Có những nguời phá phách, có những nguời bôi xấu, có những nguời nói oan cho mình. Nhưng mà nếu mình biết tu thì mình có thể vuợt thắng đuợc những cái đó và mình lớn lên. Cũng như cái cây mọc trên suờn núi. Núi tòan là đá sỏi, không có đất thịt nhiều và có mưa gió rất nhiều. Vì vậy nên cái cây sống trên suờn núi nó cắm rễ rất sâu và đứng rất vững truớc mưa gió. Còn những cây mọc trên đồng bằng mà đất rất mềm thì mỗi khi có gió mạnh nó có thể ngã xuống một cách dễ dàng.

“Cho nên càng có nhiều trở ngại, càng có nhiều châm biếm, nói xấu, phá họai thì sự tu học của mình càng vững thêm. Và vì vậy những người phá họai, gây những khó khăn – như Đề Bà Đạt Đa – trở thành một cái tăng thuợng duyên, tức là một điều kiện giúp mình lớn lên. Mình biết ơn nguời đó, gọi là nghịch tăng thuợng duyên. Nghịch tăng thuợng duyên là những cái trở ngại nó làm cho mình vững mạnh lên. Thành ra trên đuờng tu mình có thể gặp những khó khăn như vậy trong gia đình, trong chùa, trong huynh đệ, trong bạn bè. Cái nguời đó ham danh ham lợi, không có tu thiệt, và gây ra những khó khăn ở trong chùa, trong chúng. Nếu mình không tu giỏi thì mình thối chí, mình cho đó là những trở ngại khiến mình không tu đuợc. Nhưng mà nếu mình quyết tâm thì chính những trở ngại đó giúp cho mình lớn lên, vuợt thóat, mình không đau khổ vì những cái đó. Trái lại mình lớn lên và coi thuờng những cái đó.

“Như tôi chẳng hạn, trên buớc đuờng tu của tôi, tôi gặp rất là nhiều khó khăn, nhiều chướng ngại. Hàng triệu nguời nói tôi là nguời Cộng Sản, hàng triệu nguời nói tôi là tình báo CIA. Họ viết bài, họ nói xấu, họ nói tôi có một vợ hai con! Nhưng mà tôi không có đau khổ gì hết. Và tôi thấy thương yêu những nguời đó. Và chính những cái đó làm cho mình vững mạnh lên. Ban đầu thì mình hơi xính vính, mình hơi chán, mình hơi buồn. Nhưng mà nếu mình chết chìm trong những cái đó thì làm sao lớn lên đuợc? Cho nên những trở ngại trên đuờng tu, những trở ngại trên đuờng sự nghiệp của mình có thể giúp mình lớn lên, và thành công hơn. Do đó cho nên một hôm đức Thế tôn đã tán thán Đề Bà Đạt Đa. Nhưng nói thế không có nghĩa là đức Thế Tôn nói tất cả quý vị đều nên chống đối, đều nên phá họai chánh pháp! Không có như vậy đâu! Những nguời chống báng chánh pháp, phá họai tăng đoàn, gây khó khăn cho nguời tu thì những nguời đó có lỗi. Còn mình tu thì những cái đó giúp cho mình trưởng thành mau hơn. Cái nghĩa nó là như vậy, chứ không phải đức Thế tôn khuyến khích mọi nguời đều làm như Đề Bà Đạt Đa. Không phải vậy đâu.”

Trước nhiều tin đồn vô căn cứ nói xấu ông thầy, một số học trò của thiền sư Nhất Hạnh, khi chưa đủ vững chãi, đã yêu cầu ông thầy lên tiếng để giải tỏa thị phi, hóa giải những điều sai với sự thật; nhưng lần nào ông cũng chỉ khuyên học trò, “Đừng quan tâm tới dư luận của những nguời muốn phá phách. Nguời ta nói bậy vì không biết, vì họ không hiểu thôi. Cứ tu học đàng hoàng đi, hành xử của mình sẽ là câu trả lời tốt nhất. Đừng mất thì giờ và năng lực cho những chuyện đó!” 

Theo một số học trò của thiền sư Nhất Hạnh, có lẽ lý do khiến cho ông thầy chưa bao giờ lên tiếng cải chính những lời nói xấu mình [có lẽ vì thầy đã sống theo đúng với bài kệ mà ông nhận đuợc từ bổn sư là thiền sư Thanh Quý, khi ông sắp rời Việt Nam đi Mỹ. Năm 1966, Hòa thượng Thanh Quý  của tổ đình Từ Hiếu, đã truyền đăng phó pháp cho thuợng tọa Trừng Quang, pháp hiệu Nhất Hạnh. Nguyên văn bài kệ như sau:

"Nhất hướng Phùng Xuân đắc kiện hành (Đi theo một hướng sẽ đi mạnh mẽ, sẽ gặp mùa Xuân - Phùng Xuân cũng là Pháp tự của thầy Nhất Hạnh) Hành đương vô niệm diệc vô tranh (Hành động mà không bị kẹt vào các ý niệm, không vuớng víu vào các tranh chấp) Tâm đăng nhược chiếu kỳ nguyên thể (Ngọn đèn Tâm nếu tỏa chiếu được những chân lý nguyên sơ huyền diệu) Diệu pháp đông tây khả tự thành" (Phật pháp nhiệm màu có thể thành tựu khắp Đông,Tây)

Bài kệ như những lời tiên tri, nay hầu như đã ứng nghiệm vào cuộc đời hoằng pháp của thiền sư Nhất Hạnh:  Hòa bình là hướng đi duy nhất mà ông trì chí tiến bước, dù con đuờng ông đi không có mấy đồng hành. Ông cũng không bị vuớng vào bất kỳ cuộc tranh chấp nào, kể cả những lần ông bị chụp mũ, vu khống hay mạ lỵ. Ngọn đèn hoằng pháp của thiền sư vẫn còn đang tỏa ra rực rỡ, qua phép tu tập chánh niệm đơn giản và thích hợp với nhiều loại người trong thế giới hiện tại. Thiền sư Nhất Hạnh được cả thế giới công nhận là khuôn mặt đại diện Phật giáo đáng kính nể cũng như đức Đạt Lai Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng.

“Nhất huớng Phùng Xuân” là con đuờng mà ông nhất tâm theo đuổi. Thiền sư thuờng giảng dạy đệ tử:  Khi có Hòa bình trong tâm thì một nguời có thể xây dựng đuợc Hòa bình cho thế giới. Những cuộc hoằng pháp liên tục của vị sư già hiện nay trên 80 tuổi chứng tỏ ông có tâm lực mạnh mẽ đi trên một con đường ít người đi. Ông không quản ngại mệt mỏi, không lùi mà vẫn tiến bước mạnh mẽ dù gặp nhiều chướng duyên, trên con đường giúp chúng sinh bớt khổ.

Tại Trai đàn chùa Diệu Đức (Huế), trong buổi rước đèn hoa sen từ chùa ra sông Hương, người ta thấy thiền sư Nhất Hạnh luôn luôn để cây đèn trước trán, thiền hành từng bước ra tới bờ sông...

Các đại trai đàn Chẩn tế giải oan tại ba miền Việt Nam mới đây có thể là những nỗ lực lớn nhất của thiền sư trong cuộc đời hành đạo - giúp mọi người tìm được hòa bình tự tâm. Trai đàn giúp nhiều ngàn người hóa giải bớt oan khiên, hận thù – sản phẩm của cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Theo tin từ những Phật tử tham dự các trai đàn đó, nhiều chuyện khó tin, khó hiểu đã xảy ra, khiến cho ai nấy đều phải chú ý:

Trong ngày đầu Trai đàn chùa Vĩnh Nghiêm Saigòn, tại sông Rạch Chiếc, nơi quân sĩ hai miền Nam Bắc chết rất nhiều trong những ngày cuối tháng 4/1975; sau nghi thức thỉnh linh, tấm phứơn (bằng vải mỏng) nhúng xuống sông để vớt vong đã trở nên trĩu nặng. Phải tới 8 người dùng hết sức lực mới kéo được tấm phướn đó lên để mang về cúng trên bàn vong.

Tại Trai đàn chùa Diệu Đế (Huế), trong buổi rước đèn hoa sen từ chùa ra sông Hương, người ta thấy thiền sư Nhất Hạnh luôn luôn để cây đèn trước trán, thiền hành từng bước ra tới bờ sông. Người đi kế bên thuyền của Thiền sư cho biết “cây đèn của thầy, khi được thả xuống sông, đã quay vòng nhiều lần trước khi trôi theo giòng nước; khác hẳn với các cây đèn khác, chỉ quay một nửa hay một vòng là trôi đi ngay!  Người viết được nghe một vị thượng tọa giải thích sự kiện đó như sau:  “Câu chuyện này chứng tỏ từ lực của Sư Ông rất lớn và rất thanh tịnh. Người sống mình còn muốn được gần, nữa là các vong linh đau khổ!”

Tại trai đàn chùa Non (Sóc Sơn, Bắc Việt), nhiều người dân nghèo đạp xe đạp vài ba chục cây số tới tham dự vì “mấy chục năm nay mới nằm mơ thấy thân nhân chết trận, họ dục phải đi cầu nguyện cho họ…” Tại đây, hơn năm ngàn người tham dự đã chú tâm đọc Ngũ giới theo thiền sư Nhất Hạnh khi ông cho tất cả các hương linh quy y theo Phật. Sau đó, có một số người còn viết giấy xin Pháp danh của thiền sư , vì “con đã đọc Ngũ giới, quy y với Thầy, cùng thân nhân (đã chết) của con rồi!”

 

 >>Xem tiếp>>  2. THỪA THIÊN - HUẾ,   ĐÀ NẴNG,  NHA TRANG
 >>Xem tiếp>>  1. SÀI GÒN,   LÂM ĐỒNG,   BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.